- Tham gia
- 5/10/2017
- Bài viết
- 1.322
Không có phương thuốc thần kỳ nào chữa tật nói lắp ngay lập tức. Các biện pháp trị liệu, thiết bị điện tử và thậm chí cả thuốc cũng không thể chữa được. Tuy nhiên, những người nói lắp có thể tự mình chống lại tình trạng này, cũng như đạt được tiến bộ đáng kể đối với sự lưu loát bằng cách gặp một nhà trị liệu ngôn ngữ. Nếu bạn nghiêm túc về việc muốn trị tật nói lắp và , hãy đọc những lời khuyên dưới đây
Phương pháp 1: Liệu pháp tại nhà
1. Thư giãn tinh thần và thể chất
Tự nhủ rằng bạn sẽ thực sự làm tốt. Khi lo lắng mình sẽ nói lắp, bạn càng dễ nói lắp hơn. Bạn cần thư giãn cơ thể cũng như đầu óc.
Thư giãn cơ thể:
Thả lỏng các cơ căng ở lưng, cổ và cánh tay. Thả lỏng và buông vai xuống mức tự nhiên.
Rung bật môi vài giây trước khi bắt đầu nói. Các ca sĩ thỉnh thoảng cũng dùng cách này để khởi động.
Lắc chân và cánh tay để giảm căng cơ. Vặn phần thân trên.
Thư giãn đầu óc:
Tự nhủ: "Mình mạnh hơn tật nói lắp; tật nói lắp không mạnh bằng mình!"
Đừng cho rằng đây là tình huống nghiêm trọng. Nói lắp có thể gây phiền toái, nhưng những người khác sẽ không thấy đó là vấn đề lớn như bạn nghĩ. Suy nghĩ này sẽ giúp bạn thư giãn.
Tập trung chú ý trong đầu. Nhẹ nhàng để sự tập trung chầm chậm chảy đến những bộ phận xa nhất của cơ thể, thở đều. Bạn có thể thực hiện điều này dưới dạng thiền.
2. Đứng trước gương và tưởng tượng hình ảnh trong gương là một người khác
Bắt đầu thử nói bất cứ điều gì những sự việc xảy ra ngày hôm đó, cảm giác của bạn ra sao, chốc nữa bạn định ăn gì và bạn sẽ thấy mình không còn nói lắp nữa.
Tất nhiên, nói chuyện trước gương không giống như nói chuyện với người khác, nhưng bài tập này sẽ tiếp thêm sự tự tin cho bạn. Nhớ rằng bạn đã nói chuyện với chính mình tốt như thế nào khi chuẩn bị nói chuyện với người khác.
Thử nói chuyện với chính mình 30 phút mỗi ngày. Ban đầu bạn sẽ thấy hơi kỳ quặc, nhưng mục đích của bài tập là để nghe giọng nói của bạn khi không nói lắp. Điều này sẽ khiến bạn tự tin hơn nhiều.
3. Đọc sách thành tiếng
Điều này sẽ giúp cải thiện kỹ năng thu hút người nghe. Bạn chỉ cần đọc to lên thành tiếng. Việc này ban đầu có lẽ không dễ dàng, nhưng qua đó bạn sẽ học được cách thở. Một vấn đề lớn mà hầu hết những người nói lắp thường gặp là không biết cách thở khi đọc hoặc khi nói. Bài tập này sẽ giúp bạn học cách thở, đồng thời cũng là một cách thực hành để chữa tật nói lắp.
4. Hình dung trong đầu những từ bạn sắp nói ra
Bạn sẽ không dễ dàng nắm được kỹ thuật này, nhưng nó thực sự hữu ích. Hình dung ra các từ cũng có nghĩa là bạn đang xác nhận chúng, và như vậy bạn sẽ khó nói lắp khi thốt ra những từ đó. Nếu bạn không thể hình dung, các từ ngữ sẽ không thuộc về bạn. Hãy vẽ ra một hình ảnh rõ ràng trong đầu những từ mà bạn muốn nói.
Nếu thường bị vấp khi nói một từ nào đó, bạn có thể thử dùng một từ có nghĩa tương đương từ đồng nghĩa. Từ này có thể sẽ dễ nói hơn, nhờ đó bạn sẽ không vấp váp.
Cố gắng đánh vần thành tiếng những từ mà bạn thường bị vấp. Có thể bạn phải phát âm thật chậm từng chữ cái một, nhưng ít ra bạn cũng hài lòng vì biết rằng mình đã phát âm được từ đó.
Đừng ngại tạm ngừng trong lúc bạn đang hình dung hoặc đánh vần các từ. Chúng ta thường e ngại sự im , bạn cần tập nghĩ rằng những khoảng lặng là cơ hội để tiến tới thành công.
5. Mỗi khi nói lắp, bạn cố loại bỏ sự căng thẳng giữa các cụm từ
Tập chữa nói lắp bằng cách phát ra những âm thanh sâu từ cổ họng giữa mỗi cụm từ. Ví dụ: “Thật là…aaaa…ngớ ngẩn”. Thử ngừng lại bằng cách phát âm "aaa...", sau đó tiếp tục nói.
6. Có lối suy nghĩ thích hợp
Trước khi nói, bạn hãy suy nghĩ một cách lạc quan thay vì bi quan. Thông thường chính nỗi lo sợ nói lắp sẽ khiến bạn nói lắp. Thay vì sợ hãi và chờ đợi điều đó xảy ra, bạn hãy tưởng tượng đến thành công của mình. Điều này sẽ giúp bạn đẩy lùi sự lo âu mà có lẽ bạn đang đối mặt.
7. Thử dùng các bài tập thở để giúp lời nói thốt ra dễ dàng hơn
Người nói lắp thường gặp vấn đề về hơi thở khi nói. Các bài tập thở có thể hỗ trợ đáng kể trong việc cải thiện vấn đề này. Hãy thử các bài tập sau để nói lưu loát hơn:
Hít vài hơi thở sâu trước khi bắt đầu nói. Tưởng tượng như bạn sắp ngụp xuống nước và bạn cần lấy vài hơi thở sâu trước khi lặn. Điều này có thể giúp bạn dễ thở hơn và giúp điều hòa hơi thở. Nếu đang ở trước mặt mọi người và ngại thực hiện động tác này, bạn hãy cố gắng hít thở sâu qua mũi.
Nhớ hít thở trong khi nói và cả khi nói lắp. Người nói lắp thường quên thở khi họ bắt đầu nói lắp. Ngừng lại một chút, cho bản thân thời gian để thở, sau đó thử nói lại.
Không cố gắng đặt mục tiêu về tốc độ nói. Xung quanh bạn có nhiều người nói nhanh, nhưng bạn không cần phải nói như họ. Mục tiêu của bạn là diễn đạt trôi chảy và khiến mọi người hiểu bạn nói gì, do đó bạn nên học nói với tốc độ vừa phải. Chẳng có gì phải vội vàng, và đây cũng không phải cuộc thi xem ai nói nhanh hơn ai.
8. Thử đưa nhịp điệu vào lời nói
Người nói lắp thường không bị lắp bắp khi hát vì nhiều lý do: khi hát, các ca từ được kéo dài, giai điệu mượt mà và dễ phát âm hơn so với khi nói bình thường. Nếu có thể đưa đôi chút nhịp điệu vào lời nói (thêm vào nét hùng biện như Martin Luther King, Jr.), bạn có thể thấy mình bớt nói lắp hẳn, thậm chí không còn nói lắp nữa.
9. Khi đang phát biểu, bạn đừng nhìn thẳng vào một người
Nhìn lướt trên đầu mọi người hoặc một điểm nào đó ở cuối phòng. Như vậy bạn sẽ không bị hồi hộp và bắt đầu chuỗi phản xạ nói lắp.
Khi nói chuyện trực tiếp với người nào đó, bạn hãy thử xem có thể thường xuyên giao tiếp bằng mắt với họ không. Bạn không phải luôn nhìn chằm chằm vào họ, nhưng việc giao tiếp bằng ánh mắt sẽ khiến họ dễ chịu, và bạn cũng thấy thoải mái hơn.
10. Đừng toát mồ hôi chỉ vì những lỗi nhỏ
Bạn nên hiểu rằng mình sẽ mắc lỗi nhưng các lỗi đó không đại diện cho bạn. Cách bạn đứng dậy từ sai lầm và sự kiên trì của bạn mới là điều quan trọng. Hiểu rằng có thể bạn sẽ thua một vài trận, nhưng mục đích của bạn chính là chiến thắng cuối cùng.
11. Đừng bao giờ đầu hàng
Cho dù mọi người nghĩ rằng bạn kém cỏi, bạn cũng đừng để ý nghĩ của họ tác động đến bạn.
Phương pháp 2: Những điều cha mẹ nên và không nên làm
1.Cố gắng không làm cho trẻ lo lắng về tật nói lắp
Khi thể hiện sự lo lắng quá nhiều về đứa con có tật nói lắp, các bậc cha mẹ có nguy cơ khiến đứa trẻ xa lánh và càng tự ti hơn về tật nói lắp của mình.Điều này có thể cản trở sự tiến bộ của trẻ thay vì giúp đỡ trẻ.
2. Cố gắng không đặt trẻ vào các tình huống xã hội căng thẳng
Việc đặt trẻ vào tình huống xã hội căng thẳng để trẻ học cách thoải mái sẽ gây tác dụng ngược.
3. Kiên nhẫn lắng nghe và không ngắt lời trẻ
Khi trẻ nói lắp, bạn cần để trẻ nói hết ý nghĩ của mình mà không ngắt lời và nói hộ trẻ. Thể hiện sự yêu thương và chấp nhận khi trẻ nói lắp.
4. Nói chuyện với trẻ nếu trẻ nêu vấn đề
Nếu con bạn muốn nói chuyện về vấn đề này, bạn hãy dành thời gian trao đổi với trẻ về những gì trẻ đang trải qua và thảo luận về các cách điều trị tật nói lắp. Cho trẻ biết rằng bạn hiểu nỗi buồn bực của bé.
5. Nếu trẻ đang được trị liệu với chuyên gia trị liệu ngôn ngữ, bạn hãy cho họ biết khi nào cần nhẹ nhàng sửa cho trẻ và khi nào không nên
Nghe theo lời khuyên của chuyên gia trị liệu ngôn ngữ.
Phương pháp 3: Đến gặp chuyên gia trị liệu ngôn ngữ
1. Đừng ngại đến gặp chuyên gia trị liệu ngôn ngữ nếu tình hình trở nên xấu
Hầu hết những người nói lắp sẽ khỏi tật này sau một thời gian, nhất là khi còn nhỏ. Tuy nhiên, việc đến gặp chuyên gia trị liệu là điều nên làm trong một số trường hợp, đặc biệt là đối với những người bị trầm cảm hoặc cho rằng tật nói lắp cản trở bước tiến của họ trong cuộc sống.
2. Trị liệu ngôn ngữ có thể giúp ích trong một số trường hợp
Việc trị liệu có thể có lợi trong một số tình huống và không có lợi trong một số tình huống khác. Trị liệu ngôn ngữ có thể giúp ích cho trẻ nếu:
Tình trạng nói lắp kéo dài hơn 6 tháng
Từ nói lắp kéo dài nhiều giây
Tiền sử gia đình có tật nói lắp
Trẻ suy sụp tinh thần, xấu hổ và trầm cảm vì tật nói lắp.
3. Hiểu về những việc chuyên gia trị liệu có thể làm
Chuyên gia trị liệu ngôn ngữ thường hướng dẫn bệnh nhân trải qua các buổi luyện thanh với nỗ lực giảm tác động của tật nói lắp trong giao tiếp, không chú trọng quá nhiều vào việc ngăn chặn nói lắp.Sau đó bệnh nhân thực hành các kỹ thuật này trong các tình huống thực tế.
Chuyên gia trị liệu ngôn ngữ có thể cần nói chuyện với cha mẹ, giáo viên, đôi khi cả bạn bè của trẻ để truyền đạt các kỹ thuật trị liệu và giúp họ hiểu điều mà bệnh nhân đang cố gắng đạt được. Như vậy, trẻ có thể nhận được sự giúp đỡ và thông cảm từ những người xung quanh khi nói chuyện trong các tình huống thực tế.
4. Chuyên gia trị liệu có thể giới thiệu nhóm hỗ trợ
Có hàng trăm các nhóm hỗ trợ dành cho người nói lắp. Sau khi tư vấn cho bệnh nhân, chuyên gia trị liệu có thể thấy được lợi ích khi cho bệnh nhân gia nhập nhóm hỗ trợ, ở đó không có các kỹ thuật trị liệu nhưng người nói lắp sẽ tìm được cơ hội gắn kết với những người khác trong một môi trường an toàn.
Phương pháp 1: Liệu pháp tại nhà
Tự nhủ rằng bạn sẽ thực sự làm tốt. Khi lo lắng mình sẽ nói lắp, bạn càng dễ nói lắp hơn. Bạn cần thư giãn cơ thể cũng như đầu óc.
Thư giãn cơ thể:
Thả lỏng các cơ căng ở lưng, cổ và cánh tay. Thả lỏng và buông vai xuống mức tự nhiên.
Rung bật môi vài giây trước khi bắt đầu nói. Các ca sĩ thỉnh thoảng cũng dùng cách này để khởi động.
Lắc chân và cánh tay để giảm căng cơ. Vặn phần thân trên.
Thư giãn đầu óc:
Tự nhủ: "Mình mạnh hơn tật nói lắp; tật nói lắp không mạnh bằng mình!"
Đừng cho rằng đây là tình huống nghiêm trọng. Nói lắp có thể gây phiền toái, nhưng những người khác sẽ không thấy đó là vấn đề lớn như bạn nghĩ. Suy nghĩ này sẽ giúp bạn thư giãn.
Tập trung chú ý trong đầu. Nhẹ nhàng để sự tập trung chầm chậm chảy đến những bộ phận xa nhất của cơ thể, thở đều. Bạn có thể thực hiện điều này dưới dạng thiền.
Bắt đầu thử nói bất cứ điều gì những sự việc xảy ra ngày hôm đó, cảm giác của bạn ra sao, chốc nữa bạn định ăn gì và bạn sẽ thấy mình không còn nói lắp nữa.
Tất nhiên, nói chuyện trước gương không giống như nói chuyện với người khác, nhưng bài tập này sẽ tiếp thêm sự tự tin cho bạn. Nhớ rằng bạn đã nói chuyện với chính mình tốt như thế nào khi chuẩn bị nói chuyện với người khác.
Thử nói chuyện với chính mình 30 phút mỗi ngày. Ban đầu bạn sẽ thấy hơi kỳ quặc, nhưng mục đích của bài tập là để nghe giọng nói của bạn khi không nói lắp. Điều này sẽ khiến bạn tự tin hơn nhiều.
Điều này sẽ giúp cải thiện kỹ năng thu hút người nghe. Bạn chỉ cần đọc to lên thành tiếng. Việc này ban đầu có lẽ không dễ dàng, nhưng qua đó bạn sẽ học được cách thở. Một vấn đề lớn mà hầu hết những người nói lắp thường gặp là không biết cách thở khi đọc hoặc khi nói. Bài tập này sẽ giúp bạn học cách thở, đồng thời cũng là một cách thực hành để chữa tật nói lắp.
Bạn sẽ không dễ dàng nắm được kỹ thuật này, nhưng nó thực sự hữu ích. Hình dung ra các từ cũng có nghĩa là bạn đang xác nhận chúng, và như vậy bạn sẽ khó nói lắp khi thốt ra những từ đó. Nếu bạn không thể hình dung, các từ ngữ sẽ không thuộc về bạn. Hãy vẽ ra một hình ảnh rõ ràng trong đầu những từ mà bạn muốn nói.
Nếu thường bị vấp khi nói một từ nào đó, bạn có thể thử dùng một từ có nghĩa tương đương từ đồng nghĩa. Từ này có thể sẽ dễ nói hơn, nhờ đó bạn sẽ không vấp váp.
Cố gắng đánh vần thành tiếng những từ mà bạn thường bị vấp. Có thể bạn phải phát âm thật chậm từng chữ cái một, nhưng ít ra bạn cũng hài lòng vì biết rằng mình đã phát âm được từ đó.
Đừng ngại tạm ngừng trong lúc bạn đang hình dung hoặc đánh vần các từ. Chúng ta thường e ngại sự im , bạn cần tập nghĩ rằng những khoảng lặng là cơ hội để tiến tới thành công.
Tập chữa nói lắp bằng cách phát ra những âm thanh sâu từ cổ họng giữa mỗi cụm từ. Ví dụ: “Thật là…aaaa…ngớ ngẩn”. Thử ngừng lại bằng cách phát âm "aaa...", sau đó tiếp tục nói.
Trước khi nói, bạn hãy suy nghĩ một cách lạc quan thay vì bi quan. Thông thường chính nỗi lo sợ nói lắp sẽ khiến bạn nói lắp. Thay vì sợ hãi và chờ đợi điều đó xảy ra, bạn hãy tưởng tượng đến thành công của mình. Điều này sẽ giúp bạn đẩy lùi sự lo âu mà có lẽ bạn đang đối mặt.
Người nói lắp thường gặp vấn đề về hơi thở khi nói. Các bài tập thở có thể hỗ trợ đáng kể trong việc cải thiện vấn đề này. Hãy thử các bài tập sau để nói lưu loát hơn:
Hít vài hơi thở sâu trước khi bắt đầu nói. Tưởng tượng như bạn sắp ngụp xuống nước và bạn cần lấy vài hơi thở sâu trước khi lặn. Điều này có thể giúp bạn dễ thở hơn và giúp điều hòa hơi thở. Nếu đang ở trước mặt mọi người và ngại thực hiện động tác này, bạn hãy cố gắng hít thở sâu qua mũi.
Nhớ hít thở trong khi nói và cả khi nói lắp. Người nói lắp thường quên thở khi họ bắt đầu nói lắp. Ngừng lại một chút, cho bản thân thời gian để thở, sau đó thử nói lại.
Không cố gắng đặt mục tiêu về tốc độ nói. Xung quanh bạn có nhiều người nói nhanh, nhưng bạn không cần phải nói như họ. Mục tiêu của bạn là diễn đạt trôi chảy và khiến mọi người hiểu bạn nói gì, do đó bạn nên học nói với tốc độ vừa phải. Chẳng có gì phải vội vàng, và đây cũng không phải cuộc thi xem ai nói nhanh hơn ai.
Người nói lắp thường không bị lắp bắp khi hát vì nhiều lý do: khi hát, các ca từ được kéo dài, giai điệu mượt mà và dễ phát âm hơn so với khi nói bình thường. Nếu có thể đưa đôi chút nhịp điệu vào lời nói (thêm vào nét hùng biện như Martin Luther King, Jr.), bạn có thể thấy mình bớt nói lắp hẳn, thậm chí không còn nói lắp nữa.
Nhìn lướt trên đầu mọi người hoặc một điểm nào đó ở cuối phòng. Như vậy bạn sẽ không bị hồi hộp và bắt đầu chuỗi phản xạ nói lắp.
Khi nói chuyện trực tiếp với người nào đó, bạn hãy thử xem có thể thường xuyên giao tiếp bằng mắt với họ không. Bạn không phải luôn nhìn chằm chằm vào họ, nhưng việc giao tiếp bằng ánh mắt sẽ khiến họ dễ chịu, và bạn cũng thấy thoải mái hơn.
Bạn nên hiểu rằng mình sẽ mắc lỗi nhưng các lỗi đó không đại diện cho bạn. Cách bạn đứng dậy từ sai lầm và sự kiên trì của bạn mới là điều quan trọng. Hiểu rằng có thể bạn sẽ thua một vài trận, nhưng mục đích của bạn chính là chiến thắng cuối cùng.
Cho dù mọi người nghĩ rằng bạn kém cỏi, bạn cũng đừng để ý nghĩ của họ tác động đến bạn.
Phương pháp 2: Những điều cha mẹ nên và không nên làm
Khi thể hiện sự lo lắng quá nhiều về đứa con có tật nói lắp, các bậc cha mẹ có nguy cơ khiến đứa trẻ xa lánh và càng tự ti hơn về tật nói lắp của mình.Điều này có thể cản trở sự tiến bộ của trẻ thay vì giúp đỡ trẻ.
Việc đặt trẻ vào tình huống xã hội căng thẳng để trẻ học cách thoải mái sẽ gây tác dụng ngược.
Khi trẻ nói lắp, bạn cần để trẻ nói hết ý nghĩ của mình mà không ngắt lời và nói hộ trẻ. Thể hiện sự yêu thương và chấp nhận khi trẻ nói lắp.
Nếu con bạn muốn nói chuyện về vấn đề này, bạn hãy dành thời gian trao đổi với trẻ về những gì trẻ đang trải qua và thảo luận về các cách điều trị tật nói lắp. Cho trẻ biết rằng bạn hiểu nỗi buồn bực của bé.
Nghe theo lời khuyên của chuyên gia trị liệu ngôn ngữ.
Phương pháp 3: Đến gặp chuyên gia trị liệu ngôn ngữ
Hầu hết những người nói lắp sẽ khỏi tật này sau một thời gian, nhất là khi còn nhỏ. Tuy nhiên, việc đến gặp chuyên gia trị liệu là điều nên làm trong một số trường hợp, đặc biệt là đối với những người bị trầm cảm hoặc cho rằng tật nói lắp cản trở bước tiến của họ trong cuộc sống.
Việc trị liệu có thể có lợi trong một số tình huống và không có lợi trong một số tình huống khác. Trị liệu ngôn ngữ có thể giúp ích cho trẻ nếu:
Tình trạng nói lắp kéo dài hơn 6 tháng
Từ nói lắp kéo dài nhiều giây
Tiền sử gia đình có tật nói lắp
Trẻ suy sụp tinh thần, xấu hổ và trầm cảm vì tật nói lắp.
Chuyên gia trị liệu ngôn ngữ thường hướng dẫn bệnh nhân trải qua các buổi luyện thanh với nỗ lực giảm tác động của tật nói lắp trong giao tiếp, không chú trọng quá nhiều vào việc ngăn chặn nói lắp.Sau đó bệnh nhân thực hành các kỹ thuật này trong các tình huống thực tế.
Chuyên gia trị liệu ngôn ngữ có thể cần nói chuyện với cha mẹ, giáo viên, đôi khi cả bạn bè của trẻ để truyền đạt các kỹ thuật trị liệu và giúp họ hiểu điều mà bệnh nhân đang cố gắng đạt được. Như vậy, trẻ có thể nhận được sự giúp đỡ và thông cảm từ những người xung quanh khi nói chuyện trong các tình huống thực tế.
Có hàng trăm các nhóm hỗ trợ dành cho người nói lắp. Sau khi tư vấn cho bệnh nhân, chuyên gia trị liệu có thể thấy được lợi ích khi cho bệnh nhân gia nhập nhóm hỗ trợ, ở đó không có các kỹ thuật trị liệu nhưng người nói lắp sẽ tìm được cơ hội gắn kết với những người khác trong một môi trường an toàn.
Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW
Nguồn: WIKIHOW