Chữa bệnh thần kinh tọa

anhnt1893

Thành viên
Tham gia
2/5/2013
Bài viết
5
CHỮA BỆNH THẦN KINH TỌA

I. ĐIỀU TRỊ:
Đau thần kinh tọa hiện tại chưa có phương pháp điều trị triệt để. Các phương pháp Chua benh than kinh toa này bằng y học cổ truyền đã giúp người bệnh rất nhiều trong việc điều trị với mục đich giảm các triệu chứng cấp tính (khí huyết lưu thông) và hạn chế quá trình tái phát của bệnh (bổ can thận). Sau đây là những điều người bệnh nên quan tâm:
- Thể cấp: Giai đoạn cấp và các đợt cấp của thể mạn tính (Thể phong hàn phạm kinh lạc hoặc Khí huyết ứ trệ):
- Nằm yên trên gi.ường cứng, kê 1 gối nhỏ dưới khoeo chân cho đầu gối hơi gập lại. Tránh hoặc hạn chế mọi di chuyển.- Những bài tập vận động trị liệu đau dây thần kinh tọa. Chỉ bắt đầu khi đã thực sự giảm đau (xem hướng dẫn ở phần tiếp theo).- Bài thuốc sử dụng: Bài thuốc gồm Cà gai leo 12g, Quế chi 8g, Thiên niên kiện 10g, Cỏ xước 10g, Thổ phục linh 12g, Sài đất 12g, Hà thủ ô 16g, Sinh địa 16g,Đương quy 10g.

2- Thể mạn: (Thể phong hàn thấp / Can thận âm hư):
- Tuy mức độ đau ít hơn nhưng thường đáp ứng điều trị chậm. Giai đoạn này cần chú trọng thêm xoa bóp và tập luyện. Cần chú trọng tập mạnh các cơ vùng thắt lưng, nhóm cơ mông và cơ tứ đầu đùi. Tuy nhiên, phải tập từ từ và theo sức của bệnh nhân. Ở giai đoạn đầu, chỉ cho tập gồng cơ, dần dần tiến tới vận động chủ động, rồi chủ động có đề kháng.Ngoài ra, kéo nắn và kéo cột sống cũng có thể đem lại kết quả tốt.

- Bài thuốc 1:
: Độc hoạt tang ký sinh gia giảm gồm Độc hoạt 12g, Phòng phong 8g, Tang ký sinh 12g, Tế tân 6g, Quế chi 6g, Ngưu tất 12g, Đỗ trọng 8g, Đảng sâm 12g, Phục linh 12g, Cam thảo 6g, Bạch thược 12g, Đương quy 12g, Thục địa 12g, Đại táo 12g.Bài thuốc bao gồm những dược liệu có chứa tinh dầu, có tính nóng, ấm, có tác dụng chống viêm, giảm đau. Đồng thời có những vị thuốc nâng đỡ tổng trạng, bổ dưỡng can thận khí huyết, can chủ cân, thận chủ cốt tủy, can thận được nuôi dưỡng tốt thì xương khớp hoạt động bình thường.

II. PHÒNG BỆNH:
1. Những bài tập vận động trị liệu đau dây thần kinh tọa: + Người bệnh nằm ngữa:* Gồng cơ tứ đầu đùi* Tập cổ chân* Động tác ưỡn lưng* Động tác tam giác và tam giác biến thể.+ Người bệnh nằm ngữa, háng và gối gập: Tập gồng cơ bụng.+ Người bệnh nằm sấp:* Gồng cơ mông* Ngẩng đầu lên, xoay đầu* Nhấc từng chân lên, hạ xuống* Gập, duỗi gối từng bên và 2 bên cùng lúc* Tập để sau gáy, nhấc đầu và vai lên.+ Người bệnh quỳ (chống 2 tay và 2 gối):* Đưa từng chân lên, hạ xuống* Động tác chào mặt trời.+ Người bệnh ngồi duỗi thẳng 2 chân. Hai tay và thân mình vươn tới bàn chân, đầu ngón tay cố chạm vào đầu ngón chân.Chú ý khi tập:* Bắt đầu từ động tác dễ, nhẹ (gồng cơ) tiến dần đến các động tác nặng, khó hơn.* Khi bắt đầu tập một động tác mới, người thầy thuốc phải có mặt để theo dõi, đánh giá, trợ giúp cho người bệnh, tránh tình trạng quá sức.

2. Phòng bệnh đau thần kinh tọa

·Tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường sức bền, sự dẻo dai của các khối cơ lưng cạnh cột sống như bơi lội, đi bộ, bài tập dưỡng sinh.
·Các động tác lao động hàng ngày phải đúng tư thế như đứng, ngồi, mang vác vật nặng. Ngồi làm việc phải ngồi thẳng lưng, bàn và ghế khoảng cách phải phù hợp với lứa tuổi. Nếu phải ngồi lâu khi làm việc thì 30p -1h đứng dậy đi lại 15p và làm các động tác thể dục giữa giờ.

·Ăn uống phải đảm bảo chất dinh dưỡng, chất xơ, đạm, ăn nhiều hoa quả để bổ xung vitamin

·Phòng ngủ nên thoáng mát. Mùa đông khi ngủ tránh gió lạnh.
 
×
Quay lại
Top Bottom