Hiện nay có nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ, có thể áp dụng các phương pháp theo y học hiện đại hoặc theo y học cổ truyền. Y học cổ truyền tỏ ra có ưu thế hơn trong việc chữa trị bệnh trĩ, việc áp dụng Đông y vào chữa bệnh trĩ có ưu điểm là điều trị từ nguyên nhân gây bệnh nên tính triệt để cao, ít tái phát, không có biến chứng, ít đau, chi phí điều trị thấp...
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh Trĩ, hay còn gọi là bệnh lòi dom theo dân gian, là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn .Trĩ là bộ phận dưới cùng của hậu môn, trực tràng và niêm mạc hậu môn. Có ba loại trĩ là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trĩ nội là búi trĩ phình to nằm ở bên trong trực tràng,nên rất dễ sung huyết và chảy máu khi đi ngoài. Trĩ ngoại là búi trĩ khi đi ngoài hay rặn mạnh thường bật ra khỏi hậu môn, nếu nhẹ thì có thể tự co vào sau khi đi ngoài, nếu nặng thì không thể tự co được mà bệnh nhân phải lấy tay đẩy mới vào được .Trĩ hỗn hợp là bệnh nhân bị đồng thời cả hai loại trên.
Nguyên nhân.
Bệnh trĩ có thể do tăng áp lực tĩnh mạch phần dưới trực tràng. Nguồn gây áp lực phổ biến bao gồm:
- Táo bón và kèm theo biến dạng bên ngoài
- Tiêu chảy và đột ngột đại tiện phân lỏng
- Ngồi hoặc đứng trong thời gian dài
- Béo phì
- Mang vác nặng
- Mang thai và sinh con
Thực ra nguyên nhân gốc rễ của bệnh trĩ là từ bên trong, liên quan nhiều tới các tạng phủ như tâm, can, tỳ, phế, thận, đại tràng.
Tác hại của bệnh trĩ.
Bệnh trĩ ít nguy hiểm nhưng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày như đau khi ngồi, đặc biệt là khi đi đại tiện; xuất huyết nhiều lần dễ gây thiếu máu, nhiễm trùng máu, thậm chí về lâu dài có thể gây ung thư đại, trực tràng. Những người bị bệnh trĩ tính tình dễ xảy ra bất thường như nóng nảy, cáu gắt vô cớ …phần nào cũng ảnh hưởng tới công việc và hạnh phúc gia đình.
Điều trị bệnh trĩ bằng đông y.
Y học cổ truyền Việt Nam cũng có nhiều bài thuốc chữa bệnh trĩ: thuốc uống dạng nước, bột… hoặc thuốc cao, thuốc bột để bôi… như PG60, khô trĩ tán B, C, chè trĩ, mỡ trĩ, bột ngâm trĩ…
Theo Đông y, nên điều trị bảo tồn trĩ độ 1, 2, trĩ độ 3 ở thời kỳ viêm tắc và bội nhiễm, trĩ ở người già. Tùy từng trường hợp mà có các cách điều trị như sau:
- Trường hợp trĩ nội có chảy máu, người bệnh có triệu chứng đại tiện đau, táo bón, máu ra từng giọt, có thể dùng bài thuốc sau: hòe hoa (sao đen), kinh giới (sao đen), cỏ nhọ nồi (sao), trắc bách diệp (sao) mỗi thứ 16 g; sinh địa, huyền sâm mỗi thứ 12 g, ngày sắc uống 1 thang.
- Trường hợp người bệnh bị sưng đau vùng hậu môn, búi trĩ sưng to, đau, đi lại khó, đại tiện táo, nước tiểu vàng, có thể dùng bài thuốc sau: hoàng bá, xích thược, trạch tả, hoàng liên mỗi thứ 12 g, đại hoàng 6 g, đào nhân 8 g, đương quy 8 g, sinh địa 16 g; ngày sắc uống 1 thang.
- Trường hợp người bệnh đại tiện ra máu kéo dài, hoa mắt chóng mặt, người mệt mỏi, hay tự ra mồ hôi thì có thể dùng bài thuốc sau: hoàng kỳ 16 g, đẳng sâm 16 g, đương quy 8 g, bạch truật 12 g, trần bì 6 g, cam thảo 4 g, sài hồ 12 g, thăng ma 8 g, địa du (sao đen) 8 g, hòe hoa (sao đen) 8 g, kinh giới (sao đen) 12 g. Liều dùng: ngày sắc uống 1 thang.
- Người bệnh cũng có thể dùng bài thuốc sau để ngâm ngoài hậu môn: hoàng bá 20 g, ngũ vị tử 12 g, kim ngân hoa 16 g, hoa kinh giới 12 g, phèn phi 12 g, đun 4 vị thuốc đầu tiên trong 1 lít nước đến khi còn khoảng 700 ml, sau đó cho phèn phi vào đun sôi lên, để tới khi ấm ngâm hậu môn.
- Ngoài phương pháp dùng thuốc thì chế độ ăn uống và sinh hoạt của bệnh nhân đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh cũng như phòng bệnh. Nên ăn các thức ăn có nhiều chất xơ, tránh táo bón, tập thể dục đều đặn, tránh dùng quá nhiều các chất kích thích, tránh ngồi lâu và tập thói quen đại tiện đúng giờ ngày 1 lần.
Xem thêm các bài thuốc chữa bệnh trĩ khác tại website https://nhathuocanduoc.vn
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh Trĩ, hay còn gọi là bệnh lòi dom theo dân gian, là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn .Trĩ là bộ phận dưới cùng của hậu môn, trực tràng và niêm mạc hậu môn. Có ba loại trĩ là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trĩ nội là búi trĩ phình to nằm ở bên trong trực tràng,nên rất dễ sung huyết và chảy máu khi đi ngoài. Trĩ ngoại là búi trĩ khi đi ngoài hay rặn mạnh thường bật ra khỏi hậu môn, nếu nhẹ thì có thể tự co vào sau khi đi ngoài, nếu nặng thì không thể tự co được mà bệnh nhân phải lấy tay đẩy mới vào được .Trĩ hỗn hợp là bệnh nhân bị đồng thời cả hai loại trên.
Nguyên nhân.
Bệnh trĩ có thể do tăng áp lực tĩnh mạch phần dưới trực tràng. Nguồn gây áp lực phổ biến bao gồm:
- Táo bón và kèm theo biến dạng bên ngoài
- Tiêu chảy và đột ngột đại tiện phân lỏng
- Ngồi hoặc đứng trong thời gian dài
- Béo phì
- Mang vác nặng
- Mang thai và sinh con
Thực ra nguyên nhân gốc rễ của bệnh trĩ là từ bên trong, liên quan nhiều tới các tạng phủ như tâm, can, tỳ, phế, thận, đại tràng.
Tác hại của bệnh trĩ.
Bệnh trĩ ít nguy hiểm nhưng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày như đau khi ngồi, đặc biệt là khi đi đại tiện; xuất huyết nhiều lần dễ gây thiếu máu, nhiễm trùng máu, thậm chí về lâu dài có thể gây ung thư đại, trực tràng. Những người bị bệnh trĩ tính tình dễ xảy ra bất thường như nóng nảy, cáu gắt vô cớ …phần nào cũng ảnh hưởng tới công việc và hạnh phúc gia đình.
Điều trị bệnh trĩ bằng đông y.
Y học cổ truyền Việt Nam cũng có nhiều bài thuốc chữa bệnh trĩ: thuốc uống dạng nước, bột… hoặc thuốc cao, thuốc bột để bôi… như PG60, khô trĩ tán B, C, chè trĩ, mỡ trĩ, bột ngâm trĩ…
Theo Đông y, nên điều trị bảo tồn trĩ độ 1, 2, trĩ độ 3 ở thời kỳ viêm tắc và bội nhiễm, trĩ ở người già. Tùy từng trường hợp mà có các cách điều trị như sau:
- Trường hợp trĩ nội có chảy máu, người bệnh có triệu chứng đại tiện đau, táo bón, máu ra từng giọt, có thể dùng bài thuốc sau: hòe hoa (sao đen), kinh giới (sao đen), cỏ nhọ nồi (sao), trắc bách diệp (sao) mỗi thứ 16 g; sinh địa, huyền sâm mỗi thứ 12 g, ngày sắc uống 1 thang.
- Trường hợp người bệnh bị sưng đau vùng hậu môn, búi trĩ sưng to, đau, đi lại khó, đại tiện táo, nước tiểu vàng, có thể dùng bài thuốc sau: hoàng bá, xích thược, trạch tả, hoàng liên mỗi thứ 12 g, đại hoàng 6 g, đào nhân 8 g, đương quy 8 g, sinh địa 16 g; ngày sắc uống 1 thang.
- Trường hợp người bệnh đại tiện ra máu kéo dài, hoa mắt chóng mặt, người mệt mỏi, hay tự ra mồ hôi thì có thể dùng bài thuốc sau: hoàng kỳ 16 g, đẳng sâm 16 g, đương quy 8 g, bạch truật 12 g, trần bì 6 g, cam thảo 4 g, sài hồ 12 g, thăng ma 8 g, địa du (sao đen) 8 g, hòe hoa (sao đen) 8 g, kinh giới (sao đen) 12 g. Liều dùng: ngày sắc uống 1 thang.
- Người bệnh cũng có thể dùng bài thuốc sau để ngâm ngoài hậu môn: hoàng bá 20 g, ngũ vị tử 12 g, kim ngân hoa 16 g, hoa kinh giới 12 g, phèn phi 12 g, đun 4 vị thuốc đầu tiên trong 1 lít nước đến khi còn khoảng 700 ml, sau đó cho phèn phi vào đun sôi lên, để tới khi ấm ngâm hậu môn.
- Ngoài phương pháp dùng thuốc thì chế độ ăn uống và sinh hoạt của bệnh nhân đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh cũng như phòng bệnh. Nên ăn các thức ăn có nhiều chất xơ, tránh táo bón, tập thể dục đều đặn, tránh dùng quá nhiều các chất kích thích, tránh ngồi lâu và tập thói quen đại tiện đúng giờ ngày 1 lần.
Xem thêm các bài thuốc chữa bệnh trĩ khác tại website https://nhathuocanduoc.vn