- Tham gia
- 31/7/2018
- Bài viết
- 407
Ở một giai đoạn nào đó trong sự nghiệp, người lao động sẽ bắt đầu quan tâm cân nhắc đến các yếu tố ưu tiên trong việc lựa chọn môi trường làm việc để có được những bước thăng tiến và phát triển tốt hơn cho tương lai. Khi đó mức lương cao hay vị trí cao sẽ trở thành câu hỏi mà bạn buộc phải đưa ra quyết định.
Đâu mới là lựa chọn đúng, là bước đệm tốt cho sự nghiệp tương lai của bạn, hãy cùng tìm hiểu ngay bây giờ nhé!
Hãy ưu tiên cho mục tiêu và định hướng nghề nghiệp
Cá nhân mỗi người đi làm sẽ có một mục tiêu nghề nghiệp khác nhau, tuỳ thuộc vào tính cách, mối quan tâm và những yếu tố bạn xem là quan trọng trong cuộc sống của mình. Theo đó mục tiêu này sẽ ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp cũng như nó tác động vào cách bạn đo lường và nhìn nhận sự thành công trong sự nghiệp của bản thân. Vì thế, khi nhắc đến những lựa chọn làm bước đệm cho sự nghiệp, hãy ưu tiên xem xét mục tiêu nghề nghiệp trước tiên.
Khi đề ra những mục tiêu nghề nghiệp cụ thể, bạn sẽ xác định được đâu là lựa chọn đúng đắn phù hợp với định hướng của bản thân. Nếu đề cao một sự nghiệp lâu dài với tiếng tăm, địa vị và những sự nhìn nhận về vị thế xã hội, phần đông người đi làm sẽ có khuynh hướng chọn vị trí cao.
Ở các công ty thường có một lộ trình phát triển nhất định cho từng vị trí, phòng ban. Nếu nhận thấy lộ trình thăng tiến đó phù hợp với định hướng nghề nghiệp tương lai của mình thì việc phấn đấu và giành lấy vị trí tốt làm bước đệm sự nghiệp là quyết định nên xem xét. Ví dụ như chuyển đổi công việc sang môi trường quốc tế hoặc điều chỉnh phạm vi trách nhiệm theo hướng quản lý chuyên sâu… Ngược lại, nếu mục tiêu của bạn nghiêng về thu nhập và bạn ưa chuộng sự trả công tương xứng thì bạn theo đuổi các hướng phát triển cho tiền lương và phúc lợi.
Cân nhắc yếu tố tuổi tác trước khi quyết định
Nghe có vẻ thực dụng nhưng thật sự tuổi tác là vấn đề cực kỳ quan trọng. Bạn nên đặt ra những ưu tiên nhất định cho việc phát triển sự nghiệp theo từng độ tuổi. Khi còn trẻ, bạn có thể có nhiều thời gian để lựa chọn sai và làm lại, miễn sao thoả mãn đam mê và sở thích bản thân là được. Nhưng khi bắt đầu bước vào độ tuổi chín chắn phải lãnh nhận nhiều trách nhiệm gia đình hơn, phải lo toan nhà cửa, con cái đồng thời gánh vác thêm những bổn phận xã hội nữa thì việc có một thu nhập ổn định tương xứng sẽ khiến bạn cảm thấy yên tâm để gắn bó với công việc hơn rất nhiều.
Nên lựa chọn theo sở thích về mức lương cứng và tổng thu nhập
Không hẳn vị trí càng cao thì mức lương sẽ tăng vọt theo thị trường nhưng bù lại ở vị trí cao thì bạn sẽ được hưởng những chế độ và phúc lợi đặc biệt. Có người sẽ muốn mức lương cao vì quan tâm đến thu nhập thật sự hàng tháng, rồi dùng chính thu nhập đó chi trả cho những nhu cầu khác của bản thân. Nhưng có người lại muốn được hưởng một chế độ phúc lợi tốt và lâu dài. Vì vậy, hãy chọn lấy phương án nào bản thân bạn cảm thấy thoải mái nhất và sẽ khiến bạn cảm thấy có thể cống hiến tốt nhất.
Một lưu ý cuối cùng, dù lựa chọn yếu tố nào là quan trọng nhất cho bước đệm công việc, bạn vẫn cần phải luôn ghi nhớ về yêu cầu tự xem xét giá trị công việc để đưa ra những quyết định sáng suốt. Hãy tham khảo các cổng thông tin và báo cáo chuyên nghiệp về lương để định kỳ cập nhật thang lương bình quân của thị trường đồng thời đo lường vị trí thực sự của bản thân trên bản đồ nguồn nhân lực thực tế.
Nguồn: CareerBuilder VietNam
Đâu mới là lựa chọn đúng, là bước đệm tốt cho sự nghiệp tương lai của bạn, hãy cùng tìm hiểu ngay bây giờ nhé!
Cá nhân mỗi người đi làm sẽ có một mục tiêu nghề nghiệp khác nhau, tuỳ thuộc vào tính cách, mối quan tâm và những yếu tố bạn xem là quan trọng trong cuộc sống của mình. Theo đó mục tiêu này sẽ ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp cũng như nó tác động vào cách bạn đo lường và nhìn nhận sự thành công trong sự nghiệp của bản thân. Vì thế, khi nhắc đến những lựa chọn làm bước đệm cho sự nghiệp, hãy ưu tiên xem xét mục tiêu nghề nghiệp trước tiên.
Khi đề ra những mục tiêu nghề nghiệp cụ thể, bạn sẽ xác định được đâu là lựa chọn đúng đắn phù hợp với định hướng của bản thân. Nếu đề cao một sự nghiệp lâu dài với tiếng tăm, địa vị và những sự nhìn nhận về vị thế xã hội, phần đông người đi làm sẽ có khuynh hướng chọn vị trí cao.
Ở các công ty thường có một lộ trình phát triển nhất định cho từng vị trí, phòng ban. Nếu nhận thấy lộ trình thăng tiến đó phù hợp với định hướng nghề nghiệp tương lai của mình thì việc phấn đấu và giành lấy vị trí tốt làm bước đệm sự nghiệp là quyết định nên xem xét. Ví dụ như chuyển đổi công việc sang môi trường quốc tế hoặc điều chỉnh phạm vi trách nhiệm theo hướng quản lý chuyên sâu… Ngược lại, nếu mục tiêu của bạn nghiêng về thu nhập và bạn ưa chuộng sự trả công tương xứng thì bạn theo đuổi các hướng phát triển cho tiền lương và phúc lợi.
Cân nhắc yếu tố tuổi tác trước khi quyết định
Nghe có vẻ thực dụng nhưng thật sự tuổi tác là vấn đề cực kỳ quan trọng. Bạn nên đặt ra những ưu tiên nhất định cho việc phát triển sự nghiệp theo từng độ tuổi. Khi còn trẻ, bạn có thể có nhiều thời gian để lựa chọn sai và làm lại, miễn sao thoả mãn đam mê và sở thích bản thân là được. Nhưng khi bắt đầu bước vào độ tuổi chín chắn phải lãnh nhận nhiều trách nhiệm gia đình hơn, phải lo toan nhà cửa, con cái đồng thời gánh vác thêm những bổn phận xã hội nữa thì việc có một thu nhập ổn định tương xứng sẽ khiến bạn cảm thấy yên tâm để gắn bó với công việc hơn rất nhiều.
Không hẳn vị trí càng cao thì mức lương sẽ tăng vọt theo thị trường nhưng bù lại ở vị trí cao thì bạn sẽ được hưởng những chế độ và phúc lợi đặc biệt. Có người sẽ muốn mức lương cao vì quan tâm đến thu nhập thật sự hàng tháng, rồi dùng chính thu nhập đó chi trả cho những nhu cầu khác của bản thân. Nhưng có người lại muốn được hưởng một chế độ phúc lợi tốt và lâu dài. Vì vậy, hãy chọn lấy phương án nào bản thân bạn cảm thấy thoải mái nhất và sẽ khiến bạn cảm thấy có thể cống hiến tốt nhất.
Một lưu ý cuối cùng, dù lựa chọn yếu tố nào là quan trọng nhất cho bước đệm công việc, bạn vẫn cần phải luôn ghi nhớ về yêu cầu tự xem xét giá trị công việc để đưa ra những quyết định sáng suốt. Hãy tham khảo các cổng thông tin và báo cáo chuyên nghiệp về lương để định kỳ cập nhật thang lương bình quân của thị trường đồng thời đo lường vị trí thực sự của bản thân trên bản đồ nguồn nhân lực thực tế.
Nguồn: CareerBuilder VietNam