Chứng hay quên sau sinh: Làm gì để khắc phục

thuongchip

Thành viên
Tham gia
2/12/2022
Bài viết
29
Hay quên là tình trạng thường xuyên gặp ở phụ nữ sau sinh và khiến chị em gặp không tít rắc rối. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống, thậm chí dẫn đến chứng trầm cảm ở phụ nữ sau sinh. Vậy làm cách nào để có thể khắc phục được tình trạng này? Cùng tìm hiểu bài viết này để có thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc sau sinh tại nhà mẹ nhé.

Khắc phục chứng hay quên sau sinh như thế nào?


Để khắc phục chứng hay quên này, khi đối diện với chứng hay quên, các mẹ không nên quá bối rối, hoang mang, vì điều này sẽ tạo điều kiện cho stress gia tăng. Thay vào đó bạn cần:
6-cach-khac-phuc-hoi-chung-hay-quen-sau-sinh-chelaferrforte.jpg

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cải thiện hội chứng hay quên sau sinh
Để cải thiện hội chứng hay quên sau sinh, mẹ nên chú trọng bổ sung nguồn estrogen tự nhiên với các thực phẩm như đậu nành, hạt lạc, hạt vừng, hạt điều. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên ăn nhiều các thực phẩm bổ sung sắt cho mẹ sau sinh để cải thiện trí não, tăng cường thực phẩm giàu canxi, magie, photpho, Omega-3, vitamin A, B, C.. tốt cho cơ thể như hải sản, thịt bò, rau màu xanh thẫm, quả óc chõ..
Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, uống đủ nước và đặc biệt mẹ nên hạn chế uống trà, cà phê khi đang cho con bú.

Ngủ đủ giấc giúp tăng cường trí nhớ hiệu quả
Giờ giấc sinh hoạt đảo lộn ngày đêm khi mẹ chăm sóc con nhỏ rất khó để mẹ duy trì một giấc ngủ sâu dài 8 tiếng/ngày như trước. Tuy nhiên việc nghỉ ngơi rất quan trọng với não bộ và việc tăng cường trí nhớ. Phụ nữ sau sinh nên tạo thói quen ngủ trưa giấc ngắn khoảng 20-30 phút, tranh thủ ngủ khi con ngủ để làm sao đảm bảo ngủ vẫn đủ ít nhất 8 tiếng/ngày.
Bên cạnh đó, bố mẹ nên tạo thói quen đi ngủ đúng giờ và phân biệt ngày đêm cho trẻ sơ sinh để mẹ có đủ thời gian nghỉ ngơi, khắc phục hội chứng hay quên sau sinh.

Sắp xếp công việc hợp lý tránh làm cho cơ thể quá tải
Nếu phải thực hiện quá nhiều việc một lúc, mẹ nên ghi chép lại công việc vào sổ tay, sổ ghi nhớ, ứng dụng điện thoại để sắp xếp công việc hợp lý. Khi làm việc quá tải, cơ thể mệt mỏi, mẹ sau sinh cần thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, tránh làm nhiều việc một lúc. Không nên làm việc khi tâm trạng đang bực bội, căng thẳng mà nên làm khi tâm trạng thoải mái tự nhiên nhất.

Chia sẻ gánh nặng với người thân trong gia đình giúp mẹ thoải mái
Phụ nữ sau sinh khi gặp mệt mỏi, áp lực trong khi chăm sóc con nhỏ không nên chịu đựng một mình mà nên chia sẻ khó khăn đang gặp phải với người thân trong gia đình, nhất là với người chồng.
Người chồng nên quan tâm tới phụ nữ sau sinh nhiều hơn, giúp đỡ vợ nhiều hơn, trò chuyện để họ cảm thấy thoải mái về mặt tâm lý. Cần hạn chế nói lời tiêu cực, to tiếng cãi vã.. bởi điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị trầm cảm sau sinh. Việc vợ chồng chia sẻ khó khăn thường xuyên sẽ giảm nguy cơ bị stress, vừa duy trì hành phục gia đình.

Bổ sung viên uống vi chất sau sinh đầy đủ
Ngoài việc tăng cường dinh dưỡng qua nguồn thực phẩm, ăn nhiều các thực phẩm hỗ trợ tăng trí nhớ, bổ sung trí não, mẹ sau sinh cần duy trì dùng viên sắt cho phụ nữ sau sinh thường xuyên kể cả trong quá trình cho con bú để phòng tránh bị thiếu máu thiếu sắt, hỗ trợ quá trình lưu thông máu lên não cũng như giúp cải thiện suy giảm trí nhớ tốt hơn.

Các biện pháp khác giúp hạn chế suy giảm trí nhớ sau sinh
Một số biện pháp khác giúp hạn chế hội chứng hay quên sau sinh gồm có:
Thường xuyên vận động, gặp gỡ bạn bè để giải tỏa áp lực và căng thẳng tốt hơn.
Trước khi đi ngủ không nên xem điện thoại để tránh ánh sáng xanh gây mất ngủ, dành thời gian nghe nhạc, giúp cải thiện trí nhớ và thư giãn tâm hồn.
Tập yoga để vận động cơ thể, rèn khả năng tập trung của bộ não.
Massage, ngâm chân với nước ấm để có giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Hay quên sau sinh là một vấn đề phổ biến mà nhiều phụ nữ gặp phải. Việc hiểu rõ nguyên nhân và ảnh hưởng của tình trạng này sẽ giúp các bà mẹ có thêm kiến thức và kinh nghiệm để khắc phục và cải thiện trí nhớ của bản thân. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ hiểu rõ những điều này. Chúc các mẹ sau sinh sớm hồi phục sức khoẻ và tận hưởng trọn vẹn niềm vui bên gia đình nhỏ mỗi ngày.
 
×
Quay lại
Top Bottom