- Tham gia
- 28/10/2011
- Bài viết
- 824
Chìa khóa quan trọng nhất cho thành công là gì? Một số người nói đó là trí thông minh. Nhưng có rất nhiều người thông minh ngoài kia không thành công lắm. Làm việc chăm chỉ? Không. Làm việc chăm chỉ là một yếu tố quan trọng để thành công, nhưng những nhân viên chăm chỉ có thể bị bóp chết khi đối mặt với điều mà tôi sắp nói. Yếu tố quan trọng nhất cho thành công, phân biệt giữa những người chiến thắng và thất bại là bạn đối phó như thế nào với sự từ chối! Tất cả mọi người sẽ phải đối mặt với rất nhiều sự từ chối và bạn đối phó với nó như thế nào sẽ quyết định mọi thứ. Tại sao?
Những nguy hại của sự từ chối
Trong bài viết trước, tôi đã thảo luận về làm thế nào mà sự từ chối hoặc nỗi sợ bị từ chối có thể ngăn bạn trình bản thảo của bạn với nhà xuất bản. Quả thật, sự từ chối có thể làm tê liệt hoàn toàn ngay cả những người thông minh nhất và làm việc chăm chỉ nhất trong chúng ta. Vậy chúng ta làm thế nào để đương đầu với sự từ chối?
Đối phó với sự từ chối một cách hiệu quả
Tôi sẽ bắt đầu với một câu trích dẫn bởi Earl Graves: “Chúng ta sẽ tiếp tục đi, mạnh mẽ hơn chứ không yếu hơn, vì chúng ta sẽ không cho phép sự từ chối đánh bại chúng ta. Nó sẽ chỉ làm tăng cường lòng quyết tâm của chúng ta. Để thành công thì không có cách nào khác.” Những người thực sự thành công sẽ tăng cường lòng quyết tâm của họ trong lúc bị từ chối. Hòn đá trong bức tranh đại diện cho sự từ chối. Chúng ta phải kiên trì vượt qua sự từ chối hoặc chúng ta sẽ bị đá khỏi con đường của chúng ta. Chúng ta có thể tránh được những hòn đá từ chối, nhưng sau đó thì chúng ta không đi đến đâu cả. Cách duy nhất để ngắm quang cảnh từ trên đỉnh đó là đương đầu với tảng đá từ chối và tiếp tục đẩy đến cùng cho đến khi bạn làm được. Sau đó bạn sẽ đối mặt với một tảng đá từ chối mới khi bạn tiếp tục trèo lên những đỉnh cao hơn. Tôi cho rằng nếu bạn không trải qua nhiều sự từ chối, đó là vì bạn không cố gắng thúc đẩy bản thân bạn lên những cấp độ cao hơn.
Sau đây là 4 cách để đối phó hiệu quả với sự từ chối:
1. Nhớ rằng bạn không có gì để mất và có nhiều thứ để đạt được
Thường thì sự từ chối ảnh hưởng đến hy vọng về tương lai của chúng ta hơn là ảnh hưởng đến hoàn cảnh hiện tại của chúng ta, do đó bạn thường không có gì để mất bởi sự từ chối. Ví dụ bạn đang nghĩ về việc nộp đơn xin việc ở Stanford. Bạn từng sống một cuộc đời không làm việc ở Stanford. Bạn đã biết chính xác nên mong đợi điều gì nếu bạn bị từ chói, vậy thứ bạn thực sự mất là gì nếu cho nó một cơ hội.
2. Người thành công nhất gặp nhiều sự từ chối nhất
Khi tôi bắt đầu làm việc với một số giáo sư tâm lý học hàng đầu trong lĩnh vực, những người có nhiều bài viết được đăng trên những tạp chí hàng đầu, tôi từng giả định rằng hầu hết mọi thứ họ viết đều được chấp nhận. Tôi đã sai. Tôi không thể tin được những nhà nghiên cứu hàng đầu đó từng bị từ chối bao nhiêu lần – nhưng họ hiếm khi để cho điều đó làm bản thân phiền muộn. Dưới đây là danh sách một số cuốn sách nổi tiếng và chúng từng bị từ chối bao nhiêu lần trước khi cuối cùng cũng được xuất bản:
# số lần bị từ chối Sách/Tác giả
140 Jonathan Livingston Seagull của Richard Bach
38 Gone With the Wind của Margaret Mitchell
30 Carrie của Stephen King
26 Watership Down của Richard Adams
12 Harry Potter của JK Rowling
(lấytừhttps://www.shelflifemagazine.com/archives/004/rejection.html)
Nhà văn người Anh John Creasey đã bị từ chối 763 lần trước khi xuất bản 564 cuốn sách. Những nhà văn giỏi nhất trở nên thành công vì họ kiên trì chịu đựng sự từ chối.
3. Xem sự từ chối như phản hồi vô giá
Bạn có thể nổi giận trước những nhà biên tập từ chối bài của bạn hoặc bạn có thể quyết định học hỏi và trưởng thành từ những điều họ viết. Bạn có thể xem nó như phản hồi miễn phí, vô giá. Trong cuốn Publish and Prosper tôi đã viết:
Mỗi lần bạn trình một bản thảo thì bạn có cơ hội nhận được phản hồi miễn phí từ những nhà lãnh đạo trong lĩnh vực đó. Trong nhiều lĩnh vực, bạn sẽ phải trả nhiều tiền để nhận được phản hồi về công việc của bạn; trong khi đó ở lĩnh vực học thuật, bạn chỉ cần có sự dũng cảm để trình một điều gì đó và bạn có thể nhận được phản hồi miễn phí.
Tất nhiên thật khó để xem những phản hồi tiêu cực theo một cách tích cực, nhưng làm được vậy có thể tạo ra sự khác biệt trong sự tiến bộ của bạn như một nhà văn.
4. Chỉ cần nói “Tiếp theo!”
Thay vì nghiền ngẫm về sự từ chối bạn mới trải qua, chỉ cần nói “tiếp theo!” Jack Canfield (2005), tác giả cuốn The Success Principles viết như sau:
Quen với quan điểm cho rằng có rất nhiều sự từ chối nằm trên con đường đi đến thành công. Bí mật của thành công là không từ bỏ. Khi một ai đó nói không, bạn hãy nói “Tiếp theo!” Tiếp tục yêu cầu. Khi Colonel Harlan Sanders rời gia đình với công thức làm món gà rán đặc biệt của ông, ông đã nhận được hơn 300 lời từ chối trước khi ông tìm thấy một người tin tưởng vào giấc mơ của ông. Vì ông bị từ chối hơn 300 lần nên bây giờ đã có 11,000 nhà hàng KFC ở 80 nước trên thế giới (p. 148).
Vì vậy, lần tới bạn nhận được một sự từ chối, hãy nói “tiếp theo!”.
Nguồn
Perhaps the Most Important, Yet Unexpected Key to Success
Find out what separates the winners from the losers in the game of life.
Published on December 12, 2013 by Nathaniel Lambert, Ph.D. in Publish and Prosper
PsychologyToday
Những nguy hại của sự từ chối
Trong bài viết trước, tôi đã thảo luận về làm thế nào mà sự từ chối hoặc nỗi sợ bị từ chối có thể ngăn bạn trình bản thảo của bạn với nhà xuất bản. Quả thật, sự từ chối có thể làm tê liệt hoàn toàn ngay cả những người thông minh nhất và làm việc chăm chỉ nhất trong chúng ta. Vậy chúng ta làm thế nào để đương đầu với sự từ chối?
Đối phó với sự từ chối một cách hiệu quả
Tôi sẽ bắt đầu với một câu trích dẫn bởi Earl Graves: “Chúng ta sẽ tiếp tục đi, mạnh mẽ hơn chứ không yếu hơn, vì chúng ta sẽ không cho phép sự từ chối đánh bại chúng ta. Nó sẽ chỉ làm tăng cường lòng quyết tâm của chúng ta. Để thành công thì không có cách nào khác.” Những người thực sự thành công sẽ tăng cường lòng quyết tâm của họ trong lúc bị từ chối. Hòn đá trong bức tranh đại diện cho sự từ chối. Chúng ta phải kiên trì vượt qua sự từ chối hoặc chúng ta sẽ bị đá khỏi con đường của chúng ta. Chúng ta có thể tránh được những hòn đá từ chối, nhưng sau đó thì chúng ta không đi đến đâu cả. Cách duy nhất để ngắm quang cảnh từ trên đỉnh đó là đương đầu với tảng đá từ chối và tiếp tục đẩy đến cùng cho đến khi bạn làm được. Sau đó bạn sẽ đối mặt với một tảng đá từ chối mới khi bạn tiếp tục trèo lên những đỉnh cao hơn. Tôi cho rằng nếu bạn không trải qua nhiều sự từ chối, đó là vì bạn không cố gắng thúc đẩy bản thân bạn lên những cấp độ cao hơn.
Sau đây là 4 cách để đối phó hiệu quả với sự từ chối:
1. Nhớ rằng bạn không có gì để mất và có nhiều thứ để đạt được
Thường thì sự từ chối ảnh hưởng đến hy vọng về tương lai của chúng ta hơn là ảnh hưởng đến hoàn cảnh hiện tại của chúng ta, do đó bạn thường không có gì để mất bởi sự từ chối. Ví dụ bạn đang nghĩ về việc nộp đơn xin việc ở Stanford. Bạn từng sống một cuộc đời không làm việc ở Stanford. Bạn đã biết chính xác nên mong đợi điều gì nếu bạn bị từ chói, vậy thứ bạn thực sự mất là gì nếu cho nó một cơ hội.
2. Người thành công nhất gặp nhiều sự từ chối nhất
Khi tôi bắt đầu làm việc với một số giáo sư tâm lý học hàng đầu trong lĩnh vực, những người có nhiều bài viết được đăng trên những tạp chí hàng đầu, tôi từng giả định rằng hầu hết mọi thứ họ viết đều được chấp nhận. Tôi đã sai. Tôi không thể tin được những nhà nghiên cứu hàng đầu đó từng bị từ chối bao nhiêu lần – nhưng họ hiếm khi để cho điều đó làm bản thân phiền muộn. Dưới đây là danh sách một số cuốn sách nổi tiếng và chúng từng bị từ chối bao nhiêu lần trước khi cuối cùng cũng được xuất bản:
# số lần bị từ chối Sách/Tác giả
140 Jonathan Livingston Seagull của Richard Bach
38 Gone With the Wind của Margaret Mitchell
30 Carrie của Stephen King
26 Watership Down của Richard Adams
12 Harry Potter của JK Rowling
(lấytừhttps://www.shelflifemagazine.com/archives/004/rejection.html)
Nhà văn người Anh John Creasey đã bị từ chối 763 lần trước khi xuất bản 564 cuốn sách. Những nhà văn giỏi nhất trở nên thành công vì họ kiên trì chịu đựng sự từ chối.
3. Xem sự từ chối như phản hồi vô giá
Bạn có thể nổi giận trước những nhà biên tập từ chối bài của bạn hoặc bạn có thể quyết định học hỏi và trưởng thành từ những điều họ viết. Bạn có thể xem nó như phản hồi miễn phí, vô giá. Trong cuốn Publish and Prosper tôi đã viết:
Mỗi lần bạn trình một bản thảo thì bạn có cơ hội nhận được phản hồi miễn phí từ những nhà lãnh đạo trong lĩnh vực đó. Trong nhiều lĩnh vực, bạn sẽ phải trả nhiều tiền để nhận được phản hồi về công việc của bạn; trong khi đó ở lĩnh vực học thuật, bạn chỉ cần có sự dũng cảm để trình một điều gì đó và bạn có thể nhận được phản hồi miễn phí.
Tất nhiên thật khó để xem những phản hồi tiêu cực theo một cách tích cực, nhưng làm được vậy có thể tạo ra sự khác biệt trong sự tiến bộ của bạn như một nhà văn.
4. Chỉ cần nói “Tiếp theo!”
Thay vì nghiền ngẫm về sự từ chối bạn mới trải qua, chỉ cần nói “tiếp theo!” Jack Canfield (2005), tác giả cuốn The Success Principles viết như sau:
Quen với quan điểm cho rằng có rất nhiều sự từ chối nằm trên con đường đi đến thành công. Bí mật của thành công là không từ bỏ. Khi một ai đó nói không, bạn hãy nói “Tiếp theo!” Tiếp tục yêu cầu. Khi Colonel Harlan Sanders rời gia đình với công thức làm món gà rán đặc biệt của ông, ông đã nhận được hơn 300 lời từ chối trước khi ông tìm thấy một người tin tưởng vào giấc mơ của ông. Vì ông bị từ chối hơn 300 lần nên bây giờ đã có 11,000 nhà hàng KFC ở 80 nước trên thế giới (p. 148).
Vì vậy, lần tới bạn nhận được một sự từ chối, hãy nói “tiếp theo!”.
Nguồn
Perhaps the Most Important, Yet Unexpected Key to Success
Find out what separates the winners from the losers in the game of life.
Published on December 12, 2013 by Nathaniel Lambert, Ph.D. in Publish and Prosper
PsychologyToday