Cho là nhận

dai gia chan dat

Bóng ma vô hình
Thành viên thân thiết
Tham gia
29/10/2011
Bài viết
4.586
Tác giả: Ken Blanchard & S.Truett Cathy

Lời tác giả​
Ngày xưa, ông bà ta thường dạy :” Cho là vạn phúc”; ngày nay, giữa sự quay cuồng của cuộc sống hiện đại, con người dường như đang hướng đến một quan niệm trái ngược hoàn toàn: “ Nhận mới là quan trọng nhất”.

Hầu như mỗi ngày chúng ta đều nghe thấy những câu đại loại như: “ Hãy tận hưởng mọi thứ mà cuộc đời có thể mang lại”, “Hãy không ngừng tìm kiếm những điều tốt nhất”, “Chúng tôi cần nhiều hơn nữa để đạt đến đỉnh cao”, “Tôi đã tự kiếm phần của mình. Nếu muốn, anh hãy tự đi mà tìm lấy”, “Chỉ có kẻ mạnh mới tồn tại”...

Hãy thử chiêm nghiệm công việc kinh doanh của chúng ta. Lợi nhuận sẽ được tái đầu tư để tăng sức hấp dẫn cho thị giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Thay vì giúp đỡ những người khốn khó hơn, nhiều người giầu chỉ biết đầu tư tiền của vào những kế hoạch nhằm đảm bảo cho tuổi già của họ. Do đó khoảng cách giầu nghèo ngày càng lớn hơn. Và trong khi nền kinh tế các nước đang ngày càng lớn mạnh thì các khoản đóng góp cho từ thiện vẫn là những con số thật kiêm tốn.

Có bao giờ bạn tự hỏi rằng:

  • ü Liệu mọi trẻ em trên thế giới có được ăn no mặc ấm trong tình yêu thương của cha mẹ, người thân?
  • ü Liệu chúng ta đã làm hết khả năng để ngăn chặn những căn bệnh thế kỉ đang hoành hành trên hành tinh này không?
  • ü Liệu mọi sinh viên hiếu học đều đủ tiền để theo học đại học?
  • ü Liệu những người vô gia cư đã có được một nơi đủ ấm để qua đêm?
Một số người trả lời rằng:



  • ü Tôi làm lụng cả đời và có ai cho không tôi cái gì đâu !
  • ü Chúng ta tìm ra thuốc chữa căn bệnh này thì căn bệnh khác lại phát sinh!
  • ü Thì tôi cũng tự lo học phí đại học của mình đấy thôi!
  • ü Nếu chịu khó kiếm việc gì đó để làm thì họ cũng mua được nhà mà!
  • ü Đó là việc của nhà nước, chẳng phải của cá nhân tôi.


Rõ ràng, những câu trả lời thiếu chia sẻ ấy ít khi giải quyết được vấn đề. Để làm cho cuộc sống tốt đẹp hoen, xã hội rất cần những con người tận tụy, sắn sàng cống hiến thời gian và đóng góp tiền bạc cho những mục đích cao đẹp.

Cho là hi sinh. Khi phải cho – dù đó là thời gian, công sức hay tiền bạc – người ta thường hay xót lòng. Để cho, chúng ta có thể phải hi sinh chiếc máy vi tính mới mua hoặc một chiếc vé hạng nhất đi xem trận bóng mà chúng ta hằng mong đợi. Khi quyết định cho đi, gia đình của chúng ta có thể phải hi sinh hai ngày nghỉ cuối tuần, và một công ti có thể phải từ chối một số đòi hỏi về mặt tài chính của cổ đông...

Nhưng có một điều thú vị là khi cho đi, bạn sẽ nhận được nhiều phần thưởng hơn. Đó chính là điều chúng tôi muốn chia sẻ với bạn qua quyển sách này. Vậy, hãy cùng chúng tôi tham gia cuộc hành trình khám phá này và cảm nhận sự màu nhiệm của nó đối với cuộc đời của chính bạn!
 
Chương 1

Nhà môi giới


chứng khoán trẻ tuổi

“Mình muốn có nhiều tiền, mà phải là những đồng tiền do chính mình kiếm được kia!”, nhà môi giới chứng khoán thầm nghĩ trong khi sải bước ra khỏi ngôi biệt thự sang trọng ở long Island và hít thở bầu không khí trong lành của một buổi sáng tháng Mười. Người đàn ông trẻ với vóc dáng cân đối trong bộ đồ lịch lãm lộ rõ vẻ hài lòng khi thấy chiếc Limousine bóng loáng của mình đã được đỗ nghiêm chỉnh nơi lối vào. Khẽ kéo cổ áo, anh bước tới người tài xé đang mở cửa xe chờ sẵn.



-Ông mang hộ tôi ba chiếc cặp để sau cửa ra xe được chứ? – nhà môi giới trẻ bảo người tài xế bằng một giọng hết sức tự tin, thừa biết mệnh lệnh của mình sẽ được thi hành ngay lập tức. Gần đây anh chằng còn phải tự mang vác vật gì, dù đó là chiếc cặp đựng máy tính xách tay. Anh ngồi vào băng sau trong khi người tài xế nhẹ nhàng đóng cửa xe.

Trong chớp mắt, người tài xế đã xếp những chiếc va-li vào cốp xe và ngồi vào sau tay lái.

-Ông tăng máy sưởi lên một chút được không?

-Vâng, thưa ông.- Người tài xế nhanh nhảu đáp.

Nhà môi giới cầm tờ nhật báo tài chính đã được đặt sẵn trên băng sau, anh lật nhanh sang trang ba, nơi có “Góc cá nhân”, một chuyên mục hai tuần một lần mà anh rất ưa thích. Mực này do một phóng viên đầy nhiệt huyết đảm nhiệm và chuyên khai thác những đề tài được quan tâm hàng đầu như sức khỏe va hạnh phúc, phát triển nhân cách, ăn kiêng và tập thể dục. Mỗi lần đọc mục này, nhà môi giới trẻ lại cảm thấy thư thái trong lòng. Thật ra, chẳng mấy khi anh chú ý đến sức khỏe và tài sản của mình. Là người thừa kế trong tương lai của một gia đình giầu có, dù hiện tại chưa được thừa hưởng gì, anh hầu như đã có tất cả những thứ mà người khác mơ ước: tiền bạc, sự nghiệp và tuổi trẻ. Anh nhớ rõ quãng đời chỉ mới thoáng qua một vài năm của mình: thời sinh viên dày đặc những cuộc vui thâu đêm sang sánh bia riệu và hút hiets say sưa, những đêm đàn đúm cùng đám bạn bè không chút lo lắng cho tương lai ở khắp các sàn nhảy. Thật ra, anh cũng tường rất cổ gắng để kiếm một bằng khen nhưng lục bất tòng tâm. Rồi anh cũng tốt nghiệp, nhưng có lẽ tấm bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh anh có được là nhờ các khoản hỗ trợ tài chính cho nhà trường từ người cha hơn là do năng lực của chính bản thân anh.

Kì vọng con trai sẽ nối nghiệp mình trong ngành tài chính, cha anh đã đặt anh vào một vị trí trong công ti của gia đình ngay sau khi anh tốt nghiệp. Dưới sự kèm cặp của ông bố, anh không còn được nhận những khoản tiền trợ cấp vô độ một thời, không còn những cuộc đua xe tốc độ, những cuộc hẹn hò chớp nhoáng... Và, mặc cho sự bất bình của nhà môi giới trẻ trước cách ứng xử đó, ông bố vẫn điềm nhiên áp dụng kỉ luật sắt của mình. Rồi như thể có phép màu, sự phát triển của internet đã mở ra cho anh một tương lai tươi sáng: anh quyết định thành lập một công ti riêng chuyên môi giới chứng khoán qua mạng và ngày càng phát đạt.

Nhưng “vạn sự khởi đầu nan’, những ngày đầu tiên rời khỏi tổ ấm đầy đủ tiện nghi của cha mình, anh phải đối diện với nhiều khó khăn chồng chất. Năm đầu tiên, anh phải sống trong căn hộ tồi tàn ở khu Brooklyn cách cầu Verrazano Narrows vài con phố. Để đi lằm, hàng ngày anh phải đón tàu điện đến Manhattan. Anh thường xuyên ngồi giữa đám nhân viên thư kí đi giày thể thao và những tay anh chị mình đầy hình xăm...

Văn phòng đầu tiên của anh chỉ cách phố Wall không xa. Nó chỉ có một chiếc thang thoát hiểm dựng hờ vào bức tường của tòa nhà đổ nát bắc lên cửa sổ phòng anh. Nhà môi giới trẻ còn nhớ lúc đó anh thường tự hỏi: “Phải chăng mình đã quyết định sai? Lẽ ra mình nên làm việc ở công ti của bố và tự chứng tỏ để thăng tiến từng bước theo lời ông”.
Một ngày nọ, tình cờ nghe thấy nhà sáng lập công ti môi giới nổi tiếng “dot.com” tiết lộ bí quyết thành công một cách thật đơn giản và dễ ứng dụng trong một phóng sự truyền hình, anh đã chộp ngay ý tưởng đó. Thế là anh bắt đầu tiến những bước dài. Khi một tòa nhà nổi tiếng của phố Wall thông báo thừa một chỗ trống do có hai công ty vừa mới sáp nhập, anh đến thuê ngay và sau đó thương lượng để mở rộng thêm diện tích văn phòng của mình.

Anh đã thành công, thành công mà không cần cha, không cần công ty của ông và cả ý tưởng lỗi thời của ông. Cha anh cảnh báo : “Ý tưởng kinh doanh trên mạng sẽ không kéo dài quá một năm”. Nhưng ông đã nhầm. Nhà môi giới trẻ mỉm cười đắc thắng.

Tiếng mở cửa xe của người tài xế làm anh sực tỉnh khỏi chuỗi hồi tưởng ngọt ngào.

-Ông muốn mang hết va-li vào nhà hay có cần để lại chiếc nào không ạ?

-Không ông mang hết vào giúp tôi.

-Vâng, thưa ông. Ông có dặn dò gì thêm không ạ?

-Không...À mà khoan, tôi muốn đặt một bữa ở nhà hàng vào tối thứ năm.

-Chúng ta sẽ đón cô Stephanie chứ?

-Tất nhiên rồi. Tôi sẽ ăn tối với Stephanie. Chẳng lẽ tôi lại đi ăn cùng bà lão ăn mày trước tòa nhà này à? – Nhà môi giới vừa nói vừa nhìn người đàn bà rách rưới đang lảng vảng trước tòa nhà văn phòng.

-Không , thưa ông. Tôi xin lỗi.

Theo nhà môi giới, người làm công chỉ nên biết chủ mình muốn gì mà không cần hỏi tại sao. Vì thế, nếu anh có thời gian để lập một danh sách “những người chẳng làm được gì” thì hẳn bà lão nhếch nhác kia và người tài xế tọc mạch này sẽ đứng đầu danh sách.

Dù sao thì người tài xế cũng làm cho anh từ lúc công ti mới ra đời và anh còn chịu đựng được. Ông ta là một người tài xé tận tụy hiếm có, sẵn sàng làm việc ngoài giờ khi cần. “Thì mình trả lương cũng khá”, nhà môi giới tự giải thích ngay lúc chiếc xe sang trọng dừng lại trước tòa nhà hướng về một ngọn tháp cao vút mà đến cha anh cũng phải mê mẩn đứng nhìn ra từ văn phòng của anh.

Vẫn là người đàn bà ăn xin đứng đó cùng mấy người trên phố đang vây quanh bà ta như mọi khi. Bọn họ trao đổi với nhau dăm ba câu rồi lại đi tiếp. “Giá như có ai đó đứng ra dẹp hẳn chuyện này”, nhà môi giới thầm nghĩ với vẻ khó chịu rõ rệt.

-Nhớ đón tôi tại nhà lúc 6 giờ tối thứ năm. Chúng ta sẽ đến nhà hàng Pháp ở đường 55.

-Vâng, thưa ông. –Người tài xế đáp và vòng ra sau xe mở cửa cho ông chủ trẻ.

Đẩy cánh cửa có tay nắm bằng đồng sáng loáng, nhà môi giới bước vào tòa nhà văn phòng bằng đá cẩm thạch. Anh ngước nhìn tòa nhà sừng sững như muốn vươn tới tận thiên đàng với một thoáng bối rối. Chẳng hiểu sao lúc đó anh cảm thấy mình nhỏ bé quá.
 
Chương 2:

Người tài xế


Nếu được quyền chọn một cuộc đời dù quá khứ hay hiện tại, hẳn nhà môi giới sẽ không chon cuộc đời của người tài xế.

Nhưng bản thân người tài xế lại nghĩ mình không phải chịu thiệt thòi gì trong cuộc sống dù ông không thể chứng minh điều đó dễ dàng hơn ai hết.

Ông sinh trưởng trong một gia đình nghèo nằm trong một khu ổ chuột phức tạp nhất nhì của nước Mỹ. Cha ông bị giết trong một vụ buôn ma túy khi ông 12 tuổi. Thật ra, điều đó cũng chẳng ảnh hưởng mấy tới ông. Khi còn sống, cha ông nghiện ma túy và thường xuyên đánh đập mẹ ông không thương tiếc. Vì thế, việc cha ông mất đi lại là một điều may mắn cho cả gia đình ông.

Lớn lên, để tồn tại người tài xế trở thành một tay anh chị. Ông trở nên chai lì và dữ tợn hơn đám bạn bè cùng chăng lứa. Ông thất học nên thường bị trêu chọc. Nhưng những trò này cũng chấm dứt vào cái ngày ông dùng nắm đấm để trả lời một viên cảnh sát, hậu quả là người này phải nhập viện và bỏ nghề sau đó.

Hành động đó đã đưa ông vào trại cải huấn sáu năm. Nhưng chính trong thời gian này, ông đã gặp người cố vấn của đời mình: một cô giáo tình nguyện dạy kèm cho đám thanh niên trong trại vào các buổi tối cuối tuần. Cô dạy họ đọc, viết, làm các phép toán cơ bản, thậm chí cả việc vệ sinh cá nhân. Và trên tất cả, cô đã dạy họ lòng tự trọng.

-Tại sao cô đến đây? –Ông chỉ hỏi cô một câu như thế lúc mới gặp.

Nhưng cô đã làm cuộc đời ông đột ngột thay đổi bằng đôi tai chăm chú lắng nghe, bằng cặp mắt cảm thông và bằng những lời động viên dịu dàng. Hẳn đó là tình yêu thương.

Thật vậy, trước đây ông chỉ nhìn thấy điều đó ở mẹ mình. Ngược lại, chàng trai trẻ cũng thu hút cô giáo. Ở ông có một vẻ gì đó rất khó giải thích với cô. Cô dành cho ông nhiều thời gian hơn. Cô dạy ông cách sống tự lập mà không cần tiền bạc của người khác. Cô thuyết phục ông không bao giờ quay lại lối cũ khi được tự do.

Và cô đã thành công. Không như những người tù khác, người tài xế đã đoạn tuyệt với con đường cũ khi ra tù.

Giờ thì ai cũng thấy ông là một người hiền lành và ân cần. Ông có một người vợ đáng yêu và năm đứa trẻ tuyệt vời. Đứa lớn nhất, cũng là cô con gái duy nhất, rất sáng dạ và sẽ vào đại học nay mai nếu gia đình có đủ tiền bởi dù có được học bổng thì các khoản chi phí khác cũng đáng phải lo ngại. Hiện tại cô chăm chỉ làm công việc lau dọn nhà cửa cho những gia đình có con em đang học đại học.

Ngoài công việc lái xe, người tài xế tích cực tham gia hoạt động của khu phố và nhà thờ. Ông là thành viên của ủy ban theo dõi tội phạm và ca đoàn nhà thờ. Ông tự nguyện dành thời gian rảnh rỗi ít ỏi của mình để giúp các cựu tù nhân ái hòa nhập với cuộc sống. Ông muốn cảm ơn cô giáo đã cứu vớt đời ông bằng cách đó. Ông những mong làm được nhiều hơn thế nhưng không thể bởi ông còn làm thêm cho một công ty dịch vụ vệ sinh. Thế nhưng cũng có những chuyến đi dài đến nỗi hiếm khi ông có thể chợp mắt. Nhà môi giới thỉnh thoảng dự tiệc tùng đến khuya nên người tài xế không thể đi làm thêm. Những lúc đó, cô con gái lớn sẽ làm thay ông.

Ai biết về cuộc đời của ông cũng thắc mắc rằng họ chẳng bao giờ nghe ông than vãn lấy một lời. Vì sao một người đàn ông khốn khó, hàng ngày phải vật lội với cuộc sống đến đêm khua mà vẫn luôn nở nụ cười chân thành và chào hỏi nồng nhiệt mỗi khi gặp gỡ bất kì ai.

Thật ra, người tài xế không hề có điều gì bí mật. Ngược lại, ông thường thắc mắc không hiểu vì sao mọi người cứ làm cho cuộc sống của mình phức tạp lên như thế.
 
Chương 3:

Nhà điều hành đáng kính
Đừng “trông mặt mà bắt hình dong”. Nhìn cách thức nhà điều hành nói chuyện, đi đứng, không ai nghĩ ông là một người giàu có. Quả thực, không ai có thể ngờ rằng một ông già thấp bé, bề ngoài hết sức giản dị mà đã xây dựng được cả một hẹ thống cửa hiệu sửa chữa và mua bán phụ tùng ô tô lớn ở nhiều tiểu bang. Tất cả bắt đầu từ một ý tưởng đơn giản, nhưng rồi nó mang lại việc làm cho hàng ngàn người. Ông cũng rất nổi tiếng và được nhiều người ngưỡng mộ với bộ sưu tập các loại ô tô quý hiếm được đặt ngay tại tiền sảnh trụ sở chính của ông.

Dù đã đạt tới đỉnh cao của thành công, ông không bao giờ quên đi cội nguồn của mình. Ông hiểu rõ thế nào là sự tranh đấu, là vấp ngã hay thất bại hoàn toàn trong cuộc sống.

Ông sinh ra vào giữa thập niên 1930 trong một nông trại ở Wisconsin. Bố mẹ ông hết sức vất vả mởi kiếm đủ tiền trang trải cho gia đình vào thời kì kình tế suy thoái. Cha ông vì quá nản chí nên đã buông xuôi, bở nhà đi và biệt vô ân tín từ đó. Người ta đồn rằng ông đã tự vẫn nhưng không ai có chứng cứ gì rõ rệt.

Ở một góc độ nào đó, việc ra đi của người cha lại là một điều tốt với ông. Ngày đó, nhà điều hành chỉ toàn nghe thấy những lời lẽ dữ tợn và cay đắng từ người cha không bao giờ hài lòng với những gì mà vợ cùng bốn đứa con, ba trai một gái, đã làm. Dường như ông thích nhìn thấy lũ trẻ phạm sai lầm để trừng phạt chúng bằng những chiếc dây da dùng để liếc dao cạo. Từ khi cha ông ra đi, nhà điều hành tương lai mới thật sự biết thế nào là một giấc ngủ ngon!

Sau đó, mẹ ông cùng hai người anh lớn tiếp tục làm công việc ở nông trại. Dù làm việc cực nhọc nhưng bà luôn dạy dỗ con cái, nhắc nhở chúng đi đến nhà thờ đều đặn và khuyến khích chúng khám phá và xây dựng niềm tin trong cuộc sống.

Ông không bao giờ quên những năm tháng cả nhà thường xuyên phải đối mặt với khó khăn và túng thiếu. Khi đế giày của các con quá mòn, người mẹ nghĩ ra cách lèn giấy cứng vào bên trong để chúng dùng tiếp. Bữa trưa ở trường thường là những gì còn sót lại của bữa sáng. Có lần mẹ bảo ông đến một cửa hàng cách nhà hai dặm để mua chịu và ông đã về nhà tay không bởi chẳng có tiêm tạp hóa nào tiếp tục bán chịu cho nhà ông, trừ phi những món nợ cũ được thanh toán hết.

Khi đã đủ khon lớn để hiểu giá trị của đồng tiền, ông quết định phải làm một điều gì đó để gia đình thoát khỏi cảnh túng bấn. Ông nhận làm đủ mọi việc linh tinh sau giờ đi học để giúp mẹ có thêm vài ba xu lẻ. Ông đã đến từng nhà để giao báo GRIT, một tờ báo uy tín thời đó. Tiền ông kiếm được không nhiều nhưng cũng mua được vài ba món nhu yếu phẩm cần thiết cho gia đình.

Dù làm vất vả nhưng nhà điều hành vẫn cố gắng học đến lớp mười. Ông muốn tốt nghiệp trung học nhưng chiến tranh Triều Tiên (1950) nổ ra và hai người anh của ông phải đi lính. Gia đình cần một người lanh lợi để gánh vác việc nông trại và không không còn sự lựa chọn nào khác là đành phải nghỉ học.

Chiều tối, nhất là vào những ngày mùa đông khi nông nhàn, ông nhận làm thêm ở trạm xăng trong thị trấn. Ông học cách bơm xăng, thay dầu bôi mỡ và nhiều kinh nghiệm quý giá khác từ nơi này. Đó là cơ hội cho ông khám phá tầm quan trọng của việc phục vụ khách hàng. Khách hàng của ông luôn nhận được nụ cười nhiệt tình, sự tận tâm chu đáo và những tấm kính được lau chùi sạch bóng. Thế là tiếng lành đồn xa và nhiều khách hàng mới sẵn sàng lái xe thêm vài dặm nữa để được chàng trai trẻ chăm sóc chiếc xe của họ.

Vào một buổi tối tháng Tư, ông đang thay đồng phục làm việc thì có tiếng gõ cửa. Khi lên văn phòng, ông nhìn thấy hai quân nhân với nét mặt u ám còn mẹ ông thì đang khóc nức nở. Họ đến để báo tin dữ cho gia đình ông: một trong hai người anh của ông đã vĩnh viễn ra đi. Đó là một quãng thời gian dài đau buồn của gia đình. Nhưng mẹ ông bỗng trở nên mạnh mẽ một cách kì lạ từ sau biến cố đó. Không những thế, bà còn tiếp thêm sức mạnh cho hai đứa con ở nhà.

Dù người mẹ an ủi, nhà điều hành vẫn thương tiếc anh mình vô hạn. Ông quyết định tưởng nhớ người anh của mình bằng cách riêng. Năm mười chín tuổi, ông tình nguyện vào quân đội. Và từ đó, lòng ái quốc luôn có một ý nghĩa lớn lao đối với ông.

Nhưng cuộc sống luôn có những biến chuyển của nó. Khi ông hoàn tất khóa huấn luyện thì cuộc chiến ở Triều Tiên đã chấm dứt và quân đội gần như được rút về toàn bộ. Người anh còn lại cũng trở về và nhanh chóng tham gia công việc đồng áng.

Ông được điều tới đóng quân tại pháo đài Carson, phía nam Colorado Springs, bang Colorado và được giao nhiệm vụ bảo dưỡng những chiếc xe mô-tô công. Nơi đây ông đã bộc lộ tài năng về cơ khí có thể thao túng bất kì động cơ hay hộp số nào, tìm ra sự cố, sửa chữa và lắp ráp lại, đôi khi còn hiệu quả hơn lúc mới mua.

Và cúng chính tại nơi đây ông đã tìm thấy tình yêu đích thực của đời mình: tình yêu thiên nhiên đối với vẻ đẹp mê hồn của vùng Corolyn. Họ đã đến với nhau và chỉ một thời gian sau, gia đình nhỏ càng thêm hạnh phúc với sự ra đời của đứa con đầu lòng. Trong lúc đó, người anh ở nhà quyết định theo đuổi giấc mơ trở thành giáo viên. Dù tiếc nuối nhưng mẹ ông vẫn quyết định bán trang trại để hỗ trợ con trai theo đuổi ước mơ của mình. Cả ba người con đếu tán đồng khi bà chuyển về sống ở một căn nhà nhỏ trên thị trấn.

Ngay sau khi xuất ngũ,nhà điều hành cùng vợ chuyển đến Denver, nơi ông làm thợ cơ khí ở một trạm xăng lớn. Với tài năng của mình, ông nhanh chóng được cất nhắc làm trợ lí điều hành. Chưa đầy một năm sau, người chủ quyết định về hưu và lên kế hoạch giúp người nhân viên sáng giá nhất của mình mua lại trạm xăng.

Lúc đó nhà điều hành đang tiến đến vị trí quản lý. Và việc kinh doanh trở nên cực kỳ hưng thịnh khi ông trở thành ông chủ mới. Nhà điều hành nhanh chóng mua thêm một trạm xăng khác, rồi một tòa nhà, và bắt đầu bán phụ tùng và vỏ xe bên cạnh dịch vụ sửa chữa ô tô. Song song đó, ông bắt đầu huấn luyện các nhân viên giỏi nhất để họ có thể tự điều hành công việc. Nhờ đó ông có thời gian tiếp tục xây dựng các trung tâm dịch vụ - sửa chữa mới tại Denver và khắp bang Colorado.

Kết quả là giờ đây ông đã có trong tay hơn tám trăm trung tâm sửa chữa ô tô và cửa hàng bán phụ tùng khắp miền tây nam nước Mỹ.

Nhưng nhà điều hành có một khác biệt rất lớn. Thay vì tích lũy của cải và say sưa làm giàu, ông chú tâm theo đuổi mục tiêu hoàn toàn không giống suy nghĩ thông thường. Một buổi sáng tháng Mười, có một cô gái trẻ ghé thăng văn phòng của ông. Cô mang theo máy ghi âm, bút và sổ tay. Và, chỉ sau vài câu hỏi và ghi chép, cô đã nhanh chóng nhận ra rằng cô đang trò chuyện với một con người hoàn toàn khác biệt.
 
×
Quay lại
Top Bottom