- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đang đua tranh quyết liệt trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Quốc hội Mỹ 2018. Đây là hai đảng chính trị lớn của nước Mỹ và mỗi đảng lên cầm quyền sẽ đưa siêu cường này đi theo các định hướng khác nhau về cả đối nội và đối ngoại. Vậy họ khác nhau thế nào? Giá trị và lập trường của họ là gì?
Để lý giải rõ về Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa, chúng ta cần tìm hiểu về cách phân loại hệ thống chính trị, cánh tả, cánh hữu, nguồn gốc của hai đảng và các giá trị cốt lõi mà mỗi đảng theo đuổi.
Phân loại hệ thống chính trị và sự khác biệt giữa cánh tả và cánh hữu
Dải phổ chính trị thường được phân loại dựa theo tiêu chí chính phủ sử dụng quyền lực ra sao. Ở bên phải (Cánh hữu), chính phủ nắm càng ít quyền lực đến mức không còn chính phủ (chủ nghĩa vô chính phủ), càng về phía trái (Cánh tả), chính phủ càng nắm nhiều quyền, đến mức độc tài.
Chính trị cánh tả dùng để chỉ khuynh hướng chính trị bao gồm các lập trường hay hoạt động chính trị chấp nhận hoặc hỗ trợ Công bằng xã hội, thường phản đối sự phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội. Chính trị cánh tả thường bao gồm việc quan tâm đến những người trong xã hội được coi là có hoàn cảnh bất lợi khi so sánh với những người khác, đồng thời cũng bao gồm lòng tin là có những bất công trong xã hội cần bị giảm thiểu hay bãi bỏ.
Các hệ tư tưởng thường được xem là cánh tả: chủ nghĩa tự do xã hội, dân chủ xã hội, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa công đoàn, chủ nghĩa vô chính phủ, v.v. Cực tả có CNXH, CNCS, CN phát xít. Tất cả đều theo nguyên tắc quốc hữu hoá tư liệu sản xuất với một vài khác biệt nhỏ.
Tuy nhiên, Để xem xét cánh hữu hay cánh tả thường dựa vào đường lối thực tế hơn là hệ tư tưởng chính thức. Ví dụ:
Một khác biệt căn bản khác giữa Cánh tả và Cánh hữu liên quan đến cách mỗi bên đánh giá về các chính sách công. Trước mỗi sự việc, người theo cánh hữu thường hỏi: “Làm điều đó có tốt không?“, trong khi những người cánh tả đặt câu hỏi: “Làm thế có làm tôi cảm thấy tốt không?”
Thời gian chiến tranh Việt Nam, hầu hết các phong trào phản chiến, chống chiến tranh, chống quân dịch ở Mỹ và nhiều nước phương Tây do những người vô chính phủ, xã hội, cộng sản, Maoist phát động vì họ ảnh hưởng nhiều của chủ nghĩa quốc tế.
Theo truyền thống, Đảng Cộng hoà lệch một chút về bên phải của gốc đồ thị và Đảng Dân chủ lệch một chút về phía bên trái.
Từ Dân chủ – Democracy – có nguồn gốc từ 2 chữ tiếng Hy Lạp: Demos – người dân và Kratin – cai trị, Dân chủ có nghĩa là người dân làm chủ hay số đông cai trị. Điều này nghe thì rất hay, nhưng nếu số đông người dân muốn cướp lấy cơ sở kinh doanh, nhà cửa hay con em của một nhóm thiểu số thì sao? Quyền lực này rõ là cần phải có giới hạn. Thiếu sót của nền Dân chủ nằm ở chỗ số đông không bị kiềm chế. Trong nền Dân chủ, nếu có người thuyết phục được hơn một nửa số người dân muốn một điều gì đó, bất kể điều đó sai trái như thế nào, thì nó sẽ trở thành sự thực.
Khác với Dân chủ, từ Cộng hòa – Republic – đến từ 2 từ tiếng La-tinh: Res – điều, thứ và Pulica – của chung, công cộng. Hai từ gộp lại có nghĩa là điều của chung, trong nền Cộng hòa, điều của chung này chính là luật pháp. Một nền Cộng hòa thực sự là hình thức chính trị trong đó chính phủ bị giới hạn bởi luật và không can thiệp vào sự vụ của người dân.
Nguồn gốc của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa
Theo Melanie Mayne, trong bài viết “The Origin Of The American Democratic Party” (Nguồn gốc của Đảng Dân chủ Mỹ) đăng trên trang TodayIfindout.com năm 2013, dù rằng hiện tại Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa Mỹ có vẻ như cực kỳ đối lập, nhưng nguồn gốc của hai đảng này thì không như vậy. Thực chất, cả hai đều bắt nguồn từ một đảng duy nhất, Đảng Dân chủ- Cộng hòa (Democratic-Republican Party), thành lập năm 1791 bởi James Madison và Thomas Jefferson. Mục đích của Đảng Dân chủ- Cộng hòa khi ấy là nhằm đối lập với Đảng Liên bang (Federalist Party) trong những cuộc bầu cử sau đó.
Đảng Dân chủ- Cộng hòa ủng hộ quyền của các tiểu bang, và việc diễn giải chặt chẽ Hiến pháp theo đúng nghĩa đen. Họ cũng ưu tiên hỗ trợ tài chính và pháp lý cho nền nông nghiệp dựa trên hộ gia đình. Vì sợ Mỹ sẽ giống với chế độ quân chủ nước Anh, Đảng Dân chủ- Cộng hòa chống lại giới tinh hoa. Họ xem thường và sợ hãi những người thuộc Đảng Liên bang, những quý tộc cực kỳ giàu có, những người muốn tạo ra một ngân hàng liên bang, và đề cao sức mạnh của chính quyền liên bang chứ không phải là chính quyền tiểu bang.
Sang giai đoạn 1815 – 1832, tổ chức của Đảng Dân chủ- Cộng hòa dần dần trở nên lỏng lẻo. Không còn áp lực cạnh tranh, họ cũng chẳng cần đến một mặt trận thống nhất. Các bang bắt đầu đề cử đại cử tri của địa phương mình, những người mang nặng lợi ích cá nhân. Điều này khiến nội bộ đảng bị chia thành nhiều phe phái. Cụ thể, sự chia rẽ này đã dẫn đến việc thành lập Đảng Dân chủ hiện đại (biểu tượng là con lừa), cùng với một đảng chính trị khác là Đảng Whig vào năm 1828. Đảng Dân chủ, lãnh đạo bởi Andrew Jackson và Martin Van Buren, bao gồm thành phần nông dân, người lao động ở thành thị, và người Công giáo Ireland. Dù Đảng Dân chủ không thực sự giành được nhiều ủng hộ ở các bang thuộc vùng New England, họ lại có được sự ủng hộ rộng lớn tại New York, Pennsylvania, Virginia, và các bang miền Tây.
Năm 1850, các Đảng viên Dân chủ trong Quốc hội Mỹ đã thông qua “Thỏa hiệp năm 1850” (Compromise of 1850), gồm hàng loạt các dự luật nhằm ngăn chặn nội chiến nổ ra xung quanh chế độ nô lệ. Về cơ bản thì Thỏa hiệp này cấm chế độ nô lệ ở các bang miền Tây; tuy nhiên, nó còn bao gồm một dự luật gọi là Luật Nô lệ Bỏ trốn (Fugitive Slave Act of 1850), trong đó quy định rằng những nô lệ bỏ trốn lên các bang miền Bắc sẽ được trả lại cho “chủ” của họ ở miền Nam.
Sau Thỏa hiệp năm 1850, Đảng Dân chủ dần trở nên nổi tiếng, trong khi Đảng Whig bắt đầu mất đi sự thống nhất và ngày càng bị chia rẽ về vấn đề nô lệ và chống nhập cư. Năm 1852, Đảng Whig giải tán khiến phe đối lập trở nên rất yếu so với Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử cùng năm.
Các Đảng viên Dân chủ chống chế độ nô lệ lần lượt rời bỏ đảng này và gia nhập nhóm thành viên còn lại của Đảng Whig ở miền Bắc để thành lập Đảng Cộng hòa vào năm 1854. Đảng nắm quyền lần đầu vào năm 1860 khi Abraham Lincoln đắc cử tổng thống và chiến thắng trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ. Ở Mỹ người ta còn gọi đảng Cộng hòa tên thân mật là GOP (Grand Old Party). Biểu tượng của đảng Cộng hòa là con voi.
Về nguồn gốc tôn giáo, Đảng Cộng hòa miền Bắc chủ yếu là những người theo Giáo hội Trưởng nhiệm (Presbyterian), Phong trào Giám lý (Methodist), và Công lý hội (Congregation), trong khi hầu hết các Đảng viên Dân chủ là người Công giáo, Anh giáo, và người gốc Đức theo Giáo hội Luther. Do chia rẽ sâu sắc như vậy nên các vấn đề như các luật cấm rất khó giải quyết. Tương tự như bầu không khí chính trị ngày nay, khi ấy Đảng Cộng hòa cho rằng chính phủ nên can thiệp vào các vấn đề đạo đức (như uống rượu chẳng hạn) để bảo vệ công dân khỏi tội lỗi, trong khi Đảng Dân chủ cho rằng chính phủ không được phép đưa ra các đạo luật can thiệp vào tôn giáo hay đạo đức.
Trong thế kỷ tiếp theo, Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa bắt đầu trở thành hệ thống hai Đảng phân cực như hiện nay. Mặc dù một số tính chất của hai đảng (chẳng hạn như lập trường đạo đức nói chung và địa vị kinh tế xã hội) có thể được truy trở lại nguồn gốc ra đời của mỗi bên, nhưng những đặc điểm khác (như quan điểm kinh tế và lập trường về quyền lực của chính phủ) đã thay đổi đáng kể. Trong một số trường hợp, hai bên còn đảo ngược hoàn toàn chính sách.
Những khác biệt giữa Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa
Theo Giáo sư Dennis Prager của trang PragerU.com, hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Mỹ có những khác biệt cốt lõi sau:
Quan niệm về nguồn gốc của nhân quyền
Đảng Dân chủ: chính phủ.
Đảng Cộng hòa: Tạo Hóa (Chúa).
Quan niệm về Bản tính con người
Đảng Dân chủ: về cơ bản thì tốt, vì vậy xã hội là nguyên nhân vì sao lại có lòng ác.
Đảng Cộng hòa: về cơ bản thì xấu, vì vậy mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm cho những cái ác của mình.
Quan niệm về mục đích của nền kinh tế
Đảng Dân chủ: đạt được sự công bằng.
Đảng Cộng hòa: đạt được sự thịnh vượng.
Quan niệm về vai trò của chính phủ
Đảng Dân chủ: gia tăng và bảo vệ sự công bằng.
Đảng Cộng hòa: gia tăng và bảo vệ tự do.
Quan niệm về chính phủ
Đảng Dân chủ: càng lớn càng tốt.
Đảng Cộng hòa: càng nhỏ càng tốt.
Quan niệm về định nghĩa của gia đình
Đảng Dân chủ: bất cứ ai yêu nhau.
Đảng Cộng hòa: một người cha, một người mẹ và các con cái.
Quan niệm về nền tảng đạo đức xã hội
Đảng Dân chủ: chủng tộc, giới tính và giai cấp.
Đảng Cộng hòa: tự do, Tin Vào Thiên Chúa và “e pluribus unum” (Nhiều, nhưng là một).
Quan niệm về lòng tốt và xấu
Đảng Dân chủ: mỗi người có định nghĩa khác nhau.
Đảng Cộng hòa: có định nghĩa rõ ràng theo xã hội.
Quan niệm về sự chia rẽ của con người
Đảng Dân chủ: giàu và nghèo, mạnh và yếu.
Đảng Cộng hòa: tốt và không tốt.
Quan niệm về công dân Mỹ
Đảng Dân chủ: công dân của thế giới.
Đảng Cộng hòa: công dân Mỹ.
Quan niệm về cách để làm một xã hội tốt đẹp
Đảng Dân chủ: hủy bỏ sự bất công bằng.
Đảng Cộng hòa: phát triển bản tính đạo đức của mỗi người dân.
Quan niệm về nước Mỹ
Đảng Dân chủ: về bản chất thì thiếu đạo đức, thấp kém so với những quốc gia Châu Âu.
Đảng Cộng hòa: có đạo đức vĩ đại nhất trong tất cả các quốc gia trên thế giới.
Quan niệm về giới tính
Đảng Dân chủ: tùy vào cá nhân quyết định giới tính của mình.
Đảng Cộng hòa: nam và nữ.
Quan niệm về bản năng quan trọng nhất để nuôi con
Đảng Dân chủ: sự tự tin.
Đảng Cộng hòa: sự tự chủ.
Quan niệm về quyền lợi của thai nhi trong bụng mẹ
Đảng Dân chủ: quyết định bởi người mẹ.
Đảng Cộng hòa: quyết định bởi xã hội, nó là con người nên phải được bảo vệ, dựa theo những giá trị Thiên Chúa – Do Thái.
Quan niệm về nguồn gốc của tội phạm
Đảng Dân chủ: nghèo đói, kỳ thị chủng tộc và những sai lầm của xã hội.
Đảng Cộng hòa: lương tâm của bản thân.
Quan niệm về vai trò của Chúa và tôn giáo trong xã hội Mỹ
Đảng Dân chủ: một chính phủ và xã hội thế tục.
Đảng Cộng hòa: một chính phủ thế tục và một xã hội tính ngưỡng (dựa theo Thiên Chúa – Do Thái).
Quan niệm về khái niệm “sự phi thường của nước Mỹ”
Đảng Dân chủ: một lý tưởng nhảm nhí.
Đảng Cộng hòa: một thực tế đã được chứng minh quá rõ.
Quan niệm về mối đe dọa lớn nhất đối với thế giới
Đảng Dân chủ: thảm họa môi trường, biến đổi khí hậu.
Đảng Cộng hòa: độc tài, ma quái, trước đây là chủ nghĩa cộng sản và CNXH, bây giờ là chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan.
Quan niệm về lý tưởng quốc tế
Đảng Dân chủ: một thế giới được cai trị bởi Liên Hiệp Quốc, và không có một quốc gia nào làm lãnh đạo.
Đảng Cộng hòa: một thế giới là nước Mỹ là lãnh đạo và cảnh sát thế giới, không nước nào được qua mặt.
Quan niệm về lý do vì sao không có hòa bình ở Trung Đông
Đảng Dân chủ: các khu xây dựng chỗ ở của người Palestine ở Bờ Tây.
Đảng Cộng hòa: người Palestine, người Arab, người Hồi Giáo, và việc họ bác bỏ quyền lợi của Israel để tồn tại.
Quan niệm về mục đích của nghệ thuật
Đảng Dân chủ: để thách thức hiện tại.
Đảng Cộng hòa: sản xuất ra những tác phẩm tiêu biểu để nâng cao giá trị cá nhân và xã hội.
Quan niệm về súng đạn
Đảng Dân chủ: lý tưởng nhất là nên xóa bỏ và cấm nó, chỉ cảnh sát và quân đội mới có quyền sở hữu súng. Người dân thì tuyệt dối không được.
Đảng Cộng hòa: nên được sử hữu bởi những người dân tuân thủ pháp luật. Đây là điều cần thiết để kìm chế sự độc tài của chính phủ và bảo vệ tự do.
Quan niệm về chủng tộc
Đảng Dân chủ: về bản chất thì vô cùng quan trọng.
Đảng Cộng hòa: về bản chất thì không quan trọng lắm.
Quan niệm về chính sách đa dạng hóa chủng tộc, sắc tộc và giới tính ở đại học
Đảng Dân chủ: rất quan trọng, cần phải có sự đa dạng về chủng tộc và sắc tộc.
Đảng Cộng hòa: không quan trọng lắm, ai có tài và năng lực thì vào thôi, không quan tâm đến chủng tộc của họ là gì. Cần sự đa dạng trong ý kiến và lý tưởng chứ không phải chủng tộc.
Quan niệm về vấn đề chính của người da đen Mỹ
Đảng Dân chủ: người da đen bị người da trắng kỳ thị và phân biệt nên nghèo đói.
Đảng Cộng hòa: sự khác biệt về văn hóa, chương trình an sinh xã hội, thiếu chuẩn mực đạo đức và sự thiếu văn của người cha trong gia đình.
Quan niệm về chiến tranh
Đảng Dân chủ: không phải là giải pháp, phải đàm phán trong ôn hòa.
Đảng Cộng hòa: đôi lúc đó là giải pháp tốt và duy nhất, hòa bình thông qua sức mạnh, vì địch chỉ sợ sức mạnh chứ không sự lời nói.
Quan niệm về thù hận
Đảng Dân chủ: sai, trừ khi để dìm hàng những nhà cánh hữu và Đảng Cộng hòa.
Đảng Cộng hòa: sai, trừ khi dùng để tiêu diệt ma quái và độc tài.
Quan niệm về các nền văn hóa
Đảng Dân chủ: tất cả nền văn hóa đề tương đối và công bằng.
Đảng Cộng hòa: tất cả văn hóa đều không tương đối và công bằng, vài văn hóa cao thượng và vĩ đại hơn. Nền văn hóa Thiên Chúa – Do Thái là nền văn hóa vĩ đại nhất lịch sử nhân loại.
Quan niệm về các nhà sáng lập Mỹ
Đảng Dân chủ: họ là những ông da trắng giàu có sở hữu nô lệ, những nhà đầy tham vọng và đạo đức giả.
Đảng Cộng hòa: những người đàn ông vĩ đại nhất lịch sử nhân loại vì đã sản sinh ra một quốc gia công bằng và lý tưởng nhất.
Quan niệm về mục đích của các thẩm phán
Đảng Dân chủ: theo đuổi công lý xã hội, thiên vị khi cần thiết.
Đảng Cộng hòa: theo đuổi công lý, ai cũng như ai trong mắt công lý, không phân biệt.
Quan niệm về biên giới quốc gia
Đảng Dân chủ: một khái niệm lỗi thời, bây giờ là thế giới phẳng nên biên giới là không cần thiết, cần phải mở cửa biên giới.
Đảng Cộng hòa: là một điều tất yếu để định nghĩa và bảo vệ một quốc gia, biên giới là một thứ bất khả xâm phạm.
Quan niệm về người nhập cư bất hợp pháp
Đảng Dân chủ: tất cả mọi người đều được đón mời, không có ai là bất hợp pháp cả.
Đảng Cộng hòa: họ là những người bất hợp pháp và không tôn trọng luật pháp quốc gia.
Quan niệm về thiên nhiên
Đảng Dân chủ: vô giá trị và nhân loại không được làm tổn hại nó.
Đảng Cộng hòa: được thiết kế cho con người và con người có quyền sử dụng và điều chỉnh nó để phát triển.
Mặc cho căng thẳng ngày càng dâng cao giữa Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa, điều quan trọng cần nhớ là cả hai đều bắt nguồn từ một đảng chính trị, và do đó, chia sẻ cùng một mục đích là tạo ra một chính phủ do dân và vì dân.
Để lý giải rõ về Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa, chúng ta cần tìm hiểu về cách phân loại hệ thống chính trị, cánh tả, cánh hữu, nguồn gốc của hai đảng và các giá trị cốt lõi mà mỗi đảng theo đuổi.
Phân loại hệ thống chính trị và sự khác biệt giữa cánh tả và cánh hữu
Dải phổ chính trị thường được phân loại dựa theo tiêu chí chính phủ sử dụng quyền lực ra sao. Ở bên phải (Cánh hữu), chính phủ nắm càng ít quyền lực đến mức không còn chính phủ (chủ nghĩa vô chính phủ), càng về phía trái (Cánh tả), chính phủ càng nắm nhiều quyền, đến mức độc tài.
Chính trị cánh tả dùng để chỉ khuynh hướng chính trị bao gồm các lập trường hay hoạt động chính trị chấp nhận hoặc hỗ trợ Công bằng xã hội, thường phản đối sự phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội. Chính trị cánh tả thường bao gồm việc quan tâm đến những người trong xã hội được coi là có hoàn cảnh bất lợi khi so sánh với những người khác, đồng thời cũng bao gồm lòng tin là có những bất công trong xã hội cần bị giảm thiểu hay bãi bỏ.
Các hệ tư tưởng thường được xem là cánh tả: chủ nghĩa tự do xã hội, dân chủ xã hội, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa công đoàn, chủ nghĩa vô chính phủ, v.v. Cực tả có CNXH, CNCS, CN phát xít. Tất cả đều theo nguyên tắc quốc hữu hoá tư liệu sản xuất với một vài khác biệt nhỏ.
Tuy nhiên, Để xem xét cánh hữu hay cánh tả thường dựa vào đường lối thực tế hơn là hệ tư tưởng chính thức. Ví dụ:
Cánh tả | Cánh hữu |
Quốc hữu hoá | Tư hữu hoá |
Văn hoá thế tục, vô thần | Văn hoá tôn giáo |
Quyền nhiều hơn cho tầng lớp dưới | ngược lại |
Tăng an sinh xã hội | Cắt giảm an sinh xã hội |
Thông thoáng nhập cư | Bảo vệ biên giới và siết chặt nhập cư |
Gia tăng nhà nước kiểm soát kinh tế | Thị trường tự do, ít chính phủ can thiệp |
Chính phủ càng lớn càng tốt | Chính phủ giới hạn, người dân có nhiều quyền tự do |
Cổ súy công bằng ở kết quả | Ủng hộ công bằng ở điểm khởi đầu |
Một khác biệt căn bản khác giữa Cánh tả và Cánh hữu liên quan đến cách mỗi bên đánh giá về các chính sách công. Trước mỗi sự việc, người theo cánh hữu thường hỏi: “Làm điều đó có tốt không?“, trong khi những người cánh tả đặt câu hỏi: “Làm thế có làm tôi cảm thấy tốt không?”
Thời gian chiến tranh Việt Nam, hầu hết các phong trào phản chiến, chống chiến tranh, chống quân dịch ở Mỹ và nhiều nước phương Tây do những người vô chính phủ, xã hội, cộng sản, Maoist phát động vì họ ảnh hưởng nhiều của chủ nghĩa quốc tế.
Theo truyền thống, Đảng Cộng hoà lệch một chút về bên phải của gốc đồ thị và Đảng Dân chủ lệch một chút về phía bên trái.
Từ Dân chủ – Democracy – có nguồn gốc từ 2 chữ tiếng Hy Lạp: Demos – người dân và Kratin – cai trị, Dân chủ có nghĩa là người dân làm chủ hay số đông cai trị. Điều này nghe thì rất hay, nhưng nếu số đông người dân muốn cướp lấy cơ sở kinh doanh, nhà cửa hay con em của một nhóm thiểu số thì sao? Quyền lực này rõ là cần phải có giới hạn. Thiếu sót của nền Dân chủ nằm ở chỗ số đông không bị kiềm chế. Trong nền Dân chủ, nếu có người thuyết phục được hơn một nửa số người dân muốn một điều gì đó, bất kể điều đó sai trái như thế nào, thì nó sẽ trở thành sự thực.
Khác với Dân chủ, từ Cộng hòa – Republic – đến từ 2 từ tiếng La-tinh: Res – điều, thứ và Pulica – của chung, công cộng. Hai từ gộp lại có nghĩa là điều của chung, trong nền Cộng hòa, điều của chung này chính là luật pháp. Một nền Cộng hòa thực sự là hình thức chính trị trong đó chính phủ bị giới hạn bởi luật và không can thiệp vào sự vụ của người dân.
Nguồn gốc của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa
Theo Melanie Mayne, trong bài viết “The Origin Of The American Democratic Party” (Nguồn gốc của Đảng Dân chủ Mỹ) đăng trên trang TodayIfindout.com năm 2013, dù rằng hiện tại Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa Mỹ có vẻ như cực kỳ đối lập, nhưng nguồn gốc của hai đảng này thì không như vậy. Thực chất, cả hai đều bắt nguồn từ một đảng duy nhất, Đảng Dân chủ- Cộng hòa (Democratic-Republican Party), thành lập năm 1791 bởi James Madison và Thomas Jefferson. Mục đích của Đảng Dân chủ- Cộng hòa khi ấy là nhằm đối lập với Đảng Liên bang (Federalist Party) trong những cuộc bầu cử sau đó.
Đảng Dân chủ- Cộng hòa ủng hộ quyền của các tiểu bang, và việc diễn giải chặt chẽ Hiến pháp theo đúng nghĩa đen. Họ cũng ưu tiên hỗ trợ tài chính và pháp lý cho nền nông nghiệp dựa trên hộ gia đình. Vì sợ Mỹ sẽ giống với chế độ quân chủ nước Anh, Đảng Dân chủ- Cộng hòa chống lại giới tinh hoa. Họ xem thường và sợ hãi những người thuộc Đảng Liên bang, những quý tộc cực kỳ giàu có, những người muốn tạo ra một ngân hàng liên bang, và đề cao sức mạnh của chính quyền liên bang chứ không phải là chính quyền tiểu bang.
Sang giai đoạn 1815 – 1832, tổ chức của Đảng Dân chủ- Cộng hòa dần dần trở nên lỏng lẻo. Không còn áp lực cạnh tranh, họ cũng chẳng cần đến một mặt trận thống nhất. Các bang bắt đầu đề cử đại cử tri của địa phương mình, những người mang nặng lợi ích cá nhân. Điều này khiến nội bộ đảng bị chia thành nhiều phe phái. Cụ thể, sự chia rẽ này đã dẫn đến việc thành lập Đảng Dân chủ hiện đại (biểu tượng là con lừa), cùng với một đảng chính trị khác là Đảng Whig vào năm 1828. Đảng Dân chủ, lãnh đạo bởi Andrew Jackson và Martin Van Buren, bao gồm thành phần nông dân, người lao động ở thành thị, và người Công giáo Ireland. Dù Đảng Dân chủ không thực sự giành được nhiều ủng hộ ở các bang thuộc vùng New England, họ lại có được sự ủng hộ rộng lớn tại New York, Pennsylvania, Virginia, và các bang miền Tây.
Năm 1850, các Đảng viên Dân chủ trong Quốc hội Mỹ đã thông qua “Thỏa hiệp năm 1850” (Compromise of 1850), gồm hàng loạt các dự luật nhằm ngăn chặn nội chiến nổ ra xung quanh chế độ nô lệ. Về cơ bản thì Thỏa hiệp này cấm chế độ nô lệ ở các bang miền Tây; tuy nhiên, nó còn bao gồm một dự luật gọi là Luật Nô lệ Bỏ trốn (Fugitive Slave Act of 1850), trong đó quy định rằng những nô lệ bỏ trốn lên các bang miền Bắc sẽ được trả lại cho “chủ” của họ ở miền Nam.
Sau Thỏa hiệp năm 1850, Đảng Dân chủ dần trở nên nổi tiếng, trong khi Đảng Whig bắt đầu mất đi sự thống nhất và ngày càng bị chia rẽ về vấn đề nô lệ và chống nhập cư. Năm 1852, Đảng Whig giải tán khiến phe đối lập trở nên rất yếu so với Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử cùng năm.
Các Đảng viên Dân chủ chống chế độ nô lệ lần lượt rời bỏ đảng này và gia nhập nhóm thành viên còn lại của Đảng Whig ở miền Bắc để thành lập Đảng Cộng hòa vào năm 1854. Đảng nắm quyền lần đầu vào năm 1860 khi Abraham Lincoln đắc cử tổng thống và chiến thắng trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ. Ở Mỹ người ta còn gọi đảng Cộng hòa tên thân mật là GOP (Grand Old Party). Biểu tượng của đảng Cộng hòa là con voi.
Về nguồn gốc tôn giáo, Đảng Cộng hòa miền Bắc chủ yếu là những người theo Giáo hội Trưởng nhiệm (Presbyterian), Phong trào Giám lý (Methodist), và Công lý hội (Congregation), trong khi hầu hết các Đảng viên Dân chủ là người Công giáo, Anh giáo, và người gốc Đức theo Giáo hội Luther. Do chia rẽ sâu sắc như vậy nên các vấn đề như các luật cấm rất khó giải quyết. Tương tự như bầu không khí chính trị ngày nay, khi ấy Đảng Cộng hòa cho rằng chính phủ nên can thiệp vào các vấn đề đạo đức (như uống rượu chẳng hạn) để bảo vệ công dân khỏi tội lỗi, trong khi Đảng Dân chủ cho rằng chính phủ không được phép đưa ra các đạo luật can thiệp vào tôn giáo hay đạo đức.
Trong thế kỷ tiếp theo, Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa bắt đầu trở thành hệ thống hai Đảng phân cực như hiện nay. Mặc dù một số tính chất của hai đảng (chẳng hạn như lập trường đạo đức nói chung và địa vị kinh tế xã hội) có thể được truy trở lại nguồn gốc ra đời của mỗi bên, nhưng những đặc điểm khác (như quan điểm kinh tế và lập trường về quyền lực của chính phủ) đã thay đổi đáng kể. Trong một số trường hợp, hai bên còn đảo ngược hoàn toàn chính sách.
Những khác biệt giữa Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa
Theo Giáo sư Dennis Prager của trang PragerU.com, hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Mỹ có những khác biệt cốt lõi sau:
Quan niệm về nguồn gốc của nhân quyền
Đảng Dân chủ: chính phủ.
Đảng Cộng hòa: Tạo Hóa (Chúa).
Quan niệm về Bản tính con người
Đảng Dân chủ: về cơ bản thì tốt, vì vậy xã hội là nguyên nhân vì sao lại có lòng ác.
Đảng Cộng hòa: về cơ bản thì xấu, vì vậy mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm cho những cái ác của mình.
Quan niệm về mục đích của nền kinh tế
Đảng Dân chủ: đạt được sự công bằng.
Đảng Cộng hòa: đạt được sự thịnh vượng.
Quan niệm về vai trò của chính phủ
Đảng Dân chủ: gia tăng và bảo vệ sự công bằng.
Đảng Cộng hòa: gia tăng và bảo vệ tự do.
Quan niệm về chính phủ
Đảng Dân chủ: càng lớn càng tốt.
Đảng Cộng hòa: càng nhỏ càng tốt.
Quan niệm về định nghĩa của gia đình
Đảng Dân chủ: bất cứ ai yêu nhau.
Đảng Cộng hòa: một người cha, một người mẹ và các con cái.
Quan niệm về nền tảng đạo đức xã hội
Đảng Dân chủ: chủng tộc, giới tính và giai cấp.
Đảng Cộng hòa: tự do, Tin Vào Thiên Chúa và “e pluribus unum” (Nhiều, nhưng là một).
Quan niệm về lòng tốt và xấu
Đảng Dân chủ: mỗi người có định nghĩa khác nhau.
Đảng Cộng hòa: có định nghĩa rõ ràng theo xã hội.
Quan niệm về sự chia rẽ của con người
Đảng Dân chủ: giàu và nghèo, mạnh và yếu.
Đảng Cộng hòa: tốt và không tốt.
Quan niệm về công dân Mỹ
Đảng Dân chủ: công dân của thế giới.
Đảng Cộng hòa: công dân Mỹ.
Quan niệm về cách để làm một xã hội tốt đẹp
Đảng Dân chủ: hủy bỏ sự bất công bằng.
Đảng Cộng hòa: phát triển bản tính đạo đức của mỗi người dân.
Quan niệm về nước Mỹ
Đảng Dân chủ: về bản chất thì thiếu đạo đức, thấp kém so với những quốc gia Châu Âu.
Đảng Cộng hòa: có đạo đức vĩ đại nhất trong tất cả các quốc gia trên thế giới.
Quan niệm về giới tính
Đảng Dân chủ: tùy vào cá nhân quyết định giới tính của mình.
Đảng Cộng hòa: nam và nữ.
Quan niệm về bản năng quan trọng nhất để nuôi con
Đảng Dân chủ: sự tự tin.
Đảng Cộng hòa: sự tự chủ.
Quan niệm về quyền lợi của thai nhi trong bụng mẹ
Đảng Dân chủ: quyết định bởi người mẹ.
Đảng Cộng hòa: quyết định bởi xã hội, nó là con người nên phải được bảo vệ, dựa theo những giá trị Thiên Chúa – Do Thái.
Quan niệm về nguồn gốc của tội phạm
Đảng Dân chủ: nghèo đói, kỳ thị chủng tộc và những sai lầm của xã hội.
Đảng Cộng hòa: lương tâm của bản thân.
Quan niệm về vai trò của Chúa và tôn giáo trong xã hội Mỹ
Đảng Dân chủ: một chính phủ và xã hội thế tục.
Đảng Cộng hòa: một chính phủ thế tục và một xã hội tính ngưỡng (dựa theo Thiên Chúa – Do Thái).
Quan niệm về khái niệm “sự phi thường của nước Mỹ”
Đảng Dân chủ: một lý tưởng nhảm nhí.
Đảng Cộng hòa: một thực tế đã được chứng minh quá rõ.
Quan niệm về mối đe dọa lớn nhất đối với thế giới
Đảng Dân chủ: thảm họa môi trường, biến đổi khí hậu.
Đảng Cộng hòa: độc tài, ma quái, trước đây là chủ nghĩa cộng sản và CNXH, bây giờ là chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan.
Quan niệm về lý tưởng quốc tế
Đảng Dân chủ: một thế giới được cai trị bởi Liên Hiệp Quốc, và không có một quốc gia nào làm lãnh đạo.
Đảng Cộng hòa: một thế giới là nước Mỹ là lãnh đạo và cảnh sát thế giới, không nước nào được qua mặt.
Quan niệm về lý do vì sao không có hòa bình ở Trung Đông
Đảng Dân chủ: các khu xây dựng chỗ ở của người Palestine ở Bờ Tây.
Đảng Cộng hòa: người Palestine, người Arab, người Hồi Giáo, và việc họ bác bỏ quyền lợi của Israel để tồn tại.
Quan niệm về mục đích của nghệ thuật
Đảng Dân chủ: để thách thức hiện tại.
Đảng Cộng hòa: sản xuất ra những tác phẩm tiêu biểu để nâng cao giá trị cá nhân và xã hội.
Quan niệm về súng đạn
Đảng Dân chủ: lý tưởng nhất là nên xóa bỏ và cấm nó, chỉ cảnh sát và quân đội mới có quyền sở hữu súng. Người dân thì tuyệt dối không được.
Đảng Cộng hòa: nên được sử hữu bởi những người dân tuân thủ pháp luật. Đây là điều cần thiết để kìm chế sự độc tài của chính phủ và bảo vệ tự do.
Quan niệm về chủng tộc
Đảng Dân chủ: về bản chất thì vô cùng quan trọng.
Đảng Cộng hòa: về bản chất thì không quan trọng lắm.
Quan niệm về chính sách đa dạng hóa chủng tộc, sắc tộc và giới tính ở đại học
Đảng Dân chủ: rất quan trọng, cần phải có sự đa dạng về chủng tộc và sắc tộc.
Đảng Cộng hòa: không quan trọng lắm, ai có tài và năng lực thì vào thôi, không quan tâm đến chủng tộc của họ là gì. Cần sự đa dạng trong ý kiến và lý tưởng chứ không phải chủng tộc.
Quan niệm về vấn đề chính của người da đen Mỹ
Đảng Dân chủ: người da đen bị người da trắng kỳ thị và phân biệt nên nghèo đói.
Đảng Cộng hòa: sự khác biệt về văn hóa, chương trình an sinh xã hội, thiếu chuẩn mực đạo đức và sự thiếu văn của người cha trong gia đình.
Quan niệm về chiến tranh
Đảng Dân chủ: không phải là giải pháp, phải đàm phán trong ôn hòa.
Đảng Cộng hòa: đôi lúc đó là giải pháp tốt và duy nhất, hòa bình thông qua sức mạnh, vì địch chỉ sợ sức mạnh chứ không sự lời nói.
Quan niệm về thù hận
Đảng Dân chủ: sai, trừ khi để dìm hàng những nhà cánh hữu và Đảng Cộng hòa.
Đảng Cộng hòa: sai, trừ khi dùng để tiêu diệt ma quái và độc tài.
Quan niệm về các nền văn hóa
Đảng Dân chủ: tất cả nền văn hóa đề tương đối và công bằng.
Đảng Cộng hòa: tất cả văn hóa đều không tương đối và công bằng, vài văn hóa cao thượng và vĩ đại hơn. Nền văn hóa Thiên Chúa – Do Thái là nền văn hóa vĩ đại nhất lịch sử nhân loại.
Quan niệm về các nhà sáng lập Mỹ
Đảng Dân chủ: họ là những ông da trắng giàu có sở hữu nô lệ, những nhà đầy tham vọng và đạo đức giả.
Đảng Cộng hòa: những người đàn ông vĩ đại nhất lịch sử nhân loại vì đã sản sinh ra một quốc gia công bằng và lý tưởng nhất.
Quan niệm về mục đích của các thẩm phán
Đảng Dân chủ: theo đuổi công lý xã hội, thiên vị khi cần thiết.
Đảng Cộng hòa: theo đuổi công lý, ai cũng như ai trong mắt công lý, không phân biệt.
Quan niệm về biên giới quốc gia
Đảng Dân chủ: một khái niệm lỗi thời, bây giờ là thế giới phẳng nên biên giới là không cần thiết, cần phải mở cửa biên giới.
Đảng Cộng hòa: là một điều tất yếu để định nghĩa và bảo vệ một quốc gia, biên giới là một thứ bất khả xâm phạm.
Quan niệm về người nhập cư bất hợp pháp
Đảng Dân chủ: tất cả mọi người đều được đón mời, không có ai là bất hợp pháp cả.
Đảng Cộng hòa: họ là những người bất hợp pháp và không tôn trọng luật pháp quốc gia.
Quan niệm về thiên nhiên
Đảng Dân chủ: vô giá trị và nhân loại không được làm tổn hại nó.
Đảng Cộng hòa: được thiết kế cho con người và con người có quyền sử dụng và điều chỉnh nó để phát triển.
Mặc cho căng thẳng ngày càng dâng cao giữa Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa, điều quan trọng cần nhớ là cả hai đều bắt nguồn từ một đảng chính trị, và do đó, chia sẻ cùng một mục đích là tạo ra một chính phủ do dân và vì dân.
Tân Bình (T/h)
Nguồn Tri Thức VN
Nguồn Tri Thức VN
Hiệu chỉnh: