- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Đây được coi là "kỳ quan thứ 8 của thế giới" - một công trình không hề dùng tới cưa, đinh hay máy móc...
Ở đất nước Nga xinh đẹp, có một công trình tuyệt đẹp mang tên Cung điện mùa hè, được thiết kế cho gia đình Hoàng gia Alexis Đệ nhất tại Kolomenskoye, Matxcova. Tòa lâu đài này được thiết kế và xây dựng bởi hai thợ mộc xuất sắc vào năm 1667. Vào năm 1767, cung điện bị phá bỏ bởi Catherine Đệ Nhất nhằm tăng diện tích cho nội cung. Rất may, đến năm 2009, Cung điện mùa hè đã được xây lại toàn bộ, trả lại vẻ huy hoàng vốn dĩ của nó.
Đây thực sự là công trình tuyệt diệu để chúng ta chiêm ngưỡng: một cung điện với những hình khối mang phong cách đặc trưng của Nga.
Sa hoàng Tzar Alexey Mikhailovich đã cho xây dựng Cung điện mùa hè ở ven bờ sông Matxcova tại Kolomenskoye vào năm 1667. Công trình này được thiết kế và xây dựng bởi hai thợ mộc tài ba Senka Petrov và Ivashka Mikhailov, họ đã tự học nghề mộc và bắt tay xây cung điện này mà không dùng tới bất kỳ một lưỡi cưa hay chiếc đinh ốc nào.
W. Bruce Lincoln - tác giả cuốn sách “Giữa Thiên đường và Địa ngục" có nhắc đến cung điện này như “một cuốn từ điển khổng lồ về tất cả các thuật ngữ kiến trúc của riêng những người thợ mộc ở Nga”. Cung điện mùa hè là một công trình kiến trúc làm chủ yếu từ gỗ quý, được khắc bằng vàng ròng.
Hình ảnh của quần thể các tòa lâu đài trước khi xây dựng Cung điện mùa hè, nằm bên bờ sông yên bình. Đây là một cảnh tượng huy hoàng của những khu đất hoàng gia và những khu nhà thờ của Kolomenskoye, được vẽ bởi bậc thầy về kiến trúc đến từ Ý - Giacomo Quarenghi.
Thứ gợi nhớ cho người ta về cung điện xưa kia chỉ còn lại duy nhất một mô hình bằng gỗ được làm tinh xảo và rất chi tiết. Chính mô hình này đã trở thành nguồn cảm hứng chủ đạo cho các kiến trúc sư tài ba ở Nga để tái hiện lại chính cung điện nguy nga ngày nào. Với niềm tự hào lớn lao về quá khứ oai hùng và nền văn hóa lâu đời, cùng với sự hỗ trợ từ chính phủ Matxcova, một điều tốt lành đã xảy ra vào năm 2009: toàn bộ cung điện được xây dựng và trả lại vẻ đẹp nguyên sơ của nó, trở thành hiện thân của một nước Nga xưa dưới thời Sa hoàng Alexey Mikhailovich.
Cung điện mùa hè là một công trình có hình khối mang "hơi thở thần tiên", là nguồn cảm hứng cho kết cấu và phong cách kiến trúc trên khắp mọi nơi ở phương Tây và phương Đông.
Với lối kiến trúc đặc sắc, công trình tạo sự thu hút ở mọi góc cạnh. Hình ảnh sư tử và ngựa thần là biểu tượng chào mừng những vị khách quý khi bước vào trong cung điện.
Đằng sau cánh cửa chạm trổ vàng là Phòng Thiết Triều. Chắc hẳn, người xem sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi sự cầu kỳ của chiếc ngai vàng màu đỏ tươi, từng thuộc về Sa hoàng Alexey Mikhailovich.
Những bộ lò sưởi trang trí mang đậm chất Nga được đặt tại rất nhiều phòng, vừa là vật trang trí, vừa rất hữu dụng trong thời tiết lạnh giá ở đây.
Cung điện tràn ngập ánh sáng qua vô số những ô cửa sổ rộng. Bức ảnh bên tay phải là chú sư tử cái oai vệ được đặt phía bên ngoài cung điện.
Đồ nội thất của hoàng gia: trần nhà, thảm dệt thủ công và lò sưởi là những vật trang trí được cho là xa xỉ nhất thời xưa.
Nhằm bảo vệ những hàng cây xanh, cung điện được xây dựng lại trên một địa điểm cách biệt chút ít so với vị trí cũ của nó ở bên bờ sông. Khi màn đêm buông xuống, quần thể kiến trúc tuyệt diệu này được bao phủ bởi những ảo ảnh đẹp mắt, tưởng chừng như đang tỏa ra ánh hào quang rực rỡ vậy.
Sưu tầm
Ở đất nước Nga xinh đẹp, có một công trình tuyệt đẹp mang tên Cung điện mùa hè, được thiết kế cho gia đình Hoàng gia Alexis Đệ nhất tại Kolomenskoye, Matxcova. Tòa lâu đài này được thiết kế và xây dựng bởi hai thợ mộc xuất sắc vào năm 1667. Vào năm 1767, cung điện bị phá bỏ bởi Catherine Đệ Nhất nhằm tăng diện tích cho nội cung. Rất may, đến năm 2009, Cung điện mùa hè đã được xây lại toàn bộ, trả lại vẻ huy hoàng vốn dĩ của nó.
Đây thực sự là công trình tuyệt diệu để chúng ta chiêm ngưỡng: một cung điện với những hình khối mang phong cách đặc trưng của Nga.
Sa hoàng Tzar Alexey Mikhailovich đã cho xây dựng Cung điện mùa hè ở ven bờ sông Matxcova tại Kolomenskoye vào năm 1667. Công trình này được thiết kế và xây dựng bởi hai thợ mộc tài ba Senka Petrov và Ivashka Mikhailov, họ đã tự học nghề mộc và bắt tay xây cung điện này mà không dùng tới bất kỳ một lưỡi cưa hay chiếc đinh ốc nào.
W. Bruce Lincoln - tác giả cuốn sách “Giữa Thiên đường và Địa ngục" có nhắc đến cung điện này như “một cuốn từ điển khổng lồ về tất cả các thuật ngữ kiến trúc của riêng những người thợ mộc ở Nga”. Cung điện mùa hè là một công trình kiến trúc làm chủ yếu từ gỗ quý, được khắc bằng vàng ròng.
Hình ảnh của quần thể các tòa lâu đài trước khi xây dựng Cung điện mùa hè, nằm bên bờ sông yên bình. Đây là một cảnh tượng huy hoàng của những khu đất hoàng gia và những khu nhà thờ của Kolomenskoye, được vẽ bởi bậc thầy về kiến trúc đến từ Ý - Giacomo Quarenghi.
Thứ gợi nhớ cho người ta về cung điện xưa kia chỉ còn lại duy nhất một mô hình bằng gỗ được làm tinh xảo và rất chi tiết. Chính mô hình này đã trở thành nguồn cảm hứng chủ đạo cho các kiến trúc sư tài ba ở Nga để tái hiện lại chính cung điện nguy nga ngày nào. Với niềm tự hào lớn lao về quá khứ oai hùng và nền văn hóa lâu đời, cùng với sự hỗ trợ từ chính phủ Matxcova, một điều tốt lành đã xảy ra vào năm 2009: toàn bộ cung điện được xây dựng và trả lại vẻ đẹp nguyên sơ của nó, trở thành hiện thân của một nước Nga xưa dưới thời Sa hoàng Alexey Mikhailovich.
Cung điện mùa hè là một công trình có hình khối mang "hơi thở thần tiên", là nguồn cảm hứng cho kết cấu và phong cách kiến trúc trên khắp mọi nơi ở phương Tây và phương Đông.
Với lối kiến trúc đặc sắc, công trình tạo sự thu hút ở mọi góc cạnh. Hình ảnh sư tử và ngựa thần là biểu tượng chào mừng những vị khách quý khi bước vào trong cung điện.
Đằng sau cánh cửa chạm trổ vàng là Phòng Thiết Triều. Chắc hẳn, người xem sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi sự cầu kỳ của chiếc ngai vàng màu đỏ tươi, từng thuộc về Sa hoàng Alexey Mikhailovich.
Những bộ lò sưởi trang trí mang đậm chất Nga được đặt tại rất nhiều phòng, vừa là vật trang trí, vừa rất hữu dụng trong thời tiết lạnh giá ở đây.
Cung điện tràn ngập ánh sáng qua vô số những ô cửa sổ rộng. Bức ảnh bên tay phải là chú sư tử cái oai vệ được đặt phía bên ngoài cung điện.
Đồ nội thất của hoàng gia: trần nhà, thảm dệt thủ công và lò sưởi là những vật trang trí được cho là xa xỉ nhất thời xưa.
Nhằm bảo vệ những hàng cây xanh, cung điện được xây dựng lại trên một địa điểm cách biệt chút ít so với vị trí cũ của nó ở bên bờ sông. Khi màn đêm buông xuống, quần thể kiến trúc tuyệt diệu này được bao phủ bởi những ảo ảnh đẹp mắt, tưởng chừng như đang tỏa ra ánh hào quang rực rỡ vậy.
Sưu tầm