Chia sẻ về thay khớp gối là gì và cách điều trị bệnh

benhxuongkhoptak

Thành viên
Tham gia
23/8/2017
Bài viết
0
Khớp gối là khớp quan trọng giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể cũng như thực hiện các chức năng vận động của con người. Tuy nhiên khớp gối lại là vùng dễ gặp các chấn thương và nhiều bệnh lý khác nhau. Nhiều chấn thương lẫn bệnh lý có thể dẫn tới việc hư hỏng khớp gối, thậm chí làm hư hỏng toàn bộ khớp gối. May mắn là ngay nay, y học phát triển và có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật thay khớp gối trong những trường hợp nguy cấp nhất.
Thay khớp gối là gì?
thay-khop-goi.png


Thay khớp gối là gì?

Thay khớp gối là phương pháp phẫu thuật loại bỏ phần khớp gối bị hư hỏng và thay mới bằng khớp nhân tạo nhằm phục hồi khả năng vận động cho người bệnh. Các vật liệu được sử dụng cho khớp gối nhân tạo hiện nay là thành phần thép không gỉ là hợp kim Cobalt Chrome và nhựa pholythylene cực kỳ bền chắc. Các vật liệu này không làm ảnh hưởng tới dây chằng và các bộ phận xung quanh. Khớp gối nhân tạo ngày nay có thể giúp người bệnh phục hồi chức năng vận động và có độ bền lên tới 20 năm.

Những trường hợp cần thay khớp gối
Những trường hợp cần phải thay khớp gối là bệnh nhân mắc bệnh xương khớp quá nặng áp dụng các biện pháp điều trị khác không còn mang đến hiệu quả. Lúc này, khớp gối đã bị tổn thương quá nặng hoặc sụn khớp bị mài mòn không thể phục hồi. Bệnh nhân đau đớn thường xuyên và không thể vận động làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Những trường hợp bị viêm khớp nặng làm phá hủy mặt khớp hoặc gây đau đớn, cứng khớp, biến dạng mà việc điều trị nội khoa không hiệu quả thì phẫu thuật thay khớp gối là biện pháp cuối cùng cho người bệnh.

thay-khop-goi2.jpg


Trường hợp nào cần thay khớp gối?

Tuy vậy, không phải ai cũng nên thực hiện thay khớp gối khi gặp các trường hợp trên. Một số trường hợp bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, từng bị tai biến mạch máu não, huyết áp không ổn định, phổi mạn tính, đái tháo đường cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng trước khi phẫu thuật thay khớp gối vì chúng có thể để lại những biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng của thay khớp gối
Nhìn chung phẫu thuật thay khớp gối là biện pháp mang đến hiệu quả điều trị cao và khả năng hồi phục chức năng vận động cao. Tuy nhiên trong phẫu thuật cũng có khả năng gặp phải biến chứng không lường: Tổn thương động mạch chi dưới, tổn thương thần kinh, gãy xương đùi, xương chày, bong khớp gối...Ngoài ra, sau phẫu thuật vẫn có thể bị nhiễm trùng, hoại tử da, tắc mạch, hội chứng thiểu dưỡng thần kinh, lỏng - mòn khớp, gãy xương…
Đọc thêm:
cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ
thay-khop-goi3.jpg


Chăm sóc bệnh nhân sau khi thay khớp gối

Phục hồi chức năng sau thay khớp gối
Thời gian phẫu thuật thay khớp gối chỉ diễn ra trong khoảng 2 giờ, nhưng bệnh nhân cần được ở lại bệnh viện theo dõi 1 đến 2 tuần. Các liệu pháp phục hồi chức năng nhằm phục hồi khả năng vận động cũng được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Cụ thể là bệnh nhân sẽ thực hiện các bài tập thụ động CMP, đi đứng nhẹ nhàng và thực hiện các hoạt động đơn giản nhất. Thời gian này, bệnh nhân cần sử dụng thiết bị hỗ trợ như gậy, khung tập đi. Từ tuần thứ 6, bệnh nhân có thể tự đi lại, vận động bình thường mà không cần đến những thiết bị trợ giúp. Tuy nhiên người bệnh cần tránh ngồi xổm, chạy bộ, ngồi toilet hay tập luyện môn thể thao mạnh. Bơi lội và đi bộ nhẹ nhàng là biện pháp tốt nhất để phục hồi khả năng vận động sau khi thay khớp gối.
Nguồn:
https://dieutribenhxuongkhop.com/thay-khop-goi
 
×
Quay lại
Top Bottom