Phi Sương Cốc
Thành viên
- Tham gia
- 31/10/2019
- Bài viết
- 11
Đàm thị lại mơ thấy ác mộng.
Kể từ lúc chồng bà dẫn quân tiêu diệt nghịch tặc, cứ vài ba đêm bà lại nằm mơ. Có lúc bà mơ chồng bị vạn tiễn xuyên tim, có lúc một đao đứt lìa, khi khác là từ trường thành rớt xuống. Dù là trong cảnh nào, lúc tỉnh giấc bà đều thấy gối mình đã thấm đẫm nước mắt. Cho tới gần nhất khi nghe tin thắng trận truyền về, những tưởng mây mù đã qua, vậy mà tối nay bà lại tiếp tục gặp ác mộng.
Trong mơ Đàm thị lại thấy chồng. Ông đang ngồi trên chiến mã chỉ huy đằng xa, quay lưng về phía bà. Bà muốn gọi nhưng không thể nào cất tiếng.
Bỗng một mũi tên từ xa bay tới nhắm lưng Công Trứ mà đi. Bà muốn hét lên để báo chồng biết nhưng cổ họng như bị ứ nghẹn không thốt lên lời, chân cũng không sao nhấc nổi, chỉ đành bất lực trân trối nhìn theo mũi tên oan nghiệt xé gió ghim vào lưng trái chồng bà. Lực đạo mạnh đến nỗi khiến cả thân người ông bật nảy lên, rồi đau đớn ngã xuống từ trên lưng ngựa.
Ruột gan Đàm thị tưởng như đứt lìa, đau đến phế liệt tâm can, cố dùng sức gào lên thì phát hiện ra mình đã tỉnh giấc.
Bà hoảng hốt nhìn ra xung quanh. Không có bình nguyên trải rộng tít tắp, không có đội quân chiến mã hùng cường, không có khói lửa rợp bóng trời xa, cũng không có chồng bà đang quằn quại trên đất do trúng tên ngã ngựa.
Thật.
Giấc mơ thật quá. Nó không phải là mơ. Nó như thể hồi ức ai đó vô tình mở ra, và bà cũng vô tình bước vào nên thấy được.
Người Đàm thị thấm đẫm mồ hôi, cả th.ân thể không lạnh mà khẽ run bật lên, bà đưa ánh mắt hoang dại nhìn phía trước rồi kéo hai chân về, lấy tay ôm đầu gối, nức nở.
Công Trứ.
Cửa bên ngoài có người gõ, là Bộ Lĩnh và Quế Hương, còn có các tì nữ khác. Họ nói trong đêm nghe thấy bà gào thét bèn kéo qua, hỏi thăm bà có phải nằm mơ, có cần người vô hầu hạ.
Đàm thị không đáp lại lời. Bà xốc lại tinh thần, lấy ống tay lau nước mắt. Một khắc ngắn hơn trước khi bà định khuyên mọi người hãy về nghỉ ngơi, phía bên ngoài truyền đến lệnh có thám báo, lão gia đang trên đường trở về, chưa đầy nữa canh giờ nữa sẽ đến phủ, mời phu nhân chỉnh phục trang nghênh đón.
Đàm thị gần như thoát khỏi cơn mê, người lúc nãy tựa hồ còn mỏi mệt giờ đang sảng khoái lạ thường. Đám tì nữ thấy phu nhân như quay lại tác phong của thiếu nữ khi mới xuất giá, hồ hồ hởi hởi gọi người bên ngoài vào, giúp mình chuẩn bị áo quần tươm tất.
Đàm thị thật đáng thương.
Bà vừa từ đáy nỗi ám ảnh bi ai bỗng chốc bay đến niềm vui đoàn tụ hàng đêm mong mỏi, nên không khỏi choáng váng, cũng không đủ tỉnh táo hỏi xem vì sao những lần trước lão gia về đều không cử người báo tin, không đủ tỉnh táo hỏi xem vì sao tên lính từ lúc quỳ bên ngoài cấp báo đến giờ vẫn không ngẩng mặt lên nhìn ai khác, không đủ tỉnh táo hỏi xem vì sao trên đầu hắn không phải là băng quấn đầu trị thương mà là khăn trắng.
Đàm thị sau khi chuẩn bị xong xuôi, ăn vận đơn giản thì đứng trước cổng chờ đợi, trong lòng không ngừng tự huyễn hoặc bản thân chồng bà là cát nhân thiên tướng, chắc chắn được trời phù hộ.
Bà cứ mở mắt ngóng trông vào con đường khuya thanh vắng, chỉ còn lát đát mấy nhà tốt bụng để đèn lồng rọi sáng trước hiên, như dẫn một hướng đi cho những ai muốn tìm đường trở về.
Quế Hương sau khi biết mẹ chỉ nằm mơ thì đi ngủ lại, chỉ còn Bộ Lĩnh một phần đã lỡ thức không ngủ lại được, một phần cũng như mẹ, nó mong thấy được cha sau gần hai năm không gặp kể từ mùa xuân năm ngoái.
Đàm thị nắn nắn hai tay, đi qua đi lại trước nhà không biết mấy mươi vòng, dù nghe tin lão gia gần về, nhưng không hiểu sao trực giác vẫn khiến bà dấy lên một nỗi bất an mơ hồ không rõ. Trong khi Đàm thị vẫn đang tự nhủ với lòng “không sao, không sao” thì phía xa xa, rất nhiều đuốc lửa lần lượt xuất hiện.
Là đội thân vệ của Công Trứ chồng bà, do Cao Khiển dẫn đầu.
Nhưng không giống mọi lần tất cả đều phi thật nhanh mong về thật sớm, lần này bước ngựa của đám thân binh thả rất não nề, như thể muốn kéo dài thời gian hoặc thậm chí, không muốn về đến nhà.
Tim Đàm thị đột nhiên căng thẳng, nghi hoặc sao không thấy chồng bà dẫn đầu như mọi khi. Câu trả lời rất nhanh cũng đến. Khi gần cuối đoàn người dần xuất hiện một chiếc xe kéo, bên trên đang chở một cỗ áo quan.
Cả trăm thân binh ngay ngắn dừng trước cổng phủ, sau khi thấy phu nhân thì đồng loạt xuống ngựa phục quỳ, không một ai mở miệng hé răng nửa lời, chỉ trả hơi thở vào màn đêm tịch mịch.
Thật kỳ lạ, khoảnh khắc ấy, tâm trí Đàm thị chẳng còn gì để hoảng loạn, bà thấy mình tỉnh táo lạ thường.
Đàm thị bước qua đám thân binh, mọi người lặng lẽ dạt ra hai bên nhường đường. Chỉ có mấy bước, mà sao bà thấy con đường thật dài, thật cô độc.
Khoảnh khắc chạm khẽ vào cỗ áo quan, bà nhẹ nhàng vuốt ve rồi dựa vào thủ thỉ như nói với người thương, lời bà mong mỏi được nói ra suốt hai năm: “Mừng lão gia trở về”.
***
Đám tang Châu Hoan Đinh Thứ sử, hẳn dù là Hoàng đế phương Bắc phía xa kia khi chết cũng phải ganh tỵ.
Theo tục, đám tang nên được để tối đa ba ngày sau đó tiến hành đem chôn. Vậy mà từ lúc phát tang đến gần bảy ngày sau, con đường trước cửa phủ Đinh chưa lúc nào vơi ngớt người đến viếng.
Ngay sáng đầu tiên phát tang, trước cổng phủ đã xuất hiện đám đông đến cả ngàn người chen lấn cầu xin thắp nhang bái biệt. Nhận thấy đám đông đang gây ách tắc, Đinh phu nhân sai người ban bố không xếp thành hàng sẽ không được vào. Chẳng ngờ đám đông hỗ nháo ngay lập tức trật tự thiết lập ba hàng dọc đường đi, mặc cho nắng gió vẫn kéo dài đến cả trăm trượng, đã vậy người này đi ra lại có người khác chắp đuôi xếp thêm vào.
Cảm tưởng như toàn dân Hoan Châu đến viếng.
Mỗi một lượt ba người đi vào cổng trái, cúng viếng xong sẽ men theo cổng phải đi ra. Có nhiều cụ già đau đớn đến ngất lịm đi, phu nhân sai người đưa vào bên trong nghỉ ngơi rồi dìu về đến tận nhà. Còn không ít trường hợp vợ ôm chồng, con ôm mẹ, ánh mắt tràn ngập bi thương, tất cả đều như mất mẹ mất cha, đớn đau thương xót. Khắp Hoan Châu mọi hoạt động vui chơi đều đóng cửa, nhà nhà treo đèn trắng để tang, người người ra đường chỉ ôm nhau nấc lên ứ nghẹn.
Quan quân cả Tĩnh Hải người này nối tiếp người kia đến viếng. Đất nước vừa giành thắng lợi vẻ vang lại phải chịu mất mát quá lớn. Nhìn hàng dài lũ lượt người dân chịu nắng chịu sương ngay ngắn xếp hàng, ai cũng tiếc thay một quan phụ mẫu hiền lương đoản mệnh.
Bên cạnh nỗi đau Đinh Thứ sử tạ thế, còn có một đề tài khiến người người lưu tâm mấy ngày qua, chính là Đinh phu nhân.
Từ lúc hay tin chồng qua đời, đã hai đêm nay bà không chợp mắt một khắc, chạy ngược xuôi chuẩn bị. Nào là gởi tin thông báo người trong tộc Đinh được biết, kiểm soát việc trang trí phủ, trang phục cho gia quyến và gia nhân, cắt cử người an ủi mẹ chồng, chuẩn bị tất cả thủ tục cúng viếng, cho người mời thiền sư tụng kinh siêu độ, chuẩn bị chỗ nghỉ ngơi cho các quan đồng liêu từ xa, ban phát thức ăn chay, túc trực linh cửu,… Đặc biệt là tiếp đón Ngô Xương Ngập, con trưởng Ngô soái Ngô Quyền, thay mặt Ngô soái đến gởi lời chia buồn gia quyến.
Có người đau lòng lặng im quan sát phu nhân, xót thương cho bà một kiếp hồng nhan bạc mệnh. Nhưng cũng có người nghi ngờ tấm chân tình của bà đối với cố Đinh Thứ sử, sau lưng buôn lời dèm pha không ngớt trách bà tỉnh táo dị thường, còn độc ác hơn cho bà là hạng chỉ chuộng vinh hoa mà không buồn rơi một giọt nước mắt.
Cho đến đêm thứ ba sau ngày phát tang, Đàm thị vẫn một mình túc trực linh cữu, thì một số gia nhân sẵn tính tò mò luôn thích buông lời dèm pha trong phủ đã âm thầm lén quay lại rình. Lúc đầu ai cũng hồi hộp vì sợ sẽ bắt quả tang điều gì đó xấu hổ của phu nhân, cho đến khi nghe những lời phu nhân thủ thỉ trên trời dưới biển cùng cỗ quan tài lạnh lẽo trong làn nước mắt, thì ai nhìn thấy cũng đều đau lòng.
Bà nói,
“Lão gia, ông đừng trách thiếp sao mãi chưa cho ông đi, mọi người cũng đều muốn gặp ông lần cuối, đừng trách họ.”
“Lão gia, ông thích màu chiếc áo quan này không, lúc trước ông từng kêu khi chết muốn chôn cùng chiếc áo quan đơn giản, dành tiền giữ lại giúp dân, nhưng đây là tiền thiếp dành dụm được, không lấy một đồng trong tiền công, thiếp mua chiếc đắt chút cốt để ông được ấm áp.”
“Lão gia, Quế Hương đã mười bốn tuổi, vài năm nữa là có thể gả chồng. Ông chưa hù doạ con rể đã vội đi, sau này lỡ con gái bị nhà chồng ức hiếp, mình thiếp nói không có sức nặng thì phải làm sao?”
“Lão gia ông biết không, hôm đó thiếp đã lấy lại Nghê Vân thuý ngọc từ Quế Hương, tính đeo lại cho ông làm bùa hộ mệnh nhưng còn chần chờ chưa quyết. Có phải thiếp đã làm sai rồi không? Có phải thiếp nên đeo nó cho lão gia? Có phải lão gia khi đeo nó làm bùa bình an thì có thể tránh được tai kiếp lần này?”
“Thật sự thiếp rất nhớ những lần cùng lão gia trò chuyện, lão gia thường chọc làm thiếp cười, không như bây giờ im lặng mãi….”
Nghe đến đây thì không ai kìm được nước mắt, hai hàng lệ đều đã ngưng tròng, tự bản thân nhận thấy xấu hổ vô vàn cho hành động tối nay. Một nữ tì đứng trong vài người đầu tiên cảm như mình sắp kìm lòng không được liền quay mặt chạy thật nhanh đi, va cả vào những người đứng sau khiến đám đông người này đè lên người kia lũ lượt té xuống. Dẫu vậy cả đám không còn tâm trí nào trách nữ tì nọ, không ai bảo ai cùng mím môi đứng lên, lặng lẽ quay trở về phòng.
Chỉ riêng một mình Bộ Lĩnh cả ba đêm liền đều ở xa quan sát Đàm thị. Lời mẹ nói với cha nó nghe lúc rõ lúc không, chỉ thấy nước trong người bà tưởng chừng theo tuyến lệ đêm nào cũng lặng lẽ trào ra cho bằng hết.
Trong lòng nó dâng lên một nỗi lo. Năm ngoái thím Tư ở Tây thành vì quá thương chồng mà đập đầu vào quan tài chết theo. Mẹ nó liệu có nghĩ quẩn như thím Tư?
Ngồi canh hàng đêm lâu lâu nó nghĩ đến cha, nghĩ đến những lần cha nghiêm khắc với nó, nghĩ đến lần cuối cùng trong thư phòng với cha, mắt nó đôi lúc lại nhoè đi vì thương nhớ. Giống như mẹ, nó cũng nhớ cha thật nhiều.
Bộ Lĩnh nhớ lại một đoạn ký ức, vào khoảng ba tháng trước đây, lúc đó nó đã ở nhà chờ cha hơn một năm rưỡi.
Kể từ đêm trong thư phòng bị cha giáo huấn, nó vẫn canh cánh trong lòng những lời cha răn. Nó dù bướng bỉnh nhưng không cố chấp, nên thực sự luôn có cảm giác bứt rứt trong lòng khi có những điều mà mình chưa nghiệm ra được.
Lúc đó Bộ Lĩnh đã bước sang tuổi mười bốn, cũng chẳng còn nhỏ để có thể cứ mãi vô lo. Hễ nằm xuống gi.ường là lại trằn trọc vì lời cha vang vọng bên tai khiến nó mất ngủ cả năm đêm liền. Đến cuối ngày thứ sáu khi nhìn vào gương, trông thấy đôi mắt thâm quầng đến dại của chính mình, nó đưa ra quyết định sẽ tự tìm đến chiến trường.
Nếu ông trời cứ bắt nó trở thành một người sống trong mơ hồ, thà một lần đánh liều tự tay nắm bắt số phận. Cha không cho nó gia nhập quân ngũ, thì ít ra nó cũng muốn được tiếp xúc gần hơn, để đạo lý của cha cũng nên cho nó bắt đầu cảm nghiệm dần.
Bộ Lĩnh lúc đó cũng không rõ vì sao lại quyết định nhanh đến vậy. Ngay sáng hôm sau chỉ để lại một phong thư cho mẹ nói có việc cần giải quyết nên vắng mặt vài ngày, rồi ngồi theo xe ngựa chở hàng nhắm theo hướng chiến trận mà đi. Không hề mảy may hay biết mẹ nó vì không muốn bà nội thêm lo nên đã giấu cả nhà, ngày đêm âm thầm phái người đuổi theo tìm cho bằng được thiếu gia mang về trị tội.
Trước đó Bộ Lĩnh đã dò hỏi một vài thân binh cha giữ lại nhà để tiện liên lạc với nhóm Cao Khiển. Hẳn mọi người cũng coi nó rảnh rỗi quá hỏi linh tinh nên cũng thoải mái trả lời, với lại dù sao cũng là thiếu gia hỏi ngươi, chẳng lẽ ngươi dám không trả lời, nên nó cũng biết được không ít thông tin. Trong đó tin quan trọng nhất đối với nó chính là, sau khi chiếm lại La thành, đại quân Ngô soái biết được Kiều tặc bán nước cầu viện phương Bắc, Nam Hán quân hiện đã đi theo đường thuỷ dự tính tiến công vào sông Bạch Đằng.
Nó bắt đầu lục lại trí nhớ địa thế Lục châu và Giao châu, thầm cảm thấy đó là một chiến lược khôn ngoan của quân Nam Hán. Vì theo đường sông Bạch Đằng, nếu muốn phục kích dù là Đại La thành hay Cổ Loa thành gần đó, đối với quân Nam Hán cũng chỉ với tay là có thể lấy được. Nên nhất quyết cha nó cần phải nghĩ được cách chặn đứng quân Nam Hán ngay từ cửa biển hoặc hạ lưu, không để cho quân kéo sâu vào trong đất liền.
Bộ Lĩnh một thân một mình càng ngày càng tiến gần đến chiến trận. Mỗi ngày nơi nó đi qua đều có rất nhiều nhóm dân di tản ngược hướng về nam, hầu như chỉ mình nó đi lên hướng bắc. Đôi khi còn có một số quân lính thúc ngựa tạt qua như bay, có lẽ là thám báo các nơi truyền về. Ngân lượng đề phòng trộm cướp nó đã đổi thành bạc lẻ, rồi giắt khắp nơi quanh người.
Trên đường đi, Bộ Lĩnh gặp rất nhiều cảnh đời cơ cực.
Có gia đình đang chạy nạn bỗng người vợ ngất xỉu giữa đường, đành phải để chồng cõng ở trên lưng. Nhìn đôi lưng trần như da bọc xương của người chồng phải gồng gánh thêm một tấm thân kiệt quệ, lại không một người giúp sức, khiến nó bần thần đứng nhìn hồi lâu. Nhưng dù bước chậm, người chồng nọ vẫn muốn tiến lên phía trước miễn sao mang được người vợ theo cùng, khiến lòng nó bật giác ấm áp. Thật không ngờ trong lòng chiến loạn, giữa ranh giới nhanh thì sống chậm thì chết, vẫn xuất hiện một tấm chân tình.
Nhưng không phải ai cũng muốn cùng chung hoạn nạn như người chồng nọ, vẫn có nhiều gia đình vì vợ ngất xỉu trên đường mà cắn răng bỏ mặc, chỉ đành bồng đứa con đang khóc đòi mẹ trên tay cứ thế lao đi, để lại người vợ thoi thóp giữa đường khiến nó đứng nhìn chết lặng chua xót.
“Cảnh nghèo đói kiệt quệ, cảnh bỏ vợ bán con”, lời cha cứ như thế lặp lại trong đầu không biết bao nhiêu lần.
Bộ Lĩnh sợ thiếu phụ đó nằm ngất trên đất, trước sau cũng bị giẫm đạp khi dòng người cứ thế đổ dồn về, nên tốt bụng dìu bà vào sâu bên trong vệ đường. Bỗng sau lưng có người quát to gọi nó, theo quán tính Bộ Lĩnh quay lại thì ngay lập tức một quả đấm không hiểu sao tống vào mặt khiến cả thân người nó văng xa hơn trượng.
Người nọ tướng tá cao to, sau khi “tặng” nó một cú đấm như trời giáng thì dìu thiếu phụ vẫn còn đang ngất qua quán nước ven đường nghỉ ngơi, còn trừng mắt cảnh cáo. Thì ra là tưởng lầm nó có ý đồ xấu với thiếu phụ kia.
Bộ Lĩnh cười chua chát, nhổ một ngụm cả nước bọt lẫn máu răng ra khỏi miệng. Hoá ra dù mình cao cả thế nào, ra chiến trường mà không có sức mạnh hay võ công, thì cái chờ đợi phía trước chính là đao kiếm xuyên thủng người chứ không phải chỉ là vài ba cú đấm đơn giản như vậy.
Bộ Lĩnh toan phủi bụi đứng dậy bỗng thấy nhói đau ở tay, nó lật lại thì thấy miếng gỗ trường kỷ hôm đó bị cha một kiếm chém đứt trong thư phòng đang đâm vào giữa lòng bàn tay mình. Nó vẫn luôn mang miếng gỗ đó theo người, như muốn nhắc nhở bản thân về tính khí kiêu ngạo và nỗi xấu hổ đêm ấy.
Bộ Lĩnh nhìn lại phía sau lưng, quả nhiên có một vũng bùn bao phủ vài tảng đá nhỏ. Ắt hẳn miếng gỗ đã bị văng ra lúc cả thân hình nó còn lảo đảo, sau đó vô tình mắc kẹt vào khe đá trước khi nó té sõng soài trên mặt đất, kết quả tay xui xẻo đập trúng khiến miếng gỗ cắm sâu vào d.a thịt. Chắc khi nãy vì ngã quá đau mà đến khi định hình mới biết ngoài máu miệng nó còn bị chảy máu tay, giờ thì máu đã hoà lẫn với bùn.
Bộ Lĩnh đưa tay giựt miếng gỗ ra, lấy nước trong túi mang theo bên người rửa qua vết thương. Khi nước cuốn từng lớp bùn máu trôi đi, nó nhìn trân trối vào vết thương sâu hút nơi lòng bàn tay. Hoá ra, một miếng gỗ được vót nhọn một đầu đâm khẽ cũng khiến ta chảy máu nhiều đến thế. Nếu như là một chiếc cọc được vót nhọn và chôn dưới lòng sông thì sao, nếu không phải một mà là rất rất nhiều cọc nhọn thì sao. Mắt nó bỗng dưng sáng rực, nhanh chóng băng bó qua loa vết thương, chỉnh trang áo quần rồi chạy bán mạng đến nơi đóng quân cách đó hơn hai mươi dặm.
Bộ Lĩnh đến giờ vẫn còn nhớ như in đã chạy thẳng vào căn nhà nào thôn xóm gần đó, lục lấy nửa khoản tiền giắt trên người ra đổi lấy một chiếc hộp trang sức rỗng của thiếu phụ và ít keo hồ. Sau đó dùng nửa khoản tiền còn lại nhờ hai tên lính đang đi tuần gần đó, dặn dò kỹ đây là quân cơ, cần phải cẩn thận đưa chiếc hộp tận trướng tướng quân Đinh Công Trứ.
Lúc nó bày kế cho cha, cũng chỉ mong có thể thành công để cha mau thắng trận trở về đoàn tụ gia đình. Quả nhiên sau đó cha đã thắng trận vang dội, chỉ là …
Bộ Lĩnh nhìn mẹ vẫn đang tiếp tục thì thầm với chiếc quan tài trong làn nước mắt mà lòng quặn lên từng cơn, “rốt cuộc cũng không đưa được cha trở về…”
***
Vào ngày thứ bảy kể từ lúc phát tang Thứ sử Hoan Châu Đinh Công Trứ.
Người đến viếng vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm, nhưng cỗ quan tài đã có dấu hiệu bốc mùi. Dù được làm bằng gỗ lim lâu năm và liệm bằng những chất liệu thượng hạng, lại có dùng băng vận chuyển từ phương bắc và đang ở trong tiết trời khô hanh cuối đông, nhưng th.ân thể người mất vẫn bắt đầu phân huỷ. Đến lúc này, dù không nỡ, Đinh phu nhân đành thỉnh thiền sư chọn giờ hoàng đạo làm lễ di quan.
Khắp nơi thanh niên trai tráng đều đến quỳ xin phu nhân cho mình được khiêng quan tài, tiễn đưa đại nhân một đoạn. Đinh phu nhân cảm động cử Cao Khiển làm chủ bàn bạc với đám thanh niên, còn bà đi chuẩn bị những thủ tục khác cho kịp giờ. Đám đông dân chúng đã bị ngăn không cho vào viếng nữa. Khoảnh khắc cỗ quan được khiên ra, tất cả mọi người đều phục xuống khóc gào.
Bộ Lĩnh cầm linh vị dẫn đầu, sau đó là Đinh phu nhân, Quế Hương, Quế Linh và Nhược Anh. Ngay cả Đinh lão phu nhân cũng nén đau thương ngả vào Tô thị, được dìu đi từng bước theo đoàn người đưa tiễn con bà. Đám đông đi bộ ra đến ngoại ô thành Hoan Châu rồi ngồi xe ngựa lặng lẽ tiến lên phía bắc, nhắm thẳng hướng Trường Châu.
Linh cửu Thứ sử Hoan Châu Đinh Công Trứ được quàng tại động Hoa Lư(1), trong nghĩa trang gia tộc họ Đinh. Nơi ấy nằm trên một gò đất cao, xung quanh được bao bọc bởi vô số ngọn núi đá vôi tạo hình vòng cung. Đường vào động bên phải có một con đầm chảy qua kéo dài vài dặm, bên trái xuất hiện đầm sen trải rộng ngút ngàn. Phong cảnh yên bình mà uy nghi, thế núi cao mà vững trải, là nơi an nghỉ xứng đáng cho một sát tướng xứng danh anh hùng.
Đời sau truyền miệng, người đến viếng lễ tang Đinh Thứ sử, chỉ tính riêng dân chúng thành Hoan Châu đã lên đến hơn một vạn, người đi theo đoàn đưa tang kéo dài cả dặm.
Ngày đưa tiễn Đinh Thứ sử tiến vào địa phận động Hoa Lư, mây mù bỗng dưng kéo đến ùn ụt, sắc trời biến chuyển âm u, càng đến gần động càng đen kịt, đến lúc hạ huyệt thì sấm nổ vang trời, chớp giáng xuống chín phát trên đỉnh núi cao nhất rồi trời ào ào đổ mưa như trút nước.
Mọi người đều lấy làm lạ vì cuối đông trời thường hanh khô bỗng dưng sao lại đổ mưa, cho là ông trời khóc thương quan mà rơi lệ, khiến cho khắp đoàn đưa tang không ít người quỳ xuống hướng lên đỉnh núi thiêng mà vái lạy.
Người đời sau lưu truyền một câu “Bi thương như đưa tiễn Đinh Thứ sử”, cũng chính là ám chỉ sự kiện đưa tang Thứ sử Hoan Châu Đinh Công Trứ hết mực đau lòng này. Ngọn núi xuất hiện chín tia chớp đó, về sau cũng được đổi tên thành “Lôi Sơn”.
----------------------------------------------
(1) Động Hoa Lư, còn có tên gọi “thung Lau” (“động” ở đây không phải là hang động mà ám chỉ một địa danh, vùng đất). Theo Đại Việt sử ký toàn thư, đây chính là nơi sinh của Đinh Tiên Hoàng Đế. Ngày xưa, địa danh động Hoa Lư còn bao gồm quê nội của Đinh Tiên Hoàng Đế.
Kể từ lúc chồng bà dẫn quân tiêu diệt nghịch tặc, cứ vài ba đêm bà lại nằm mơ. Có lúc bà mơ chồng bị vạn tiễn xuyên tim, có lúc một đao đứt lìa, khi khác là từ trường thành rớt xuống. Dù là trong cảnh nào, lúc tỉnh giấc bà đều thấy gối mình đã thấm đẫm nước mắt. Cho tới gần nhất khi nghe tin thắng trận truyền về, những tưởng mây mù đã qua, vậy mà tối nay bà lại tiếp tục gặp ác mộng.
Trong mơ Đàm thị lại thấy chồng. Ông đang ngồi trên chiến mã chỉ huy đằng xa, quay lưng về phía bà. Bà muốn gọi nhưng không thể nào cất tiếng.
Bỗng một mũi tên từ xa bay tới nhắm lưng Công Trứ mà đi. Bà muốn hét lên để báo chồng biết nhưng cổ họng như bị ứ nghẹn không thốt lên lời, chân cũng không sao nhấc nổi, chỉ đành bất lực trân trối nhìn theo mũi tên oan nghiệt xé gió ghim vào lưng trái chồng bà. Lực đạo mạnh đến nỗi khiến cả thân người ông bật nảy lên, rồi đau đớn ngã xuống từ trên lưng ngựa.
Ruột gan Đàm thị tưởng như đứt lìa, đau đến phế liệt tâm can, cố dùng sức gào lên thì phát hiện ra mình đã tỉnh giấc.
Bà hoảng hốt nhìn ra xung quanh. Không có bình nguyên trải rộng tít tắp, không có đội quân chiến mã hùng cường, không có khói lửa rợp bóng trời xa, cũng không có chồng bà đang quằn quại trên đất do trúng tên ngã ngựa.
Thật.
Giấc mơ thật quá. Nó không phải là mơ. Nó như thể hồi ức ai đó vô tình mở ra, và bà cũng vô tình bước vào nên thấy được.
Người Đàm thị thấm đẫm mồ hôi, cả th.ân thể không lạnh mà khẽ run bật lên, bà đưa ánh mắt hoang dại nhìn phía trước rồi kéo hai chân về, lấy tay ôm đầu gối, nức nở.
Công Trứ.
Cửa bên ngoài có người gõ, là Bộ Lĩnh và Quế Hương, còn có các tì nữ khác. Họ nói trong đêm nghe thấy bà gào thét bèn kéo qua, hỏi thăm bà có phải nằm mơ, có cần người vô hầu hạ.
Đàm thị không đáp lại lời. Bà xốc lại tinh thần, lấy ống tay lau nước mắt. Một khắc ngắn hơn trước khi bà định khuyên mọi người hãy về nghỉ ngơi, phía bên ngoài truyền đến lệnh có thám báo, lão gia đang trên đường trở về, chưa đầy nữa canh giờ nữa sẽ đến phủ, mời phu nhân chỉnh phục trang nghênh đón.
Đàm thị gần như thoát khỏi cơn mê, người lúc nãy tựa hồ còn mỏi mệt giờ đang sảng khoái lạ thường. Đám tì nữ thấy phu nhân như quay lại tác phong của thiếu nữ khi mới xuất giá, hồ hồ hởi hởi gọi người bên ngoài vào, giúp mình chuẩn bị áo quần tươm tất.
Đàm thị thật đáng thương.
Bà vừa từ đáy nỗi ám ảnh bi ai bỗng chốc bay đến niềm vui đoàn tụ hàng đêm mong mỏi, nên không khỏi choáng váng, cũng không đủ tỉnh táo hỏi xem vì sao những lần trước lão gia về đều không cử người báo tin, không đủ tỉnh táo hỏi xem vì sao tên lính từ lúc quỳ bên ngoài cấp báo đến giờ vẫn không ngẩng mặt lên nhìn ai khác, không đủ tỉnh táo hỏi xem vì sao trên đầu hắn không phải là băng quấn đầu trị thương mà là khăn trắng.
Đàm thị sau khi chuẩn bị xong xuôi, ăn vận đơn giản thì đứng trước cổng chờ đợi, trong lòng không ngừng tự huyễn hoặc bản thân chồng bà là cát nhân thiên tướng, chắc chắn được trời phù hộ.
Bà cứ mở mắt ngóng trông vào con đường khuya thanh vắng, chỉ còn lát đát mấy nhà tốt bụng để đèn lồng rọi sáng trước hiên, như dẫn một hướng đi cho những ai muốn tìm đường trở về.
Quế Hương sau khi biết mẹ chỉ nằm mơ thì đi ngủ lại, chỉ còn Bộ Lĩnh một phần đã lỡ thức không ngủ lại được, một phần cũng như mẹ, nó mong thấy được cha sau gần hai năm không gặp kể từ mùa xuân năm ngoái.
Đàm thị nắn nắn hai tay, đi qua đi lại trước nhà không biết mấy mươi vòng, dù nghe tin lão gia gần về, nhưng không hiểu sao trực giác vẫn khiến bà dấy lên một nỗi bất an mơ hồ không rõ. Trong khi Đàm thị vẫn đang tự nhủ với lòng “không sao, không sao” thì phía xa xa, rất nhiều đuốc lửa lần lượt xuất hiện.
Là đội thân vệ của Công Trứ chồng bà, do Cao Khiển dẫn đầu.
Nhưng không giống mọi lần tất cả đều phi thật nhanh mong về thật sớm, lần này bước ngựa của đám thân binh thả rất não nề, như thể muốn kéo dài thời gian hoặc thậm chí, không muốn về đến nhà.
Tim Đàm thị đột nhiên căng thẳng, nghi hoặc sao không thấy chồng bà dẫn đầu như mọi khi. Câu trả lời rất nhanh cũng đến. Khi gần cuối đoàn người dần xuất hiện một chiếc xe kéo, bên trên đang chở một cỗ áo quan.
Cả trăm thân binh ngay ngắn dừng trước cổng phủ, sau khi thấy phu nhân thì đồng loạt xuống ngựa phục quỳ, không một ai mở miệng hé răng nửa lời, chỉ trả hơi thở vào màn đêm tịch mịch.
Thật kỳ lạ, khoảnh khắc ấy, tâm trí Đàm thị chẳng còn gì để hoảng loạn, bà thấy mình tỉnh táo lạ thường.
Đàm thị bước qua đám thân binh, mọi người lặng lẽ dạt ra hai bên nhường đường. Chỉ có mấy bước, mà sao bà thấy con đường thật dài, thật cô độc.
Khoảnh khắc chạm khẽ vào cỗ áo quan, bà nhẹ nhàng vuốt ve rồi dựa vào thủ thỉ như nói với người thương, lời bà mong mỏi được nói ra suốt hai năm: “Mừng lão gia trở về”.
***
Đám tang Châu Hoan Đinh Thứ sử, hẳn dù là Hoàng đế phương Bắc phía xa kia khi chết cũng phải ganh tỵ.
Theo tục, đám tang nên được để tối đa ba ngày sau đó tiến hành đem chôn. Vậy mà từ lúc phát tang đến gần bảy ngày sau, con đường trước cửa phủ Đinh chưa lúc nào vơi ngớt người đến viếng.
Ngay sáng đầu tiên phát tang, trước cổng phủ đã xuất hiện đám đông đến cả ngàn người chen lấn cầu xin thắp nhang bái biệt. Nhận thấy đám đông đang gây ách tắc, Đinh phu nhân sai người ban bố không xếp thành hàng sẽ không được vào. Chẳng ngờ đám đông hỗ nháo ngay lập tức trật tự thiết lập ba hàng dọc đường đi, mặc cho nắng gió vẫn kéo dài đến cả trăm trượng, đã vậy người này đi ra lại có người khác chắp đuôi xếp thêm vào.
Cảm tưởng như toàn dân Hoan Châu đến viếng.
Mỗi một lượt ba người đi vào cổng trái, cúng viếng xong sẽ men theo cổng phải đi ra. Có nhiều cụ già đau đớn đến ngất lịm đi, phu nhân sai người đưa vào bên trong nghỉ ngơi rồi dìu về đến tận nhà. Còn không ít trường hợp vợ ôm chồng, con ôm mẹ, ánh mắt tràn ngập bi thương, tất cả đều như mất mẹ mất cha, đớn đau thương xót. Khắp Hoan Châu mọi hoạt động vui chơi đều đóng cửa, nhà nhà treo đèn trắng để tang, người người ra đường chỉ ôm nhau nấc lên ứ nghẹn.
Quan quân cả Tĩnh Hải người này nối tiếp người kia đến viếng. Đất nước vừa giành thắng lợi vẻ vang lại phải chịu mất mát quá lớn. Nhìn hàng dài lũ lượt người dân chịu nắng chịu sương ngay ngắn xếp hàng, ai cũng tiếc thay một quan phụ mẫu hiền lương đoản mệnh.
Bên cạnh nỗi đau Đinh Thứ sử tạ thế, còn có một đề tài khiến người người lưu tâm mấy ngày qua, chính là Đinh phu nhân.
Từ lúc hay tin chồng qua đời, đã hai đêm nay bà không chợp mắt một khắc, chạy ngược xuôi chuẩn bị. Nào là gởi tin thông báo người trong tộc Đinh được biết, kiểm soát việc trang trí phủ, trang phục cho gia quyến và gia nhân, cắt cử người an ủi mẹ chồng, chuẩn bị tất cả thủ tục cúng viếng, cho người mời thiền sư tụng kinh siêu độ, chuẩn bị chỗ nghỉ ngơi cho các quan đồng liêu từ xa, ban phát thức ăn chay, túc trực linh cửu,… Đặc biệt là tiếp đón Ngô Xương Ngập, con trưởng Ngô soái Ngô Quyền, thay mặt Ngô soái đến gởi lời chia buồn gia quyến.
Có người đau lòng lặng im quan sát phu nhân, xót thương cho bà một kiếp hồng nhan bạc mệnh. Nhưng cũng có người nghi ngờ tấm chân tình của bà đối với cố Đinh Thứ sử, sau lưng buôn lời dèm pha không ngớt trách bà tỉnh táo dị thường, còn độc ác hơn cho bà là hạng chỉ chuộng vinh hoa mà không buồn rơi một giọt nước mắt.
Cho đến đêm thứ ba sau ngày phát tang, Đàm thị vẫn một mình túc trực linh cữu, thì một số gia nhân sẵn tính tò mò luôn thích buông lời dèm pha trong phủ đã âm thầm lén quay lại rình. Lúc đầu ai cũng hồi hộp vì sợ sẽ bắt quả tang điều gì đó xấu hổ của phu nhân, cho đến khi nghe những lời phu nhân thủ thỉ trên trời dưới biển cùng cỗ quan tài lạnh lẽo trong làn nước mắt, thì ai nhìn thấy cũng đều đau lòng.
Bà nói,
“Lão gia, ông đừng trách thiếp sao mãi chưa cho ông đi, mọi người cũng đều muốn gặp ông lần cuối, đừng trách họ.”
“Lão gia, ông thích màu chiếc áo quan này không, lúc trước ông từng kêu khi chết muốn chôn cùng chiếc áo quan đơn giản, dành tiền giữ lại giúp dân, nhưng đây là tiền thiếp dành dụm được, không lấy một đồng trong tiền công, thiếp mua chiếc đắt chút cốt để ông được ấm áp.”
“Lão gia, Quế Hương đã mười bốn tuổi, vài năm nữa là có thể gả chồng. Ông chưa hù doạ con rể đã vội đi, sau này lỡ con gái bị nhà chồng ức hiếp, mình thiếp nói không có sức nặng thì phải làm sao?”
“Lão gia ông biết không, hôm đó thiếp đã lấy lại Nghê Vân thuý ngọc từ Quế Hương, tính đeo lại cho ông làm bùa hộ mệnh nhưng còn chần chờ chưa quyết. Có phải thiếp đã làm sai rồi không? Có phải thiếp nên đeo nó cho lão gia? Có phải lão gia khi đeo nó làm bùa bình an thì có thể tránh được tai kiếp lần này?”
“Thật sự thiếp rất nhớ những lần cùng lão gia trò chuyện, lão gia thường chọc làm thiếp cười, không như bây giờ im lặng mãi….”
Nghe đến đây thì không ai kìm được nước mắt, hai hàng lệ đều đã ngưng tròng, tự bản thân nhận thấy xấu hổ vô vàn cho hành động tối nay. Một nữ tì đứng trong vài người đầu tiên cảm như mình sắp kìm lòng không được liền quay mặt chạy thật nhanh đi, va cả vào những người đứng sau khiến đám đông người này đè lên người kia lũ lượt té xuống. Dẫu vậy cả đám không còn tâm trí nào trách nữ tì nọ, không ai bảo ai cùng mím môi đứng lên, lặng lẽ quay trở về phòng.
Chỉ riêng một mình Bộ Lĩnh cả ba đêm liền đều ở xa quan sát Đàm thị. Lời mẹ nói với cha nó nghe lúc rõ lúc không, chỉ thấy nước trong người bà tưởng chừng theo tuyến lệ đêm nào cũng lặng lẽ trào ra cho bằng hết.
Trong lòng nó dâng lên một nỗi lo. Năm ngoái thím Tư ở Tây thành vì quá thương chồng mà đập đầu vào quan tài chết theo. Mẹ nó liệu có nghĩ quẩn như thím Tư?
Ngồi canh hàng đêm lâu lâu nó nghĩ đến cha, nghĩ đến những lần cha nghiêm khắc với nó, nghĩ đến lần cuối cùng trong thư phòng với cha, mắt nó đôi lúc lại nhoè đi vì thương nhớ. Giống như mẹ, nó cũng nhớ cha thật nhiều.
Bộ Lĩnh nhớ lại một đoạn ký ức, vào khoảng ba tháng trước đây, lúc đó nó đã ở nhà chờ cha hơn một năm rưỡi.
Kể từ đêm trong thư phòng bị cha giáo huấn, nó vẫn canh cánh trong lòng những lời cha răn. Nó dù bướng bỉnh nhưng không cố chấp, nên thực sự luôn có cảm giác bứt rứt trong lòng khi có những điều mà mình chưa nghiệm ra được.
Lúc đó Bộ Lĩnh đã bước sang tuổi mười bốn, cũng chẳng còn nhỏ để có thể cứ mãi vô lo. Hễ nằm xuống gi.ường là lại trằn trọc vì lời cha vang vọng bên tai khiến nó mất ngủ cả năm đêm liền. Đến cuối ngày thứ sáu khi nhìn vào gương, trông thấy đôi mắt thâm quầng đến dại của chính mình, nó đưa ra quyết định sẽ tự tìm đến chiến trường.
Nếu ông trời cứ bắt nó trở thành một người sống trong mơ hồ, thà một lần đánh liều tự tay nắm bắt số phận. Cha không cho nó gia nhập quân ngũ, thì ít ra nó cũng muốn được tiếp xúc gần hơn, để đạo lý của cha cũng nên cho nó bắt đầu cảm nghiệm dần.
Bộ Lĩnh lúc đó cũng không rõ vì sao lại quyết định nhanh đến vậy. Ngay sáng hôm sau chỉ để lại một phong thư cho mẹ nói có việc cần giải quyết nên vắng mặt vài ngày, rồi ngồi theo xe ngựa chở hàng nhắm theo hướng chiến trận mà đi. Không hề mảy may hay biết mẹ nó vì không muốn bà nội thêm lo nên đã giấu cả nhà, ngày đêm âm thầm phái người đuổi theo tìm cho bằng được thiếu gia mang về trị tội.
Trước đó Bộ Lĩnh đã dò hỏi một vài thân binh cha giữ lại nhà để tiện liên lạc với nhóm Cao Khiển. Hẳn mọi người cũng coi nó rảnh rỗi quá hỏi linh tinh nên cũng thoải mái trả lời, với lại dù sao cũng là thiếu gia hỏi ngươi, chẳng lẽ ngươi dám không trả lời, nên nó cũng biết được không ít thông tin. Trong đó tin quan trọng nhất đối với nó chính là, sau khi chiếm lại La thành, đại quân Ngô soái biết được Kiều tặc bán nước cầu viện phương Bắc, Nam Hán quân hiện đã đi theo đường thuỷ dự tính tiến công vào sông Bạch Đằng.
Nó bắt đầu lục lại trí nhớ địa thế Lục châu và Giao châu, thầm cảm thấy đó là một chiến lược khôn ngoan của quân Nam Hán. Vì theo đường sông Bạch Đằng, nếu muốn phục kích dù là Đại La thành hay Cổ Loa thành gần đó, đối với quân Nam Hán cũng chỉ với tay là có thể lấy được. Nên nhất quyết cha nó cần phải nghĩ được cách chặn đứng quân Nam Hán ngay từ cửa biển hoặc hạ lưu, không để cho quân kéo sâu vào trong đất liền.
Bộ Lĩnh một thân một mình càng ngày càng tiến gần đến chiến trận. Mỗi ngày nơi nó đi qua đều có rất nhiều nhóm dân di tản ngược hướng về nam, hầu như chỉ mình nó đi lên hướng bắc. Đôi khi còn có một số quân lính thúc ngựa tạt qua như bay, có lẽ là thám báo các nơi truyền về. Ngân lượng đề phòng trộm cướp nó đã đổi thành bạc lẻ, rồi giắt khắp nơi quanh người.
Trên đường đi, Bộ Lĩnh gặp rất nhiều cảnh đời cơ cực.
Có gia đình đang chạy nạn bỗng người vợ ngất xỉu giữa đường, đành phải để chồng cõng ở trên lưng. Nhìn đôi lưng trần như da bọc xương của người chồng phải gồng gánh thêm một tấm thân kiệt quệ, lại không một người giúp sức, khiến nó bần thần đứng nhìn hồi lâu. Nhưng dù bước chậm, người chồng nọ vẫn muốn tiến lên phía trước miễn sao mang được người vợ theo cùng, khiến lòng nó bật giác ấm áp. Thật không ngờ trong lòng chiến loạn, giữa ranh giới nhanh thì sống chậm thì chết, vẫn xuất hiện một tấm chân tình.
Nhưng không phải ai cũng muốn cùng chung hoạn nạn như người chồng nọ, vẫn có nhiều gia đình vì vợ ngất xỉu trên đường mà cắn răng bỏ mặc, chỉ đành bồng đứa con đang khóc đòi mẹ trên tay cứ thế lao đi, để lại người vợ thoi thóp giữa đường khiến nó đứng nhìn chết lặng chua xót.
“Cảnh nghèo đói kiệt quệ, cảnh bỏ vợ bán con”, lời cha cứ như thế lặp lại trong đầu không biết bao nhiêu lần.
Bộ Lĩnh sợ thiếu phụ đó nằm ngất trên đất, trước sau cũng bị giẫm đạp khi dòng người cứ thế đổ dồn về, nên tốt bụng dìu bà vào sâu bên trong vệ đường. Bỗng sau lưng có người quát to gọi nó, theo quán tính Bộ Lĩnh quay lại thì ngay lập tức một quả đấm không hiểu sao tống vào mặt khiến cả thân người nó văng xa hơn trượng.
Người nọ tướng tá cao to, sau khi “tặng” nó một cú đấm như trời giáng thì dìu thiếu phụ vẫn còn đang ngất qua quán nước ven đường nghỉ ngơi, còn trừng mắt cảnh cáo. Thì ra là tưởng lầm nó có ý đồ xấu với thiếu phụ kia.
Bộ Lĩnh cười chua chát, nhổ một ngụm cả nước bọt lẫn máu răng ra khỏi miệng. Hoá ra dù mình cao cả thế nào, ra chiến trường mà không có sức mạnh hay võ công, thì cái chờ đợi phía trước chính là đao kiếm xuyên thủng người chứ không phải chỉ là vài ba cú đấm đơn giản như vậy.
Bộ Lĩnh toan phủi bụi đứng dậy bỗng thấy nhói đau ở tay, nó lật lại thì thấy miếng gỗ trường kỷ hôm đó bị cha một kiếm chém đứt trong thư phòng đang đâm vào giữa lòng bàn tay mình. Nó vẫn luôn mang miếng gỗ đó theo người, như muốn nhắc nhở bản thân về tính khí kiêu ngạo và nỗi xấu hổ đêm ấy.
Bộ Lĩnh nhìn lại phía sau lưng, quả nhiên có một vũng bùn bao phủ vài tảng đá nhỏ. Ắt hẳn miếng gỗ đã bị văng ra lúc cả thân hình nó còn lảo đảo, sau đó vô tình mắc kẹt vào khe đá trước khi nó té sõng soài trên mặt đất, kết quả tay xui xẻo đập trúng khiến miếng gỗ cắm sâu vào d.a thịt. Chắc khi nãy vì ngã quá đau mà đến khi định hình mới biết ngoài máu miệng nó còn bị chảy máu tay, giờ thì máu đã hoà lẫn với bùn.
Bộ Lĩnh đưa tay giựt miếng gỗ ra, lấy nước trong túi mang theo bên người rửa qua vết thương. Khi nước cuốn từng lớp bùn máu trôi đi, nó nhìn trân trối vào vết thương sâu hút nơi lòng bàn tay. Hoá ra, một miếng gỗ được vót nhọn một đầu đâm khẽ cũng khiến ta chảy máu nhiều đến thế. Nếu như là một chiếc cọc được vót nhọn và chôn dưới lòng sông thì sao, nếu không phải một mà là rất rất nhiều cọc nhọn thì sao. Mắt nó bỗng dưng sáng rực, nhanh chóng băng bó qua loa vết thương, chỉnh trang áo quần rồi chạy bán mạng đến nơi đóng quân cách đó hơn hai mươi dặm.
Bộ Lĩnh đến giờ vẫn còn nhớ như in đã chạy thẳng vào căn nhà nào thôn xóm gần đó, lục lấy nửa khoản tiền giắt trên người ra đổi lấy một chiếc hộp trang sức rỗng của thiếu phụ và ít keo hồ. Sau đó dùng nửa khoản tiền còn lại nhờ hai tên lính đang đi tuần gần đó, dặn dò kỹ đây là quân cơ, cần phải cẩn thận đưa chiếc hộp tận trướng tướng quân Đinh Công Trứ.
Lúc nó bày kế cho cha, cũng chỉ mong có thể thành công để cha mau thắng trận trở về đoàn tụ gia đình. Quả nhiên sau đó cha đã thắng trận vang dội, chỉ là …
Bộ Lĩnh nhìn mẹ vẫn đang tiếp tục thì thầm với chiếc quan tài trong làn nước mắt mà lòng quặn lên từng cơn, “rốt cuộc cũng không đưa được cha trở về…”
***
Vào ngày thứ bảy kể từ lúc phát tang Thứ sử Hoan Châu Đinh Công Trứ.
Người đến viếng vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm, nhưng cỗ quan tài đã có dấu hiệu bốc mùi. Dù được làm bằng gỗ lim lâu năm và liệm bằng những chất liệu thượng hạng, lại có dùng băng vận chuyển từ phương bắc và đang ở trong tiết trời khô hanh cuối đông, nhưng th.ân thể người mất vẫn bắt đầu phân huỷ. Đến lúc này, dù không nỡ, Đinh phu nhân đành thỉnh thiền sư chọn giờ hoàng đạo làm lễ di quan.
Khắp nơi thanh niên trai tráng đều đến quỳ xin phu nhân cho mình được khiêng quan tài, tiễn đưa đại nhân một đoạn. Đinh phu nhân cảm động cử Cao Khiển làm chủ bàn bạc với đám thanh niên, còn bà đi chuẩn bị những thủ tục khác cho kịp giờ. Đám đông dân chúng đã bị ngăn không cho vào viếng nữa. Khoảnh khắc cỗ quan được khiên ra, tất cả mọi người đều phục xuống khóc gào.
Bộ Lĩnh cầm linh vị dẫn đầu, sau đó là Đinh phu nhân, Quế Hương, Quế Linh và Nhược Anh. Ngay cả Đinh lão phu nhân cũng nén đau thương ngả vào Tô thị, được dìu đi từng bước theo đoàn người đưa tiễn con bà. Đám đông đi bộ ra đến ngoại ô thành Hoan Châu rồi ngồi xe ngựa lặng lẽ tiến lên phía bắc, nhắm thẳng hướng Trường Châu.
Linh cửu Thứ sử Hoan Châu Đinh Công Trứ được quàng tại động Hoa Lư(1), trong nghĩa trang gia tộc họ Đinh. Nơi ấy nằm trên một gò đất cao, xung quanh được bao bọc bởi vô số ngọn núi đá vôi tạo hình vòng cung. Đường vào động bên phải có một con đầm chảy qua kéo dài vài dặm, bên trái xuất hiện đầm sen trải rộng ngút ngàn. Phong cảnh yên bình mà uy nghi, thế núi cao mà vững trải, là nơi an nghỉ xứng đáng cho một sát tướng xứng danh anh hùng.
Đời sau truyền miệng, người đến viếng lễ tang Đinh Thứ sử, chỉ tính riêng dân chúng thành Hoan Châu đã lên đến hơn một vạn, người đi theo đoàn đưa tang kéo dài cả dặm.
Ngày đưa tiễn Đinh Thứ sử tiến vào địa phận động Hoa Lư, mây mù bỗng dưng kéo đến ùn ụt, sắc trời biến chuyển âm u, càng đến gần động càng đen kịt, đến lúc hạ huyệt thì sấm nổ vang trời, chớp giáng xuống chín phát trên đỉnh núi cao nhất rồi trời ào ào đổ mưa như trút nước.
Mọi người đều lấy làm lạ vì cuối đông trời thường hanh khô bỗng dưng sao lại đổ mưa, cho là ông trời khóc thương quan mà rơi lệ, khiến cho khắp đoàn đưa tang không ít người quỳ xuống hướng lên đỉnh núi thiêng mà vái lạy.
Người đời sau lưu truyền một câu “Bi thương như đưa tiễn Đinh Thứ sử”, cũng chính là ám chỉ sự kiện đưa tang Thứ sử Hoan Châu Đinh Công Trứ hết mực đau lòng này. Ngọn núi xuất hiện chín tia chớp đó, về sau cũng được đổi tên thành “Lôi Sơn”.
----------------------------------------------
(1) Động Hoa Lư, còn có tên gọi “thung Lau” (“động” ở đây không phải là hang động mà ám chỉ một địa danh, vùng đất). Theo Đại Việt sử ký toàn thư, đây chính là nơi sinh của Đinh Tiên Hoàng Đế. Ngày xưa, địa danh động Hoa Lư còn bao gồm quê nội của Đinh Tiên Hoàng Đế.