Trước khi ghé qua môi trường đại học, sao chúng ta không nói sơ qua về kỳ thi của nó nhỉ, để xem nào!.
Kỳ thi đại học được coi là một trong những thời điểm quan trọng và áp lực nhất của đời mỗi học sinh, cho nên quãng thời gian ăn chơi bay nhảy của tôi sau khi thi, phải nói là ối dồi ôi luôn. Nó chắc phải được coi là khoảnh khắc tuyệt nhất trong cuộc đời tôi. Và nếu quãng thời gian đó được ví như một bức tranh thì tôi sẽ mua cho nó một cái khung bằng vàng ròng, rồi đính xung quanh hàng chục viên kim cương lấp lánh, to như cái tôi của mấy thanh niên có tính gia trưởng.
Bức tranh của tôi sẽ phải được bảo vệ bởi một tấm kính cường lực đủ sức chống lại sát thương từ câu “tớ chỉ xem cậu là bạn” của crush. Rồi tôi sẽ treo bức tranh của mình trong bảo tàng nổi tiếng nhất thế giới, nơi mà cái khung tranh xa xỉ đó của bản thân, đủ sức để khiến bức nàng Monalisa cũng phải tắt đi nụ cười bí hiểm vì ghen tỵ.
Nhưng tôi khá chắc là có nhiều bạn lại không giống như mình, đúng chứ? Bởi vì tôi hiểu là đối với một số bạn thì trong quãng thời gian này, đây chắc chắn là thời điểm không chỉ áp lực, mà còn theo đó là sự lo lắng căng thẳng tột độ của bản thân, khi phải hồi hộp chờ đợi kết quả của kỳ thi.
Với một đứa sống hết mình cho ngày hôm nay như tôi thì cái cảm giác này, tôi không thể hiểu nổi. Sao phải bất an lo lắng, ủ rũ với những thứ sắp tới chứ? Không phải người đã nói “ hôm qua là quá khứ, hôm nay là hiện tại và ngày mai là tương lai “ sao?.
Bài thi đại học của chúng ta, tôi thật sự không biết các bạn có hài lòng với chúng hay không? Nhưng ít nhất chúng ta cũng nên tự thưởng và tự động viên chính mình, vì đã hoàn thành nó bằng chính nỗ lực của bản thân. Ý tôi là bạn nghĩ mà xem.
Đây là một cuộc thi với quy mô cả nước, sự cạnh tranh của nó giống như một cuộc đua maraton đường dài vậy. Người ta sẽ chẳng quan tâm bạn về đích với kết quả bao nhiêu, khi thứ in sâu vào tâm trí họ chỉ là người về nhất, cho nên việc bạn quá áp lực về việc thành tích suy cho cùng chỉ là bạn đang tự làm khổ chính mình.
Điều quan trọng chính là sau mười hai năm đèn sách, khoảnh khắc chúng ta bước ra khỏi phòng thi chính là thời điểm mà chúng ta đã về đích rồi. Chúng ta nên tự hào về bản thân khi đã đường đầu và hiên ngang chạy đến vạch đích, mà không bỏ dở chặng đường đầy gian nan này đúng chứ?.
Để tôi kể các bạn nghe chuyện này nhá, bạn biết điều đầu tiên tôi làm khi ra khỏi phòng thi là gì không? Đó là chạy nhanh về nhà, tắm một phát thật sảng khoái, rồi lên đồ để đi chơi, cà phê các thứ. Và nếu như mẹ tôi có hỏi kết quả bài thi của mình, thì cuộc hội thoại của mẹ con tôi sẽ kiểu:
Me:” Về rồi hả con! Làm được bài chứ?”
Tôi: “Dạ! Mẹ cứ nhìn vào sắc mặt con là biết được kết quả thế nào rồi đấy!”
Mẹ: “Mặt mày thì lúc nào mà chả cười tươi rói như thằng dở! Sao mà tao đoán được!”
Tôi: “Thôi con đi xõa đây! Tối nay con ăn ở ngoài mẫu hậu nhé!”
Mẹ tôi lúc này sẽ hét lớn: “Nhớ về sớm không tao bảo bố mày nhốt mày ngoài nhà đó!”
Tôi vừa vội dắt xe vừa cười lớn nói: “Mẹ bảo bố đừng khóa cổng! Con trèo vào đấy!”
Với một số bạn khi xem qua đoạn hội thoại này, chắc sẽ nghĩ rằng bố mẹ tôi có thái độ bình thản và không để tâm đến con cái lắm đúng không?. Nhưng các bạn ạ, chúng ta thi đại học, chúng ta lo một thì phụ huynh họ sẽ lo mười. Và với tôi, bố mẹ đã có quá nhiều thứ phải để tâm rồi, cho nên tôi không muốn bản thân mình trưng ra cái vẻ rầu rĩ ủ rũ bất an và khiến họ phải lo lắng thêm. Điều đó chỉ càng tạo ra áp lực không đáng có cho bố mẹ và cả chính bản thân chúng ta.
Tôi nói thật với các bạn, tôi không phải đang khuyên các bạn sống vô lo vô nghĩ, chỉ là tôi không muốn chúng ta có tâm lý đặt nặng và xé to mọi thứ. Đến giờ nghĩ lại về bài thi đại học của mình, tôi vẫn có nhiều tiếc nuối và hối hận vì những sai sót của bản thân!.
Nhưng cứ ủ rũ vì những thứ đã qua để làm gì, lúc đó tôi chỉ thở dài một cái cho qua, rồi có gắng mỉm cười đi về nhà. Vì tôi biết, mẹ đã nghỉ làm ngày hôm đó chỉ vì bà muốn biết tôi có làm được bài hay không và mẹ có thể ở bên cạnh, nếu như tôi chẳng may buồn rầu vì mắc phải sai lầm.
Tôi có một đứa bạn chơi rất thân, tôi sẽ tạm gọi nó là Ly, điều buồn cười là Ly và tôi trái ngược nhau hoàn toàn, dù cả hai đều gọi nhau là “bét phen”. Tôi được miêu tả là một thằng con trai lười biếng và không có nhan sắc, còn Ly thì được mọi người đánh giá là một đứa con gái xinh đẹp, ngoan hiền, chăm chỉ,..vân..vân.
Rất nhiều thứ mà tôi và người bạn thân khác giới này đối lập với nhau, dĩ nhiên là cả trong vấn đề tư tưởng, thái độ sau khi thi đại học mà chúng ta đang nói tới.
Trở lại với câu chuyện, sau khi ra khỏi nhà và phóng như điên trên chiếc xe ga của bố, nơi tôi đến đầu tiền dĩ nhiên là nhà Ly. Tôi sẽ ghé vào và rước Ly đi trước mặt hai vị phụ huynh của nó mà không cần phải kê khai rõ ràng, rằng mình con nhà ai, bố mẹ làm gì, có mối quan hệ như thế nào,…. Bởi vì bố mẹ Ly đã quá ư là tin tưởng tôi, cũng một phần là do bản thân tôi đã đến đây quá nhiều lần, đến mức tôi có thể bị suy thận do ăn chùa ở nhà Ly, chỉ vì mẹ Ly nấu ăn theo đánh giá của tôi là quá đậm đà.
Ngay giây phút tôi tắt máy xuống xe và gào tên con bạn thân, thì từ trong nhà tiếng cô Hoa, mẹ của Ly đã vang ra đáp lại từ phía trong:
“Dắt xe vào đi con! Chó cô xích lại rồi, nó không cắn đâu!”.
Uả cô? Con Đóm nhà cô, nó đang gặm xương và dùng ánh mắt “Mày lại đến nữa à? ” để nhìn con rồi quay đít ngủ tiếp mà cô còn lo là nó cắn con ư?. Chả lẽ một đấng nam nhi như tôi mà lại sợ thứ bốn chân lười nhác ấy á?
Bỏ qua sự thắc mắc ấy, tôi lặng lẽ dắt xe vào trong. Bước vào nhà Ly, tôi đã cảm nhận được một khung cảnh u ám với bầu không khí căng như dây nịt áo ngực của mấy bạn tiktoker đang lắc lư nhảy khoe thân trên mạng.
Đập vào mắt tôi là hình ảnh con Ly với vẻ mặt đang vô cùng hình sự, chăm chú dò đáp án trên chiếc điện thoại của mình, con “ đỗn lỳ” đó còn không thèm ngước mặt lên chào tôi lấy một câu. Cạnh nó, là cô Hoa đang ngồi cạnh con mình, yên lặng quan sát Ly với vẻ mặt hồi hộp lo lắng, cô mỉm cười nhìn tôi rồi nhanh chóng hỏi:
Cô Hoa: “Làm được bài không con? Cô nghe nói đề thi khó lắm hả?”
Tôi:” Dạ! Con làm cũng được tàm tạm thôi cô ạ! Đề năm nay nhiều câu cơ bản nên cũng dễ cho bọn con!”
Cô Hoa: “Thế hả? Mà có đáp án rồi đấy! Thấy con tươi cười với đến đây sớm thế này, chắc là đúng nhiều câu lắm nhỉ?”
Tôi: “Dạ! Cũng được kha khá cô ạ!” (Lúc này là tôi đang chém gió đấy, chứ tôi thậm chí còn chả biết mình ném cái tờ đề thi đã khoanh đáp án của bản thân ở nơi khỉ khô đâu rồi)
Trong lúc tôi còn đang thưa chuyện với cô Hoa và cầu mong có thể nhấc mồng lên khỏi ghế và xách con gái cô đi thật nhanh ra khỏi cổng, thoát khỏi bầu không khí gượng gạo này. Thì đột nhiên con Ly nó khóc nấc lên, khiến cả hai người bọn tôi vô cùng bất ngờ. Cô Hoa vội đặt tay lên vai Ly mà hỏi “ Sao vậy con? Có chỗ nào sai hả?”.
Ly nghe thế thì ngồi phắt dậy và chạy nhanh vào phòng, chốt cửa mà khóc lớn. Trong lúc tôi còn đang chưa hiểu gì, thì tôi đã thoáng thấy nét mặt buồn và trìu xuống của cô Hoa, cô thở dài đầy lo lắng, cầm lấy tờ giấy thi mà con Ly vứt xuống sàn lên, rồi gấp gọn để vào một góc. Sau đó, cô liền bảo tôi vào phòng xem tình hình của Ly, rồi an ủi nó hộ cô. Bởi vì cô biết là giờ có gặng hỏi Ly thế nào, thì nó cũng chỉ có thể đáp lại bằng ngôn ngữ khóc nấc của mấy đứa con nít.
Tôi cúi đầu xin phép cô rồi gõ cửa bảo con Ly cho mình vào. Ở trong phòng nó, trong lúc mà con Ly đang khóc nức nở như bị bồ đá, còn tôi. Với sứ mệnh an ủi đứa con gái đang đau khổ mà cô Hoa đã tin tưởng giao cho mình, thì bản thân chỉ biết ngồi đó nhìn con Ly nó khóc than, rồi liên tục nói những lời trách mắng bản thân như đã phụ lòng bố mẹ, hay rằng nó là một đứa kém cỏi ra sao.
Và dù Ly có đang đâu khổ và tự dằn vặt như vậy, thì trong đầu tôi lúc này không biết nói gì khác, ngoài câu “ Để tao lấy nước cho mày uống nhé!”. Sau một lúc bình tĩnh lại, để khiến con Ly bớt sầu tôi liền bảo nó đi ra ngoài cho thay đổi không khí.
Ngay khi chào hỏi và xin phép cô Hoa, tôi liền chở con Ly đến quán quen mà hai đứa vẫn hay ngồi, thế mà con mặt tró ấy vẫn không chịu buồng tha cho cái màng nhĩ của tôi. Trên đường đi, nó tiếp tục gào khóc trên xe, khiến cho ai đi qua cũng nhìn tôi như một thằng tội phạm.
Bởi vì, một thằng đàn ông tồi tệ là thằng khiến cho nước mắt phụ nữ rơi. Vào quán rồi tôi vẫn nghe được tiếng xì xào của bàn bên, rằng tôi chắc chắn là một thằng bạn trai khốn nạn đã làm điều xấu xa gì đó, mới có thể khiến bạn gái mình khóc như vậy.
Đậu xanh! Đúng là được tiếng chứ méo được miếng. Mọi thứ đã vượt quá sức chịu đựng của tao rồi Ly ạ!.
Tôi gằn giọng, tay đập bàn rồi nghiêm túc mà hỏi nó, xem có chuyện gì mà nó khóc như vậy? Rằng bài thi của nó như thế nào mà nó lại phải đau khổ như thế?. Và sau một hồi nỗ lực dọa nạt mình sẽ bỏ về và cho Ly cuộc bộ mấy cây số, thì tôi mới được nghe nó tường tận mọi chuyện.
Lạy trúa, con mặt khỉ ấy khóc, chỉ vì quên khoanh đáp án câu bốn sáu do mải làm mấy câu cuối phía sau. Với một thằng mà từ câu bốn mươi trở đi, mười câu cuối của bài thi đã chả thèm đọc đề, rồi khoanh lụi dựa vào sự mách bảo của tổ tiên như tôi, thì đó là một lý do khá là củ chuối.
Tạm gác lại sự bàng hoàng pha lẫn cùng thái độ khó hiểu trên gương mặt mình, tôi lên tiếng an ủi Ly. Nhưng khi mà nó quyết liệt từ chối để vào đầu những câu nói nhẹ nhàng của tôi, về việc đó chỉ là một sai lầm nhỏ nhặt nên cho qua, câu bốn sáu kia cũng chỉ được có 0,2 điểm, Ly không nên đau khổ vì nó quá.
Con Ly ngay lập tức ngừng khóc, nó hít một hơi thật sâu, rồi bật lại tôi ngay: “ Mày không có thực lực thì mày không tiếc, chứ tao là người có thực lực tao tiếc chứ!”
Đậu xanh rau má, củ cà tím anh em quả cà pháo!. Tôi nói thật với các bạn, mấy đứa học giỏi, IQ hơn người, phải công nhận chúng nó chửi đau thật đấy. Lúc này, tôi đã phải chuyển qua phương pháp nặng tay hơn, tôi phán rằng Ly đang bị áp đặt, hoang tưởng nghiêm trọng. Và việc nó cứ khóc rồi buồn mãi sẽ chỉ khiến mọi chuyện trở nên rắc rối, nghiêm trọng quá mức cần thiết.
Nhưng dù tôi nói nó cả chục câu, thì cái lý luận mà Ly đưa ra, nó không thể chối cãi được.
Thấy tôi há miệng không thể nói gì thêm, con Ly lúc này mới bật cười, nó lau đi nước mắt rồi dần dần ngưng khóc. Con “mặt khỉ” ấy úp mặt xuống cười khúc khích, như thể chửi tôi là một liều thuốc an thần cho nó vậy.
Rất nhanh bầu không khí giữa hai đứa đã trở lại bình thường, con dở người ấy nhanh chóng lấy lại tâm trạng và sau một lúc chém gió với tôi, Ly cũng đã có thể mỉm cười để đi về nhà. Dĩ nhiên là trong quãng thời gian nghỉ hè sau đó, trong khi tôi có một thái độ vui tươi phấn khởi và tận hưởng khoảng thời gian thư giãn quý giá này của bản thân, thì Ly vẫn còn một chút gì đó chán nản và mãi lo lắng về bài thi của mình, ngày nào nó cũng giữ thái độ như thế cho đến khi công bố kết quả.
Sau này, khi đã có điểm thi, dù không được như kỳ vọng nhưng kết quả của Ly vẫn có đủ để vào được ngôi trường nguyện vọng của mình, nhìn bộ mặt tươi cười của nó khi thông báo tin vui cho tôi, tôi đến bây giờ vẫn không hiểu được lý do tai sao lúc đó nó lại khóc và làm quá cái lỗi sai nhỏ nhặt kia như vậy. Nếu lúc đó nó thở dài, nhẹ nhàng cho qua cái sai lầm nhỏ nhặt kia, thì có lẽ mọi chuyện vẫn ổn thôi và rằng, cô Hoa đã không phải buồn và lo lắng cho Ly vì một chuyện không đáng như vậy.
Tóm cái váy lại, qua việc này các bạn biết tôi rút ra được điều gì không? Đó là đôi khi có những sai lầm mà bản thân chúng ta chắc chắn sẽ có lúc mắc phải, bởi vì không có ai là hoàn hảo cả. Nếu cứ mãi đắm chìm vào những sai sót, thất bại của bản thân, sự cố chấp đó sẽ tự làm khổ chúng ta và rằng, việc sống trong sự dằn vặt sẽ chỉ đem lại cho chính các bạn và những người xung quanh, một sự phiền toái không cần thiết. Đôi khi, việc tốt nhất chúng ta có thể làm là lạc quan lên, cố gắng cho qua, rút kinh nghiệm từ những sai lầm của mình, rồi tiếp tục hướng về phía trước.
Tôi là Runka và đó là câu chuyện của chương này!
Kỳ thi đại học được coi là một trong những thời điểm quan trọng và áp lực nhất của đời mỗi học sinh, cho nên quãng thời gian ăn chơi bay nhảy của tôi sau khi thi, phải nói là ối dồi ôi luôn. Nó chắc phải được coi là khoảnh khắc tuyệt nhất trong cuộc đời tôi. Và nếu quãng thời gian đó được ví như một bức tranh thì tôi sẽ mua cho nó một cái khung bằng vàng ròng, rồi đính xung quanh hàng chục viên kim cương lấp lánh, to như cái tôi của mấy thanh niên có tính gia trưởng.
Bức tranh của tôi sẽ phải được bảo vệ bởi một tấm kính cường lực đủ sức chống lại sát thương từ câu “tớ chỉ xem cậu là bạn” của crush. Rồi tôi sẽ treo bức tranh của mình trong bảo tàng nổi tiếng nhất thế giới, nơi mà cái khung tranh xa xỉ đó của bản thân, đủ sức để khiến bức nàng Monalisa cũng phải tắt đi nụ cười bí hiểm vì ghen tỵ.
Nhưng tôi khá chắc là có nhiều bạn lại không giống như mình, đúng chứ? Bởi vì tôi hiểu là đối với một số bạn thì trong quãng thời gian này, đây chắc chắn là thời điểm không chỉ áp lực, mà còn theo đó là sự lo lắng căng thẳng tột độ của bản thân, khi phải hồi hộp chờ đợi kết quả của kỳ thi.
Với một đứa sống hết mình cho ngày hôm nay như tôi thì cái cảm giác này, tôi không thể hiểu nổi. Sao phải bất an lo lắng, ủ rũ với những thứ sắp tới chứ? Không phải người đã nói “ hôm qua là quá khứ, hôm nay là hiện tại và ngày mai là tương lai “ sao?.
Bài thi đại học của chúng ta, tôi thật sự không biết các bạn có hài lòng với chúng hay không? Nhưng ít nhất chúng ta cũng nên tự thưởng và tự động viên chính mình, vì đã hoàn thành nó bằng chính nỗ lực của bản thân. Ý tôi là bạn nghĩ mà xem.
Đây là một cuộc thi với quy mô cả nước, sự cạnh tranh của nó giống như một cuộc đua maraton đường dài vậy. Người ta sẽ chẳng quan tâm bạn về đích với kết quả bao nhiêu, khi thứ in sâu vào tâm trí họ chỉ là người về nhất, cho nên việc bạn quá áp lực về việc thành tích suy cho cùng chỉ là bạn đang tự làm khổ chính mình.
Điều quan trọng chính là sau mười hai năm đèn sách, khoảnh khắc chúng ta bước ra khỏi phòng thi chính là thời điểm mà chúng ta đã về đích rồi. Chúng ta nên tự hào về bản thân khi đã đường đầu và hiên ngang chạy đến vạch đích, mà không bỏ dở chặng đường đầy gian nan này đúng chứ?.
Để tôi kể các bạn nghe chuyện này nhá, bạn biết điều đầu tiên tôi làm khi ra khỏi phòng thi là gì không? Đó là chạy nhanh về nhà, tắm một phát thật sảng khoái, rồi lên đồ để đi chơi, cà phê các thứ. Và nếu như mẹ tôi có hỏi kết quả bài thi của mình, thì cuộc hội thoại của mẹ con tôi sẽ kiểu:
Me:” Về rồi hả con! Làm được bài chứ?”
Tôi: “Dạ! Mẹ cứ nhìn vào sắc mặt con là biết được kết quả thế nào rồi đấy!”
Mẹ: “Mặt mày thì lúc nào mà chả cười tươi rói như thằng dở! Sao mà tao đoán được!”
Tôi: “Thôi con đi xõa đây! Tối nay con ăn ở ngoài mẫu hậu nhé!”
Mẹ tôi lúc này sẽ hét lớn: “Nhớ về sớm không tao bảo bố mày nhốt mày ngoài nhà đó!”
Tôi vừa vội dắt xe vừa cười lớn nói: “Mẹ bảo bố đừng khóa cổng! Con trèo vào đấy!”
Với một số bạn khi xem qua đoạn hội thoại này, chắc sẽ nghĩ rằng bố mẹ tôi có thái độ bình thản và không để tâm đến con cái lắm đúng không?. Nhưng các bạn ạ, chúng ta thi đại học, chúng ta lo một thì phụ huynh họ sẽ lo mười. Và với tôi, bố mẹ đã có quá nhiều thứ phải để tâm rồi, cho nên tôi không muốn bản thân mình trưng ra cái vẻ rầu rĩ ủ rũ bất an và khiến họ phải lo lắng thêm. Điều đó chỉ càng tạo ra áp lực không đáng có cho bố mẹ và cả chính bản thân chúng ta.
Tôi nói thật với các bạn, tôi không phải đang khuyên các bạn sống vô lo vô nghĩ, chỉ là tôi không muốn chúng ta có tâm lý đặt nặng và xé to mọi thứ. Đến giờ nghĩ lại về bài thi đại học của mình, tôi vẫn có nhiều tiếc nuối và hối hận vì những sai sót của bản thân!.
Nhưng cứ ủ rũ vì những thứ đã qua để làm gì, lúc đó tôi chỉ thở dài một cái cho qua, rồi có gắng mỉm cười đi về nhà. Vì tôi biết, mẹ đã nghỉ làm ngày hôm đó chỉ vì bà muốn biết tôi có làm được bài hay không và mẹ có thể ở bên cạnh, nếu như tôi chẳng may buồn rầu vì mắc phải sai lầm.
Tôi có một đứa bạn chơi rất thân, tôi sẽ tạm gọi nó là Ly, điều buồn cười là Ly và tôi trái ngược nhau hoàn toàn, dù cả hai đều gọi nhau là “bét phen”. Tôi được miêu tả là một thằng con trai lười biếng và không có nhan sắc, còn Ly thì được mọi người đánh giá là một đứa con gái xinh đẹp, ngoan hiền, chăm chỉ,..vân..vân.
Rất nhiều thứ mà tôi và người bạn thân khác giới này đối lập với nhau, dĩ nhiên là cả trong vấn đề tư tưởng, thái độ sau khi thi đại học mà chúng ta đang nói tới.
Trở lại với câu chuyện, sau khi ra khỏi nhà và phóng như điên trên chiếc xe ga của bố, nơi tôi đến đầu tiền dĩ nhiên là nhà Ly. Tôi sẽ ghé vào và rước Ly đi trước mặt hai vị phụ huynh của nó mà không cần phải kê khai rõ ràng, rằng mình con nhà ai, bố mẹ làm gì, có mối quan hệ như thế nào,…. Bởi vì bố mẹ Ly đã quá ư là tin tưởng tôi, cũng một phần là do bản thân tôi đã đến đây quá nhiều lần, đến mức tôi có thể bị suy thận do ăn chùa ở nhà Ly, chỉ vì mẹ Ly nấu ăn theo đánh giá của tôi là quá đậm đà.
Ngay giây phút tôi tắt máy xuống xe và gào tên con bạn thân, thì từ trong nhà tiếng cô Hoa, mẹ của Ly đã vang ra đáp lại từ phía trong:
“Dắt xe vào đi con! Chó cô xích lại rồi, nó không cắn đâu!”.
Uả cô? Con Đóm nhà cô, nó đang gặm xương và dùng ánh mắt “Mày lại đến nữa à? ” để nhìn con rồi quay đít ngủ tiếp mà cô còn lo là nó cắn con ư?. Chả lẽ một đấng nam nhi như tôi mà lại sợ thứ bốn chân lười nhác ấy á?
Bỏ qua sự thắc mắc ấy, tôi lặng lẽ dắt xe vào trong. Bước vào nhà Ly, tôi đã cảm nhận được một khung cảnh u ám với bầu không khí căng như dây nịt áo ngực của mấy bạn tiktoker đang lắc lư nhảy khoe thân trên mạng.
Đập vào mắt tôi là hình ảnh con Ly với vẻ mặt đang vô cùng hình sự, chăm chú dò đáp án trên chiếc điện thoại của mình, con “ đỗn lỳ” đó còn không thèm ngước mặt lên chào tôi lấy một câu. Cạnh nó, là cô Hoa đang ngồi cạnh con mình, yên lặng quan sát Ly với vẻ mặt hồi hộp lo lắng, cô mỉm cười nhìn tôi rồi nhanh chóng hỏi:
Cô Hoa: “Làm được bài không con? Cô nghe nói đề thi khó lắm hả?”
Tôi:” Dạ! Con làm cũng được tàm tạm thôi cô ạ! Đề năm nay nhiều câu cơ bản nên cũng dễ cho bọn con!”
Cô Hoa: “Thế hả? Mà có đáp án rồi đấy! Thấy con tươi cười với đến đây sớm thế này, chắc là đúng nhiều câu lắm nhỉ?”
Tôi: “Dạ! Cũng được kha khá cô ạ!” (Lúc này là tôi đang chém gió đấy, chứ tôi thậm chí còn chả biết mình ném cái tờ đề thi đã khoanh đáp án của bản thân ở nơi khỉ khô đâu rồi)
Trong lúc tôi còn đang thưa chuyện với cô Hoa và cầu mong có thể nhấc mồng lên khỏi ghế và xách con gái cô đi thật nhanh ra khỏi cổng, thoát khỏi bầu không khí gượng gạo này. Thì đột nhiên con Ly nó khóc nấc lên, khiến cả hai người bọn tôi vô cùng bất ngờ. Cô Hoa vội đặt tay lên vai Ly mà hỏi “ Sao vậy con? Có chỗ nào sai hả?”.
Ly nghe thế thì ngồi phắt dậy và chạy nhanh vào phòng, chốt cửa mà khóc lớn. Trong lúc tôi còn đang chưa hiểu gì, thì tôi đã thoáng thấy nét mặt buồn và trìu xuống của cô Hoa, cô thở dài đầy lo lắng, cầm lấy tờ giấy thi mà con Ly vứt xuống sàn lên, rồi gấp gọn để vào một góc. Sau đó, cô liền bảo tôi vào phòng xem tình hình của Ly, rồi an ủi nó hộ cô. Bởi vì cô biết là giờ có gặng hỏi Ly thế nào, thì nó cũng chỉ có thể đáp lại bằng ngôn ngữ khóc nấc của mấy đứa con nít.
Tôi cúi đầu xin phép cô rồi gõ cửa bảo con Ly cho mình vào. Ở trong phòng nó, trong lúc mà con Ly đang khóc nức nở như bị bồ đá, còn tôi. Với sứ mệnh an ủi đứa con gái đang đau khổ mà cô Hoa đã tin tưởng giao cho mình, thì bản thân chỉ biết ngồi đó nhìn con Ly nó khóc than, rồi liên tục nói những lời trách mắng bản thân như đã phụ lòng bố mẹ, hay rằng nó là một đứa kém cỏi ra sao.
Và dù Ly có đang đâu khổ và tự dằn vặt như vậy, thì trong đầu tôi lúc này không biết nói gì khác, ngoài câu “ Để tao lấy nước cho mày uống nhé!”. Sau một lúc bình tĩnh lại, để khiến con Ly bớt sầu tôi liền bảo nó đi ra ngoài cho thay đổi không khí.
Ngay khi chào hỏi và xin phép cô Hoa, tôi liền chở con Ly đến quán quen mà hai đứa vẫn hay ngồi, thế mà con mặt tró ấy vẫn không chịu buồng tha cho cái màng nhĩ của tôi. Trên đường đi, nó tiếp tục gào khóc trên xe, khiến cho ai đi qua cũng nhìn tôi như một thằng tội phạm.
Bởi vì, một thằng đàn ông tồi tệ là thằng khiến cho nước mắt phụ nữ rơi. Vào quán rồi tôi vẫn nghe được tiếng xì xào của bàn bên, rằng tôi chắc chắn là một thằng bạn trai khốn nạn đã làm điều xấu xa gì đó, mới có thể khiến bạn gái mình khóc như vậy.
Đậu xanh! Đúng là được tiếng chứ méo được miếng. Mọi thứ đã vượt quá sức chịu đựng của tao rồi Ly ạ!.
Tôi gằn giọng, tay đập bàn rồi nghiêm túc mà hỏi nó, xem có chuyện gì mà nó khóc như vậy? Rằng bài thi của nó như thế nào mà nó lại phải đau khổ như thế?. Và sau một hồi nỗ lực dọa nạt mình sẽ bỏ về và cho Ly cuộc bộ mấy cây số, thì tôi mới được nghe nó tường tận mọi chuyện.
Lạy trúa, con mặt khỉ ấy khóc, chỉ vì quên khoanh đáp án câu bốn sáu do mải làm mấy câu cuối phía sau. Với một thằng mà từ câu bốn mươi trở đi, mười câu cuối của bài thi đã chả thèm đọc đề, rồi khoanh lụi dựa vào sự mách bảo của tổ tiên như tôi, thì đó là một lý do khá là củ chuối.
Tạm gác lại sự bàng hoàng pha lẫn cùng thái độ khó hiểu trên gương mặt mình, tôi lên tiếng an ủi Ly. Nhưng khi mà nó quyết liệt từ chối để vào đầu những câu nói nhẹ nhàng của tôi, về việc đó chỉ là một sai lầm nhỏ nhặt nên cho qua, câu bốn sáu kia cũng chỉ được có 0,2 điểm, Ly không nên đau khổ vì nó quá.
Con Ly ngay lập tức ngừng khóc, nó hít một hơi thật sâu, rồi bật lại tôi ngay: “ Mày không có thực lực thì mày không tiếc, chứ tao là người có thực lực tao tiếc chứ!”
Đậu xanh rau má, củ cà tím anh em quả cà pháo!. Tôi nói thật với các bạn, mấy đứa học giỏi, IQ hơn người, phải công nhận chúng nó chửi đau thật đấy. Lúc này, tôi đã phải chuyển qua phương pháp nặng tay hơn, tôi phán rằng Ly đang bị áp đặt, hoang tưởng nghiêm trọng. Và việc nó cứ khóc rồi buồn mãi sẽ chỉ khiến mọi chuyện trở nên rắc rối, nghiêm trọng quá mức cần thiết.
Nhưng dù tôi nói nó cả chục câu, thì cái lý luận mà Ly đưa ra, nó không thể chối cãi được.
Thấy tôi há miệng không thể nói gì thêm, con Ly lúc này mới bật cười, nó lau đi nước mắt rồi dần dần ngưng khóc. Con “mặt khỉ” ấy úp mặt xuống cười khúc khích, như thể chửi tôi là một liều thuốc an thần cho nó vậy.
Rất nhanh bầu không khí giữa hai đứa đã trở lại bình thường, con dở người ấy nhanh chóng lấy lại tâm trạng và sau một lúc chém gió với tôi, Ly cũng đã có thể mỉm cười để đi về nhà. Dĩ nhiên là trong quãng thời gian nghỉ hè sau đó, trong khi tôi có một thái độ vui tươi phấn khởi và tận hưởng khoảng thời gian thư giãn quý giá này của bản thân, thì Ly vẫn còn một chút gì đó chán nản và mãi lo lắng về bài thi của mình, ngày nào nó cũng giữ thái độ như thế cho đến khi công bố kết quả.
Sau này, khi đã có điểm thi, dù không được như kỳ vọng nhưng kết quả của Ly vẫn có đủ để vào được ngôi trường nguyện vọng của mình, nhìn bộ mặt tươi cười của nó khi thông báo tin vui cho tôi, tôi đến bây giờ vẫn không hiểu được lý do tai sao lúc đó nó lại khóc và làm quá cái lỗi sai nhỏ nhặt kia như vậy. Nếu lúc đó nó thở dài, nhẹ nhàng cho qua cái sai lầm nhỏ nhặt kia, thì có lẽ mọi chuyện vẫn ổn thôi và rằng, cô Hoa đã không phải buồn và lo lắng cho Ly vì một chuyện không đáng như vậy.
Tóm cái váy lại, qua việc này các bạn biết tôi rút ra được điều gì không? Đó là đôi khi có những sai lầm mà bản thân chúng ta chắc chắn sẽ có lúc mắc phải, bởi vì không có ai là hoàn hảo cả. Nếu cứ mãi đắm chìm vào những sai sót, thất bại của bản thân, sự cố chấp đó sẽ tự làm khổ chúng ta và rằng, việc sống trong sự dằn vặt sẽ chỉ đem lại cho chính các bạn và những người xung quanh, một sự phiền toái không cần thiết. Đôi khi, việc tốt nhất chúng ta có thể làm là lạc quan lên, cố gắng cho qua, rút kinh nghiệm từ những sai lầm của mình, rồi tiếp tục hướng về phía trước.
Tôi là Runka và đó là câu chuyện của chương này!