- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Tôi vẫn thường nghĩ giới trẻ Việt hiện nay đang phải gồng gánh trên vai gánh nặng tương lai. Những gánh nặng này đặc trưng bởi ba thách thức lớn:
Thứ nhất, đó là trách nhiệm phải đưa nước ta từ một nước nghèo, phụ thuộc quá nhiều vào tài nguyên, kiều hối và viện trợ nước ngoài thành một quốc gia hùng cường.
Thứ hai, trong bối cảnh quan hệ quốc tế trong khu vực ngày càng trở nên phức tạp, nước ta đứng trước những hiểm họa an ninh không nhỏ. Vì vậy, thế hệ trẻ phải nhận trọng trách trong sứ mệnh nhanh chóng xây dựng đất nước ta hùng cường trong hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ.
Thứ ba, nước ta có những điều kiện rất thuận lợi về vị trí chiến lược và tài nguyên thiên nhiên nên dễ bị rơi vào cạm bẫy đầy cám dỗ của “lời nguyền tài nguyên”. Trong cạm bẫy này, đất nước sẽ trì trệ và thui chột trong ỷ lại vào nguồn thu từ bán tài nguyên, cho thuê đất rẻ, phụ thuộc viện trợ nước ngoài, coi thường giá trị con người, tham nhũng và đặc quyền đặc lợi. Vượt qua cám dỗ này là một gánh nặng đòi hỏi ở thế hệ trẻ bản lĩnh rất cao, đặc biệt khi họ ở trong nhóm được hưởng lợi cá nhân khi đất nước sa vào cạm bẫy này.
Tôi cũng thường chia sẻ với người trẻ rằng “thất bại và thách thức là tài sản quý, cần khai thác triệt để” trong việc tạo nên một sự nghiệp vẻ vang, bởi mỗi cá nhân đều có những khả năng tiềm tàng để thành công. Thế nhưng, mỗi chúng ta đều có xu hướng bằng lòng với chính mình bởi việc dễ nhất là thực hiện quyền không đổi thay chính mình. Người càng có điều kiện thuận lợi càng có khuynh hướng ngại thay đổi.
Thất bại, thách thức, thiệt thòi quả thật là tài sản quý phải khai thác triệt để vì chính chúng là động lực tiềm tàng giúp người ta bước vào những đổi thay sâu sắc không thể có được trong điều kiện bình thường. Thất bại giúp người ta khai sáng trong nhận thức. Thách thức nghiệt ngã giúp người ta hun đúc ý chí vượt lên. Thiệt thòi giúp người ta sáng tạo với tư duy đột phá, biến khó khăn thành thuận lợi.
“Đổi mới tư duy” và “ nâng cao tầm vóc” luôn là điều khiến tôi trăn trở, cho là cấp bách nhất hiện nay.
Sự trưởng thành của tuổi trẻ gắn bó chặt chẽ với động thái phát triển của đất nước. Để chính mình có điều kiện thuận lợi cho đổi mới tư duy và nâng cao tầm vóc, tuổi trẻ cần đi đầu. Ba phương châm nền tảng cho nỗ lực này: con người ưu tú, thể chế ưu việt, lòng dân thôi thúc.
Con người ưu tú là con người có tầm nhìn chiến lược, tư duy thực tế, lòng quả cảm, nguyên tắc đạo đức cao và khả năng tổ chức thực hiện xuất sắc.
Thể chế ưu việt là thể chế khuyến tạo người ta làm việc tốt cho bản thân và xã hội, chống lại hành vi kiếm lợi trên sự tổn thất của cộng đồng, xã hội; thể chế mà người dân thực sự có quyền chấp thuận, giám sát và phán xét những người được giao trách nhiệm quản lý xã hội. Nó còn là điều thôi thúc người ta làm việc hết mình, luôn tìm tòi sáng tạo để vươn lên.
Mahatma Gandhi có một câu rất hay: “Chính bạn phải là sự đổi thay mà bạn mong được nhìn thấy trong xã hội”. Người trẻ có vai trò tiên phong và rất lớn trong nỗ lực tạo nên một công cuộc cải biến lớn lao của đất nước trong ba thập kỷ tới.
Theo Tuổi Trẻ
Thứ nhất, đó là trách nhiệm phải đưa nước ta từ một nước nghèo, phụ thuộc quá nhiều vào tài nguyên, kiều hối và viện trợ nước ngoài thành một quốc gia hùng cường.
Thứ hai, trong bối cảnh quan hệ quốc tế trong khu vực ngày càng trở nên phức tạp, nước ta đứng trước những hiểm họa an ninh không nhỏ. Vì vậy, thế hệ trẻ phải nhận trọng trách trong sứ mệnh nhanh chóng xây dựng đất nước ta hùng cường trong hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ.
Thứ ba, nước ta có những điều kiện rất thuận lợi về vị trí chiến lược và tài nguyên thiên nhiên nên dễ bị rơi vào cạm bẫy đầy cám dỗ của “lời nguyền tài nguyên”. Trong cạm bẫy này, đất nước sẽ trì trệ và thui chột trong ỷ lại vào nguồn thu từ bán tài nguyên, cho thuê đất rẻ, phụ thuộc viện trợ nước ngoài, coi thường giá trị con người, tham nhũng và đặc quyền đặc lợi. Vượt qua cám dỗ này là một gánh nặng đòi hỏi ở thế hệ trẻ bản lĩnh rất cao, đặc biệt khi họ ở trong nhóm được hưởng lợi cá nhân khi đất nước sa vào cạm bẫy này.
Tôi cũng thường chia sẻ với người trẻ rằng “thất bại và thách thức là tài sản quý, cần khai thác triệt để” trong việc tạo nên một sự nghiệp vẻ vang, bởi mỗi cá nhân đều có những khả năng tiềm tàng để thành công. Thế nhưng, mỗi chúng ta đều có xu hướng bằng lòng với chính mình bởi việc dễ nhất là thực hiện quyền không đổi thay chính mình. Người càng có điều kiện thuận lợi càng có khuynh hướng ngại thay đổi.
Thất bại, thách thức, thiệt thòi quả thật là tài sản quý phải khai thác triệt để vì chính chúng là động lực tiềm tàng giúp người ta bước vào những đổi thay sâu sắc không thể có được trong điều kiện bình thường. Thất bại giúp người ta khai sáng trong nhận thức. Thách thức nghiệt ngã giúp người ta hun đúc ý chí vượt lên. Thiệt thòi giúp người ta sáng tạo với tư duy đột phá, biến khó khăn thành thuận lợi.
“Đổi mới tư duy” và “ nâng cao tầm vóc” luôn là điều khiến tôi trăn trở, cho là cấp bách nhất hiện nay.
Sự trưởng thành của tuổi trẻ gắn bó chặt chẽ với động thái phát triển của đất nước. Để chính mình có điều kiện thuận lợi cho đổi mới tư duy và nâng cao tầm vóc, tuổi trẻ cần đi đầu. Ba phương châm nền tảng cho nỗ lực này: con người ưu tú, thể chế ưu việt, lòng dân thôi thúc.
Con người ưu tú là con người có tầm nhìn chiến lược, tư duy thực tế, lòng quả cảm, nguyên tắc đạo đức cao và khả năng tổ chức thực hiện xuất sắc.
Thể chế ưu việt là thể chế khuyến tạo người ta làm việc tốt cho bản thân và xã hội, chống lại hành vi kiếm lợi trên sự tổn thất của cộng đồng, xã hội; thể chế mà người dân thực sự có quyền chấp thuận, giám sát và phán xét những người được giao trách nhiệm quản lý xã hội. Nó còn là điều thôi thúc người ta làm việc hết mình, luôn tìm tòi sáng tạo để vươn lên.
Mahatma Gandhi có một câu rất hay: “Chính bạn phải là sự đổi thay mà bạn mong được nhìn thấy trong xã hội”. Người trẻ có vai trò tiên phong và rất lớn trong nỗ lực tạo nên một công cuộc cải biến lớn lao của đất nước trong ba thập kỷ tới.
Theo Tuổi Trẻ