nguyenhoahanam
Thành viên
- Tham gia
- 6/1/2012
- Bài viết
- 27
Nhiều ứng viên rất tự tin khi đã bước vào vòng phỏng vấn nhưng vẫn bị loại chỉ vì một câu hỏi về lý lịch công ty, hay một sự đổi mới trong công ty mà ứng viên chưa kịp update.
Một số nhà tuyển dụng chuyên nghiệp cho rằng: "Khi ứng viên không nắm rõ những vấn đề mới ở công ty, cũng như không biết về các CEO đã về hưu, hay một cú hat-trick gần đây chẳng hạn... Điều đó cũng giống như học sinh không thuộc bài hay không làm bài tập về nhà trước giờ lên lớp. Đương nhiên, họ có rất ít khả năng thành công".
Trong thị trường việc làm hiện nay, vô số ứng viên nộp đơn ứng tuyển. Làm thế nào để nhà tuyển dụng chú ý và trả lời bạn, đó mới là vấn đề quan trọng. Những người tìm việc làm đôi khi không tìm hiểu hết các nhà tuyển dụng tiềm năng và nhiều khi bỏ lỡ cơ hội. Nhưng muốn thành công, trước hết, bạn phải chắc chắn hiểu rõ về công ty, về vị trí mà bạn ứng tuyển. Hãy dành thời gian tìm hiểu về họ thật chu đáo và chắc chắn bạn muốn làm việc với họ rồi hãy ứng tuyển.
Sau đây là những gợi ý các chuyên gia về tuyển dụng khuyên bạn nên làm trước khi tìm một công ty mới để về đầu quân và cách thức bạn tìm thông tin về họ.
- Nắm vững thông tin cần biết
Theo John M.Thompson - giám đốc điều hành dịch vụ nghề nghiệp ở trường ĐH Texas Christian University, Mỹ, một trong những lý do chính khiến các ứng viên vị loại là vì họ gần như không biết gì về công ty. Vì thế, Thompson gợi ý các ứng viên, nhất là những tân cử nhân vừa mới rời giảng đường đại học một số việc nên làm trước khi nộp hồ sơ vào một công ty nào đó.
Theo gợi ý của Thompson, bạn nên tìm hiểu những thông tin sau: Công ty hoạt động trong lĩnh vực nào, sản phẩm của họ là gì, sứ mệnh của công ty, doanh số hay tỉ lệ tăng trưởng của công ty như thế nào...
Khi đã nắm vững một số thông tin, bạn hãy dành thời gian tìm hiểu về đội ngũ lãnh đạo của công ty, không chỉ là những người đương nhiệm mà kể cả một số người đã nghỉ hưu, bạn cũng nên tìm hiểu một chút. Tim viec lam Sau đó, bạn hãy tìm hiểu về những nỗ lực, bước đột phá của công ty trên thị trường. Điều đó giúp các ứng viên có thể tự tin chọn lọc kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp khi trao đổi với nhà tuyển dụng. Khả năng thành công sẽ cao hơn rất nhiều.
Nếu bạn sẽ tham gia một cuộc phỏng vấn ở công ty, hãy tìm hiểu xem công ty đó có tên trong danh sách những công ty hàng đầu về lĩnh vực của họ không và tốt hơn nữa, hãy tìm hiểu xem giữa những cái tên ấy, công ty bạn sẽ ứng tuyển có điểm gì khác biệt để có thể nổi bật. Nếu có thể, bạn có thể tìm hiểu sâu thêm một chút, điều gì tạo nên sự khác biệt đó. Bởi trả lời được những vấn đề này, bạn sẽ khiến nhà tuyển dụng thấy rõ sự tâm huyết của bạn đối với công ty.
- Chịu khó tra cứu thông tin
Không ít ứng viên sẽ cảm thấy lo ngại vì không biết tìm những thông tin về công ty, về sản phẩm, hoạt động, sứ mệnh và nhất là về đội ngũ lãnh đạo cũ và mới của công ty ở đâu. Tất nhiên, đa số các bạn đều vào xem website của công ty trước khi ứng tuyển nhưng không phải công ty nào cũng cung cấp đủ những thông tin cần thiết. việc làm thêm Nhiều trang web của công ty không hề nhắc đến tiểu sử đội ngũ lãnh đạo...
Vì thế, ngoài website, bạn nên tìm đọc các thông cáo báo chí, có thể đó là những buổi họp báo do chính công ty tổ chức hoặc với vị trí nhà tài trợ. Bởi dù ít dù nhiều, trong thông cáo báo chí bao giờ cũng có phần giới thiệu về công ty và tên một số nhân vật chủ chốt trong bộ máy nhân sự. Ngoài ra, hãy chịu khó tìm trên Google những tin tức hiện tại cũng như tình hình hoạt động của công ty, hoặc hỏi thông tin từ những người đã từng đầu quân ở đó... Cuối cùng, các chuyên gia khuyên rằng, mạng xã hội là nơi rất hữu ích giúp bạn tìm kiếm thông tin về công ty mới một cách nhanh chóng.
- Thể hiện những gì bạn biết
Cuối cùng, khi bạn đã sẵn sàng, giống như một cậu học sinh đã chuẩn bị xong xuôi bài tập về nhà, hãy kết hợp tất cả những thông tin lại với nhau cho hoàn chỉnh và sẵn sàng chờ đón buổi gặp gỡ, phỏng vấn ngay khi có cơ hội.
Bởi nhiều nhà tuyển dụng rất thích hỏi đến những kiến thức về công ty không có trên website và muốn biết ứng viên đã chuẩn bị thể nào. Viec lam Đây là cơ hội tốt để bạn chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã chuẩn bị kỹ càng về công ty. Điều đó sẽ giúp bạn có được thiện cảm từ nhà tuyển dụng bởi họ vẫn nghĩ rằng chỉ những người thực sự quan tâm đến công ty, muốn làm việc ở đó mới đầu tư nhiều công sức tìm hiểu như vậy.