Kinh nghiệm ôn thi đại học của mình
Đầu tiên là phải nắm vững lý thuyết. Nói gì thì nói, lý thuyết không vững là ko làm được bài đâu, có làm được thì cũng dễ nhầm lẫn sai sót lắm. Cách để học chắc lý thuyết thì tuỳ từng người, có thể là đọc đi đọc lại, viết đi viết lại ... nhưng phải luôn nhớ kiểm tra thường xuyên ( trong quá trình làm bài, hoặc rảnh rỗi thử nhớ lại xem rồi tra xem ta có nhớ nhầm không nữa) .
Đề ra kế hoạch học cho mình. Phần lý thuyết xong trong bao nhiêu tháng, phần bài tập của nó xong trong bao nhiêu lâu, khoảng bao nhiêu thời gian thì mình hiểu được nó, một ngày phải làm tối thiểu mấy bài, học môn này mấy tiếng v..v..
Không nên học 1 cách quá dồn dập, học nhiều môn cùng một lúc hay học nhiều công thức, lý thuyết trong 1 khoảng thời gian ngắn( 1 ngày, 2 ngày..). Nhiều thứ quá sẽ làm bạn rối trí. Học từ từ thôi, có 1 tâm lý thoải mái, có như vậy mới nhớ lâu.
Viết những công thức, điều cần nhớ ra giấy, dán lên bàn học ( hoặc những chỗ thuận tiện gần chỗ học để khi mình quên thì có thể xem lại được, chống chỉ định dán nhiều quá nhé, chỉ để 1 vài tờ mình đang học phần đó thôi, xong phần đó thì xếp lại dán cái mới học phần mới.)
Lúc mệt mỏi chán nản có thể nghỉ ngơi thư giãn, đi ra ngoài cho đổi không khí, nghĩ gì cũng được, VD : sau này mình thế nào nhỉ, đi học ĐH rồi thì ra sao nhỉ, bạn bè mới không bít thế nào. Đi tình nguyên sinh viên chắc vui lắm. Được thả lỏng sống tự lập chắc thích lắm v..v…Mục đích là để có them động lực quay lại bàn học bởi kiểu gì muốn có được những thứ trên thì trước mắt học thêm cho tốt đã.
Có thể dùng chất kích thích như chè, cafe để tăng cường độ nếu thời gian gấp gáp. Nhưng tốt nhất là không nên dùng hoặc dùng ít hai thứ này, nó dễ khiến mình mệt mỏi, khó ngủ. Cách để có thể học lâu nhất mà không cần dùng hai cái này là học vấn đề nào hiểu rõ vấn đề ý. Giả sử làm 1 bài toán khó bằng cách riêng, sáng tạo hoặc nhìn rõ được điểm mấu chốt của con toán đó, mình giải được dễ dàng, kết quả của nó sẽ kích thích mình làm them những con toán khác. Cứ như thế mình có thể thức khuya mà không cần uống chè hay café, dần dần mọi thứ sẽ quen, khi có thói quen thì moi chuyện sẽ dễ dàng hơn.
Ban đầu làm từ bài dễ tới những bài khó để có hứng thú làm them nữa, thêm nữa là đi từ từ từng bước thì mới đi xa và có thể tới đích được. Nếu gặp bài khó quá không làm được, hãy để nó lại lúc khác làm.Khi mình đã học thêm những điều mới ắt sẽ làm được. Còn nếu vẫn không làm được, xem sách hướng dẫn hoặc hỏi thầy cô,bạn bè ý, xem tại sao mình không làm được, không làm được ở bước nào, nhớ rõ bước khai triển đó, nếu cần thiết có thể ghi ra giấy, cứ 2,3 ngày lại làm lại con đó để xem mình đã nắm vững chưa và có thể tìm thêm những con khác dạng đó để kiểm tra thêm.
Việt hoá, biến những công thức khô khan thành câu văn thơ dễ hiểu tuỳ theo ý mình.
VD : - trong trái ngoài cùng là xét dấu tam thức bậc 2,trong khoảng sẽ cùng dấu với hệ số a, ngoài khoảng sẽ trái dấu hệ số a..
v..v..
Vấn đề quan trọng nhất là phải kiên trì quyết tâm, không được bỏ cuộc giữa chừng,cố gắng đều đặn để tạo thành thói quen, khi có thói quen thì mọi chuyện sẽ đơn giản hơn. Không bao giờ được hết hy vọng về những gì mình đã làm, nếu chưa được thì chỉ là bây giờ chưa được thôi, đâu có gì chắc chắn là sẽ không bao giờ được.
Phân bổ thời gian hợp lý, các môn thi chính nên dành mỗi ngày ít nhất 1 tiếng để học, phải đảm bảo đúng tiến độ kế hoạch mà mình đặt ra, nguyên tắc cốt lõi là không bao giờ được phá vỡ nguyên tắc. Lập một cái thời gian biểu, thứ tự ưu tiên công việc, tất cả đều để đảm bảo rằng ít nhất mỗi ngày mình đều học đươc gì đó hay làm được gì đó. Việc của ngày nào ra ngày đó, không được trì hoãn hay dây dưa. Nguyên tắc tối cao là : phải đảm bảo thực thi các nguyên tắc bằng mọi giá
Cố gắng tìm tòi, sáng tạo cách giải riêng, nếu một bài toán có nhiều cách giải hãy chọn một cách thể hiện phong cách của mình, mình hiểu nhất, ngắn gọn nhất, từ đó phân định cách giải riêng cho từng dạng.
Khi kết quả bài giải của mình không giống với sách mẫu cần bình tĩnh xem lại xem mình sai sót ở đâu, từng bước cẩn thận, nếu bài giải của mình không sai, rất có thể sách sai. Nếu mình sai ở bước nào thì nhớ rõ tại sao sai ở bước đó rút kinh nghiệm tránh lặp lại lần sau.
Thiết kế một tiêu chuẩn từng môn cho bản thân, môn nào cần những phần nào nắm cực chắc, phần nào nắm được trên trung bình, phần nào tìm hiểu thêm, VD : toán thì phần cần nắm chắc là Đạo hàm( dễ ăn điểm, dễ học) ,các phần khác trên trung bình là khá, biết làm những con tương đối khó là ổn, phần đọc thêm là số phức, phương pháp tính tích phân mũ lớn v.v.v….
Mình có sưu tầm được cẩm nang tuyển sinh điện tử, các bạn có thể tải về để tra cứu các thông tin như điểm chuẩn, đề thi các năm, ngoài ra còn hướng dẫn các thông tin như học trường gì công việc phù hợp trắc nghiệp nghề nghiệp, thông tin ở trọ, đi lại khi thi cử...
Bấm vào đây để xem nội dung.
Nếu không có netflame work thì tải :
download.microsoft.com/download/2/0/E/20E90413-712F-438C-988E-FDAA79A8AC3D/dotnetfx35.exe
Link tải 2011:
P1: mediafire.com/?jasi31649ud59ss
P2: mediafire.com/?70kqh9n054gxjbo
P3: mediafire.com/?b7a5wa7nf21w3po
P4: mediafire.com/?wynl61ww408lbpn
Link tải 2012:
P1: mediafire.com/?ac61dtqdttg0abz
P2: mediafire.com/?5549hvwzm2fqx49
P3: mediafire.com/?1uos8ad6wsse9cn
P4: mediafire.com/?b56qwd018v78t48
P5: mediafire.com/?5y9zbjyobk26sm7
Trang tin, hướng dẫn chọn trường của BGD : ts.moet.gov.vn
Một số đề thi trực tuyến: [tracnghiem.tuoitre.vn
Kho tài liệu: educare.edu.vn
Tư vấn, thông tin hướng nghiệp: /tuvanhuongnghiep.vn
huongnghiep.vn| hieuhoc.com/
Ngoài ra giai đoạn này rất cần có niềm tin vào sự cố gắng, 1 tương lai tươi sáng sẽ tới
thế nên nên đọc thêm một số quyển sách như Nhất Nghệ tinh, Đắc nhân tâm, "Tôi lập trình tương lai" Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi... đê lấy khí thế nhé
Chúc mọi người thi tốt, ai có vấn đề về làm hồ sơ, chọn trường ngành kinh tế ngoài HN này có thể PM mình tư vấn cho nhé
Đang nghiên cứu mấy cái trắc nghiệm xem cái nào ổn
Đầu tiên là phải nắm vững lý thuyết. Nói gì thì nói, lý thuyết không vững là ko làm được bài đâu, có làm được thì cũng dễ nhầm lẫn sai sót lắm. Cách để học chắc lý thuyết thì tuỳ từng người, có thể là đọc đi đọc lại, viết đi viết lại ... nhưng phải luôn nhớ kiểm tra thường xuyên ( trong quá trình làm bài, hoặc rảnh rỗi thử nhớ lại xem rồi tra xem ta có nhớ nhầm không nữa) .
Đề ra kế hoạch học cho mình. Phần lý thuyết xong trong bao nhiêu tháng, phần bài tập của nó xong trong bao nhiêu lâu, khoảng bao nhiêu thời gian thì mình hiểu được nó, một ngày phải làm tối thiểu mấy bài, học môn này mấy tiếng v..v..
Không nên học 1 cách quá dồn dập, học nhiều môn cùng một lúc hay học nhiều công thức, lý thuyết trong 1 khoảng thời gian ngắn( 1 ngày, 2 ngày..). Nhiều thứ quá sẽ làm bạn rối trí. Học từ từ thôi, có 1 tâm lý thoải mái, có như vậy mới nhớ lâu.
Viết những công thức, điều cần nhớ ra giấy, dán lên bàn học ( hoặc những chỗ thuận tiện gần chỗ học để khi mình quên thì có thể xem lại được, chống chỉ định dán nhiều quá nhé, chỉ để 1 vài tờ mình đang học phần đó thôi, xong phần đó thì xếp lại dán cái mới học phần mới.)
Lúc mệt mỏi chán nản có thể nghỉ ngơi thư giãn, đi ra ngoài cho đổi không khí, nghĩ gì cũng được, VD : sau này mình thế nào nhỉ, đi học ĐH rồi thì ra sao nhỉ, bạn bè mới không bít thế nào. Đi tình nguyên sinh viên chắc vui lắm. Được thả lỏng sống tự lập chắc thích lắm v..v…Mục đích là để có them động lực quay lại bàn học bởi kiểu gì muốn có được những thứ trên thì trước mắt học thêm cho tốt đã.
Có thể dùng chất kích thích như chè, cafe để tăng cường độ nếu thời gian gấp gáp. Nhưng tốt nhất là không nên dùng hoặc dùng ít hai thứ này, nó dễ khiến mình mệt mỏi, khó ngủ. Cách để có thể học lâu nhất mà không cần dùng hai cái này là học vấn đề nào hiểu rõ vấn đề ý. Giả sử làm 1 bài toán khó bằng cách riêng, sáng tạo hoặc nhìn rõ được điểm mấu chốt của con toán đó, mình giải được dễ dàng, kết quả của nó sẽ kích thích mình làm them những con toán khác. Cứ như thế mình có thể thức khuya mà không cần uống chè hay café, dần dần mọi thứ sẽ quen, khi có thói quen thì moi chuyện sẽ dễ dàng hơn.
Ban đầu làm từ bài dễ tới những bài khó để có hứng thú làm them nữa, thêm nữa là đi từ từ từng bước thì mới đi xa và có thể tới đích được. Nếu gặp bài khó quá không làm được, hãy để nó lại lúc khác làm.Khi mình đã học thêm những điều mới ắt sẽ làm được. Còn nếu vẫn không làm được, xem sách hướng dẫn hoặc hỏi thầy cô,bạn bè ý, xem tại sao mình không làm được, không làm được ở bước nào, nhớ rõ bước khai triển đó, nếu cần thiết có thể ghi ra giấy, cứ 2,3 ngày lại làm lại con đó để xem mình đã nắm vững chưa và có thể tìm thêm những con khác dạng đó để kiểm tra thêm.
Việt hoá, biến những công thức khô khan thành câu văn thơ dễ hiểu tuỳ theo ý mình.
VD : - trong trái ngoài cùng là xét dấu tam thức bậc 2,trong khoảng sẽ cùng dấu với hệ số a, ngoài khoảng sẽ trái dấu hệ số a..
v..v..
Vấn đề quan trọng nhất là phải kiên trì quyết tâm, không được bỏ cuộc giữa chừng,cố gắng đều đặn để tạo thành thói quen, khi có thói quen thì mọi chuyện sẽ đơn giản hơn. Không bao giờ được hết hy vọng về những gì mình đã làm, nếu chưa được thì chỉ là bây giờ chưa được thôi, đâu có gì chắc chắn là sẽ không bao giờ được.
Phân bổ thời gian hợp lý, các môn thi chính nên dành mỗi ngày ít nhất 1 tiếng để học, phải đảm bảo đúng tiến độ kế hoạch mà mình đặt ra, nguyên tắc cốt lõi là không bao giờ được phá vỡ nguyên tắc. Lập một cái thời gian biểu, thứ tự ưu tiên công việc, tất cả đều để đảm bảo rằng ít nhất mỗi ngày mình đều học đươc gì đó hay làm được gì đó. Việc của ngày nào ra ngày đó, không được trì hoãn hay dây dưa. Nguyên tắc tối cao là : phải đảm bảo thực thi các nguyên tắc bằng mọi giá
Cố gắng tìm tòi, sáng tạo cách giải riêng, nếu một bài toán có nhiều cách giải hãy chọn một cách thể hiện phong cách của mình, mình hiểu nhất, ngắn gọn nhất, từ đó phân định cách giải riêng cho từng dạng.
Khi kết quả bài giải của mình không giống với sách mẫu cần bình tĩnh xem lại xem mình sai sót ở đâu, từng bước cẩn thận, nếu bài giải của mình không sai, rất có thể sách sai. Nếu mình sai ở bước nào thì nhớ rõ tại sao sai ở bước đó rút kinh nghiệm tránh lặp lại lần sau.
Thiết kế một tiêu chuẩn từng môn cho bản thân, môn nào cần những phần nào nắm cực chắc, phần nào nắm được trên trung bình, phần nào tìm hiểu thêm, VD : toán thì phần cần nắm chắc là Đạo hàm( dễ ăn điểm, dễ học) ,các phần khác trên trung bình là khá, biết làm những con tương đối khó là ổn, phần đọc thêm là số phức, phương pháp tính tích phân mũ lớn v.v.v….
Mình có sưu tầm được cẩm nang tuyển sinh điện tử, các bạn có thể tải về để tra cứu các thông tin như điểm chuẩn, đề thi các năm, ngoài ra còn hướng dẫn các thông tin như học trường gì công việc phù hợp trắc nghiệp nghề nghiệp, thông tin ở trọ, đi lại khi thi cử...
Bấm vào đây để xem nội dung.
Nếu không có netflame work thì tải :
download.microsoft.com/download/2/0/E/20E90413-712F-438C-988E-FDAA79A8AC3D/dotnetfx35.exe
Link tải 2011:
P1: mediafire.com/?jasi31649ud59ss
P2: mediafire.com/?70kqh9n054gxjbo
P3: mediafire.com/?b7a5wa7nf21w3po
P4: mediafire.com/?wynl61ww408lbpn
Link tải 2012:
P1: mediafire.com/?ac61dtqdttg0abz
P2: mediafire.com/?5549hvwzm2fqx49
P3: mediafire.com/?1uos8ad6wsse9cn
P4: mediafire.com/?b56qwd018v78t48
P5: mediafire.com/?5y9zbjyobk26sm7
Trang tin, hướng dẫn chọn trường của BGD : ts.moet.gov.vn
Một số đề thi trực tuyến: [tracnghiem.tuoitre.vn
Kho tài liệu: educare.edu.vn
Tư vấn, thông tin hướng nghiệp: /tuvanhuongnghiep.vn
huongnghiep.vn| hieuhoc.com/
Ngoài ra giai đoạn này rất cần có niềm tin vào sự cố gắng, 1 tương lai tươi sáng sẽ tới
thế nên nên đọc thêm một số quyển sách như Nhất Nghệ tinh, Đắc nhân tâm, "Tôi lập trình tương lai" Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi... đê lấy khí thế nhé
Chúc mọi người thi tốt, ai có vấn đề về làm hồ sơ, chọn trường ngành kinh tế ngoài HN này có thể PM mình tư vấn cho nhé
Đang nghiên cứu mấy cái trắc nghiệm xem cái nào ổn