dknetonline
Thành viên
- Tham gia
- 10/12/2012
- Bài viết
- 0
Trong những ngày hè, thời tiết oi bức, việc tập luyện thể thao lấy đi nhiều năng lượng của cơ thể hơn những mùa khác. Nếu không biết cách tập luyện, cơ thể dễ bị “chi” nhiều sức lực hơn “thu”.
Mùa hè là mùa thích hợp nhất cho nhiều môn thể thao, nhưng do đặc thù khí hậu Việt Nam, nhiệt độ trung bình mùa hè là 29,2oC (đỉnh điểm 42,9oC), nếu không biết cách tập luyện thì có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Theo bác sĩ, để việc luyện tập và giải trí với những môn thể thao đạt hiệu quả thì bạn cần lưu ý những điểm quan trọng sau:
Phòng bị chung
- Chọn những môn thể thao phù hợp với sức khỏe và thể trạng.
- Vừa sức. Sự tập luyện của cơ thể mỗi người cũng cần có một mức độ giới hạn vì thể trạng mỗi người khác nhau. Nếu bạn luyện tập quá sức, bài tập thể dục sẽ mất giá trị.
Với những người bị các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường thì nên chọn môn thể thao vừa sức và thời gian luyện tập giới hạn 30 – 45 phút mỗi ngày.
- Khám định kỳ sức khỏe, kiểm soát bệnh đang mắc và luôn tham vấn ý kiến của bác sĩ.
- Bù nước :Trong quá trình luyện tập lượng calo trong cơ thể bạn bị đốt cháy, sinh ra nhiều mồ hôi. Chính vì thế bạn cần phải bù đắp lượng nước thiếu hụt trong cơ thể.
Trước khi luyện tập 30 phút, cần uống vừa đủ 0,5 – 1 lít hoặc uống bổ sung trong khi tập. Nước tiếp vào cơ thể một cách tuần tự lúc vận động sẽ giúp giảm nhẹ áp lực của tim. Tuyệt đối không dùng chất có cồn như rượu, bia, chất có ga.
- Tham dự các khóa đào tạo chuẩn (khi tham gia chơi những môn thể thao yêu cầu đúng kỹ thuật như: nhảy dù, leo núi, lướt sóng…).
- Sử dụng trang phục phù hợp với từng môn. Bạn cũng cần chú ý đến màu sắc, kiểu dáng, chất liệu. Những ngày hè nóng bức nên chọn những trang phục luyện tập có màu sáng, chất liệu cotton sẽ cho bạn cảm giác thoáng mát hơn. Những màu tối, bóng (như màu đồng) sẽ làm hấp thụ nhiệt, vì ánh nắng mặt trời có thể đâm xuyên qua lớp vải làm tổn hại đến làn da của bạn.
- Khởi động kỹ trước tham gia chơi thể thao, nhất là các khớp và cơ liên quan từng môn thể thao chọn.
- Sau khi nghỉ chơi: Không uống chất có cồn, không tắm ngay, cần phải để cơ thể thích nghi trở lại dần dần.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc hay nước ép trái cây cũng sẽ đem lại hiệu quả cho bạn.
Nhận biết mối nguy hiểm
- Chơi thể thao mùa hè không đúng cách hoặc quá sức sẽ có nguy cơ gây nguy hiểm cho bản thân người chơi. Dưới đây là triệu chứng và cách sơ cứu các mối nguy hiểm phổ biến nhất trong khi chơi thể thao ngày hè:
* Say nắng, say nóng
- Triệu chứng: Sốt cao (39,8oC trở lên); da nóng, khô và đỏ lạnh hoặc da ẩm ướt và tái mét; không có mồ hôi hoặc vã mồ hôi hột; miệng khô; mệt mỏi, đuối sức; choáng váng; nhức đầu; buồn nôn; vọp bẻ; mạch nhanh và yếu; co giật; bất tỉnh. Khi đó cần giảm nhanh thân nhiệt người bị nạn bằng cách đưa ngay người bị nạn vào chỗ mát, thoáng gió, quạt mát; đặt nằm ngửa, gác chân cao; nới lỏng hoặc cởi quần áo; chườm lạnh bằng nước đá khắp người (chú ý cổ, nách, háng) hoặc phun nước lạnh vào người bệnh (tránh phun vào mũi, miệng); cho uống nước muối hoặc đồ uống thể thao. Nếu người bị nạn không uống nước được, nôn liên tục, sốt tăng liên tục, bất tỉnh, kèm triệu chứng khác như đau ngực, khó thở, đau bụng thì cần phải đưa ngay đến viện để cấp cứu kịp thời.
* Phỏng nắng
- Dấu hiệu: Đỏ da, đau, sưng phồng, giộp nước, nhức đầu, sốt. Lúc đó cần thoa, dội nước lạnh vào vùng da phỏng; thoa nhũ dịch corticoid lên vùng phỏng.
- Để đề phòng say nắng, say nóng và phỏng nắng nên tránh chơi thể thao từ 10 giờ đến 16 giờ; mặc đồ chống nắng; dùng kem chống nắng; uống đủ nước.
* Chấn thương
* Gãy xương
- Cố định ngay chi gãy, cầm máu nhanh và gọi cấp cứu.
* Bong gân
- Triệu chứng bong gân là đau nhói quanh khớp, sưng, đỏ nhẹ, ấn vào đau, cử động khó khăn. Xử lý bằng cách chườm nước đá, dán Salonpas và nếu đau quá có thể uống Paracetamol 1g để giảm đau và gặp bác sĩ điều trị.
* Phòng bị đặc thù
- Tùy theo mỗi môn thể thao, người chơi cần có những cách phòng bị riêng để tối ưu hóa sức khỏe. Cụ thể:
+ Đi bộ đường dài, chạy
- Ăn snack mặn trước, trong và sau chạy để bổ sung muối cho cơ thể, đỡ mất điện giải. Uống 0,2 – 0,8 lít nước mỗi giờ chạy. Không uống quá nhiều nước ngay sau dừng chạy, vì cơ thể chưa thích ứng với việc bù nước đột ngột. Uống nước thể thao nếu đi, chạy trên 4 giờ. Cho người thân biết lịch trình của mình.
+ Đạp xe, đua xe, đua ngựa
- Không đi một mình, đội mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn, nghỉ ngơi mỗi 2 giờ.
+ Cầu lông, bóng bàn, tennis, goft, bóng chuyền, bóng đá, bóng rổ
- Giảm bong gân, tổn thương gân Achilles (gót), cơ bắp bằng cách chọn giày vừa chân, đế cứng, thay định kỳ, tập uốn dẻo, khởi động kỹ.
+ Chơi tennis, chèo thuyền, bơi xuồng kayak
- Chú ý đau sưng khuỷu tay; để giảm đau cần nghỉ ngơi ngắt quãng trong khi chơi; nếu đau có thể uống thuốc giảm đau đơn thuần; nếu đau kéo dài trên một tuần cần đi khám bác sĩ.
+ Chơi gôn
- Chú ý tránh đau lưng bằng cách dùng gậy vừa tầm, luyện tập cơ lưng deo dai.
+ Bơi
- Ăn đủ chất khoáng như calcium, magnesium, potassium để tránh vọp bẻ. Không bơi một mình.
+ Lặn
- Không lặn một mình. Luôn giữ áp suất trong tai và các xoang bình ổn: khi lặn xuống thì bịt mũi và cố thở ra; khi nổi lên thì hãy nuốt để quân bình áp lực trong tai; luôn ý thức xung quanh – từ 50m trở xuống thì rất tối vì thế cần chú ý quan sát.
Để đề phòng sự cố xảy ra khi chơi thể thao, bác sĩ lưu ý, cần phải mang theo băng gạc, cồn sát trùng, oxy già, thuốc thông thường như miếng dán giảm đau, thuốc giảm đau đơn thuần tùy môn thể thao và số điện thoại cấp cứu để phòng bị và nhất là không nên đi một mình.
Hãy truy cập vào và tham gia các hoạt động dành cho mùa hè này của Trà xanh C2 nào mọi người: https://www.facebook.com/c2life
Mùa hè là mùa thích hợp nhất cho nhiều môn thể thao, nhưng do đặc thù khí hậu Việt Nam, nhiệt độ trung bình mùa hè là 29,2oC (đỉnh điểm 42,9oC), nếu không biết cách tập luyện thì có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Theo bác sĩ, để việc luyện tập và giải trí với những môn thể thao đạt hiệu quả thì bạn cần lưu ý những điểm quan trọng sau:
Phòng bị chung
- Chọn những môn thể thao phù hợp với sức khỏe và thể trạng.
- Vừa sức. Sự tập luyện của cơ thể mỗi người cũng cần có một mức độ giới hạn vì thể trạng mỗi người khác nhau. Nếu bạn luyện tập quá sức, bài tập thể dục sẽ mất giá trị.
Với những người bị các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường thì nên chọn môn thể thao vừa sức và thời gian luyện tập giới hạn 30 – 45 phút mỗi ngày.
- Khám định kỳ sức khỏe, kiểm soát bệnh đang mắc và luôn tham vấn ý kiến của bác sĩ.
- Bù nước :Trong quá trình luyện tập lượng calo trong cơ thể bạn bị đốt cháy, sinh ra nhiều mồ hôi. Chính vì thế bạn cần phải bù đắp lượng nước thiếu hụt trong cơ thể.
Trước khi luyện tập 30 phút, cần uống vừa đủ 0,5 – 1 lít hoặc uống bổ sung trong khi tập. Nước tiếp vào cơ thể một cách tuần tự lúc vận động sẽ giúp giảm nhẹ áp lực của tim. Tuyệt đối không dùng chất có cồn như rượu, bia, chất có ga.
- Tham dự các khóa đào tạo chuẩn (khi tham gia chơi những môn thể thao yêu cầu đúng kỹ thuật như: nhảy dù, leo núi, lướt sóng…).
- Sử dụng trang phục phù hợp với từng môn. Bạn cũng cần chú ý đến màu sắc, kiểu dáng, chất liệu. Những ngày hè nóng bức nên chọn những trang phục luyện tập có màu sáng, chất liệu cotton sẽ cho bạn cảm giác thoáng mát hơn. Những màu tối, bóng (như màu đồng) sẽ làm hấp thụ nhiệt, vì ánh nắng mặt trời có thể đâm xuyên qua lớp vải làm tổn hại đến làn da của bạn.
- Khởi động kỹ trước tham gia chơi thể thao, nhất là các khớp và cơ liên quan từng môn thể thao chọn.
- Sau khi nghỉ chơi: Không uống chất có cồn, không tắm ngay, cần phải để cơ thể thích nghi trở lại dần dần.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc hay nước ép trái cây cũng sẽ đem lại hiệu quả cho bạn.
Nhận biết mối nguy hiểm
- Chơi thể thao mùa hè không đúng cách hoặc quá sức sẽ có nguy cơ gây nguy hiểm cho bản thân người chơi. Dưới đây là triệu chứng và cách sơ cứu các mối nguy hiểm phổ biến nhất trong khi chơi thể thao ngày hè:
* Say nắng, say nóng
- Triệu chứng: Sốt cao (39,8oC trở lên); da nóng, khô và đỏ lạnh hoặc da ẩm ướt và tái mét; không có mồ hôi hoặc vã mồ hôi hột; miệng khô; mệt mỏi, đuối sức; choáng váng; nhức đầu; buồn nôn; vọp bẻ; mạch nhanh và yếu; co giật; bất tỉnh. Khi đó cần giảm nhanh thân nhiệt người bị nạn bằng cách đưa ngay người bị nạn vào chỗ mát, thoáng gió, quạt mát; đặt nằm ngửa, gác chân cao; nới lỏng hoặc cởi quần áo; chườm lạnh bằng nước đá khắp người (chú ý cổ, nách, háng) hoặc phun nước lạnh vào người bệnh (tránh phun vào mũi, miệng); cho uống nước muối hoặc đồ uống thể thao. Nếu người bị nạn không uống nước được, nôn liên tục, sốt tăng liên tục, bất tỉnh, kèm triệu chứng khác như đau ngực, khó thở, đau bụng thì cần phải đưa ngay đến viện để cấp cứu kịp thời.
* Phỏng nắng
- Dấu hiệu: Đỏ da, đau, sưng phồng, giộp nước, nhức đầu, sốt. Lúc đó cần thoa, dội nước lạnh vào vùng da phỏng; thoa nhũ dịch corticoid lên vùng phỏng.
- Để đề phòng say nắng, say nóng và phỏng nắng nên tránh chơi thể thao từ 10 giờ đến 16 giờ; mặc đồ chống nắng; dùng kem chống nắng; uống đủ nước.
* Chấn thương
* Gãy xương
- Cố định ngay chi gãy, cầm máu nhanh và gọi cấp cứu.
* Bong gân
- Triệu chứng bong gân là đau nhói quanh khớp, sưng, đỏ nhẹ, ấn vào đau, cử động khó khăn. Xử lý bằng cách chườm nước đá, dán Salonpas và nếu đau quá có thể uống Paracetamol 1g để giảm đau và gặp bác sĩ điều trị.
* Phòng bị đặc thù
- Tùy theo mỗi môn thể thao, người chơi cần có những cách phòng bị riêng để tối ưu hóa sức khỏe. Cụ thể:
+ Đi bộ đường dài, chạy
- Ăn snack mặn trước, trong và sau chạy để bổ sung muối cho cơ thể, đỡ mất điện giải. Uống 0,2 – 0,8 lít nước mỗi giờ chạy. Không uống quá nhiều nước ngay sau dừng chạy, vì cơ thể chưa thích ứng với việc bù nước đột ngột. Uống nước thể thao nếu đi, chạy trên 4 giờ. Cho người thân biết lịch trình của mình.
+ Đạp xe, đua xe, đua ngựa
- Không đi một mình, đội mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn, nghỉ ngơi mỗi 2 giờ.
+ Cầu lông, bóng bàn, tennis, goft, bóng chuyền, bóng đá, bóng rổ
- Giảm bong gân, tổn thương gân Achilles (gót), cơ bắp bằng cách chọn giày vừa chân, đế cứng, thay định kỳ, tập uốn dẻo, khởi động kỹ.
+ Chơi tennis, chèo thuyền, bơi xuồng kayak
- Chú ý đau sưng khuỷu tay; để giảm đau cần nghỉ ngơi ngắt quãng trong khi chơi; nếu đau có thể uống thuốc giảm đau đơn thuần; nếu đau kéo dài trên một tuần cần đi khám bác sĩ.
+ Chơi gôn
- Chú ý tránh đau lưng bằng cách dùng gậy vừa tầm, luyện tập cơ lưng deo dai.
+ Bơi
- Ăn đủ chất khoáng như calcium, magnesium, potassium để tránh vọp bẻ. Không bơi một mình.
+ Lặn
- Không lặn một mình. Luôn giữ áp suất trong tai và các xoang bình ổn: khi lặn xuống thì bịt mũi và cố thở ra; khi nổi lên thì hãy nuốt để quân bình áp lực trong tai; luôn ý thức xung quanh – từ 50m trở xuống thì rất tối vì thế cần chú ý quan sát.
Để đề phòng sự cố xảy ra khi chơi thể thao, bác sĩ lưu ý, cần phải mang theo băng gạc, cồn sát trùng, oxy già, thuốc thông thường như miếng dán giảm đau, thuốc giảm đau đơn thuần tùy môn thể thao và số điện thoại cấp cứu để phòng bị và nhất là không nên đi một mình.
Hãy truy cập vào và tham gia các hoạt động dành cho mùa hè này của Trà xanh C2 nào mọi người: https://www.facebook.com/c2life
Hiệu chỉnh bởi quản lý: