- Tham gia
- 28/10/2011
- Bài viết
- 824
Tham khảo : Fighting Suicidal Thoughts
Simple advice for keeping safe.
by Neel Burton, M.D. in Hide and Seek
Nguy cơ tự tử của 1 người tăng lên khi có những yếu tố nguy cơ về xã hội và nhân khẩu học.
Nguy cơ nhân khẩu học của việc tự tử bao gồm : là nam giới; là người tương đối trẻ; là người độc thân, quả phụ, hoặc ly thân, li dị. Nguy cơ xã hội của việc tự tử gồm : thất nghiệp; sự hỗ trợ của xã hội kém; tù nhân; người nhập cư , người tị nạn và các tang quyến; trải qua khủng hoảng trong cuộc sống thời gian gần đây như mất 1 người bạn thân hoặc họ hàng hoặc là nạn nhân của bạo hành th.ân thể hoặc bạo hành t.ình d.ục.
Cũng như các yếu tố nhân khẩu học và xã hội, nguy cơ tự tử của 1 người có thể tăng lên bởi những yếu tố nguy cơ lâm sáng. Dự báo quan trọng nhất về tự tử đó là những hành vi tự làm hại bản thân trước đó ( self-harm) và nguy cơ 1 người thực hiện việc tự tử trong năm tiếp theo của hành vi tự làm hại bản thân cao khoảng 100 lần so với người bình thường. Đến một nửa số người tự tử có lịch sử tự làm hại bản thân. Lịch sử gia đình từng có hành vi làm hại bản thân cũng làm gia tăng nguy cơ tự tử của 1 người. Điều này có lẽ vì tự tử là 1 hành vi được học hỏi, hoặc những thành viên trong gia đình chia sẻ 1 khuynh hướng chung của những bệnh tâm thần gắn liền với nguy cơ tự tử cao. Những người có bệnh tâm thần kháng thuốc cũng có nguy cơ tự tử cao, khi họ trải nghiệm những triệu chứng nhất định, cụ thể, ví dụ như ảo tưởng kiểm soát, ảo tưởng ghen tuông, ảo tưởng tội lỗi , ảo giác về người chỉ huy ( ví dụ, 1 giọng nói bảo bạn “ cầm lấy con dao và giết chính mình”), và thụ động khi những suy nghĩ, cảm xúc và hành động chịu sự kiểm soát của môi trường bên ngoài.
Bệnh về thể chất cũng có thể làm tăng nguy cơ tự tử , đặc biệt là trường hợp người bệnh chịu sự đau đớn kéo dài hoặc suy nhược, hoặc căn bệnh ảnh hưởng đến não. Ví dụ về bệnh thể chất bao gồm ung thư, giai đoạn đầu của tiểu đường, đột quỵ, động kinh, AIDS.
Nếu bạn đang bị tấn công bởi những ý nghĩ tự tử, điều đầu tiên cần nhớ đó là nhiều người từng cố tự tử nhưng không thành, cuối cùng họ cảm thấy nhẹ nhõm khi họ không kết thúc cuộc đời mình. Thời điểm mà họ cố tự tử đó là lúc họ trải nghiệm những cảm xúc tuyệt vọng mãnh liệt bởi vì dường như đối với họ, họ đã mất sự kiểm soát cuộc đời mình và mọi chuyện sẽ không bao giờ trở nên tốt đẹp. Và điều duy nhất mà họ vẫn có một chút kiểm soát đó là mình sống hoặc chết, và việc tự tử dường như là sự lựa chọn còn lại duy nhất đối với họ. Nhưng điều này không bao giờ đúng.
Một số ý nghĩ có thể đi cùng suy nghĩ tự tử bao gồm :
- Tôi muốn trốn thoát khỏi những đau khổ của mình.
- Tôi không có những chọn lựa khác.
- Tôi là 1 con người kinh khủng và tôi không xứng đáng được sống.
- Tôi đã phản bội những người thân yêu của tôi.
- Những người thân yêu của tôi có lẽ sẽ cảm thấy tốt hơn nếu không có tôi.
- Tôi muốn những người yêu thương tôi biết về những cảm xúc tồi tệ mà tôi chịu đựng lớn như thế nào.
- Tôi muốn những người yêu thương tôi biết rằng họ đã làm cho tôi cảm thấy tồi tệ như thế nào.
Bất kể những ý nghĩ và những cảm xúc tòi tệ mà bạn đang có, hãy nhớ rằng bạn không phải luôn luôn cảm nhận theo cách này và bạn sẽ không cảm nhận theo cách này mãi mãi.
Nguy cơ 1 người tự tử là cao nhất khi có sự kết hợp của (1) những ý nghĩ tự tử, (2) Những phương tiện để tự tử và (3) cơ hội để tự tử.
Nếu bạn đang nghiêng theo những suy nghĩ tự tử của mình, hãy đảm bảo rằng những phương tiện dùng để tự tử của bạn bị dẹp bỏ. Ví dụ,mang những viên thuốc cùng những đồ vật nhọn cho 1 ai đó giữ hộ, hoặc khóa chúng lại hoặc để chúng ở nơi bạn không tiếp cận được. Cùng lúc đó, hãy đảm bảo rằng những cơ hội để tự tử của bạn bị hạn chế. Và cách chắc chắn nhất đó là duy trì liên lạc với 1 hoặc nhiều người, ví dụ mời họ đến ở cùng bạn. Chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc của bạn với họ, và đừng chần chừ để họ giúp đỡ bạn.
Đừng sử dụng rượu hoặc chất kích thích/gây nghiện vì chúng có thể làm cho hành vi của bạn trở nên bốc đồng hơn và do đó làm tăng khă năng tự tử. Đặc biệt là bạn không nên uống rượu một mình và ở một mình sau khi uống rượu. Làm 1 danh sách liệt kê tất cả những điều tích cực về bạn và 1 danh sách liệt kê những điều tích cực về cuộc sống của bạn, giúp ngăn ngừa hành vi tự tử của bạn. Giữ bản danh sách đó bên mình và đọc chúng mỗi khi bạn bị tấn công bởi những ý nghĩ tự tử.
Viết 1 kế hoạch an toàn cho những suy nghĩ tự tử. Kế hoạch an toàn của bạn có thể bao gồm việc trì hoãn những nỗ lực tự tử ít nhất 48 giờ đồng hồ, và sau đó nói chuyện với ai đó về những suy nghĩ và cảm xúc của bạn sớm nhất có thể.
Thỉnh thoảng, 1 giấc ngủ tốt ban đêm có thể làm thay đổi viễn cảnh của bạn và bạn không nên đánh giá thấp tầm quan trọng của giấc ngủ.
Simple advice for keeping safe.
by Neel Burton, M.D. in Hide and Seek
Nguy cơ tự tử của 1 người tăng lên khi có những yếu tố nguy cơ về xã hội và nhân khẩu học.
Nguy cơ nhân khẩu học của việc tự tử bao gồm : là nam giới; là người tương đối trẻ; là người độc thân, quả phụ, hoặc ly thân, li dị. Nguy cơ xã hội của việc tự tử gồm : thất nghiệp; sự hỗ trợ của xã hội kém; tù nhân; người nhập cư , người tị nạn và các tang quyến; trải qua khủng hoảng trong cuộc sống thời gian gần đây như mất 1 người bạn thân hoặc họ hàng hoặc là nạn nhân của bạo hành th.ân thể hoặc bạo hành t.ình d.ục.
Cũng như các yếu tố nhân khẩu học và xã hội, nguy cơ tự tử của 1 người có thể tăng lên bởi những yếu tố nguy cơ lâm sáng. Dự báo quan trọng nhất về tự tử đó là những hành vi tự làm hại bản thân trước đó ( self-harm) và nguy cơ 1 người thực hiện việc tự tử trong năm tiếp theo của hành vi tự làm hại bản thân cao khoảng 100 lần so với người bình thường. Đến một nửa số người tự tử có lịch sử tự làm hại bản thân. Lịch sử gia đình từng có hành vi làm hại bản thân cũng làm gia tăng nguy cơ tự tử của 1 người. Điều này có lẽ vì tự tử là 1 hành vi được học hỏi, hoặc những thành viên trong gia đình chia sẻ 1 khuynh hướng chung của những bệnh tâm thần gắn liền với nguy cơ tự tử cao. Những người có bệnh tâm thần kháng thuốc cũng có nguy cơ tự tử cao, khi họ trải nghiệm những triệu chứng nhất định, cụ thể, ví dụ như ảo tưởng kiểm soát, ảo tưởng ghen tuông, ảo tưởng tội lỗi , ảo giác về người chỉ huy ( ví dụ, 1 giọng nói bảo bạn “ cầm lấy con dao và giết chính mình”), và thụ động khi những suy nghĩ, cảm xúc và hành động chịu sự kiểm soát của môi trường bên ngoài.
Bệnh về thể chất cũng có thể làm tăng nguy cơ tự tử , đặc biệt là trường hợp người bệnh chịu sự đau đớn kéo dài hoặc suy nhược, hoặc căn bệnh ảnh hưởng đến não. Ví dụ về bệnh thể chất bao gồm ung thư, giai đoạn đầu của tiểu đường, đột quỵ, động kinh, AIDS.
Nếu bạn đang bị tấn công bởi những ý nghĩ tự tử, điều đầu tiên cần nhớ đó là nhiều người từng cố tự tử nhưng không thành, cuối cùng họ cảm thấy nhẹ nhõm khi họ không kết thúc cuộc đời mình. Thời điểm mà họ cố tự tử đó là lúc họ trải nghiệm những cảm xúc tuyệt vọng mãnh liệt bởi vì dường như đối với họ, họ đã mất sự kiểm soát cuộc đời mình và mọi chuyện sẽ không bao giờ trở nên tốt đẹp. Và điều duy nhất mà họ vẫn có một chút kiểm soát đó là mình sống hoặc chết, và việc tự tử dường như là sự lựa chọn còn lại duy nhất đối với họ. Nhưng điều này không bao giờ đúng.
Một số ý nghĩ có thể đi cùng suy nghĩ tự tử bao gồm :
- Tôi muốn trốn thoát khỏi những đau khổ của mình.
- Tôi không có những chọn lựa khác.
- Tôi là 1 con người kinh khủng và tôi không xứng đáng được sống.
- Tôi đã phản bội những người thân yêu của tôi.
- Những người thân yêu của tôi có lẽ sẽ cảm thấy tốt hơn nếu không có tôi.
- Tôi muốn những người yêu thương tôi biết về những cảm xúc tồi tệ mà tôi chịu đựng lớn như thế nào.
- Tôi muốn những người yêu thương tôi biết rằng họ đã làm cho tôi cảm thấy tồi tệ như thế nào.
Bất kể những ý nghĩ và những cảm xúc tòi tệ mà bạn đang có, hãy nhớ rằng bạn không phải luôn luôn cảm nhận theo cách này và bạn sẽ không cảm nhận theo cách này mãi mãi.
Nguy cơ 1 người tự tử là cao nhất khi có sự kết hợp của (1) những ý nghĩ tự tử, (2) Những phương tiện để tự tử và (3) cơ hội để tự tử.
Nếu bạn đang nghiêng theo những suy nghĩ tự tử của mình, hãy đảm bảo rằng những phương tiện dùng để tự tử của bạn bị dẹp bỏ. Ví dụ,mang những viên thuốc cùng những đồ vật nhọn cho 1 ai đó giữ hộ, hoặc khóa chúng lại hoặc để chúng ở nơi bạn không tiếp cận được. Cùng lúc đó, hãy đảm bảo rằng những cơ hội để tự tử của bạn bị hạn chế. Và cách chắc chắn nhất đó là duy trì liên lạc với 1 hoặc nhiều người, ví dụ mời họ đến ở cùng bạn. Chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc của bạn với họ, và đừng chần chừ để họ giúp đỡ bạn.
Đừng sử dụng rượu hoặc chất kích thích/gây nghiện vì chúng có thể làm cho hành vi của bạn trở nên bốc đồng hơn và do đó làm tăng khă năng tự tử. Đặc biệt là bạn không nên uống rượu một mình và ở một mình sau khi uống rượu. Làm 1 danh sách liệt kê tất cả những điều tích cực về bạn và 1 danh sách liệt kê những điều tích cực về cuộc sống của bạn, giúp ngăn ngừa hành vi tự tử của bạn. Giữ bản danh sách đó bên mình và đọc chúng mỗi khi bạn bị tấn công bởi những ý nghĩ tự tử.
Viết 1 kế hoạch an toàn cho những suy nghĩ tự tử. Kế hoạch an toàn của bạn có thể bao gồm việc trì hoãn những nỗ lực tự tử ít nhất 48 giờ đồng hồ, và sau đó nói chuyện với ai đó về những suy nghĩ và cảm xúc của bạn sớm nhất có thể.
Thỉnh thoảng, 1 giấc ngủ tốt ban đêm có thể làm thay đổi viễn cảnh của bạn và bạn không nên đánh giá thấp tầm quan trọng của giấc ngủ.
Hiệu chỉnh bởi quản lý: