Chút sức lực cuối cùng của người mẹ

rio_sp

Cầu bao nuôi, hứa sẽ ngoan
Thành viên thân thiết
Tham gia
16/11/2011
Bài viết
14.545
Triệu Xảo Vân đã bắt đầu bước vào cái tuổi nhớ nhớ quên quên. Vừa cầm cái quạt nan trong tay, rồi đi thu vội cái chăn đang phơi trong sân thế mà lại không thể nhớ nổi để quạt ở đâu. Thậm chí bà chẳng thể nhớ hết tên 10 đứa con mình. Năm nay bà đã 87 tuổi, đã bước vào chặng đường của cuộc đời, bắt đầu “lẫn rồi, già rồi”.
Nhưng có một suy nghĩ vẫn luôn rõ nét trong tâm trí bà - bà luôn nhớ con trai mình

Tháng 6, bà nhận được một bức thư từ trại giam Chu Khẩu. Hàng xóm phải hét đúng 10 lần vào tai bà lão không biết chữ lại ngễnh ngãng mới làm bà hiểu rằng, người con trai lớn năm nay 65 tuổi của bà bị bắt vào tù vì tội trộm cắp.
Đây là lần thứ ba người con trai lớn của bà bị đi tù nên bà cũng không quá ngạc nhiên. Thằng Bửu (tên gọi ở nhà của người con trai lớn) từ bé đã không chịu học hành. "Nhưng con ngoan hay con hư thì đều là con của tôi”. Bà nói chuyện với người trong làng.

Vì không biết con trai ở trong tù ăn ở như thế nào, có được ăn no, mặc ấm không nên bà quyết định vào thăm “thằng Bưu”. Bà cũng không hề biết quãng đường từ nhà mà đến trại giam Chu Khẩu là bao xa, phải đi qua mấy con cầu, đi qua mấy ngôi làng, bao nhiêu huyện. Bà chỉ biết là bà phải đi thăm ““thằng Bưu”.
Đợi khi con gà mái đẻ được 8 quả trứng, bà quyết định lên đường. Bà không nói cho bất kỳ ai là bà sẽ đi xa, kể cả người con út đang sống ở gần đấy. Trước khi đi một ngày, bà đã đích thân làm mấy cái bánh bao, đổi thóc lấy 2 quả dưa hấu, còn gói thêm 4 cái bánh, bà cho tất vào một cái túi tự đan.
Ngày 10 tháng 7, trời vừa tờ mờ sáng, Triệu Xảo Vân đã chuẩn bị xuất phát. Bà đem theo gần như toàn bộ số tiền tiết kiệm được, tổng cộng là 85 đồng. Vắt túi sau lưng, bà bắt đầu khởi hành. Bà định sẽ đi bộ đến trại giam vì chẳng nỡ vừa ra khỏi nhà đã phải đến tiêu tiền, “Già rồi, chẳng kiếm ra tiền, một đồng cũng to như cái cối xay.” Bà cứ tự lầm bầm như vậy
1955980484_m-viet-03.162170352_std.jpg

Chu vi quanh vùng mấy chục dặm bà rõ lắm. Hồi còn trẻ, bà đã đi ăn xin khắp vùng này. Nhưng sau khi ra khỏi mảnh đất này, bà đã bị lạc đường, chỉ còn cách cầm bức thư của trại giam đi hỏi khắp nơi, hỏi người mở quán bên đường, hỏi bác nông dân trồng đậu trên ruộng, thỉnh thoảng lại chặn đầu anh thanh niên đang đi xe đạp. Bà cứ thế đi, đi mãi, đến lúc đói thì lấy bánh bao trong túi vừa đi vừa gặm. Khát thì xin ít nước của người đi đường. Bà cứ vần mãi hai quả dưa hấu mà chẳng nỡ ăn, “Đây là để phần con”.
Trời ngày một nóng, áo bà đã ướt đẫm mồ hồi, ướt hết cả gấu quần đang xắn lên gần đầu gối, làm bà mấy lần suýt bị ngã. Chân không đi tất bị ướt hết cả giày, vừa bước đi lại có tiếng “lép nhép”. Chiếc túi như tấm vải che mưa dính chặt trên lưng bà, nó ngày càng trở lên nặng hơn. Bà phải tìm gốc cây nào ngồi tựa vào đó, tháo giày ra rồi đặt người xuống cho vững mà nghỉ hết lần này đến lần khác. Nhưng bà rất biết cách kiềm chế bản thân, nghỉ chưa được bao lâu lại đứng lên vì bà sợ “ngồi lâu quá, chân mềm ta chẳng đứng dậy được”. Mồ hôi ra đầy người làm toàn thân ngứa ngáy, bà phải cọ cọ người vào thân cây cho đỡ ngứa.
Bà muốn đi thăm “thằng Bửu”, đây là một trong 4 người con còn sống của bà trong số tất cả 10 người, cũng là người chưa từng bị bà đánh bao giờ. Ở trong làng có thể nhìn thấy môt bà mẹ hơn 80 tuổi cầm gậy trên tay đuổi đánh con trai 60 tuổi. Mấy năm trước con trai lớn của bà thường xuyên không về nhà. Anh ta có về một lần đưa tiền, đưa quà cho mẹ. Nhưng người làm mẹ đã vứt ngay số tiền ấy xuống đất, bà nói tiền ấy không trong sạch. “Mẹ chẳng cần gì cả, mẹ chỉ muốn con là người tốt!” Người mẹ ấy đã khuyên con hết nước hết cái.
Bà lại tiếp tục lên đường. Đi bộ cũng được thời gian dài. Bắp chân cứ cứng hết cả lên, “nó cứ đau nhói”. Bà lê đừng bước đến Tây Hoa Doanh. Bà bắt đầu cảm thấy không gắng gượng được nữa. Nhìn chặng đường dài từ Tây Hóa Doanh đến huyện thành Tây Hoa trước mắt, bà do dự một lúc, cuối cùng đã lên một chiếc xe. Bà phải tiêu 5 đồng vì thế.
5 đồng này giúp bà rút ngắn được 40 dặm đi bộ. Nhưng may là từ huyện Tây Hoa đến trại giam chỉ còn một đoạn đường nữa, xe ôm ra giá 10 đồng. “Đắt như dọa người”. Bà lẩm bẩm, lại bắt đầu cố gắng đi về phía trước.
Cuối cùng cách trại giam không xa có hai cô gái tốt bụng đèo xe máy đưa bà đến nơi cần đến. Từ nhà bà đến trại giam khoảng 110 dặm thì bà đi bộ đến 70 dặm.
Khi Triệu Xảo Vân vất vả mãi mới đến được trại giam thì thời gian thăm phạm nhân vào buổi chiều chưa tới. Bà ngồi đợi ở cửa. Dường như cả đời này bà đều phải chờ đợi người con trai này. Anh ta lúc nào cũng phiêu bạt bên ngoài, rất ít khi về nhà. Cứ Tai khi mùa xuân về, bà lại đau khổ chờ anh ta. Bà vẫn còn nhớ bữa thịt cuối cùng là vào ngày 30 tết năm ngoái, hồi ấy bà cùng làm bánh chẻo với người con trai cả.
Lần này bà lại phải đợi con trai. Khi bà được dẫn vào nơi thăm tù, bị ngăn cách bởi hai lớp kính bà đã nhìn thấy “thằng Bửu” của bà.
Chưa kịp mở lời, nước mắt đã rơi từ hai gò má hằn đầy nếp nhăn của người mẹ. Người thân và phạm nhân chỉ được nói chuyện qua điện thoại qua lớp cửa kính. Tai bà ngễnh ngãng, không nghe rõ trong điện thoại nói gì, chỉ gọi được mỗi câu “Bửu con”, vừa gọi vừa ra hiệu, cuống quít đến khóc ra tiếng.
Người con trai biết mẹ đi bộ gần trăm dặm đến thăm, khóc gào thảm thiết . Anh chạm mặt và tay lên tấm cửa kính, Triệu Xảo Vân bị ngăn cách bởi tấm kính ấy, ra sức vuốt ve con trai.
Nhưng thời gian trôi qua quá nhanh. Theo quy định, thời gian người nhà thăm phạm nhân không được quá 30 phút, trong trại không được phép nhận đồ mang từ ngoài vào. Thế rồi Triệu Xảo Vân đưa hết tất cả số tiền của mình cho con trai, còn mình lại vác cái túi có 2 quả dưa, mấy cái bánh bao và đôi quả trứng gà lên đường về nhà.
8 năm trước, một cơn mưa lớn đã làm hỏng căn nhà bằng đất bà đã ở trong đó 30 năm, ba gian nhà thì bị đánh sập mất hơn nửa. Bà chỉ có thể ở trong căn bếp không cửa sổ ám đầy khói đen . Bức tường nứt như một trái dưa già chín nẫu, cứ mưa là lại dột.
Bà dùng lõi ngô nhét chặt vào gầm gi.ường vì đó là chỗ duy nhất trong nhà không bị dột khi trời mưa, lại có thể dùng làm củi đốt khi nấu cơm. Nơi đáng nhẽ ra để mắc đèn thì lại treo cái làn trúc, trong làn có đựng bánh bao. Đây là nơi duy nhất không có dấu chân chuột.
Bà đã quen trong bóng tối. 8 năm trời bà không dùng đến bóng đèn. Một cây nến to hơn chiếc bút bi một chút có thể thắp sáng đến nửa tháng. Đồ đáng giá nhất trong nhà phải kể tới một thùng dầu đậu nành 5 lít ở đầu gi.ường. Bà đã dùng thùng dầu đó đến tận 8 tháng, vẫn còn đến non nửa thùng. Bà không có kem đánh răng, xà phòng tắm, không có ngăn kéo, cũng không có lấy một bộ quần áo mới. Nhà có khách đến thậm chí bà còn chẳng đem ra nổi chiếc ghế con thứ hai, chỉ có thể mang ra một viên gạch để mời khách ngồi.
Vì cảm động nên trại giam Chu Khẩu đã đặc cách cho Triệu Xảo Vân một cơ hội, để bà không còn bị ngăn cách bởi tấm cửa kính lạnh lẽo, bà sẽ được nhìn đối mặt con trai.
Lần này, họ ngồi sát bên nhau. Nhưng vì xấu hổ nên con trai dùng tay che mặt khóc. Còn người mẹ nghẹn lời nói: “Vì con mà mẹ đã khóc cạn cả nước mặt, con phải cố gắng cải tạo tốt, không được làm chuyện này nữa. Bửu, mẹ về đây, mẹ sẽ đổi tên cho con, để cả làng sẽ gọi con là “Cải Tịnh”(nghĩa là hoàn lương)”. Người mẹ gần đất xa trời nói như thề thốt: “Nếu con không hoàn lương, đến khi chết mẹ cũng sẽ không bao giờ quay lại thăm con.”
Nhưng thực ra bà biết, có lẽ lần sau bà vẫn sẽ đi bộ đến trăm dặm đến thăm con, chỉ cần bà còn sức lực, chỉ cần ngày lên thiên đường mãi mãi không bao giờ đến thì bà vẫn sẽ tiếp tục đi.
 
×
Quay lại
Top Bottom