Chữa song thị bằng đông y như thế nào?

dongy_sonha

Thành viên
Tham gia
20/4/2019
Bài viết
24
Song thị là một trong những triệu chứng khó chịu và nguy hiểm của mắt, nhìn một vật thành hai. Nhìn 1 thành 2 không chỉ làm giảm năng suất công việc mà còn khiến bạn hạn chế tầm nhìn, căn chỉnh khoảng cách giữa các vật không chính xác và đặc biệt nguy hiểm khi tham gia giao thông. Nhiều trường hợp song thị khiến người bệnh đau đầu chóng mặt đi lại khó khăn loạng choạng.

Triệu chứng song thị

Song thị là triệu chứng nhìn 1 vật thành 2. Vật bị nhìn song thị có thể nằm cạnh nhau hoặc chồng lên nhau, và có một số ít trường hợp bị mắc song thị chéo nghĩa là hình ảnh vật vừa nằm cạnh nhau vừa chồng lên nhau.

Thực tế, khi nhìn vào một vật, não sẽ điều khiển cơ mắt hướng đến đối tượng cần nhìn, sau đó truyền tín hiệu ngược trở lại não để ghi nhận hình ảnh thật.

Đối với người bị song thị, nhóm cơ vận nhãn hoặc dây thần kinh số 3, 4, 6 không được khoẻ hay bị tổn thương sẽ không điều chỉnh được trục nhìn của mắt hay nói cách khác là nhãn cầu (lòng đen) đến vật cần nhìn, khiến ảnh của vật không hội tụ trên hoàng điểm dẫn đến việc nhìn vật bị song thị.

Nguyên nhân gây song thị

Ngoài những trường hợp song thị bẩm sinh, một người bị song thị có thể do nhóm cơ vận nhãn hay dây thần kinh số 3, 4, 6 bị tổn thương hay bị liệt hoặc có thể do chấn thương vùng đầu, mắt, hoặc do chính các bệnh về mắt gây nên.


Nguyên nhân chính dẫn đến song thị 1 mắt bao gồm: Loạn thị, viêm giác mạc, lệch(hoặc đục) thuỷ tinh thể, tổn thương hoàng điểm.

Đối với song thị 2 mắt có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này như: Chấn thương vùng mắt và não, phình mạch máu, hệ thần kinh trung ương bị tổn thương. c

Ngoài những nguyên nhân gây song thị này còn những đối tượng có nguy cơ song thị như
- Người bị bệnh tiểu đường
- Rối loạn chức năng tuyến giáp
- Khối u não và ung thư
- Bệnh nhược cơ
Cách chữa trị song thị.
Chữa trị theo tây y:
Điều trị ổn định chấn thương sau đó phục hồi thần kinh bị ảnh hưởng. Chủ yếu dùng các vitamin nhóm B, các hỗn hợp bổ thần kinh, an thần, tăng tuần hoàn não. Những trường hợp tổn thương nhẹ sẽ hiệu quả, nhưng những trường hợp chấn thương gây tổn thương nặng thì không khắc phục được chứng song thị. Cho nên nhiều người sau khi ra viện, vết thương lành, đi lại bình thường nhưng vẫn bị song thị.


Chữa trị theo đông y: Dùng các vị thuốc hoạt huyết khứ ứ tiêu viêm để điều trị ổn định các chấn thương sau đó dùng bổ huyết, dưỡng huyết, thông kinh lạc để điều trị song thị.Trong trường hợp chấn thương nặng cần phối hợp châm cứu để tăng hiệu quả điều trị.
 
×
Quay lại
Top Bottom