- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Ngoài lương theo ngạch bậc từ nguồn ngân sách Nhà nước, các giảng viên giảng dạy trong các trường ĐH, CĐ đều có thêm nguồn thu từ việc nhà trường được phép thực hiện tự chủ tài chính theo Nghị định 43 của Chính phủ. Chỉ tính riêng thu nhập chính thức được công khai tại trường thì đã có nhiều trường, mức thu của giảng viên ngót nghét 10 triệu/tháng. Đó là chưa tính tới việc giảng viên ĐH còn “rộng cửa” để tăng thu nhập của mình, mỗi tháng cũng có thể lên tới vài chục triệu đồng.
Thu nhập chính thức từ trường: Gần 10 triệu/tháng
Theo báo cáo mới nhất mà lãnh đạo trường ĐH Ngoại thương Hà Nội gửi đến Bộ Giáo dục – Đào tạo theo tinh thần chỉ đạo “3 công khai” của Bộ thì mức thu nhập bình quân của một giảng viên trường ĐH Ngoại thương năm 2009 là 9 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, thu nhập bình quân năm 2009 của cán bộ quản lý trường này là 7,2 triệu/tháng.
D kiến mức thu nhập bình quân này trong năm 2010 sẽ tiếp tục được tăng lên, cụ thể là: Đối với giảng viên: trung bình thu nhập là 10 triệu/tháng; đối với cán bộ quản lý: trung bình thu nhập là 8 triệu/tháng.
Một trong những trường có thu nhập “ấn tượng” phải kể đến ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội). Theo báo cáo cuối năm 2009 của lãnh đạo nhà trường thì thu nhập bình quân/1tháng của giảng viên trường này trong năm 2008 là gần 9,3 triệu đồng/tháng. Còn với cán bộ quản lý và của nhân viên phục vụ thì thu nhập bình quân năm 2008 là hơn 6 triệu đồng/tháng.
Năm 2009, nhà trường dự kiến sẽ tăng mức thu nhập bình quân cho giảng viên lên mức gần 10,6 triệu đồng/tháng (nhà trường có 645 giảng viên). Còn đối với cán bộ quản lý và nhân viên (tổng cộng 517 người), ước đạt mức thu nhập gần 7 triệu đồng/tháng.
Ngoài nguồn ngân sách Nhà nước (chi thường xuyên, chi kế hoạc không thường xuyên, chi đầu tư), trường ĐH Kinh tế Quốc dân còn các khoản thu như: Học phí (các hệ chính quy, tại chức, sau ĐH, liên thông, liên kết, …), lệ phí (thu từ tiền nội trú, phí nhập học, làm thẻ sinh viên, sao y học bạ, ..).
Năm 2008, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN đã trình Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề án thí điểm: "Hiệu trưởng định mức thu nhập cho giáo viên".
Theo đó, nhà trường sẽ tiến hành trả lương bằng USD. Giảng viên giỏi có thể thu nhập 4.000-5.000 USD mỗi tháng, còn mức phổ thông cũng chừng trên 1.000 USD. Ngay như những người làm công tác phục vụ trong trường cũng phải được chừng 300 USD.
Ngoài học phí, lệ phí và các khoản thu khác của người học, trường ĐH Kinh tế Quốc dân còn có các nguồn thu khác từ các hợp đồng đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn, chuyển giao công nghệ, các hoạt động dịch vụ, …
Chỉ tiếng riêng các nguồn thu ngoài học phí và lệ phí thu từ người học thì theo dự toán năm 2009 đã thu được 3.300.000.000 đồng từ nguồn là các khoản thu khác. Chính nguồn này đã làm thu nhập cán bộ, giảng viên tăng lên.
Thấp hơn 2 trường Kinh tế này là các trường khối Kỹ thuật. Tại ĐH Xây dựng Hà Nội, thu nhập bình quân 1 tháng của cán bộ viên chức trường năm 2008 là gần 4,5 triệu đồng/người, ước thực hiện năm 2009 là 5,3 triệu đồng/người.
Trong đó, thu nhập bình quân 1 tháng của giảng viên năm 2008 là gần 4,8 triệu đồng/người, ước thực hiện năm 2009 là xấp xỉ 5,7 triệu đồng/người. Thu nhập bình quân 1 tháng của cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ năm 2008 là gần 3,5 triệu đồng/người, ước thực hiện năm 2009 là gần 4 triệu đồng/người.
Mức thu nhập tại trường ĐH Bách Khoa Hà Nội còn thấp hơn ĐH Xây dựng. Cụ thể: Thu nhập bình quân/tháng của quản lý và hành chính ĐH Bách Khoa năm 2008 là 2,1 triệu đồng/ tháng. Ước thực hiện năm 2009 sẽ ở mức: Thu nhập giảng viên: 3,15 triệu đồng/ tháng; thu nhập của quản lý và hành chính: 2,8 triệu đồng/ tháng.
Trong khi ở các trường công lập thu nhập giảng viên cao hơn thì ở các trường dân lập thu nhập khối quản lý cao hơn rất nhiều. Cụ thể: Thu nhập bình quân của giảng viên (gồm cả tiền vượt giờ) tại ĐH Thăng Long là 6,2 triệu đồng; thu nhập của cán bộ lãnh đạo (05 người) là 11,9 đồng; nhân viên nhà trường có mức thu 4,0 triệu đồng.
Giảng viên tăng thu kiểu “thủ công”
Việc làm thêm của các giảng viên ĐH không bó hẹp như ở cấp THPT. Ngoài việc dạy thêm tiết, mỗi giảng viên còn có thể đi dạy ở các trường theo các lời mời. Tuy nhiên, đối tượng thường làm thêm kiểu này là các giảng viên trẻ mới vào trường, cuộc sống chưa ổn định do lương còn thấp.
Theo chia sẻ của anh C.V, một số giảng viên trẻ của trường ĐH Xây dựng Hà Nội, anh thường dạy thêm ở các trường ĐH khác. Mỗi tiết dạy ở các trường ĐH này giảng viên được trả công bằng hoặc cao hơn một chút so với ở trường (khoảng 35.000 đến 40.000 đồng/tiết). Nếu người được mời dạy là các GS thì tiền công được tính theo cách khác (có thể là gấp đôi).
“Tình trạng thiếu giảng viên rất phổ biến ở các trường ĐH. Dù nhiều khi việc đứng lớp ở trường chính đã tương đối chiếm nhiều thời gian xong nếu nhận được lời mời dạy thì chúng tôi cũng thường không từ chối”, anh nói.
Đi dạy thêm ở các trung tâm dạy thêm - học thêm là một trong những cách tăng thu khá phổ biến hiện nay của đội ngũ giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ (Ảnh: VNN)
Cách làm này tuy thường nhắm đến giảng viên trẻ xong anh V. cho biết họ cũng không có ý định gắn bó lâu dài. Bởi dạy theo hình thức này trách nhiệm và ràng buộc với nhà trường và sinh viên sẽ lớn, thu nhập thấp (vì phải đảm bảo tất cả các khâu như giáo án, thi, chấm điểm, ….). Vì thế, đi đạy thêm ở các trung tâm thường chiếm được cảm tình của các giảng viên trẻ nhiều hơn (mỗi buổi dạy ở trung tâm học thêm dài 2 tiếng được trả giá khoảng 500 ngàn đồng).
“Đầu tư cho công việc đối với một giảng viên trẻ là phải tiếp tục nghiên cứu khoa học, tiếp tục học lên cao nhưng lương mỗi tháng được 2,5 triệu thì không thể đủ được, làm thêm là tất yếu”, anh cho biết.
Ai cũng biết hệ tại chức là “sân sau”, nguồn tăng thu chủ yếu của các trường ĐH. Sau khi có chỉ tiêu đào tạo, trường sẽ phân về các khoa kế hoạch giảng dạy và khoa sẽ phân đến từng người.
Đã có những giảng viên “chạy sô” dạy tại chức (ở nhiều trường khác nhau), mỗi tháng thu nhập cũng lên tới cả chục triệu đồng/tháng (chưa kể thu nhập chính thức từ trường hàng tháng). Ngoài ra họ có thể nhận dạy kèm học sinh phổ thông tại nhà riêng với mức thấp nhất hiện nay là 100.000 đồng/buổi 2 tiếng.
Ngay tại HVBCTT, nhiều sinh viên cũng đã truyền tai nhau chuyện các thầy cô “chạy sô” dạy thêm bên ngoài, thậm chí có thầy ngoài việc giảng dạy trên lớp (đã khá nặng nề do thiếu giảng viên) còn “chạy sô” thêm ở 4 đến 5 trường ĐH khác trên địa bàn Hà Nội.
“Nếu thực sự chăm chỉ đi dạy và có động lực kiếm tiền thì cũng phải nói thật là mỗi tháng mỗi giảng viên cũng có thể kiếm được hàng chục triệu”, anh V. khẳng định.
Song việc kiếm tiền kiểu “thủ công” như đi dạy thêm, làm thêm kiểu này này mang lại thu nhập tương đối lớn nhưng thường xảy ra với giảng viên dạy các môn cơ bản (Toán, vật lý, …) và các môn lý luận (lịch sử Đảng, chủ nghĩa xã hội khoa học, …). Tuy nhiên, anh V. cho biết vẫn có những trường hợp các giảng viên dạy các môn cơ bản nhưng năng động, chịu khó vẫn có thể làm thêm cho bộ phận kỹ thuật trong các ngành khác như ngân hàng, công nghệ thông tin, …
Tăng thu theo “công nghệ”
TP HCM là địa bàn đầu tiên trên cả nước đưa giảng viên ĐH vào danh sách những đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Qua đợt kiểm tra sơ bộ tại hai trường đại học ngoài công lập vào cuối năm 2005 trên địa bàn TP HCM, cơ quan thuế đã phát hiện nhiều giảng viên (cơ hữu và thỉnh giảng) có thu nhập lên tới hàng chục triệu đồng/tháng, vượt xa mức chịu thuế thu nhập cá nhân nhưng vẫn không kê khai và nộp thuế.
Các trường ĐH, CĐ hiện nay đều tạo điều kiện cho giảng viên trẻ, giảng viên dạy các môn cơ bản, lý luận đứng lớp nhiều hơn để tăng thu nhập. Còn đối với các giảng viên lâu năm, có tiếng, hoặc các giảng viên làm việc ở các bộ môn ứng dụng, chuyên ngành thì cách kiếm tiền sẽ khác hơn.
Có chuyên môn giảng dạy về ngành cầu đường, ngoài việc đứng lớp (khá khiêm tốn về thời lượng) và tiếp tục học cao lên, anh N., giảng viên ĐH Xây dựng Hà Nội còn tham gia làm tư vấn thiết kế cho các dự án xây dựng cầu đường. Công việc này tuy không ổn định nhưng nếu tư vấn xong cho một dự án thành công thì tiền công theo giảng viên này cũng không phải là thấp.
“Nếu làm giảng viên các chuyên ngành ứng dụng thì rõ ràng là có thuận lợi hơn, bởi tư vấn cho họ vừa có tiền nhiều hơn, lại vừa sử dụng và mài nhọn chính chuyên môn của mình. Đi dạy cũng là một cách tăng thu không tồi song tốn hơi nhiều thời gian và công sức”, anh N. nói.
Theo tìm hiểu của VietNamNet, với các giảng viên có tiếng (là GS) thì việc mời được họ đến dạy/nói chuyện một buổi cũng có thể phải trả tiền triệu. Ngoài ra, những người này có thể viết các bài tham luận cho các hội thảo, hội nghị, thậm chí sự xuất hiện của họ ở một hội nghị cũng đã mang lại cho họ những khoản thu nhập không nhỏ (có thể lên tới cả ngàn đô). Chưa hết, việc "chạy sô" đi giảng dạy, tập huấn ở các tỉnh, thành phố trong cả nước cũng mang lại những khoản thu kếch xù cho giảng viên ĐH!
Thu nhập chính thức từ trường: Gần 10 triệu/tháng
Theo báo cáo mới nhất mà lãnh đạo trường ĐH Ngoại thương Hà Nội gửi đến Bộ Giáo dục – Đào tạo theo tinh thần chỉ đạo “3 công khai” của Bộ thì mức thu nhập bình quân của một giảng viên trường ĐH Ngoại thương năm 2009 là 9 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, thu nhập bình quân năm 2009 của cán bộ quản lý trường này là 7,2 triệu/tháng.
D kiến mức thu nhập bình quân này trong năm 2010 sẽ tiếp tục được tăng lên, cụ thể là: Đối với giảng viên: trung bình thu nhập là 10 triệu/tháng; đối với cán bộ quản lý: trung bình thu nhập là 8 triệu/tháng.
Một trong những trường có thu nhập “ấn tượng” phải kể đến ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội). Theo báo cáo cuối năm 2009 của lãnh đạo nhà trường thì thu nhập bình quân/1tháng của giảng viên trường này trong năm 2008 là gần 9,3 triệu đồng/tháng. Còn với cán bộ quản lý và của nhân viên phục vụ thì thu nhập bình quân năm 2008 là hơn 6 triệu đồng/tháng.
Năm 2009, nhà trường dự kiến sẽ tăng mức thu nhập bình quân cho giảng viên lên mức gần 10,6 triệu đồng/tháng (nhà trường có 645 giảng viên). Còn đối với cán bộ quản lý và nhân viên (tổng cộng 517 người), ước đạt mức thu nhập gần 7 triệu đồng/tháng.
Ngoài nguồn ngân sách Nhà nước (chi thường xuyên, chi kế hoạc không thường xuyên, chi đầu tư), trường ĐH Kinh tế Quốc dân còn các khoản thu như: Học phí (các hệ chính quy, tại chức, sau ĐH, liên thông, liên kết, …), lệ phí (thu từ tiền nội trú, phí nhập học, làm thẻ sinh viên, sao y học bạ, ..).
Năm 2008, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN đã trình Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề án thí điểm: "Hiệu trưởng định mức thu nhập cho giáo viên".
Theo đó, nhà trường sẽ tiến hành trả lương bằng USD. Giảng viên giỏi có thể thu nhập 4.000-5.000 USD mỗi tháng, còn mức phổ thông cũng chừng trên 1.000 USD. Ngay như những người làm công tác phục vụ trong trường cũng phải được chừng 300 USD.
Ngoài học phí, lệ phí và các khoản thu khác của người học, trường ĐH Kinh tế Quốc dân còn có các nguồn thu khác từ các hợp đồng đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn, chuyển giao công nghệ, các hoạt động dịch vụ, …
Chỉ tiếng riêng các nguồn thu ngoài học phí và lệ phí thu từ người học thì theo dự toán năm 2009 đã thu được 3.300.000.000 đồng từ nguồn là các khoản thu khác. Chính nguồn này đã làm thu nhập cán bộ, giảng viên tăng lên.
Thấp hơn 2 trường Kinh tế này là các trường khối Kỹ thuật. Tại ĐH Xây dựng Hà Nội, thu nhập bình quân 1 tháng của cán bộ viên chức trường năm 2008 là gần 4,5 triệu đồng/người, ước thực hiện năm 2009 là 5,3 triệu đồng/người.
Trong đó, thu nhập bình quân 1 tháng của giảng viên năm 2008 là gần 4,8 triệu đồng/người, ước thực hiện năm 2009 là xấp xỉ 5,7 triệu đồng/người. Thu nhập bình quân 1 tháng của cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ năm 2008 là gần 3,5 triệu đồng/người, ước thực hiện năm 2009 là gần 4 triệu đồng/người.
Mức thu nhập tại trường ĐH Bách Khoa Hà Nội còn thấp hơn ĐH Xây dựng. Cụ thể: Thu nhập bình quân/tháng của quản lý và hành chính ĐH Bách Khoa năm 2008 là 2,1 triệu đồng/ tháng. Ước thực hiện năm 2009 sẽ ở mức: Thu nhập giảng viên: 3,15 triệu đồng/ tháng; thu nhập của quản lý và hành chính: 2,8 triệu đồng/ tháng.
Trong khi ở các trường công lập thu nhập giảng viên cao hơn thì ở các trường dân lập thu nhập khối quản lý cao hơn rất nhiều. Cụ thể: Thu nhập bình quân của giảng viên (gồm cả tiền vượt giờ) tại ĐH Thăng Long là 6,2 triệu đồng; thu nhập của cán bộ lãnh đạo (05 người) là 11,9 đồng; nhân viên nhà trường có mức thu 4,0 triệu đồng.
Giảng viên tăng thu kiểu “thủ công”
Việc làm thêm của các giảng viên ĐH không bó hẹp như ở cấp THPT. Ngoài việc dạy thêm tiết, mỗi giảng viên còn có thể đi dạy ở các trường theo các lời mời. Tuy nhiên, đối tượng thường làm thêm kiểu này là các giảng viên trẻ mới vào trường, cuộc sống chưa ổn định do lương còn thấp.
Theo chia sẻ của anh C.V, một số giảng viên trẻ của trường ĐH Xây dựng Hà Nội, anh thường dạy thêm ở các trường ĐH khác. Mỗi tiết dạy ở các trường ĐH này giảng viên được trả công bằng hoặc cao hơn một chút so với ở trường (khoảng 35.000 đến 40.000 đồng/tiết). Nếu người được mời dạy là các GS thì tiền công được tính theo cách khác (có thể là gấp đôi).
“Tình trạng thiếu giảng viên rất phổ biến ở các trường ĐH. Dù nhiều khi việc đứng lớp ở trường chính đã tương đối chiếm nhiều thời gian xong nếu nhận được lời mời dạy thì chúng tôi cũng thường không từ chối”, anh nói.
Đi dạy thêm ở các trung tâm dạy thêm - học thêm là một trong những cách tăng thu khá phổ biến hiện nay của đội ngũ giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ (Ảnh: VNN)
Cách làm này tuy thường nhắm đến giảng viên trẻ xong anh V. cho biết họ cũng không có ý định gắn bó lâu dài. Bởi dạy theo hình thức này trách nhiệm và ràng buộc với nhà trường và sinh viên sẽ lớn, thu nhập thấp (vì phải đảm bảo tất cả các khâu như giáo án, thi, chấm điểm, ….). Vì thế, đi đạy thêm ở các trung tâm thường chiếm được cảm tình của các giảng viên trẻ nhiều hơn (mỗi buổi dạy ở trung tâm học thêm dài 2 tiếng được trả giá khoảng 500 ngàn đồng).
“Đầu tư cho công việc đối với một giảng viên trẻ là phải tiếp tục nghiên cứu khoa học, tiếp tục học lên cao nhưng lương mỗi tháng được 2,5 triệu thì không thể đủ được, làm thêm là tất yếu”, anh cho biết.
Ai cũng biết hệ tại chức là “sân sau”, nguồn tăng thu chủ yếu của các trường ĐH. Sau khi có chỉ tiêu đào tạo, trường sẽ phân về các khoa kế hoạch giảng dạy và khoa sẽ phân đến từng người.
Đã có những giảng viên “chạy sô” dạy tại chức (ở nhiều trường khác nhau), mỗi tháng thu nhập cũng lên tới cả chục triệu đồng/tháng (chưa kể thu nhập chính thức từ trường hàng tháng). Ngoài ra họ có thể nhận dạy kèm học sinh phổ thông tại nhà riêng với mức thấp nhất hiện nay là 100.000 đồng/buổi 2 tiếng.
Ngay tại HVBCTT, nhiều sinh viên cũng đã truyền tai nhau chuyện các thầy cô “chạy sô” dạy thêm bên ngoài, thậm chí có thầy ngoài việc giảng dạy trên lớp (đã khá nặng nề do thiếu giảng viên) còn “chạy sô” thêm ở 4 đến 5 trường ĐH khác trên địa bàn Hà Nội.
“Nếu thực sự chăm chỉ đi dạy và có động lực kiếm tiền thì cũng phải nói thật là mỗi tháng mỗi giảng viên cũng có thể kiếm được hàng chục triệu”, anh V. khẳng định.
Song việc kiếm tiền kiểu “thủ công” như đi dạy thêm, làm thêm kiểu này này mang lại thu nhập tương đối lớn nhưng thường xảy ra với giảng viên dạy các môn cơ bản (Toán, vật lý, …) và các môn lý luận (lịch sử Đảng, chủ nghĩa xã hội khoa học, …). Tuy nhiên, anh V. cho biết vẫn có những trường hợp các giảng viên dạy các môn cơ bản nhưng năng động, chịu khó vẫn có thể làm thêm cho bộ phận kỹ thuật trong các ngành khác như ngân hàng, công nghệ thông tin, …
Tăng thu theo “công nghệ”
TP HCM là địa bàn đầu tiên trên cả nước đưa giảng viên ĐH vào danh sách những đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Qua đợt kiểm tra sơ bộ tại hai trường đại học ngoài công lập vào cuối năm 2005 trên địa bàn TP HCM, cơ quan thuế đã phát hiện nhiều giảng viên (cơ hữu và thỉnh giảng) có thu nhập lên tới hàng chục triệu đồng/tháng, vượt xa mức chịu thuế thu nhập cá nhân nhưng vẫn không kê khai và nộp thuế.
Các trường ĐH, CĐ hiện nay đều tạo điều kiện cho giảng viên trẻ, giảng viên dạy các môn cơ bản, lý luận đứng lớp nhiều hơn để tăng thu nhập. Còn đối với các giảng viên lâu năm, có tiếng, hoặc các giảng viên làm việc ở các bộ môn ứng dụng, chuyên ngành thì cách kiếm tiền sẽ khác hơn.
Có chuyên môn giảng dạy về ngành cầu đường, ngoài việc đứng lớp (khá khiêm tốn về thời lượng) và tiếp tục học cao lên, anh N., giảng viên ĐH Xây dựng Hà Nội còn tham gia làm tư vấn thiết kế cho các dự án xây dựng cầu đường. Công việc này tuy không ổn định nhưng nếu tư vấn xong cho một dự án thành công thì tiền công theo giảng viên này cũng không phải là thấp.
“Nếu làm giảng viên các chuyên ngành ứng dụng thì rõ ràng là có thuận lợi hơn, bởi tư vấn cho họ vừa có tiền nhiều hơn, lại vừa sử dụng và mài nhọn chính chuyên môn của mình. Đi dạy cũng là một cách tăng thu không tồi song tốn hơi nhiều thời gian và công sức”, anh N. nói.
Theo tìm hiểu của VietNamNet, với các giảng viên có tiếng (là GS) thì việc mời được họ đến dạy/nói chuyện một buổi cũng có thể phải trả tiền triệu. Ngoài ra, những người này có thể viết các bài tham luận cho các hội thảo, hội nghị, thậm chí sự xuất hiện của họ ở một hội nghị cũng đã mang lại cho họ những khoản thu nhập không nhỏ (có thể lên tới cả ngàn đô). Chưa hết, việc "chạy sô" đi giảng dạy, tập huấn ở các tỉnh, thành phố trong cả nước cũng mang lại những khoản thu kếch xù cho giảng viên ĐH!