- Tham gia
- 31/12/2011
- Bài viết
- 3.333
Qua góc nhìn của một sinh viên dốt.
Chuyện cái bằng.
Thành quả sau mấy năm miệt mài đèn sách trên ghế giảng đường sẽ được ghi lại ở cái bằng. Cái bằng quan trọng không? Người bảo có, kẻ bảo không. Tất nhiên, cả người bảo có, kẻ bảo không đều có lí do để bảo vệ quan điểm của mình mà thoạt nghe, ai cũng thấy đúng cả.
Kẻ bảo không nói rằng:
1. Cái bằng không đánh giá được tất cả, kết quả trên cái bằng không phản ánh hết năng lực cá nhân.
2. Kiến thức được học là quá nhiều và khi ra ngoài đi làm, ta chỉ sử dụng một số ít trong đó, còn đâu chúng ta sẽ được đào tạo lại để phù hợp với từng nghề.
3. Có thể người học được nhưng hôm đi thi thì ốm, ngã xe hay gì đó nên không làm được bài; cũng có thể những người chẳng học gì nhưng chép được hoặc bằng một cách nào đó được thầy cô giáo ưu ái nên điểm cao. Vậy nên kết quả trên cái bằng là không chính xác.
4. Người ta học một đống kiến thức vào rồi quên hết nó sau mấy tháng, mấy tuần, thậm chí mấy ngày nên điểm số trên bảng điểm cũng chẳng phản ánh được gì.
Người bảo cái bằng quan trọng thì nói ít hơn, họ bảo rằng "mày thử ra trường với cái bằng trung bình là biết ngay". Và thế là kẻ bảo "không" cũng sợ phần nào.
Rốt cuộc thì ai đúng, ai sai. Cái bằng quan trọng không? Câu trả lời là có hoặc không.
Có khi nào?
1. Khi xin việc khác hoàn toàn với việc đi thi đại học. Khi đi thi đại học, bạn nộp hồ sơ, các trường có trách nhiệm sắp xếp cho bạn được phép đi thi và bạn có thời gian là mấy tiếng để thể hiện hết khả năng của mình. Khi xin việc thì khác, các nhà tuyển dụng không có trách nhiệm phải thu xếp để phỏng vấn hết với các bạn. Họ có quyền chọn những người theo họ là có khả năng để phỏng vấn và sắp xếp vào các công việc phù hợp.
Hãy nhớ rằng "theo họ", còn thực sự bạn có khả năng hay không thì đó là chuyện của bạn, không phải chuyện của họ. Họ hoàn toàn có quyền vứt hồ sơ của bạn vào trong thùng rác, mà vứt vào thùng rác là còn may, họ có quyền trả lại bạn để bạn tự tay vứt vào thùng rác, như thế còn đau đớn hơn nhiều. Mà bạn biết đấy, khi có quá nhiều tiêu chí mà ứng viên nào cũng nói na ná nhau, rất khó kiểm chứng ngay thì họ - những nhà tuyển dụng sẽ buộc phải nhìn vào cái bảng bằng, cái bảng điểm - những cái cụ thể đến không ngờ.
Cụ thể đến không ngờ là như thế nào? Là thế này này, có rất nhiều các anh chàng tự khoe là thân thiện, hòa đồng, khả năng nói chuyện tốt nhưng khi gặp mặt, họ chỉ cần nói câu thứ 3 thôi là lập tức tôi buồn đi tè, tôi phát hiện mình có việc bận hoặc là tôi để quên quần nhà cô bạn gái. Người tuyển dụng cũng vậy, họ biết các kĩ năng của bạn có thể đang được phóng đại hoặc đang được bạn mượn của ai đó khác mang vào hồ sơ. Nhưng bảng điểm thì khác, một anh chàng được A tất cả các môn chuyên ngành chắc chắn sẽ được đánh giá cao hơn một anh chàng toàn C rồi.
Tất nhiên, khi phỏng vấn, những nhà tuyển dụng có thể gặp một anh chàng toàn A nhưng hỏi chả biết gì, kể cả trong trường hợp đó thì nhà tuyển dụng sẽ thở phào vì mình không mất thời gian để phỏng vấn thêm rất nhiều người như anh ta hơn là cảm thấy hối hận là mình đã bỏ đi những hồ sơ không đẹp nhưng người có thể "đẹp". Hãy nhớ, bằng cấp không phải là thứ quan trọng nhất (năng lực mới thực sự quan trọng), nhưng khi chưa ai kiểm chứng được năng lực của bạn thì bằng cấp là thứ rất quan trọng ấy.
2. Bất kì doanh nghiệp nào cũng muốn có những nhân viên cần cù, chăm chỉ, luôn cố gắng đạt hiệu quả cao trong công việc. Bạn bảo rằng bạn là người như thế? Tốt thôi, vậy tại sao khi công việc quan trọng nhất của bạn là học, bạn lại không cần cù, chăm chỉ, cố gắng. Bạn bảo vì bạn không thích học những cái đó. Ok, vậy làm thế nào để những nhà tuyển dụng biết bạn thực sự thích làm ở chỗ của họ. Họ có thể không chắc chắn rằng những người qua vòng hồ sơ là những người chăm chỉ, cũng không chắc chắn những người bị loại không có những người chăm. Nhưng chắc chắn rằng họ đã loại bớt đi không ít người lười. Hãy tin như thế.
Tất nhiên là không phải lúc nào cái bằng cũng quan trọng như nhau. Trong một số trường hợp nó gần như chả có giá trị gì ngoại trừ một tờ giấy để hợp thức hóa mọi chuyện.
Các trường hợp đó là:
1. Bạn có quan hệ.
Khi bạn có quan hệ với một ông "sếp" nào đó, có thể là chú, bác hay người quen nào đó của bạn. Họ có thể cất nhắc bạn để làm một việc nào đấy, tất nhiên trụ được lại hay không thì đó là chuyện của bạn. Chí ít bạn có việc cái đã.
2. Bạn không có công việc nhưng bằng một cách nào đó bạn đã thể hiện được khả năng.
Ví dụ nhá, tôi có thằng bạn học dốt (nó và gia đình nó bảo thế), nhưng trên lĩnh vực SEO thì nó chính là chuyên gia. Nó chả làm gì ngoại trừ làm cho cái site phim của nó đứng đầu trong danh sách tìm kiếm của rất nhiều phim. Và thế là nó chẳng khó khăn gì để vào làm ở các công ty công nghệ ở Việt Nam, và cũng chẳng ai buồn để ý đến việc nó từng trượt đại học và bây giờ đang phải nợ bằng do trong kì thực tập nó mải làm quá nên ... quên trả bài nữa. Nó vẫn kiếm tiền từ site phim của nó và không ngừng kiếm tiền bằng cái site khác nó lập ra. Nếu bạn làm được như nó thì ok, cái bằng chẳng còn giá trị nhiều lắm đâu.
Nhưng hãy nhớ rằng không phải lúc nào bạn cũng cảm thấy thích thú khi làm ở những chỗ người quen giới thiệu và kể cả ở một lĩnh vực bạn là chuyên gia thì khi bạn có cái bằng loại giỏi về lĩnh vực đó thì mọi người vẫn tôn trọng bạn hơn rất nhiều.
Chuyện gian lận thi cử.
Trong môi trường đại học, nói đến chuyện gian lận thi cử, khi hỏi 100 người thì chắc có đến 99 người phản đối chuyện gian lận; nhưng khi hỏi có gian lận không thì cũng phải có đến ngần đó người trả lời "có".
Gian lận thi cử là những gì? Là quay cóp, là đi điểm, là tất cả những biện pháp làm tăng số điểm trong các bài kiểm tra mà không phải bằng kiến thức và khả năng.
Xét trên góc độ xã hội thì chuyện gian lận thi cử rõ ràng là không tốt, nó tạo ra những con người với năng lực giả tạo, những cái bằng không phản ánh thực tế và nó ảnh hưởng đến những người có cái bằng phản ánh đúng thực tế. Mà để chống gian lận trong thi cử thì cần phải có sự cương quyết, đồng lòng của nhà trường, sinh viên và toàn xã hội.
Nhưng mà khi các nỗ lực chống gian lận thi cử của nhà trường còn chẳng thấm là bao, nạn bán điểm hay dễ dàng cho sinh viên quay cóp vẫn còn thì câu trả lời cho mỗi bạn là: "Đừng chống lại nó, hãy chấp nhận nó". Bạn có thể muốn mình là một người trung thực, nhưng xin thưa các nhà tuyển dụng sẽ chẳng biết bạn trung thực đến mức nào đâu, nhưng nếu bạn học dốt thì họ biết. Thậm chí chính bạn khi đi xin việc, khi đi làm cũng chẳng dám hãnh diện và khoe với nhà tuyển dụng rằng mình trung thực đâu, bạn thấy xấu hổ vì điểm số của mình thì có lẽ nhiều hơn. Vậy nên tôi khuyên bạn là hãy làm cho điểm mình cao nhất có thể, kể cả là bằng những cách không chính đáng. Bạn sẽ cảm thấy có lỗi, cảm thấy lương tâm cắn dứt nhưng cảm giác đó sẽ không diễn ra lâu đâu. Bạn sẽ quên nhanh thôi. Nhưng cảm giác kém tự tin khi bảng điểm xấu sẽ theo bạn mỗi khi bạn cầm hồ sơ đi xin việc ấy, và đôi lúc, để trả giá cho việc ấy, bạn sẽ phải hạ thấp mức lương của mình, hạ thấp các yêu cầu của mình, chấp nhận làm việc trong cái điều kiện mà không xứng đáng dành cho bạn.
Nhiều bạn đọc đến đây sẽ bảo rằng tôi đang tuyên truyền cho việc gian lận thi cử. Xin thưa là không. Tôi chỉ bảo bạn hãy cố gắng để đạt điểm cao nhất có thể thôi. Nếu bạn sử dụng các biện pháp không được trong sạch lắm thì đó là lỗi của bạn. Khi bạn sử dụng các biện pháp gian lận, bạn có thể gặp rủi ro (khi quay cóp), hoặc cả rủi ro lẫn mất tiền (khi "đi thầy"). Tất cả những rủi ro đó nếu gặp phải và cả số tiền bạn mất nữa, đều sẽ do bạn chịu trách nhiệm cả. Cuộc sống công bằng lắm, nếu bạn không chăm chỉ, bạn sẽ phải trả giá bằng ví tiền của mình (bằng cách này hay cách khác), thế thôi. Bạn cảm thấy có lỗi, cảm thấy cắn rứt lương tâm? Nên thế! Nếu bạn còn cảm thấy thế, chứng tỏ tính trung thực của bạn vẫn còn, hi vọng bạn có thể cố gắng học hơn để không phải làm lại cái việc tội lỗi này nữa. Còn bạn nào gian lận nhiều quá nên "trơ" rồi, chả cảm thấy gì nữa thì tôi cảm thấy buồn vì bạn. Tôi chỉ thấy buồn vì bạn thôi chứ tôi chẳng đánh giá về bạn là thiếu đạo đức hay thế này thế kia cả, đơn giản là tôi thấy buồn thôi. Chí ít bạn đã thành công hơn tôi ở điểm vận dụng và chấp nhận các quy luật của xã hội, còn việc bạn có phải trả giá bởi niềm tin, sự tôn trọng của những người xung quanh hay không thì tôi không chắc.
Lời kết
1. Bằng cấp không quan trọng, nhưng hãy cố gắng làm đẹp nó, nếu không bạn sẽ thấy nó rất quan trọng.
2. Gian lận là việc không nên làm, nhưng nếu phải làm thì hãy làm. Có thể không ai biết bạn trung thực như thế nào, nhưng học dốt thì có.
----------------------------------
Chuyện cái bằng.
Thành quả sau mấy năm miệt mài đèn sách trên ghế giảng đường sẽ được ghi lại ở cái bằng. Cái bằng quan trọng không? Người bảo có, kẻ bảo không. Tất nhiên, cả người bảo có, kẻ bảo không đều có lí do để bảo vệ quan điểm của mình mà thoạt nghe, ai cũng thấy đúng cả.
Kẻ bảo không nói rằng:
1. Cái bằng không đánh giá được tất cả, kết quả trên cái bằng không phản ánh hết năng lực cá nhân.
2. Kiến thức được học là quá nhiều và khi ra ngoài đi làm, ta chỉ sử dụng một số ít trong đó, còn đâu chúng ta sẽ được đào tạo lại để phù hợp với từng nghề.
3. Có thể người học được nhưng hôm đi thi thì ốm, ngã xe hay gì đó nên không làm được bài; cũng có thể những người chẳng học gì nhưng chép được hoặc bằng một cách nào đó được thầy cô giáo ưu ái nên điểm cao. Vậy nên kết quả trên cái bằng là không chính xác.
4. Người ta học một đống kiến thức vào rồi quên hết nó sau mấy tháng, mấy tuần, thậm chí mấy ngày nên điểm số trên bảng điểm cũng chẳng phản ánh được gì.
Người bảo cái bằng quan trọng thì nói ít hơn, họ bảo rằng "mày thử ra trường với cái bằng trung bình là biết ngay". Và thế là kẻ bảo "không" cũng sợ phần nào.
Rốt cuộc thì ai đúng, ai sai. Cái bằng quan trọng không? Câu trả lời là có hoặc không.
Có khi nào?
1. Khi xin việc khác hoàn toàn với việc đi thi đại học. Khi đi thi đại học, bạn nộp hồ sơ, các trường có trách nhiệm sắp xếp cho bạn được phép đi thi và bạn có thời gian là mấy tiếng để thể hiện hết khả năng của mình. Khi xin việc thì khác, các nhà tuyển dụng không có trách nhiệm phải thu xếp để phỏng vấn hết với các bạn. Họ có quyền chọn những người theo họ là có khả năng để phỏng vấn và sắp xếp vào các công việc phù hợp.
Hãy nhớ rằng "theo họ", còn thực sự bạn có khả năng hay không thì đó là chuyện của bạn, không phải chuyện của họ. Họ hoàn toàn có quyền vứt hồ sơ của bạn vào trong thùng rác, mà vứt vào thùng rác là còn may, họ có quyền trả lại bạn để bạn tự tay vứt vào thùng rác, như thế còn đau đớn hơn nhiều. Mà bạn biết đấy, khi có quá nhiều tiêu chí mà ứng viên nào cũng nói na ná nhau, rất khó kiểm chứng ngay thì họ - những nhà tuyển dụng sẽ buộc phải nhìn vào cái bảng bằng, cái bảng điểm - những cái cụ thể đến không ngờ.
Cụ thể đến không ngờ là như thế nào? Là thế này này, có rất nhiều các anh chàng tự khoe là thân thiện, hòa đồng, khả năng nói chuyện tốt nhưng khi gặp mặt, họ chỉ cần nói câu thứ 3 thôi là lập tức tôi buồn đi tè, tôi phát hiện mình có việc bận hoặc là tôi để quên quần nhà cô bạn gái. Người tuyển dụng cũng vậy, họ biết các kĩ năng của bạn có thể đang được phóng đại hoặc đang được bạn mượn của ai đó khác mang vào hồ sơ. Nhưng bảng điểm thì khác, một anh chàng được A tất cả các môn chuyên ngành chắc chắn sẽ được đánh giá cao hơn một anh chàng toàn C rồi.
Tất nhiên, khi phỏng vấn, những nhà tuyển dụng có thể gặp một anh chàng toàn A nhưng hỏi chả biết gì, kể cả trong trường hợp đó thì nhà tuyển dụng sẽ thở phào vì mình không mất thời gian để phỏng vấn thêm rất nhiều người như anh ta hơn là cảm thấy hối hận là mình đã bỏ đi những hồ sơ không đẹp nhưng người có thể "đẹp". Hãy nhớ, bằng cấp không phải là thứ quan trọng nhất (năng lực mới thực sự quan trọng), nhưng khi chưa ai kiểm chứng được năng lực của bạn thì bằng cấp là thứ rất quan trọng ấy.
2. Bất kì doanh nghiệp nào cũng muốn có những nhân viên cần cù, chăm chỉ, luôn cố gắng đạt hiệu quả cao trong công việc. Bạn bảo rằng bạn là người như thế? Tốt thôi, vậy tại sao khi công việc quan trọng nhất của bạn là học, bạn lại không cần cù, chăm chỉ, cố gắng. Bạn bảo vì bạn không thích học những cái đó. Ok, vậy làm thế nào để những nhà tuyển dụng biết bạn thực sự thích làm ở chỗ của họ. Họ có thể không chắc chắn rằng những người qua vòng hồ sơ là những người chăm chỉ, cũng không chắc chắn những người bị loại không có những người chăm. Nhưng chắc chắn rằng họ đã loại bớt đi không ít người lười. Hãy tin như thế.
Tất nhiên là không phải lúc nào cái bằng cũng quan trọng như nhau. Trong một số trường hợp nó gần như chả có giá trị gì ngoại trừ một tờ giấy để hợp thức hóa mọi chuyện.
Các trường hợp đó là:
1. Bạn có quan hệ.
Khi bạn có quan hệ với một ông "sếp" nào đó, có thể là chú, bác hay người quen nào đó của bạn. Họ có thể cất nhắc bạn để làm một việc nào đấy, tất nhiên trụ được lại hay không thì đó là chuyện của bạn. Chí ít bạn có việc cái đã.
2. Bạn không có công việc nhưng bằng một cách nào đó bạn đã thể hiện được khả năng.
Ví dụ nhá, tôi có thằng bạn học dốt (nó và gia đình nó bảo thế), nhưng trên lĩnh vực SEO thì nó chính là chuyên gia. Nó chả làm gì ngoại trừ làm cho cái site phim của nó đứng đầu trong danh sách tìm kiếm của rất nhiều phim. Và thế là nó chẳng khó khăn gì để vào làm ở các công ty công nghệ ở Việt Nam, và cũng chẳng ai buồn để ý đến việc nó từng trượt đại học và bây giờ đang phải nợ bằng do trong kì thực tập nó mải làm quá nên ... quên trả bài nữa. Nó vẫn kiếm tiền từ site phim của nó và không ngừng kiếm tiền bằng cái site khác nó lập ra. Nếu bạn làm được như nó thì ok, cái bằng chẳng còn giá trị nhiều lắm đâu.
Nhưng hãy nhớ rằng không phải lúc nào bạn cũng cảm thấy thích thú khi làm ở những chỗ người quen giới thiệu và kể cả ở một lĩnh vực bạn là chuyên gia thì khi bạn có cái bằng loại giỏi về lĩnh vực đó thì mọi người vẫn tôn trọng bạn hơn rất nhiều.
Chuyện gian lận thi cử.
Trong môi trường đại học, nói đến chuyện gian lận thi cử, khi hỏi 100 người thì chắc có đến 99 người phản đối chuyện gian lận; nhưng khi hỏi có gian lận không thì cũng phải có đến ngần đó người trả lời "có".
Gian lận thi cử là những gì? Là quay cóp, là đi điểm, là tất cả những biện pháp làm tăng số điểm trong các bài kiểm tra mà không phải bằng kiến thức và khả năng.
Xét trên góc độ xã hội thì chuyện gian lận thi cử rõ ràng là không tốt, nó tạo ra những con người với năng lực giả tạo, những cái bằng không phản ánh thực tế và nó ảnh hưởng đến những người có cái bằng phản ánh đúng thực tế. Mà để chống gian lận trong thi cử thì cần phải có sự cương quyết, đồng lòng của nhà trường, sinh viên và toàn xã hội.
Nhưng mà khi các nỗ lực chống gian lận thi cử của nhà trường còn chẳng thấm là bao, nạn bán điểm hay dễ dàng cho sinh viên quay cóp vẫn còn thì câu trả lời cho mỗi bạn là: "Đừng chống lại nó, hãy chấp nhận nó". Bạn có thể muốn mình là một người trung thực, nhưng xin thưa các nhà tuyển dụng sẽ chẳng biết bạn trung thực đến mức nào đâu, nhưng nếu bạn học dốt thì họ biết. Thậm chí chính bạn khi đi xin việc, khi đi làm cũng chẳng dám hãnh diện và khoe với nhà tuyển dụng rằng mình trung thực đâu, bạn thấy xấu hổ vì điểm số của mình thì có lẽ nhiều hơn. Vậy nên tôi khuyên bạn là hãy làm cho điểm mình cao nhất có thể, kể cả là bằng những cách không chính đáng. Bạn sẽ cảm thấy có lỗi, cảm thấy lương tâm cắn dứt nhưng cảm giác đó sẽ không diễn ra lâu đâu. Bạn sẽ quên nhanh thôi. Nhưng cảm giác kém tự tin khi bảng điểm xấu sẽ theo bạn mỗi khi bạn cầm hồ sơ đi xin việc ấy, và đôi lúc, để trả giá cho việc ấy, bạn sẽ phải hạ thấp mức lương của mình, hạ thấp các yêu cầu của mình, chấp nhận làm việc trong cái điều kiện mà không xứng đáng dành cho bạn.
Nhiều bạn đọc đến đây sẽ bảo rằng tôi đang tuyên truyền cho việc gian lận thi cử. Xin thưa là không. Tôi chỉ bảo bạn hãy cố gắng để đạt điểm cao nhất có thể thôi. Nếu bạn sử dụng các biện pháp không được trong sạch lắm thì đó là lỗi của bạn. Khi bạn sử dụng các biện pháp gian lận, bạn có thể gặp rủi ro (khi quay cóp), hoặc cả rủi ro lẫn mất tiền (khi "đi thầy"). Tất cả những rủi ro đó nếu gặp phải và cả số tiền bạn mất nữa, đều sẽ do bạn chịu trách nhiệm cả. Cuộc sống công bằng lắm, nếu bạn không chăm chỉ, bạn sẽ phải trả giá bằng ví tiền của mình (bằng cách này hay cách khác), thế thôi. Bạn cảm thấy có lỗi, cảm thấy cắn rứt lương tâm? Nên thế! Nếu bạn còn cảm thấy thế, chứng tỏ tính trung thực của bạn vẫn còn, hi vọng bạn có thể cố gắng học hơn để không phải làm lại cái việc tội lỗi này nữa. Còn bạn nào gian lận nhiều quá nên "trơ" rồi, chả cảm thấy gì nữa thì tôi cảm thấy buồn vì bạn. Tôi chỉ thấy buồn vì bạn thôi chứ tôi chẳng đánh giá về bạn là thiếu đạo đức hay thế này thế kia cả, đơn giản là tôi thấy buồn thôi. Chí ít bạn đã thành công hơn tôi ở điểm vận dụng và chấp nhận các quy luật của xã hội, còn việc bạn có phải trả giá bởi niềm tin, sự tôn trọng của những người xung quanh hay không thì tôi không chắc.
Lời kết
1. Bằng cấp không quan trọng, nhưng hãy cố gắng làm đẹp nó, nếu không bạn sẽ thấy nó rất quan trọng.
2. Gian lận là việc không nên làm, nhưng nếu phải làm thì hãy làm. Có thể không ai biết bạn trung thực như thế nào, nhưng học dốt thì có.
----------------------------------
Từ: svktqd.com
Hiệu chỉnh bởi quản lý: