- Tham gia
- 27/10/2011
- Bài viết
- 3.091
“Nếu các bạn biết tôi là một người khiếm thị mà lại muốn trở thành nhà báo thì bạn sẽ có cảm nghĩ gì. Tôi tưởng tượng hẳn bạn sẽ cho là tôi nhất thời viển vông” – Khánh Vân viết.
Những lời tâm sự ấy trong bài viết “Không gian ước mơ” – giải nhất cuộc thi Tôi có một ước mơ của Nguyễn Thị Khánh Vân (Hoàng Quốc Việt - Hà Nội) đã làm biết bao người xúc động. Còn xúc động hơn nữa, khi chúng ta được biết đôi chút về hành trình vượt lên những đoạn đường không bằng phẳng, từng bước chạm vào mơ ước của Vân.
Hạnh phúc dù chỉ có một độc giả
“Nếu các bạn biết tôi là một người khiếm thị mà lại muốn trở thành nhà báo thì bạn sẽ có cảm nghĩ gì. Tôi tưởng tượng hẳn bạn sẽ cho là tôi nhất thời viển vông và không tự lượng sức” – Khánh Vân viết thật giản dị về mơ ước của mình. Nhưng đằng sau những câu chữ giản dị ấy, là một ước mơ cháy bỏng, mà cô gái sinh năm 1983 này đã gìn giữ, nâng niu với tất cả nghị lực cùng tình yêu cuộc sống.
Tranh minh họa Khánh Vân và bài viết đầu tiên đoạt giải (năm 2007) của cô
Vân thật thà nói rằng, cô không hề có năng khiếu về văn, hồi nhỏ, chưa từng nghĩ tới nghề báo. Ước mơ ấy chỉ hiện hình và ngày một rõ nét khi cô lớn dần lên, phải đối mặt với nhiều hơn những thử thách trong đời.
Mẹ kể, Vân bị mắt bẩm sinh. Mới 12 tháng Vân đã mổ mắt phải. Thị lực của cô, tuy vậy vẫn không được cải thiện. Năm 14 tuổi, Vân phải tạm nghỉ học để đi phẫu thuật, nhưng không thành công. Ba năm sau quay lại trường học thì Vân bị từ chối.
Không nản chí, Vân xin vào học tại trường Nguyễn Văn Tố, học nghề và tham gia luyện tập điền kinh. Vừa luyện tập cả ngày, lại đi học nghề, học văn hóa, thế mà Vân vẫn làm tốt từng việc. Cô dần thành thạo với việc tạo ra những món đồ thủ công tinh xảo từ hạt cườm, cúc áo... tạo ra nguồn thu nhập chính cho mình.
Cô đạt được nhiều giải thưởng, huy chương về điền kinh. Cũng thời gian này, cô lần đầu tiên gửi một bài dự thi cuộc thi viết do Hội người khuyết tật thành phố tổ chức. Bài dự thi giành giải nhất, mang đến niềm vui bất ngờ, bắt đầu nhen nhóm trong cô đam mê viết.
“Những điều tôi muốn viết không chỉ là khoe những thành tích mà người khuyết tật đã đạt được hoặc là kể lể những khó khăn mà họ thường gặp phải mà tôi còn muốn đi sâu vào quá trình phấn đấu của họ để cho cộng đồng có thể hiểu nhiều hơn về người khuyết tật còn những người khuyết tật khác thì lấy đó làm tấm gương và động lực phấn đấu” – Khánh Vân tâm sự.
Vì suy nghĩ ấy, năm 2007, dù bị trường Nhân văn từ chối hồ sơ dự thi đại học, Vân vẫn kiên trì theo đuổi việc viết lách. Cô “gõ cửa” những cuộc thi viết để rèn luyện và thử sức. Vân cho rằng, bài viết gửi đi, ít nhất cũng có giám khảo đọc, cũng có nghĩa là ít nhất một độc giả, hiểu được đôi chút về thế giới của cô. Với Vân, “Chỉ cần có ít nhất một độc giả cho những gì mình viết đã là hạnh phúc”.
Cảm hứng từ cuộc sống
Lấy động lực mơ ước từ chính mình, nhưng nguồn cảm hứng để Vân thêm yêu, thêm tin vào nghề báo chính là hiện thực cuộc sống xung quanh. Cô tha thiết muốn đi học, dù chỉ là một khóa học nghiệp vụ về báo chí, và dự định sẽ tham gia một khóa học như thế trong nay mai, khi sức khỏe tốt hơn. Trong lúc chờ đợi, cô vẫn tiếp tục tìm cảm hứng, và vô tình lan tỏa đam mê cho người khác.
“Có lần, trong bệnh viện, mình quen một cô bé quê ở tận Hà Giang, cũng mê viết báo. Thế là hai chị em ríu rít nói chuyện. Có đêm, hai đứa còn kéo nhau ra cầu thang ngồi nói chuyện đến khuya, chỉ để nói về nghề báo” – Vân vui vẻ kể lại.
Gặp được những người bạn như thế, Vân vui lắm. Cô chia sẻ hết thảy những kinh nghiệm của mình trong việc viết lách. Chứng kiến bạn đạt được những thành công nho nhỏ đầu tiên, Vân cảm giác như chính mình giành được một thành tựu. Bởi vì theo Vân, hạnh phúc cũng là có người cùng chia sẻ những ước mơ. Năm 2009, Vân đoạt giải ba cuộc thi viết Mái ấm gia đình – do Tạp chí truyền hình tổ chức. Ít ai ngờ, bài viết ấy được cô thực hiện trong những ngày điều trị ở Viện Huyết học & truyền máu Trung ương chữa trị.
“Lúc đó mình tham gia chỉ vì muốn làm gì đó cho quên đi tâm trạng nặng nề. Lúc nằm trên gi.ường bệnh, mình ngồi viết ra rồi lưu vào tin nháp điện thoại. Về nhà lại cho ra máy tính…”Vân không ngờ mình đoạt giải, niềm vui sướng khiến cô như được tiếp thêm nghị lực.
Đọc những bài viết của Vân, điều dễ cảm nhận được là chất văn đong đầy xúc cảm và những suy tư sâu sắc. Dù viết bằng bản năng, nhưng những câu chữ của Vân khúc chiết, lay động lòng người. Cảm thấy quanh mình có quá nhiều điều đáng viết, đó chính là nguồn cảm hứng vô tận cho Vân, như cô tâm sự: “Cuộc sống này thật phong phú, và mình muốn viết, viết nhiều hơn nữa”.
Niềm tin ánh sáng
Chất giọng trong trẻo, Vân kể về con đường mình đi nhẹ như nhàng như chưa từng có nước mắt và bóng tối. Cất đi hết thảy nỗi buồn, cô say sưa nói về công việc và dự định tương lai.
Vân miệt mài chế tạo những sản phẩm thủ công độc đáo từ cúc áo
Vân thổ lộ, cô may mắn có một điểm tựa vững chắc trong cuộc sống là gia đình và bạn bè. Bạn bè chưa bao giờ bỏ rơi Vân, còn gia đình, chính là nguồn sáng mãnh liệt cho cô vững bước.
“Nhiều gia đình có con khuyết tật chỉ nghĩ đến bao bọc, bảo vệ con. Nhưng mình cảm thấy thực sự cuộc sống như thế rất vô vị. Mình muốn tự lập, và bố mẹ mình cũng luôn ủng hộ điều đó” – Vân nói. Ủng hộ con gái hết mình, chia sẻ với con mọi buồn vui, bố mẹ Vân chính là những người bạn, người “trợ lý” tuyệt vời mà Vân có được.
Nhắc đến những khó khăn của con, bác Thành, bố Vân chỉ nhẹ nhàng động viên, “Chẳng qua là mình đi chưa tới!” Đi chưa tới thì tiếp tục đi, làm chưa tới thì tiếp tục làm, cứ dò dẫm, nhưng kiên trì, không ai cản được những gì Vân ấp ủ.
“Từ khi được tiếp cận nhiều hơn với máy tính, mình có thêm nhiều cơ hội với nghề báo. Mình đang cộng tác với chuyên mục Niềm tin ánh sáng của VOV cùng một vài người bạn. Thời gian tới, mình sẽ cố gắng mày mò, học để cho ra đời những tác phẩm hoàn chỉnh hơn về nội dung và hình thức” – Vân tâm sự.
“Niềm tin ánh sáng” chưa bao giờ tắt trong trái tim cô gái bé nhỏ luôn lạc quan, yêu đời này. Đáng nể hơn, Vân còn luôn nặng lòng với việc làm tình nguyện. Từ những chuyến đi thăm các em nhỏ mồ côi, những lần đi quyên góp quần áo, sách vở cho trẻ em, người có hoàn cảnh khó khăn của Vân mà từ ba bốn năm nay, nhà Vân đã trở thành “điểm tập kết” quần áo quyên góp của bà con khu phố.
“Sống trên đời, ai cũng đều phải có trách nhiệm với cộng đồng. Tình nguyện, đó không phải là sự ban ơn hay “giúp đỡ”, mà là sự sẻ chia, trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người” đó là điều Vân tâm niệm.
Theo Vietnamnet
Những lời tâm sự ấy trong bài viết “Không gian ước mơ” – giải nhất cuộc thi Tôi có một ước mơ của Nguyễn Thị Khánh Vân (Hoàng Quốc Việt - Hà Nội) đã làm biết bao người xúc động. Còn xúc động hơn nữa, khi chúng ta được biết đôi chút về hành trình vượt lên những đoạn đường không bằng phẳng, từng bước chạm vào mơ ước của Vân.
Hạnh phúc dù chỉ có một độc giả
“Nếu các bạn biết tôi là một người khiếm thị mà lại muốn trở thành nhà báo thì bạn sẽ có cảm nghĩ gì. Tôi tưởng tượng hẳn bạn sẽ cho là tôi nhất thời viển vông và không tự lượng sức” – Khánh Vân viết thật giản dị về mơ ước của mình. Nhưng đằng sau những câu chữ giản dị ấy, là một ước mơ cháy bỏng, mà cô gái sinh năm 1983 này đã gìn giữ, nâng niu với tất cả nghị lực cùng tình yêu cuộc sống.
Vân thật thà nói rằng, cô không hề có năng khiếu về văn, hồi nhỏ, chưa từng nghĩ tới nghề báo. Ước mơ ấy chỉ hiện hình và ngày một rõ nét khi cô lớn dần lên, phải đối mặt với nhiều hơn những thử thách trong đời.
Mẹ kể, Vân bị mắt bẩm sinh. Mới 12 tháng Vân đã mổ mắt phải. Thị lực của cô, tuy vậy vẫn không được cải thiện. Năm 14 tuổi, Vân phải tạm nghỉ học để đi phẫu thuật, nhưng không thành công. Ba năm sau quay lại trường học thì Vân bị từ chối.
Không nản chí, Vân xin vào học tại trường Nguyễn Văn Tố, học nghề và tham gia luyện tập điền kinh. Vừa luyện tập cả ngày, lại đi học nghề, học văn hóa, thế mà Vân vẫn làm tốt từng việc. Cô dần thành thạo với việc tạo ra những món đồ thủ công tinh xảo từ hạt cườm, cúc áo... tạo ra nguồn thu nhập chính cho mình.
Cô đạt được nhiều giải thưởng, huy chương về điền kinh. Cũng thời gian này, cô lần đầu tiên gửi một bài dự thi cuộc thi viết do Hội người khuyết tật thành phố tổ chức. Bài dự thi giành giải nhất, mang đến niềm vui bất ngờ, bắt đầu nhen nhóm trong cô đam mê viết.
“Những điều tôi muốn viết không chỉ là khoe những thành tích mà người khuyết tật đã đạt được hoặc là kể lể những khó khăn mà họ thường gặp phải mà tôi còn muốn đi sâu vào quá trình phấn đấu của họ để cho cộng đồng có thể hiểu nhiều hơn về người khuyết tật còn những người khuyết tật khác thì lấy đó làm tấm gương và động lực phấn đấu” – Khánh Vân tâm sự.
Vì suy nghĩ ấy, năm 2007, dù bị trường Nhân văn từ chối hồ sơ dự thi đại học, Vân vẫn kiên trì theo đuổi việc viết lách. Cô “gõ cửa” những cuộc thi viết để rèn luyện và thử sức. Vân cho rằng, bài viết gửi đi, ít nhất cũng có giám khảo đọc, cũng có nghĩa là ít nhất một độc giả, hiểu được đôi chút về thế giới của cô. Với Vân, “Chỉ cần có ít nhất một độc giả cho những gì mình viết đã là hạnh phúc”.
Cảm hứng từ cuộc sống
Lấy động lực mơ ước từ chính mình, nhưng nguồn cảm hứng để Vân thêm yêu, thêm tin vào nghề báo chính là hiện thực cuộc sống xung quanh. Cô tha thiết muốn đi học, dù chỉ là một khóa học nghiệp vụ về báo chí, và dự định sẽ tham gia một khóa học như thế trong nay mai, khi sức khỏe tốt hơn. Trong lúc chờ đợi, cô vẫn tiếp tục tìm cảm hứng, và vô tình lan tỏa đam mê cho người khác.
“Có lần, trong bệnh viện, mình quen một cô bé quê ở tận Hà Giang, cũng mê viết báo. Thế là hai chị em ríu rít nói chuyện. Có đêm, hai đứa còn kéo nhau ra cầu thang ngồi nói chuyện đến khuya, chỉ để nói về nghề báo” – Vân vui vẻ kể lại.
Gặp được những người bạn như thế, Vân vui lắm. Cô chia sẻ hết thảy những kinh nghiệm của mình trong việc viết lách. Chứng kiến bạn đạt được những thành công nho nhỏ đầu tiên, Vân cảm giác như chính mình giành được một thành tựu. Bởi vì theo Vân, hạnh phúc cũng là có người cùng chia sẻ những ước mơ. Năm 2009, Vân đoạt giải ba cuộc thi viết Mái ấm gia đình – do Tạp chí truyền hình tổ chức. Ít ai ngờ, bài viết ấy được cô thực hiện trong những ngày điều trị ở Viện Huyết học & truyền máu Trung ương chữa trị.
“Lúc đó mình tham gia chỉ vì muốn làm gì đó cho quên đi tâm trạng nặng nề. Lúc nằm trên gi.ường bệnh, mình ngồi viết ra rồi lưu vào tin nháp điện thoại. Về nhà lại cho ra máy tính…”Vân không ngờ mình đoạt giải, niềm vui sướng khiến cô như được tiếp thêm nghị lực.
Đọc những bài viết của Vân, điều dễ cảm nhận được là chất văn đong đầy xúc cảm và những suy tư sâu sắc. Dù viết bằng bản năng, nhưng những câu chữ của Vân khúc chiết, lay động lòng người. Cảm thấy quanh mình có quá nhiều điều đáng viết, đó chính là nguồn cảm hứng vô tận cho Vân, như cô tâm sự: “Cuộc sống này thật phong phú, và mình muốn viết, viết nhiều hơn nữa”.
Niềm tin ánh sáng
Chất giọng trong trẻo, Vân kể về con đường mình đi nhẹ như nhàng như chưa từng có nước mắt và bóng tối. Cất đi hết thảy nỗi buồn, cô say sưa nói về công việc và dự định tương lai.
Vân thổ lộ, cô may mắn có một điểm tựa vững chắc trong cuộc sống là gia đình và bạn bè. Bạn bè chưa bao giờ bỏ rơi Vân, còn gia đình, chính là nguồn sáng mãnh liệt cho cô vững bước.
“Nhiều gia đình có con khuyết tật chỉ nghĩ đến bao bọc, bảo vệ con. Nhưng mình cảm thấy thực sự cuộc sống như thế rất vô vị. Mình muốn tự lập, và bố mẹ mình cũng luôn ủng hộ điều đó” – Vân nói. Ủng hộ con gái hết mình, chia sẻ với con mọi buồn vui, bố mẹ Vân chính là những người bạn, người “trợ lý” tuyệt vời mà Vân có được.
Nhắc đến những khó khăn của con, bác Thành, bố Vân chỉ nhẹ nhàng động viên, “Chẳng qua là mình đi chưa tới!” Đi chưa tới thì tiếp tục đi, làm chưa tới thì tiếp tục làm, cứ dò dẫm, nhưng kiên trì, không ai cản được những gì Vân ấp ủ.
“Từ khi được tiếp cận nhiều hơn với máy tính, mình có thêm nhiều cơ hội với nghề báo. Mình đang cộng tác với chuyên mục Niềm tin ánh sáng của VOV cùng một vài người bạn. Thời gian tới, mình sẽ cố gắng mày mò, học để cho ra đời những tác phẩm hoàn chỉnh hơn về nội dung và hình thức” – Vân tâm sự.
“Niềm tin ánh sáng” chưa bao giờ tắt trong trái tim cô gái bé nhỏ luôn lạc quan, yêu đời này. Đáng nể hơn, Vân còn luôn nặng lòng với việc làm tình nguyện. Từ những chuyến đi thăm các em nhỏ mồ côi, những lần đi quyên góp quần áo, sách vở cho trẻ em, người có hoàn cảnh khó khăn của Vân mà từ ba bốn năm nay, nhà Vân đã trở thành “điểm tập kết” quần áo quyên góp của bà con khu phố.
“Sống trên đời, ai cũng đều phải có trách nhiệm với cộng đồng. Tình nguyện, đó không phải là sự ban ơn hay “giúp đỡ”, mà là sự sẻ chia, trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người” đó là điều Vân tâm niệm.
Theo Vietnamnet