- Tham gia
- 21/4/2010
- Bài viết
- 1.232
Nếu không tận mắt chứng kiến, hẳn ít người tiêu dùng có thể ngờ rằng, đằng sau nhiều loại giấy ăn, giấy vệ sinh trắng bóc, nức mùi thơm đang bán trên thị trường lại là cả một công nghệ sản xuất thiếu vệ sinh đến mức rùng mình. Những gì “tai nghe mắt thấy” khi chứng kiến công nghệ chế biến giấy ăn, giấy vệ sinh tại các cơ sở sản xuất giấy tại xã Phong Khê (Yên Phong, Bắc Ninh) sẽ khiến không ít người tiêu dùng phải rùng mình, sởn gai ốc.
Nồng nặc xưởng làm giấy
Một ngày tháng 4/2010, chúng tôi về xã Phong Khê (Yên Phong, Bắc Ninh), nơi sản xuất ra đủ các chủng loại giấy từ giấy thùng carton, giấy in, giấy báo, cho tới giấy ăn, giấy vệ sinh, và không khỏi kinh ngạc khi khắp các ngả đường tại xã này luôn nồng nặc mùi tạp chất được thải ra từ những xưởng sản xuất giấy.
Không ngoa khi nhiều người cho rằng nơi đây là một “bãi rác” giấy khổng lồ. Người dân thu mua giấy phế liệu từ khắp các tỉnh, thêm vào đó do điều kiện nhà xưởng thấp kém, chật hẹp nên giấy phế liệu được các chủ sản xuất đắp thành đống từ đầu ngõ vào tận đến vách nhà xưởng.
Nguyên liệu sản xuất giấy vệ sinh "thật dai và mềm mại" chất như... bãi rác thải.
Theo ông Nguyễn Văn Thụ, cán bộ địa chính - xây dựng xã Phong Khê, toàn xã Phong Khê từ xí nghiệp tư nhân cho tới doanh nghiệp, hợp tác xã cổ phần, công ty... có tất cả khoảng 200 đơn vị sản xuất giấy. Trong đó có 50% đơn vị sản xuất giấy ăn, giấy vệ sinh, mỗi xí nghiệp đạt công suất trung bình từ 1 – 2 tấn/ngày. 100% các đơn vị này có giấy phép kinh doanh nhưng tùy theo cấp độ, quy mô sản xuất để phân loại. Phần lớn các xí nghiệp sản xuất giấy tập trung thành khu công nghiệp, chính thức hoạt động năm 2003. Một số hộ gia đình khác kinh doanh tự phát, nhỏ lẻ.
Đi qua những con đường lầy lội, nước tù đọng đen ngòm, chúng tôi tới cơ sở sản xuất giấy của gia đình chị L thuộc khu công nghiệp xã Phong Khê, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Chỉ vài phút nữa thôi, đống giấy lộn lấm lem đất cát này sẽ được đưa vào tái chế.
Trong căn nhà chật chội, ẩm thấp, giấy được bày la liệt, chất đống cao chất ngất. Chúng tôi được “nếm” ngửi thứ mùi chua nồng khó chịu, ầm ì tiếng máy xeo (máy ép giấy), hơi nước bốc mù mịt.
Cảm giác đầu tiên khi bước vào bất kỳ một xí nghiệp sản xuất giấy nào trong khu công nghiệp Phong Khê là sự ngột ngạt, tù túng bởi khói quện lẫn với bụi, mù mịt bao quanh. Tiếp đó là cảm giác về sự ngổn ngang, giấy được vất bừa bãi khắp mọi nơi, mọi chỗ, mọi ngóc ngách, chồng đống từ cao xuống thấp. Giấy thành phẩm đóng gói chỉn chu, xếp hàng thẳng thớm nằm... sát cạnh đống giấy lộn bẩn thỉu. Khoảng cách giữa chúng chỉ là “công nghệ” chế biến giấy được làm theo một dây chuyền giản đơn và tiềm ẩn sự ô nhiễm nghiêm trọng.
Khâu đầu tiên, cũng là khâu quyết định tới chất lượng của sản phẩm là đưa giấy vào máy để xay nghiền. Tuy nhiên, công đoạn này được làm một cách tạm bợ.
Đây là công đoạn giấy bẩn được đưa vào ngâm và nghiền nát.
Nguyên liệu giấy không được chắt lọc cẩn thận mà tạp nham các loại giấy phế thải khác nhau, từ những cuộn giấy vệ sinh bỏ đi, “đầu thừa đuôi cụt” của các xí nghiệp giấy, tới các loại giấy vụn, giấy in, sách báo lem nhem được thu mua từ nhiều nguồn khác nhau.
Nhiều người khi chứng kiến tận mắt đống giấy thải này không khỏi băn khoăn tự hỏi: Liệu có khi nào, nguyên liệu giấy ở đây không ít loại được gom nhặt từ các bãi rác thải?
Tất cả các loại giấy bẩn được nghiền nhuyễn, hòa trộn vào nhau tạo nên một "hợp chất" nhầy nhụa sủi bọt, đen ngòm.
Tại đây, người công nhân chân đất, nồng nặc mùi mồ hôi vẫn giẫm đạp lên đống giấy nhàu nát, luôn tay ôm những chồng giấy bẩn cho vào bể ngâm kiềm. Những bể ngâm giấy mủn rò rỉ thứ nước thải nhớp nháp nền đất. Chiếc máy với khoanh sắt rỉ đóng cục nổi lên từng mảng. Khí Cl2 từ công đoạn tẩy Javen tỏa ra gây mùi khó chịu. Mỗi xưởng như một con quái vật khổng lồ.
Nước thải tù đọng, rác... lềnh phềnh
Chủ cơ sở L cho biết, xí nghiệp của chị đã kinh doanh sản xuất có thâm niên 5 năm, đội ngũ nhân viên có khoảng 10 người làm những công việc chuyên dụng khác nhau, người chuyên đứng nhặt giấy cho vào nghiền, người đứng ở cuối máy chuyên công tác cuộn giấy vào lô, người cắt giấy cùng một vài nhân viên đóng bao bì.
Máy móc rỉ "tiết" ra chất dịch có màu đỏ đặc quánh.
Mỗi ngày, cơ sở sản xuất giấy của gia đình chị L đưa ra ngoài thị trường trên 1 tấn giấy vệ sinh. Chị L cho biết, sản phẩm giấy vệ sinh sau khi chế biến sẽ được phân phối rộng rãi tại các quán ăn, khu công nghiệp, đặc biệt là hệ thống đại lý rộng rãi trên địa bàn Hà Nội.
Tại Phong Khê, một số lượng lớn hộ gia công nhỏ lẻ sản xuất giấy ăn cung cấp đi khắp các tỉnh thành trong cả nước, bán rộng rãi trên thị trường. Từ giấy ăn "thường dân" nhất như "giấy phở" (loại giấy ăn thô ráp, màu trắng đục, hình vuông vẫn thường dùng tại các quán cóc ven đường, quán cơm vỉa hè,...) đến các loại giấy ăn cao cấp đều được "chế biến" bằng công nghệ... nồng nặc như trên.
Anh Nguyễn Quốc An, sinh viên năm thứ 2, trường ĐH Bách Khoa trần tình: "Vẫn biết các giấy ăn tại các nhà ăn tập thể, nhà ăn sinh viên cũng như nhà hàng công cộng không được sạch sẽ, thậm chí chùi miệng lại thấy bẩn và ghê tởm hơn, nhưng đôi khi nó là thói quen, cứ thấy giấy ăn trên bàn thì cầm lấy và đưa lên miệng lau. Chẳng nhẽ ăn xong lại đứng đên, không lau miệng?!".
Nhiều người sau khi sử dụng giấy ăn còn bực tức vì lau xong thì thấy giấy mủn ra, nhoen nhoét khắp quanh miệng.
Qua công đoạn tái chế sơ sài, nhiều loại giấy ăn được hình thành và dù không đảm bảo chất lượng vẫn được sử dụng như bình thường.
Cơ sở giấy Đoàn Chín là một trong những cơ sở sản xuất phôi (lõi giấy to - pv) giấy ăn cao cấp. Từ phôi giấy ăn này, nhiều đơn vị khác lấy về cắt ra thành từng mảnh theo kích thước phù hợp với nhu cầu. Đoàn Chín áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, lắng lọc sơ bộ và tuần hoàn nước thải an toàn môi trường, tuy nhiên nước từ các bể ngầm vẫn tràn ra nền, đọng từng vũng, bốc mùi chua loét. Con mương phía mé sau nhà anh Đoàn Chín nước đặc kịt, rác thải nổi... lềnh phềnh.
Những tấm bạt che bốc mùi tanh nồng ở cơ sở chế biến giấy ăn Đoàn Chín.
Đối với xí nghiệp kinh doanh tự phát, Ủy ban xã yêu cầu tập kết chất thải rắn và nước thải về chung một mối. Đối với khu công nghiệp, xã đã thành lập một đội quản lý gồm 11 người làm công tác đi thu dọn rác thải rắn ven đường, tiêu thông rãnh nước ứ đọng, huy động xe chở rác về khu tập trung. Tuy nhiên, việc đôn đốc người dân thực hiện quy định cũng như việc quản lý, xử phạt vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Các bãi giấy rác vẫn chềnh ềnh bên vệ đường gây mất vệ sinh và phản cảm cho người đi lại, cản trở giao thông thôn xóm.
Các bãi giấy rác vẫn chềnh ềnh bên vệ đường gây mất vệ sinh, phản cảm và cản trở giao thông thôn xóm. Phần lớn các xưởng giấy trong xã Phong Khê đều không đảm bảo vệ sinh an toàn lao động nên trong quá trình sản xuất đã gây ra một lượng khói bụi khổng lồ, vượt quá tiêu chuẩn cho phép ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân địa phương.
Ngoài ra, trong công nghiệ xeo giấy, để tạo nên một sản phẩm đặc thù hoặc những tính năng đặc thù cho sản phẩm, người ta còn sử dụng nhiều hóa chất và chất xúc tác. Khi chúng tôi hỏi các chủ xí nghiệp thì các nhà sản xuất đều chối rằng cơ sở mình không dùng chất tẩy trắng.
Với câu hỏi “cơ sở sản xuất của chị có sử dụng chất tẩy trắng không”, chị L đã vội vã xua tay, trả lời thẳng thừng “không có”. Thế nhưng, vừa ra tới ngoài sân, tôi có hỏi một nhân viên đang làm việc, anh thật thà nói: “Chắc chắn là phải có rồi. Em nhìn xem, giấy nhập vào thì ô hợp thế kia, còn giấy thành phẩm thì trắng tinh thế này”. Anh nhân viên này tiết lộ, các chất tẩy trắng được cho ngay vào công đoạn đầu tiên để ngâm giấy.
Tại Hà Nội, làng Trích Sài (phường Bưởi, Tây Hồ) là một trong những nơi chuyên cung cấp “giấy phở” nổi tiếng. Làng có hơn 100 hộ dân làm nghề tái chế giấy ăn, xuất 3 - 10 tấn/tháng đổ ra cho các nhà hàng, quán ăn. Xeo giấy nhập về để lăn lóc dưới nền nhà ẩm ướt, giấy ăn thành phẩm cũng chỉ được cho vào bao tải khi có khách gọi, chưa kể, xấp giấy thành phẩm có màu trắng đục, khi lắc, vô số hạt bụi bay ra.
Các chuyên gia về y tế nhấn mạnh rằng: Bụi giấy ở các loại giấy ăn chất lượng kém sẽ xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Hóa chất chống ẩm và màu công nghiệp khi tiếp xúc với da có thể gây dị ứng khi kết hợp với sự bài tiết của mồ hôi. Nguy hiểm hơn, khi dùng giấy lau miệng, những hóa chất này sẽ xâm nhập vào cơ thể, về lâu dài có thể gây ung thư.
Ngoài ra, các hộ làm giấy ăn thủ công ở làng Trích Sài cho biết: Để tẩy trắng một tấn giấy phế liệu cần 9kg sút và 30 - 40l javen. Hai loại hóa chất này đòi hỏi quy trình sản xuất nghiêm ngặt. Theo tiêu chuẩn quốc tế, nồng độ cho phép trong nước của xút và javen là dưới 0,3mg/l.
Theo các chuyên gia về hóa học: Nếu xử lý đúng quy trình, lượng xút và javen trong giấy ăn thành phẩm hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu vượt quá mức cho phép, lượng hoá chất tồn dư có thể gây kích ứng da và trở thành “ổ” bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, rộp môi… đối với người mẫn cảm”.
Xem xong tin này thiệt là kinh quá hix hix
Nồng nặc xưởng làm giấy
Một ngày tháng 4/2010, chúng tôi về xã Phong Khê (Yên Phong, Bắc Ninh), nơi sản xuất ra đủ các chủng loại giấy từ giấy thùng carton, giấy in, giấy báo, cho tới giấy ăn, giấy vệ sinh, và không khỏi kinh ngạc khi khắp các ngả đường tại xã này luôn nồng nặc mùi tạp chất được thải ra từ những xưởng sản xuất giấy.
Không ngoa khi nhiều người cho rằng nơi đây là một “bãi rác” giấy khổng lồ. Người dân thu mua giấy phế liệu từ khắp các tỉnh, thêm vào đó do điều kiện nhà xưởng thấp kém, chật hẹp nên giấy phế liệu được các chủ sản xuất đắp thành đống từ đầu ngõ vào tận đến vách nhà xưởng.
Nguyên liệu sản xuất giấy vệ sinh "thật dai và mềm mại" chất như... bãi rác thải.
Theo ông Nguyễn Văn Thụ, cán bộ địa chính - xây dựng xã Phong Khê, toàn xã Phong Khê từ xí nghiệp tư nhân cho tới doanh nghiệp, hợp tác xã cổ phần, công ty... có tất cả khoảng 200 đơn vị sản xuất giấy. Trong đó có 50% đơn vị sản xuất giấy ăn, giấy vệ sinh, mỗi xí nghiệp đạt công suất trung bình từ 1 – 2 tấn/ngày. 100% các đơn vị này có giấy phép kinh doanh nhưng tùy theo cấp độ, quy mô sản xuất để phân loại. Phần lớn các xí nghiệp sản xuất giấy tập trung thành khu công nghiệp, chính thức hoạt động năm 2003. Một số hộ gia đình khác kinh doanh tự phát, nhỏ lẻ.
Đi qua những con đường lầy lội, nước tù đọng đen ngòm, chúng tôi tới cơ sở sản xuất giấy của gia đình chị L thuộc khu công nghiệp xã Phong Khê, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Chỉ vài phút nữa thôi, đống giấy lộn lấm lem đất cát này sẽ được đưa vào tái chế.
Trong căn nhà chật chội, ẩm thấp, giấy được bày la liệt, chất đống cao chất ngất. Chúng tôi được “nếm” ngửi thứ mùi chua nồng khó chịu, ầm ì tiếng máy xeo (máy ép giấy), hơi nước bốc mù mịt.
Cảm giác đầu tiên khi bước vào bất kỳ một xí nghiệp sản xuất giấy nào trong khu công nghiệp Phong Khê là sự ngột ngạt, tù túng bởi khói quện lẫn với bụi, mù mịt bao quanh. Tiếp đó là cảm giác về sự ngổn ngang, giấy được vất bừa bãi khắp mọi nơi, mọi chỗ, mọi ngóc ngách, chồng đống từ cao xuống thấp. Giấy thành phẩm đóng gói chỉn chu, xếp hàng thẳng thớm nằm... sát cạnh đống giấy lộn bẩn thỉu. Khoảng cách giữa chúng chỉ là “công nghệ” chế biến giấy được làm theo một dây chuyền giản đơn và tiềm ẩn sự ô nhiễm nghiêm trọng.
Khâu đầu tiên, cũng là khâu quyết định tới chất lượng của sản phẩm là đưa giấy vào máy để xay nghiền. Tuy nhiên, công đoạn này được làm một cách tạm bợ.
Đây là công đoạn giấy bẩn được đưa vào ngâm và nghiền nát.
Nguyên liệu giấy không được chắt lọc cẩn thận mà tạp nham các loại giấy phế thải khác nhau, từ những cuộn giấy vệ sinh bỏ đi, “đầu thừa đuôi cụt” của các xí nghiệp giấy, tới các loại giấy vụn, giấy in, sách báo lem nhem được thu mua từ nhiều nguồn khác nhau.
Nhiều người khi chứng kiến tận mắt đống giấy thải này không khỏi băn khoăn tự hỏi: Liệu có khi nào, nguyên liệu giấy ở đây không ít loại được gom nhặt từ các bãi rác thải?
Tất cả các loại giấy bẩn được nghiền nhuyễn, hòa trộn vào nhau tạo nên một "hợp chất" nhầy nhụa sủi bọt, đen ngòm.
Tại đây, người công nhân chân đất, nồng nặc mùi mồ hôi vẫn giẫm đạp lên đống giấy nhàu nát, luôn tay ôm những chồng giấy bẩn cho vào bể ngâm kiềm. Những bể ngâm giấy mủn rò rỉ thứ nước thải nhớp nháp nền đất. Chiếc máy với khoanh sắt rỉ đóng cục nổi lên từng mảng. Khí Cl2 từ công đoạn tẩy Javen tỏa ra gây mùi khó chịu. Mỗi xưởng như một con quái vật khổng lồ.
Nước thải tù đọng, rác... lềnh phềnh
Chủ cơ sở L cho biết, xí nghiệp của chị đã kinh doanh sản xuất có thâm niên 5 năm, đội ngũ nhân viên có khoảng 10 người làm những công việc chuyên dụng khác nhau, người chuyên đứng nhặt giấy cho vào nghiền, người đứng ở cuối máy chuyên công tác cuộn giấy vào lô, người cắt giấy cùng một vài nhân viên đóng bao bì.
Máy móc rỉ "tiết" ra chất dịch có màu đỏ đặc quánh.
Mỗi ngày, cơ sở sản xuất giấy của gia đình chị L đưa ra ngoài thị trường trên 1 tấn giấy vệ sinh. Chị L cho biết, sản phẩm giấy vệ sinh sau khi chế biến sẽ được phân phối rộng rãi tại các quán ăn, khu công nghiệp, đặc biệt là hệ thống đại lý rộng rãi trên địa bàn Hà Nội.
Tại Phong Khê, một số lượng lớn hộ gia công nhỏ lẻ sản xuất giấy ăn cung cấp đi khắp các tỉnh thành trong cả nước, bán rộng rãi trên thị trường. Từ giấy ăn "thường dân" nhất như "giấy phở" (loại giấy ăn thô ráp, màu trắng đục, hình vuông vẫn thường dùng tại các quán cóc ven đường, quán cơm vỉa hè,...) đến các loại giấy ăn cao cấp đều được "chế biến" bằng công nghệ... nồng nặc như trên.
Anh Nguyễn Quốc An, sinh viên năm thứ 2, trường ĐH Bách Khoa trần tình: "Vẫn biết các giấy ăn tại các nhà ăn tập thể, nhà ăn sinh viên cũng như nhà hàng công cộng không được sạch sẽ, thậm chí chùi miệng lại thấy bẩn và ghê tởm hơn, nhưng đôi khi nó là thói quen, cứ thấy giấy ăn trên bàn thì cầm lấy và đưa lên miệng lau. Chẳng nhẽ ăn xong lại đứng đên, không lau miệng?!".
Nhiều người sau khi sử dụng giấy ăn còn bực tức vì lau xong thì thấy giấy mủn ra, nhoen nhoét khắp quanh miệng.
Qua công đoạn tái chế sơ sài, nhiều loại giấy ăn được hình thành và dù không đảm bảo chất lượng vẫn được sử dụng như bình thường.
Cơ sở giấy Đoàn Chín là một trong những cơ sở sản xuất phôi (lõi giấy to - pv) giấy ăn cao cấp. Từ phôi giấy ăn này, nhiều đơn vị khác lấy về cắt ra thành từng mảnh theo kích thước phù hợp với nhu cầu. Đoàn Chín áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, lắng lọc sơ bộ và tuần hoàn nước thải an toàn môi trường, tuy nhiên nước từ các bể ngầm vẫn tràn ra nền, đọng từng vũng, bốc mùi chua loét. Con mương phía mé sau nhà anh Đoàn Chín nước đặc kịt, rác thải nổi... lềnh phềnh.
Những tấm bạt che bốc mùi tanh nồng ở cơ sở chế biến giấy ăn Đoàn Chín.
Nước thải tù đọng bốc mùi hôi thối ngay sau nhà xí nghiệp sản xuất giấy Đoàn Chín
Do đặc thù không thống nhất giữa khu công nghiệp tập trung và các xí nghiệp sản xuất giấy tự phát nên xã Phong Khê khó quản lý về việc đảm bảo vệ sinh, môi trường. Ông Nguyễn Văn Thụ thừa nhận: Hiện tại, cả xã Phong Khê vẫn chưa có hệ thống xử lý rác thải tập trung. Đối với xí nghiệp kinh doanh tự phát, Ủy ban xã yêu cầu tập kết chất thải rắn và nước thải về chung một mối. Đối với khu công nghiệp, xã đã thành lập một đội quản lý gồm 11 người làm công tác đi thu dọn rác thải rắn ven đường, tiêu thông rãnh nước ứ đọng, huy động xe chở rác về khu tập trung. Tuy nhiên, việc đôn đốc người dân thực hiện quy định cũng như việc quản lý, xử phạt vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Các bãi giấy rác vẫn chềnh ềnh bên vệ đường gây mất vệ sinh và phản cảm cho người đi lại, cản trở giao thông thôn xóm.
Các bãi giấy rác vẫn chềnh ềnh bên vệ đường gây mất vệ sinh, phản cảm và cản trở giao thông thôn xóm. Phần lớn các xưởng giấy trong xã Phong Khê đều không đảm bảo vệ sinh an toàn lao động nên trong quá trình sản xuất đã gây ra một lượng khói bụi khổng lồ, vượt quá tiêu chuẩn cho phép ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân địa phương.
Ngoài ra, trong công nghiệ xeo giấy, để tạo nên một sản phẩm đặc thù hoặc những tính năng đặc thù cho sản phẩm, người ta còn sử dụng nhiều hóa chất và chất xúc tác. Khi chúng tôi hỏi các chủ xí nghiệp thì các nhà sản xuất đều chối rằng cơ sở mình không dùng chất tẩy trắng.
Với câu hỏi “cơ sở sản xuất của chị có sử dụng chất tẩy trắng không”, chị L đã vội vã xua tay, trả lời thẳng thừng “không có”. Thế nhưng, vừa ra tới ngoài sân, tôi có hỏi một nhân viên đang làm việc, anh thật thà nói: “Chắc chắn là phải có rồi. Em nhìn xem, giấy nhập vào thì ô hợp thế kia, còn giấy thành phẩm thì trắng tinh thế này”. Anh nhân viên này tiết lộ, các chất tẩy trắng được cho ngay vào công đoạn đầu tiên để ngâm giấy.
Tại Hà Nội, làng Trích Sài (phường Bưởi, Tây Hồ) là một trong những nơi chuyên cung cấp “giấy phở” nổi tiếng. Làng có hơn 100 hộ dân làm nghề tái chế giấy ăn, xuất 3 - 10 tấn/tháng đổ ra cho các nhà hàng, quán ăn. Xeo giấy nhập về để lăn lóc dưới nền nhà ẩm ướt, giấy ăn thành phẩm cũng chỉ được cho vào bao tải khi có khách gọi, chưa kể, xấp giấy thành phẩm có màu trắng đục, khi lắc, vô số hạt bụi bay ra.
Các chuyên gia về y tế nhấn mạnh rằng: Bụi giấy ở các loại giấy ăn chất lượng kém sẽ xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Hóa chất chống ẩm và màu công nghiệp khi tiếp xúc với da có thể gây dị ứng khi kết hợp với sự bài tiết của mồ hôi. Nguy hiểm hơn, khi dùng giấy lau miệng, những hóa chất này sẽ xâm nhập vào cơ thể, về lâu dài có thể gây ung thư.
Ngoài ra, các hộ làm giấy ăn thủ công ở làng Trích Sài cho biết: Để tẩy trắng một tấn giấy phế liệu cần 9kg sút và 30 - 40l javen. Hai loại hóa chất này đòi hỏi quy trình sản xuất nghiêm ngặt. Theo tiêu chuẩn quốc tế, nồng độ cho phép trong nước của xút và javen là dưới 0,3mg/l.
Theo các chuyên gia về hóa học: Nếu xử lý đúng quy trình, lượng xút và javen trong giấy ăn thành phẩm hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu vượt quá mức cho phép, lượng hoá chất tồn dư có thể gây kích ứng da và trở thành “ổ” bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, rộp môi… đối với người mẫn cảm”.
Xem xong tin này thiệt là kinh quá hix hix