Nguyễn Đặng Ái Nhân
Thành viên
- Tham gia
- 27/9/2021
- Bài viết
- 1
Những áp lực từ cuộc sống, xã hội và nghĩa vụ của mỗi người chúng ta lớn dần theo thời gian, khiến bản thân con người thay đổi. Từ những đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ và non nớt, nhiệm vụ duy nhất của chúng lúc đó chỉ là tập ăn, tập nói. Rồi thời gian cứ thế mà trôi, những đứa trẻ ấy mang lên đôi vai nhỏ bé chiếc cặp đầy sách vở, cất bước đến trường. Từng ngày như thế, những quyển sách bão hòa dần kiến thức trong tư duy của chúng, những áp lực từ trường lớp, cộng hưởng với sự thay đổi tính cách ở độ tuổi khôn lớn dần khiến các cô, cậu bé ấy trầm tư hơn.
Tiếng khóc khi vừa chào đời, nụ cười ngây thơ khi được ba mẹ tặng cho chiếc kẹo mút, niềm háo hức xen lẫn một chút rụt rè bởi bước chân đầu tiên vào lớp học. Thời gian dẫn ta đi qua những tháng ngày thơ ngây của bậc cấp tiểu, trung học và gỡ bỏ chiếc khăn quàng đỏ. Thế rồi lại mang lên áo đồng phục phía ngực trái huy hiệu đoàn viên oai nghiêm. Sau 3 năm cuối cấp đấy, nhiệm vụ còn lại của chúng ta không đơn giản chỉ là học tích góp kiến thức nữa vì khi đấy công việc, cuộc sống, gia đình và kinh tế tất cả như đè nặng lên vai những đứa trẻ chóng lớn ấy rồi.
Thời gian cứ thế thấm thoát trôi, cùng với áp lực và nghĩa vụ của mỗi con người chẳng biết từ bao giờ tạo thành một vỏ bọc mang tên “trưởng thành” , che giấu đi vẻ ngây thơ, hồn hiên vốn có. Khi còn là một đứa trẻ, mỗi lần vấp ngã đã có ba mẹ bên cạnh vỗ về nên chúng mới khóc òa lên chỉ mong được sự quan tâm. Đến lúc lớn khôn, bắt đầu những suy nghĩ sâu sắc hơn, họ lại chọn giấu đi những giọt lệ buồn đau, nụ cười từ điều nhỏ nhặt. Trong tư duy của một người ở giai đoạn khôn lớn và một người cao tuổi hơn sẽ có cách nhìn nhận sự việc khác nhau. Điều đó đã váy lên nỗi sợ hãi về không cùng quan điểm và rồi khiến họ khép lòng.
Khoảng cách giữa hồn nhiên và trưởng thành nó rất mong manh. Chúng ta có thể hiểu một người hồn nhiên mang tất cả tâm sự giải bày cho một người lớn tuổi hoặc ai đó họ xem trọng. Ở khía cảnh của một người trưởng thành thì khép kính, xung quanh họ là những người cùng chang lứa và bé hơn, họ sợ không một ai nghe họ than thở, trong mắt những người cạnh họ lúc bấy giờ, bắt buộc bản thân họ phải cứng cỏi để che chở con cái, phụng dưỡng ba mẹ. Nếu dễ dàng từ bỏ hoặc sà vào lòng một người nào đó vỡ òa lên vì áp lực đang đàn áp con người đấy, xã hội ngoài kia sẽ cảm thấy nực cười lắm hay sao? Chúng ta luôn bận tâm về một vấn đề tiêu cực giữa vô vàn điều tích cực mà đã vô tình quên đi những người luôn sẵn sàng san sẻ niềm vui, nỗi buồn với mình.
Trưởng thành chỉ lớp vỏ che giấu đi những lần ta vấp ngã, con tim hụt hẫng, tổn thương như lỡ một nhịp, thế rồi lại đứng lên và vờ như chưa có sự thất bại, tệ hại nào xảy ra cả. Tận cùng ở trái tim mỗi con người, sự thật họ chỉ luôn mong muốn có những khoảnh khắc giải bày hết tâm tư mà thôi. Chẳng ai thật sự mạnh mẽ, cũng không có một con người nào hoàn toàn yếu đuối cả. Vẻ bề ngoài cũng chỉ là một lớp vỏ con người mà thôi, tâm hồn của chúng ta chưa bao giờ già đi, chúng ta mãi là một đứa trẻ mong muốn niềm vui ngọt ngào như chiếc kẹo mút, được trải nghiệm nhiều điều mới lạ thích thú như lần đầu tiên đến lớp và đôi lần đau đớn vì vấp ngã mà thôi.
Tiếng khóc khi vừa chào đời, nụ cười ngây thơ khi được ba mẹ tặng cho chiếc kẹo mút, niềm háo hức xen lẫn một chút rụt rè bởi bước chân đầu tiên vào lớp học. Thời gian dẫn ta đi qua những tháng ngày thơ ngây của bậc cấp tiểu, trung học và gỡ bỏ chiếc khăn quàng đỏ. Thế rồi lại mang lên áo đồng phục phía ngực trái huy hiệu đoàn viên oai nghiêm. Sau 3 năm cuối cấp đấy, nhiệm vụ còn lại của chúng ta không đơn giản chỉ là học tích góp kiến thức nữa vì khi đấy công việc, cuộc sống, gia đình và kinh tế tất cả như đè nặng lên vai những đứa trẻ chóng lớn ấy rồi.
Thời gian cứ thế thấm thoát trôi, cùng với áp lực và nghĩa vụ của mỗi con người chẳng biết từ bao giờ tạo thành một vỏ bọc mang tên “trưởng thành” , che giấu đi vẻ ngây thơ, hồn hiên vốn có. Khi còn là một đứa trẻ, mỗi lần vấp ngã đã có ba mẹ bên cạnh vỗ về nên chúng mới khóc òa lên chỉ mong được sự quan tâm. Đến lúc lớn khôn, bắt đầu những suy nghĩ sâu sắc hơn, họ lại chọn giấu đi những giọt lệ buồn đau, nụ cười từ điều nhỏ nhặt. Trong tư duy của một người ở giai đoạn khôn lớn và một người cao tuổi hơn sẽ có cách nhìn nhận sự việc khác nhau. Điều đó đã váy lên nỗi sợ hãi về không cùng quan điểm và rồi khiến họ khép lòng.
Khoảng cách giữa hồn nhiên và trưởng thành nó rất mong manh. Chúng ta có thể hiểu một người hồn nhiên mang tất cả tâm sự giải bày cho một người lớn tuổi hoặc ai đó họ xem trọng. Ở khía cảnh của một người trưởng thành thì khép kính, xung quanh họ là những người cùng chang lứa và bé hơn, họ sợ không một ai nghe họ than thở, trong mắt những người cạnh họ lúc bấy giờ, bắt buộc bản thân họ phải cứng cỏi để che chở con cái, phụng dưỡng ba mẹ. Nếu dễ dàng từ bỏ hoặc sà vào lòng một người nào đó vỡ òa lên vì áp lực đang đàn áp con người đấy, xã hội ngoài kia sẽ cảm thấy nực cười lắm hay sao? Chúng ta luôn bận tâm về một vấn đề tiêu cực giữa vô vàn điều tích cực mà đã vô tình quên đi những người luôn sẵn sàng san sẻ niềm vui, nỗi buồn với mình.
Trưởng thành chỉ lớp vỏ che giấu đi những lần ta vấp ngã, con tim hụt hẫng, tổn thương như lỡ một nhịp, thế rồi lại đứng lên và vờ như chưa có sự thất bại, tệ hại nào xảy ra cả. Tận cùng ở trái tim mỗi con người, sự thật họ chỉ luôn mong muốn có những khoảnh khắc giải bày hết tâm tư mà thôi. Chẳng ai thật sự mạnh mẽ, cũng không có một con người nào hoàn toàn yếu đuối cả. Vẻ bề ngoài cũng chỉ là một lớp vỏ con người mà thôi, tâm hồn của chúng ta chưa bao giờ già đi, chúng ta mãi là một đứa trẻ mong muốn niềm vui ngọt ngào như chiếc kẹo mút, được trải nghiệm nhiều điều mới lạ thích thú như lần đầu tiên đến lớp và đôi lần đau đớn vì vấp ngã mà thôi.