Cho bé uống sữa đậu nành và những điều cần biết

Aoyama Hamika

♥☆♡Nhặt từng hạt nắng dưới cơn mưa vội vã… ♥☆★
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/12/2015
Bài viết
1.995
Sữa đậu nành là thức uống rất tốt cho sức khỏe, không chỉ cho người lớn, mà cả trẻ nhỏ. Cho bé uống sữa đậu nành như thế nào là tốt nhất?

Khi nào nên cho bé uống sữa đậu nành?


Cho bé uống sữa đậu nành đúng cách 1
Một khi em bé nhà bạn được 12 tháng tuổi trở lên, trẻ đã có thể sẵn sàng cho việc uống sữa đậu nành thường xuyên. Nếu như em bé nhà bạn khá nhạy cảm với sữa bò hoặc không thể uống nó trong chế độ ăn uống của mình thì cha mẹ trẻ có thể thay thế cho bé bằng việc uống sữa đậu nành.

Những dưỡng chất lành mạnh có trong sữa đậu nành?

Sữa đậu nành cung cấp ít chất béo và chất béo bão hòa này lại có lợi hơn so với sữa bò. Ngoài ra, chúng cũng có chứa lượng natri ít hơn và không có cholesterol, không có lactose.

Sữa đậu nành cũng chứa nhiều chất xơ, đồng, sắt, niacin và nhiều dinh dưỡng thực vật hơn hẳn so với sữa bò. Điều này rất cần thiết để phát triển não bộ, ổn định đường tiêu hóa cho trẻ.

Chưa kể với những em bé không dung nạp lactose khi uống sữa tươi hoặc sữa bột thì có thể yên tâm uống sữa đậu nành mà không lo sợ bị dị ứng với sữa. Theo Medline Plus, đậu nành cũng có thể có lợi cho những trẻ bị tiêu chảy. Thậm chí tiêu thụ chúng thường xuyên còn giúp trẻ phòng chống hữu hiệu nguy cơ ung thư vú và tuyến tiền liệt sau này.

Lưu ý khi cho trẻ uống sữa đậu nành

– Dù có khá nhiều các khoáng chất và các vitamin nhưng sữa đậu nành lại có ít protein, vitamin A, folate, canxi và kẽm hơn so với sữa bò, và đặc biệt chúng không có chứa vitamin B12.

Do đó, nếu con bạn thường xuyên uống sữa đậu nành hơn các loại sữa khác thì phụ huynh hãy chắc chắn bổ sung thêm cho trẻ nguồn vitamin B12 và canxi trong chế độ ăn uống của con bạn vì những phytates có trong sữa đậu nành có thể làm giảm hấp thu canxi khi vào cơ thể trẻ.


Cho bé uống sữa đậu nành đúng cách 2
Bạn hãy bổ sung cho trẻ luôn được ăn thêm các nguồn thực phẩm lành mạnh khác có thể nhận được loại vitamin B12 và nguồn canxi từ các nguồn thực phẩm khác như bông cải xanh, rau bina, ngũ cốc, sữa chua, nước trái cây. Hoặc nhiều bác sĩ có thể khuyên bạn nên cho trẻ uống bổ sung vitamin B12 là ổn.

– Một số trẻ cũng có thể bị dị ứng với sữa đậu nành, và những em bé này không nên uống sữa đậu nành.

– Chuyên gia Insight, Trường Đại học Y Harvard cũng khuyến cáotrẻ em không nên uống quá nhiều sữa đậu nành hàng ngày mà nên được giới hạn chỉ uống 1-2 ly sữa đậu nành mỗi ngày.

Nên đun sôi sữa đậu nành trước khi cho trẻ uống. Khi đun sữa nên để sôi một lúc chứ không nên thấy sữa vừa sôi thì lập tức tắt bếp đi. Khi sữa sôi thì nhiệt độ chỉ khoảng 80 – 90 độ C mà thôi và nhiệt độ này chưa đủ để phá hủy hoàn toàn các độc tố. Vì vậy, cách tốt nhất là nên giảm nhỏ lửa và tiếp tục đun sôi sữa khoảng từ 5 – 10 phút sau đó rồi mới tắt bếp.

– Không nên cho trẻ uống sữa đậu nành khi đói. Tốt nhết nên cho trẻ uống sữa đậu nành cùng với thức ăn chứa tinh bột hoặc bánh mỳ.

Đẻ đảm bảo chất lượng sữa, mẹ nên làm sữa đậu nành tại nhà

Sữa đậu nành được bán bên ngoài rất nhiều, nấu theo kiểu thủ công, không được kiểm tra về độ đậm đặc, không phải là nước uống dinh dưỡng mà chỉ là một loại nước giải khát, chưa kể đến khả năng nhiễm khuẩn E.coli, Salmonella… do không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhiều gia đình chọn cách chế biến sữa đậu nành tại nhà, cách này trước đây chiếm khá nhiều thời gian và công sức, ngâm đậu, xay đậu, đun sôi, vớt bọt và tránh cho sữa bị khê, nồng, chưa kể đến việc những dưỡng chất có trong đậu nành có thể bị tiêu hủy vì chế biến không đúng cách. Tuy nhiên, nếu có điều kiện, việc tự chế biến sữa tại nhà không những an toàn cho gia đình bạn mà còn đem lại nguồn dưỡng chất tối đa cho trẻ.
Nguồn: Hạnh Phúc Của Mẹ - Chuyên trang thông tin Mẹ và bé
 
×
Quay lại
Top Bottom