- Tham gia
- 5/10/2017
- Bài viết
- 1.322
Buồn nôn, có thể kèm theo nôn hoặc không, là triệu chứng của một bệnh lý tiềm ẩn. Đó là cảm giác khó chịu hoặc nôn nao trong dạ dày hay bụng. Buồn nôn có thể do một số bệnh lý gây ra, bao gồm viêm dạ dày ruột, mang thai hoặc đang điều trị hóa chất, v.v… Bạn có thể áp dụng một số phương pháp để chữa buồn nôn theo cách tự nhiên, bao gồm các liệu pháp thảo dược và các phương pháp thay thế.
Phương pháp 1: Thực hiện vài thay đổi nhanh
1. Tránh các mùi khó chịu và khói thuốc
Bạn nên tránh xa các tác nhân kích thích buồn nôn và nôn. Làm sạch mùi khó chịu và khói thuốc bằng cách mở cửa sổ. Hoặc bạn có thể đi ra ngoài trời có không khí trong lành.
2. Chườm lạnh
Nhiệt độ nóng góp phần gây buồn nôn, nhất là khi cơ thể bắt đầu tăng quá cao. Bạn thử chườm lạnh lạnh để làm mát trán. Tránh nhiệt độ cao và độ ẩm nếu có thể.
Kiệt sức do nhiệt có thể gây buồn nôn và thường kèm theo các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, vã mồ hôi, mệt mỏi và một số triệu chứng khác. Hãy ra khỏi chỗ nóng vào một phòng mát mẻ.
3. Nghỉ ngơi
Cố gắng ngủ cho qua cơn buồn nôn. Việc này cũng giúp bạn kiểm soát stress, tình trạng lo âu và căng cơ vốn có thể gây buồn nôn. Nghỉ ngơi và thư giãn càng nhiều càng tốt.
4. Giữ yên cơ thể
Việc cử động có thể tăng cảm giác buồn nôn. Bạn hãy hạn chế cử động hết sức có thể. Thử nằm trong phòng tối và yên tĩnh.
5. Dùng thức ăn và thức uống nhẹ
Chú ý ăn các món không có nhiều gia vị, không dầu mỡ và nhẹ cho dạ dày.Các thức ăn này gồm có bánh quy giòn làm từ ngũ cốc nguyên hạt, cơm hoặc bánh quy vừng, gạo lứt, bánh mì nướng nguyên hạt hoặc gà bỏ da. Bạn cũng có thể thử uống nước dùng gà hoặc nước thịt với rau củ.
Bắt đầu ăn với số lượng ít.
Thức ăn béo và nhiều gia vị có thể làm cơn buồn nôn nặng thêm. Nhiều người cảm thấy buồn nôn hơn khi ăn cà chua, các thức ăn chứa a-xít (như nước cam, dưa muối), chocolate, kem và trứng.
6. Thử thực đơn BRAT
Thực đơn BRAT gồm có chuối, cơm, sốt táo và bánh mì nướng. Đây là chế độ ăn được khuyên dùng khi buồn nôn.
7. Uống nhiều nước nguội
Đảm bảo uống càng nhiều nước càng tốt. Tình trạng mất nước sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn. Đối với chứng buồn nôn, nhiệt độ của nước uống bằng với nhiệt độ phòng là dễ dung nạp nhất.
Chậm rãi nhấp từng ngụm nước. Uống nước quá nhanh có thể khiến có cảm giác xáo trộn trong dạ dày.
8. Thử thực hành bài tập thở
Trường đai học Connecticut đã tiến hành một nghiên cứu cho thấy việc thở sâu và có kiểm soát có thể làm dịu cơn buồn nôn. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng phương pháp thở có thể giúp chế ngự cơn buồn nôn sau phẫu thuật.Bạn hãy thử bài tập do trường đại học Missouri ở Kansas City giới thiệu:
Nằm ngửa. Đặt gối dưới khoeo chân và dưới cổ sao cho thoải mái.
Đặt hai bàn tay úp trên bụng, ngay dưới khung xương suờn. Những ngón tay của hai bàn tay chạm vào nhau để bạn có thể cảm thấy chúng tách ra khi thực hiện đúng bài tập.
Hít vào sâu, dài và chậm bằng cách phồng bụng lên, giống như em bé thở. Việc này là để đảm bảo bạn đang dùng cơ hoành để thở chứ không dùng khung xương sườn. Cơ hoành tạo nên sức hút hút được nhiều không khí vào phổi hơn so với dùng khung xương sườn. Những ngón tay của hai bàn tay đặt trên bụng phải tách ra khi thở.
Thở theo cách này ít nhất trong 5 phút.
Phương pháp 2: Thử dùng liệu pháp thảo mộc
1. Uống viên gừng
Lâu nay gừng đã được sử dụng để chữa chứng buồn nôn do nhiều nguyên nhân, bao gồm buồn nôn do hóa trị và buồn nôn trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Gừng có tác dụng ngăn cản hoặc ức chế các thụ thể của ruột và não liên quan đến cảm giác buồn nôn.
Trường hợp buồn nôn sau hóa trị, liều lượng khuyến nghị là 1.000 -2.000mg dạng viên con nhộng mỗi ngày trong ba ngày đầu.
Đối với trường hợp buồn nôn trong giai đoạn đầu thai kỳ, uống 250mg gừng, 4 lần mỗi ngày.
Gừng cũng được chứng mình là có hiệu quả trong việc điều trị chứng buồn nôn sau phẫu thuật.
Bạn phải nói với bác sĩ nếu muốn uống gừng, vì gừng có thể tăng lượng máu chảy trong quá trình phẫu thuật.Uống 500-1.000mg gừng trước phẫu thuật một tiếng.
Đối với trường hợp buồn nôn có liên quan đến ngộ độc thực phẩm, bệnh viêm dạ dày ruột và đa số các nguyên nhân không nghiêm trọng khác, uống 250 – 1.000mg gừng, 4 lần một ngày.
Không cho trẻ em dưới 12 tháng uống gừng.
2. Pha trà gừng
Nếu thích uống trà gừng hơn viên con nhộng, bạn có thể tự pha trà gừng ở nhà. Uống 4-6 tách trà mỗi ngày.
Mua gừng tươi và cắt một nhánh dài khoảng 5cm.
Rửa sạch gừng, bóc hoặc gọt phần vỏ màu da để lộ ra phần gừng nhạt màu hơn, gần như màu chanh vàng.
Cắt gừng thành từng mẩu nhỏ. Bạn có thể dùng bàn nạo để nạo, nhưng phải coi chừng ngón tay. Bạn cần khoảng một thìa súp gừng.
Cho các mẩu gừng vào 2 cup (khoảng 0,5 lít) nước sôi.
Đậy vung và đun sôi thêm 1 phút nữa.
Tắt bếp và để trà gừng ngấm trong khoảng 3-5 phút.
Rót ra tách và cho thêm mật ong hoặc đường cỏ ngọt để có thêm hương vị.
Để nguội đến nhiệt độ tùy thích và nhấm nháp trà.
3. Tránh xa soda gừng
Gừng tươi có tác dụng giảm buồn nôn tốt hơn nhiều so với soda gừng. Thứ nhất, hầu hết các loại soda gừng không chứa gừng thực sự. Thứ hai, soda gừng có hàm lượng đường cao, hoặc có mức xi-rô ngô fructose (HFCS) cao. Khi buồn nôn, bạn nên tránh tất cả các loại đường. Đường thường khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn, vì cả hai mức đường huyết cao và thấp đều có thể gây buồn nôn!
4. Thử dùng các loại trà thảo mộc khác
Bạc hà cay, đinh hương và quế có thể giúp giảm buồn nôn, tuy y học chưa biết cơ chế tác dụng của chúng. Có thể là các loại thảo mộc này tác động trực tiếp lên trung tâm kiểm soát buồn nôn trong não. Nó còn giúp giảm sự lây nhiễm virus hoặc vi khuẩn, vốn có thể gây buồn nôn. Các loại trà thảo mộc này cũng có thể đơn giản chỉ giúp bạn thư giãn và hạn chế cảm giác buồn nôn.
Cúc thơm là một liệu pháp chữa buồn nôn khác đã được dùng dưới dạng trà hàng thế kỷ nay. Cúc thơm có thể đặc biệt hữu ích khi dùng để điều trị chứng buồn nôn liên quan đến bệnh đau nửa đầu.
Không uống cúc thơm nếu bạn dị ứng với cỏ phấn hương, cúc vạn thọ, cúc La Mã, cỏ thi hoặc cúc trắng. Các loại thảo mộc này có thể có dị ứng chéo.
Để pha các loại trà này, bạn ngâm 1 thìa cà phê bột hoặc lá khô trong một tách nước sôi. Cho mật ong hoặc đường cỏ ngọt (và chanh) để có thêm hương vị.
Các loại thảo mộc này từ lâu đã được dùng để chữa buồn nôn và được coi là an toàn.
Phương pháp 3: Thử dùng các liệu pháp thay thế
1. Thử liệu pháp xoa bóp bằng dầu thơm
Phương pháp xoa bóp bằng dầu thơm dùng các loại tinh dầu chiết xuất từ cây cỏ với mục đích trị liệu. Nhỏ một giọt tinh dầu bạc hà cay hoặc tinh dầu chanh lên cổ tay và thái dương.
Kiểm tra để đàm bảo da của bạn không nhạy cảm với tinh dầu bằng cách nhỏ một giọt tinh dầu lên cổ tay. Nếu bạn nhạy cảm với tinh dầu đó, có thể bạn sẽ bị mẩn đỏ hoặc ngứa. Khi đó bạn có thể thử một loại tinh dầu khác.
Hai loại tinh dầu bạc hà cay và tinh dầu chanh từ lâu đã được dùng để điều trị chứng buồn nôn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tác dụng giảm buồn nôn của tinh dầu bạc hà cay và chanh là do tác động trực tiếp lên trung tâm não, do đó tác động đến chứng buồn nôn.
Để tăng hiệu quả của liệu pháp này, bạn dùng tinh dầu cô đặc. Kẹo hoặc hương bạc hà và chanh có thể không chứa bạc hà cay và chanh thực sự. Hơn nữa, nó cũng không có các thành phần với hàm lượng đủ để có tác dụng.
Cẩn trọng khi dùng liệu pháp xoa bóp dầu thơm nếu bạn bị hen suyễn. Mùi thơm nồng của các tinh dầu dùng để xoa bóp có thể khiến người bị hen suyễn thở khò khè.
2. Bấm huyệt
Theo y học cổ truyền Trung Quốc (TCM), cơ thể con người được coi là có một hệ thống kinh mạch xuyên suốt. Việc châm kim (trong châm cứu) hoặc bấm (trong bấm huyệt) vào các điểm đặc biệt trên cơ thể dọc theo các kinh mạch có thể giúp cân bằng năng lượng và giảm các triệu chứng. Thử bấm huyệt nội quan (“p6”) để giảm triệu chứng buồn nôn. Huyệt này nằm cách một khoảng bằng chiều rộng hai ngón tay, bên dưới nếp gấp cổ tay (dưới gốc lòng bàn tay).
Bắt đầu bấm huyệt với lòng bàn tay hướng về phía thân mình. Sờ tìm hai sợi gân quanh điểm giữa nơi cổ tay.
Dùng ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay còn lại, ấn chặt nhưng nhẹ nhàng khoảng 10-20 giây và sau đó thả tay ra.
Lặp lại với tay kia.
Bạn cũng có thể ấn huyệt nội quan cùng lúc ấn vào phía mặt ngoài cổ tay. Để làm như vậy, bạn dùng ngón cái ấn lên huyệt nội quan và ngón trỏ ấn vào mặt ngoài cổ tay trên cùng tay đó. Giữ khoảng 10-20 giây và thả tay ra.
Lặp lại nhiều lần nếu cần thiết. Bạn cũng có thể giữ trong thời gian lâu hơn, thậm chí đến một phút.
Bấm huyệt này trước mỗi bữa ăn hoặc uống.
Phương pháp 4: Xác định nguyên nhân gây buồn nôn
1. Suy nghĩ xem có phải bạn bị viêm dạ dày không
Nguyên nhân phổ biến nhất gây buồn nôn là một bệnh nhiễm virus gọi là viêm dạ dày ruột siêu vi. Bệnh viêm dạ dày ruột siêu vi do một số loại virus gây ra, trong đó có norovirus và rotavirus.
Triệu chứng nhiễm rotavirus gồm: tiêu chảy, nôn, sốt và đau bụng. Bạn có thể bị mất nước và chán ăn.
Triệu chứng nhiễm norovirus gồm: tiêu chảy, nôn, đau bụng, đau đầu, đau nhức mình và sốt.
2. Thử thai
Một nguyên nhân gây buồn nôn thường gặp ở phụ nữ là có thai ở giai đoạn đầu. Trường hợp này được gọi là “buồn nôn buổi sáng” và thường là dấu hiệu đầu tiên của việc mang thai. Trái với tên gọi, “buồn nôn buổi sáng” không chỉ xảy ra buổi sáng. Phụ nữ có thai có thể cảm thấy buồn nôn vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
3. Kiểm tra các loại thuốc đang dùng
Nhiều loại thuốc có thể gây buồn nôn. Trong đó gồm có các loại như aspirin, thuốc chống viêm không có steroid (NSAIDS), thuốc kháng sinh và hóa trị. Thuốc gây mê thông dụng cũng có thể khiến bạn buồn nôn sau khi tỉnh dậy.
4. Xác định các nguyên nhân khác
Có một số yếu tố khác có thể góp phần gây buồn nôn. Các yếu tố này bao gồm nhiễm trùng tai, chấn thương đầu, ngộ độc thực phẩm và xạ trị.
Nếu vẫn buồn nôn sau 1-2 ngày và đã dùng các liệu pháp tại nhà, bạn hãy gọi cho bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Nếu buồn nôn kèm nôn, hãy gọi ngay cho bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe để xin lời khuyên. Trong khi chờ đợi đến bác sĩ, bạn có thể thử dùng các cách chữa như đã mô tả.
5. Hỏi bác sĩ về các bệnh lý nghiêm trọng
Buồn nôn cũng có thể là triệu chứng của những bệnh lý nghiêm trọng, gồm đau tim và bệnh tim, bệnh gan, viêm não do virus não (meningitis, encephalitis), viêm tụy và trào ngược dạ dày thực quản
Buồn nôn cũng có thể là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng máu hoặc sốc. Nó có thể biểu thị hiện tượng sưng não và tăng áp lực do dột quỵ, sốc nhiệt hoặc chấn thương đầu. Nó cũng có thể là hệ quả của hiện tượng nhiễm độc môi trường.
6.Nói với bác sĩ nếu bạn có thêm các triệu chứng ngoài buồn nôn
Nếu bạn buồn nôn, nôn VÀ có bất cứ bất cứ biểu hiện nào trong số các triệu chứng dưới đây, bạn hãy tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức, vì có thể đó là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng:
Đau ngực
Chuột rút hoặc đau bụng dữ dội
Đau đầu
Mắt mờ
Choáng hoặc chóng mặt
Lẫn lộn
Da nhợt nhạt, lạnh hoặc ẩm ướt
Sốt cao và cứng cổ
Nếu bạn bị nôn ra với chất nôn giống cà phê xay, trông giống hoặc có mùi như phân.
Phương pháp 1: Thực hiện vài thay đổi nhanh
Bạn nên tránh xa các tác nhân kích thích buồn nôn và nôn. Làm sạch mùi khó chịu và khói thuốc bằng cách mở cửa sổ. Hoặc bạn có thể đi ra ngoài trời có không khí trong lành.
Nhiệt độ nóng góp phần gây buồn nôn, nhất là khi cơ thể bắt đầu tăng quá cao. Bạn thử chườm lạnh lạnh để làm mát trán. Tránh nhiệt độ cao và độ ẩm nếu có thể.
Kiệt sức do nhiệt có thể gây buồn nôn và thường kèm theo các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, vã mồ hôi, mệt mỏi và một số triệu chứng khác. Hãy ra khỏi chỗ nóng vào một phòng mát mẻ.
Cố gắng ngủ cho qua cơn buồn nôn. Việc này cũng giúp bạn kiểm soát stress, tình trạng lo âu và căng cơ vốn có thể gây buồn nôn. Nghỉ ngơi và thư giãn càng nhiều càng tốt.
Việc cử động có thể tăng cảm giác buồn nôn. Bạn hãy hạn chế cử động hết sức có thể. Thử nằm trong phòng tối và yên tĩnh.
Chú ý ăn các món không có nhiều gia vị, không dầu mỡ và nhẹ cho dạ dày.Các thức ăn này gồm có bánh quy giòn làm từ ngũ cốc nguyên hạt, cơm hoặc bánh quy vừng, gạo lứt, bánh mì nướng nguyên hạt hoặc gà bỏ da. Bạn cũng có thể thử uống nước dùng gà hoặc nước thịt với rau củ.
Bắt đầu ăn với số lượng ít.
Thức ăn béo và nhiều gia vị có thể làm cơn buồn nôn nặng thêm. Nhiều người cảm thấy buồn nôn hơn khi ăn cà chua, các thức ăn chứa a-xít (như nước cam, dưa muối), chocolate, kem và trứng.
Thực đơn BRAT gồm có chuối, cơm, sốt táo và bánh mì nướng. Đây là chế độ ăn được khuyên dùng khi buồn nôn.
Đảm bảo uống càng nhiều nước càng tốt. Tình trạng mất nước sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn. Đối với chứng buồn nôn, nhiệt độ của nước uống bằng với nhiệt độ phòng là dễ dung nạp nhất.
Chậm rãi nhấp từng ngụm nước. Uống nước quá nhanh có thể khiến có cảm giác xáo trộn trong dạ dày.
Trường đai học Connecticut đã tiến hành một nghiên cứu cho thấy việc thở sâu và có kiểm soát có thể làm dịu cơn buồn nôn. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng phương pháp thở có thể giúp chế ngự cơn buồn nôn sau phẫu thuật.Bạn hãy thử bài tập do trường đại học Missouri ở Kansas City giới thiệu:
Nằm ngửa. Đặt gối dưới khoeo chân và dưới cổ sao cho thoải mái.
Đặt hai bàn tay úp trên bụng, ngay dưới khung xương suờn. Những ngón tay của hai bàn tay chạm vào nhau để bạn có thể cảm thấy chúng tách ra khi thực hiện đúng bài tập.
Hít vào sâu, dài và chậm bằng cách phồng bụng lên, giống như em bé thở. Việc này là để đảm bảo bạn đang dùng cơ hoành để thở chứ không dùng khung xương sườn. Cơ hoành tạo nên sức hút hút được nhiều không khí vào phổi hơn so với dùng khung xương sườn. Những ngón tay của hai bàn tay đặt trên bụng phải tách ra khi thở.
Thở theo cách này ít nhất trong 5 phút.
Phương pháp 2: Thử dùng liệu pháp thảo mộc
Lâu nay gừng đã được sử dụng để chữa chứng buồn nôn do nhiều nguyên nhân, bao gồm buồn nôn do hóa trị và buồn nôn trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Gừng có tác dụng ngăn cản hoặc ức chế các thụ thể của ruột và não liên quan đến cảm giác buồn nôn.
Trường hợp buồn nôn sau hóa trị, liều lượng khuyến nghị là 1.000 -2.000mg dạng viên con nhộng mỗi ngày trong ba ngày đầu.
Đối với trường hợp buồn nôn trong giai đoạn đầu thai kỳ, uống 250mg gừng, 4 lần mỗi ngày.
Gừng cũng được chứng mình là có hiệu quả trong việc điều trị chứng buồn nôn sau phẫu thuật.
Bạn phải nói với bác sĩ nếu muốn uống gừng, vì gừng có thể tăng lượng máu chảy trong quá trình phẫu thuật.Uống 500-1.000mg gừng trước phẫu thuật một tiếng.
Đối với trường hợp buồn nôn có liên quan đến ngộ độc thực phẩm, bệnh viêm dạ dày ruột và đa số các nguyên nhân không nghiêm trọng khác, uống 250 – 1.000mg gừng, 4 lần một ngày.
Không cho trẻ em dưới 12 tháng uống gừng.
Nếu thích uống trà gừng hơn viên con nhộng, bạn có thể tự pha trà gừng ở nhà. Uống 4-6 tách trà mỗi ngày.
Mua gừng tươi và cắt một nhánh dài khoảng 5cm.
Rửa sạch gừng, bóc hoặc gọt phần vỏ màu da để lộ ra phần gừng nhạt màu hơn, gần như màu chanh vàng.
Cắt gừng thành từng mẩu nhỏ. Bạn có thể dùng bàn nạo để nạo, nhưng phải coi chừng ngón tay. Bạn cần khoảng một thìa súp gừng.
Cho các mẩu gừng vào 2 cup (khoảng 0,5 lít) nước sôi.
Đậy vung và đun sôi thêm 1 phút nữa.
Tắt bếp và để trà gừng ngấm trong khoảng 3-5 phút.
Rót ra tách và cho thêm mật ong hoặc đường cỏ ngọt để có thêm hương vị.
Để nguội đến nhiệt độ tùy thích và nhấm nháp trà.
Gừng tươi có tác dụng giảm buồn nôn tốt hơn nhiều so với soda gừng. Thứ nhất, hầu hết các loại soda gừng không chứa gừng thực sự. Thứ hai, soda gừng có hàm lượng đường cao, hoặc có mức xi-rô ngô fructose (HFCS) cao. Khi buồn nôn, bạn nên tránh tất cả các loại đường. Đường thường khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn, vì cả hai mức đường huyết cao và thấp đều có thể gây buồn nôn!
Bạc hà cay, đinh hương và quế có thể giúp giảm buồn nôn, tuy y học chưa biết cơ chế tác dụng của chúng. Có thể là các loại thảo mộc này tác động trực tiếp lên trung tâm kiểm soát buồn nôn trong não. Nó còn giúp giảm sự lây nhiễm virus hoặc vi khuẩn, vốn có thể gây buồn nôn. Các loại trà thảo mộc này cũng có thể đơn giản chỉ giúp bạn thư giãn và hạn chế cảm giác buồn nôn.
Cúc thơm là một liệu pháp chữa buồn nôn khác đã được dùng dưới dạng trà hàng thế kỷ nay. Cúc thơm có thể đặc biệt hữu ích khi dùng để điều trị chứng buồn nôn liên quan đến bệnh đau nửa đầu.
Không uống cúc thơm nếu bạn dị ứng với cỏ phấn hương, cúc vạn thọ, cúc La Mã, cỏ thi hoặc cúc trắng. Các loại thảo mộc này có thể có dị ứng chéo.
Để pha các loại trà này, bạn ngâm 1 thìa cà phê bột hoặc lá khô trong một tách nước sôi. Cho mật ong hoặc đường cỏ ngọt (và chanh) để có thêm hương vị.
Các loại thảo mộc này từ lâu đã được dùng để chữa buồn nôn và được coi là an toàn.
Phương pháp 3: Thử dùng các liệu pháp thay thế
Phương pháp xoa bóp bằng dầu thơm dùng các loại tinh dầu chiết xuất từ cây cỏ với mục đích trị liệu. Nhỏ một giọt tinh dầu bạc hà cay hoặc tinh dầu chanh lên cổ tay và thái dương.
Kiểm tra để đàm bảo da của bạn không nhạy cảm với tinh dầu bằng cách nhỏ một giọt tinh dầu lên cổ tay. Nếu bạn nhạy cảm với tinh dầu đó, có thể bạn sẽ bị mẩn đỏ hoặc ngứa. Khi đó bạn có thể thử một loại tinh dầu khác.
Hai loại tinh dầu bạc hà cay và tinh dầu chanh từ lâu đã được dùng để điều trị chứng buồn nôn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tác dụng giảm buồn nôn của tinh dầu bạc hà cay và chanh là do tác động trực tiếp lên trung tâm não, do đó tác động đến chứng buồn nôn.
Để tăng hiệu quả của liệu pháp này, bạn dùng tinh dầu cô đặc. Kẹo hoặc hương bạc hà và chanh có thể không chứa bạc hà cay và chanh thực sự. Hơn nữa, nó cũng không có các thành phần với hàm lượng đủ để có tác dụng.
Cẩn trọng khi dùng liệu pháp xoa bóp dầu thơm nếu bạn bị hen suyễn. Mùi thơm nồng của các tinh dầu dùng để xoa bóp có thể khiến người bị hen suyễn thở khò khè.
Theo y học cổ truyền Trung Quốc (TCM), cơ thể con người được coi là có một hệ thống kinh mạch xuyên suốt. Việc châm kim (trong châm cứu) hoặc bấm (trong bấm huyệt) vào các điểm đặc biệt trên cơ thể dọc theo các kinh mạch có thể giúp cân bằng năng lượng và giảm các triệu chứng. Thử bấm huyệt nội quan (“p6”) để giảm triệu chứng buồn nôn. Huyệt này nằm cách một khoảng bằng chiều rộng hai ngón tay, bên dưới nếp gấp cổ tay (dưới gốc lòng bàn tay).
Bắt đầu bấm huyệt với lòng bàn tay hướng về phía thân mình. Sờ tìm hai sợi gân quanh điểm giữa nơi cổ tay.
Dùng ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay còn lại, ấn chặt nhưng nhẹ nhàng khoảng 10-20 giây và sau đó thả tay ra.
Lặp lại với tay kia.
Bạn cũng có thể ấn huyệt nội quan cùng lúc ấn vào phía mặt ngoài cổ tay. Để làm như vậy, bạn dùng ngón cái ấn lên huyệt nội quan và ngón trỏ ấn vào mặt ngoài cổ tay trên cùng tay đó. Giữ khoảng 10-20 giây và thả tay ra.
Lặp lại nhiều lần nếu cần thiết. Bạn cũng có thể giữ trong thời gian lâu hơn, thậm chí đến một phút.
Bấm huyệt này trước mỗi bữa ăn hoặc uống.
Phương pháp 4: Xác định nguyên nhân gây buồn nôn
Nguyên nhân phổ biến nhất gây buồn nôn là một bệnh nhiễm virus gọi là viêm dạ dày ruột siêu vi. Bệnh viêm dạ dày ruột siêu vi do một số loại virus gây ra, trong đó có norovirus và rotavirus.
Triệu chứng nhiễm rotavirus gồm: tiêu chảy, nôn, sốt và đau bụng. Bạn có thể bị mất nước và chán ăn.
Triệu chứng nhiễm norovirus gồm: tiêu chảy, nôn, đau bụng, đau đầu, đau nhức mình và sốt.
Một nguyên nhân gây buồn nôn thường gặp ở phụ nữ là có thai ở giai đoạn đầu. Trường hợp này được gọi là “buồn nôn buổi sáng” và thường là dấu hiệu đầu tiên của việc mang thai. Trái với tên gọi, “buồn nôn buổi sáng” không chỉ xảy ra buổi sáng. Phụ nữ có thai có thể cảm thấy buồn nôn vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Nhiều loại thuốc có thể gây buồn nôn. Trong đó gồm có các loại như aspirin, thuốc chống viêm không có steroid (NSAIDS), thuốc kháng sinh và hóa trị. Thuốc gây mê thông dụng cũng có thể khiến bạn buồn nôn sau khi tỉnh dậy.
Có một số yếu tố khác có thể góp phần gây buồn nôn. Các yếu tố này bao gồm nhiễm trùng tai, chấn thương đầu, ngộ độc thực phẩm và xạ trị.
Nếu vẫn buồn nôn sau 1-2 ngày và đã dùng các liệu pháp tại nhà, bạn hãy gọi cho bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Nếu buồn nôn kèm nôn, hãy gọi ngay cho bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe để xin lời khuyên. Trong khi chờ đợi đến bác sĩ, bạn có thể thử dùng các cách chữa như đã mô tả.
Buồn nôn cũng có thể là triệu chứng của những bệnh lý nghiêm trọng, gồm đau tim và bệnh tim, bệnh gan, viêm não do virus não (meningitis, encephalitis), viêm tụy và trào ngược dạ dày thực quản
Buồn nôn cũng có thể là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng máu hoặc sốc. Nó có thể biểu thị hiện tượng sưng não và tăng áp lực do dột quỵ, sốc nhiệt hoặc chấn thương đầu. Nó cũng có thể là hệ quả của hiện tượng nhiễm độc môi trường.
Nếu bạn buồn nôn, nôn VÀ có bất cứ bất cứ biểu hiện nào trong số các triệu chứng dưới đây, bạn hãy tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức, vì có thể đó là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng:
Đau ngực
Chuột rút hoặc đau bụng dữ dội
Đau đầu
Mắt mờ
Choáng hoặc chóng mặt
Lẫn lộn
Da nhợt nhạt, lạnh hoặc ẩm ướt
Sốt cao và cứng cổ
Nếu bạn bị nôn ra với chất nôn giống cà phê xay, trông giống hoặc có mùi như phân.
Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW
Nguồn: WIKIHOW