- Tham gia
- 15/1/2011
- Bài viết
- 275
Chênh vênh
Tô Hương Sen
Trong ba mươi phút gã nói là gã dành cho tôi, thực ra tôi chỉ được mười lăm phút, còn mười lăm phút còn lại gã túi bụi với điện thoại, với những công việc dài như dải mây trời của gã.
Tôi nhẫn nại chờ đợi, dù đó không phải là đức tính bẩm sinh của tôi mà là tôi học được nhờ cái nghề bạc bẽo của mình. Bạn bè thường nói nghề báo là một nghề mà từ hồi còn ngồi trên ghế nhà trường đứa nào cũng một lần từng nghĩ đến, cái nghề chỉ đứng sau giấc mơ làm ngôi sao điện ảnh và ca sĩ một bậc. Tôi cũng từng vật vã vì ước mơ phù phiếm này.
"Chú sếp" của tôi nói với tôi là nhà báo nữ có lợi thế hơn nhà báo nam. Có lẽ mọi vấn đề chú nói đều đúng trừ cái này, nói chính xác hơn là trong vế này chú thiếu một từ, "nhà báo nữ xinh..." có lợi thế hơn. Ôi trời! Cái này thì có lẽ tôi đành ngậm ngùi vì "nhan sắc" báo động của mình, nên tôi vẫn ngồi đây và vẫn nhìn gã nghe hết cú điện thoại này đến cú điện thoại khác, mỗi lần chuông reo gã lại nhìn tôi như hối lỗi "thông cảm cho anh nhé".
Tôi cũng nhìn gã như thông cảm lắm lắm "anh cứ nghe đi, không sao". Tôi nói xong từ "không sao" mà cổ họng nghẹn đắng lại. Hôm nay là ngày 8 tháng 3, ngày mà cả nửa thế giới (trừ tôi) sẽ được sếp báo từ hôm mồng 7 rằng: "Ngày mai các em nhân viên nữ sẽ làm gì tùy thích, chọn nhà hàng nào tùy thích và tùy thích yêu cầu quà cáp!". Thế là từ tối hôm đó các nàng sẽ nằm mơ mộng và nghĩ ngợi, nghĩ làm sao để xinh hơn, mai mình đi ăn nhà hàng nào đây, đi hát ở đâu đây và kiếm cái tủ nào để đựng được hết quà... Chao ôi là dự định.
Còn tôi vẫn ngồi đây, vẫn nhìn gã nói chuyện điện thoại với đối tác, miệng cười cười mà mắt không dấu được vẻ mong như nghe ai đó nói một câu "thương em quá" sẽ vỡ òa nước là nước... Nhưng không ai, kể cả gã hỏi tôi câu đó, nên tôi vẫn ngồi bặm môi lại, cắn chặt môi lại để nuốt một cái gì đó nặng lắm vào trong sâu thẳm lòng mình. Đó là cái cách tôi chống chọi với những tổn thương, đó là cái cách tôi muốn chứng tỏ rằng tôi mạnh mẽ lắm. Có gì đâu, có gì ghê gớm đâu khi một người phụ nữ trong ngày của mình đi mấy nghìn cây số để lấy một mớ thông tin khô khốc. Có gì đâu khi màn đêm buông xuống lại nằm một mình nơi quê hương mà không phải nhà mình, khách sạn bóng loáng thế cơ mà, máy lạnh và mùi chăn thơm tho đến choáng váng thế cơ mà. Có gì đâu khi ngày hôm nay mẹ gọi điện thoại bảo "luôn tiện về quê ghé về thắp cho ba nén hương..." mà công việc vẫn chưa xong, vẫn cười cười nói với mẹ rằng con làm nốt ngày mai con về... Tắt điện thoại rồi mà vẫn nghe tiếng thở dài não nề của mẹ, vẫn nghe tiếng mẹ nói với chị gái rằng: "Mẹ biết nó sẽ nói thế mà, con bé này mạnh mẽ lắm".
Ừ nhỉ! Mình mạnh mẽ lắm, mạnh mẽ lắm nên mới ngồi đây với khuôn mặt thản nhiên đến kỳ lạ để chờ gã còn bao nhiêu cú điện thoại nữa. "Anh mời em đi ăn nhé, để chuộc cái lỗi này"; "Không! Em bận lắm, anh cho em thông tin và một ít tài liệu về em viết cho số tới"; "Công ty anh thua lỗ, có gì đâu mà em viết, khi nào vào trong đó anh dẫn em đi thăm nơi anh em công nhân làm việc, có nhiều cái để viết lắm". Gã nói nhẹ tênh như thế, nhẹ tênh như cái cách gã nói với nhân viên của gã rằng: "Em ơi! Anh bận quá chưa đến cơ quan ký văn bản được".
Tôi lấy hết "kỹ nghệ" của mình ra để thuyết phục rằng tôi sẽ viết nhẹ nhàng, sẽ chẳng đụng chạm đến ai cả và viết không phải tâng bốc công ty hay gã, mà bằng cách nào đó tôi sẽ cho giới xây dựng biết về công ty nhiều hơn (một cách thuận lợi). Gã vẫn không chịu, gã nói công ty đang trong thời kỳ khủng hoảng về mọi mặt, gã không muốn xuất hiện trên báo làm trò cười cho những người trong nghề. Vì cái nghề xây dựng này ai cũng biết nhau, biết rõ nhau từng đường đi nước bước, từng giai đoạn hưng thịnh nên không cần thiết phải lên báo. Gã hỏi nếu tôi muốn gã cho một cái quảng cáo vài chục triệu đồng cho hoàn thành nhiệm vụ. Tôi khựng lại nhìn gã và gã hình như cũng khựng lại khi nhìn ánh mắt của tôi. Gã hơi ngượng ngùng, một sự ngượng của một người có lòng tự trọng!
Tôi nói tôi chỉ viết bài, đó là công việc của tôi, nếu xin quảng cáo tôi đã không đến công ty gã, không về tận quê hương mình để chỉ xin một cái quảng cáo. Gã định xin lỗi tôi nhưng tôi đã nói không sao đâu, em hiểu tâm lý anh mà... Đúng là "không sao đâu", không sao đâu mà tôi lại không thể cất được thêm lời nào nữa! Tôi chào gã để ra về, muốn nói một lời cảm ơn mà không thể bật ra, cổ họng cứ nghẹn cứng lại. Gã gọi tôi lại trước khi cánh cửa kịp đóng "anh muốn có số điện thoại của em", tôi cũng định hỏi: "Để làm gì?" bởi tôi thừa hiểu những kẻ như gã sẽ chỉ hỏi thế và vứt vào đâu đó trong hàng mớ ngăn ký ức không đáng nhớ của mình. Nhưng tôi vẫn đọc cho gã. Và tôi đi như một sự trốn chạy.
Cái thành phố nhỏ như lòng bàn tay này không ồn ào náo nhiệt như cái thành phố mà tôi làm việc. Tôi đứng trên cầu nơi nhìn về phía bên kia là nhà mẹ, chắc giờ này mẹ cũng ngủ rồi và cũng có lẽ mẹ đang chờ mong một cú điện thoại của tôi hỏi xem mẹ ngủ chưa? Và mẹ sẽ hỏi công việc của tôi thế nào rồi. Nhưng tôi không gọi. Tôi không muốn nghe tiếng thở dài và không muốn cảm nhận một khoảng lặng giữa những câu hỏi cũ rích.
Cái thành phố bé nhỏ này không đủ để tôi trải những nỗi buồn vô tận, nhưng lại quá bao la với những nỗi cô đơn không thể gọi thành tên. Nguyện nhắn tin hỏi bao giờ thì về lại thành phố? Tôi không trả lời ngày về mà hỏi Nguyện có biết bao giờ thì tôi sẽ khóc được? Nguyện lặng đi một lúc. Có lẽ Nguyện đang muốn hỏi xem tôi có ổn không hoặc bảo gào thét lên một lúc đi, nhưng Nguyện đã không hỏi thế, bởi Nguyện nghĩ rằng tôi mạnh mẽ lắm để không làm thế!
Dòng nước đen ngòm hình như rất lặng lẽ, năm nay trời cũng đắng đót đến nỗi không đổ một hạt mưa nào. Tiếng chuông điện thoại bất ngờ reo, ai gọi giờ này, tôi để im vài giây để tự đánh đố mình đoán xem trong hàng triệu người tồn tại trên thế giới này ai là kẻ sẽ gọi cho tôi giờ này? Cái giờ mà đáng lẽ ra họ đã chìm vào giấc ngủ, mẹ sẽ không gọi giờ này vì mẹ không bao giờ phá giấc ngủ của tôi, Nguyện lại càng không bởi Nguyện chỉ thích trò nhắn tin... Một số máy lạ hoắc lạ huơ, định không bắt nhưng phản xạ tự nhiện tôi bấm nút nghe, một giọng nói trầm nhẹ: "Em không ngủ được đúng không?". Tôi im lặng.
Không phải không muốn trả lời mà đang hỏi sao gã lại biết, sao gã biết đêm nay tôi sẽ không ngủ? "Anh thấy em có vẻ bất ổn". Có lẽ tôi đã vỡ òa trong một câu như thế, cái sự bất ổn kìm nén như một hồ nước đầy bị ngăn lại, gồng mình lên chịu đựng và chỉ cần một cái cây nhỏ khều trúng nguồn là sẽ vỡ òa ngay. Tôi và gã cầm điện thoại mà không nói thêm bất cứ câu gì. Tôi đang lắng nghe một cái gì đó trong âm vọng xa xôi, trong sự đồng cảm đến lạ kỳ? Nguyện đã ở bên tôi mười năm, đã mang hình bóng tôi suốt cả cuộc đời mình cũng chưa bao giờ cảm nhận được sự bất ổn trong tôi, chưa bao giờ biết tôi chênh vênh trong cuộc đời này. Thế mà chỉ một lần gặp, chỉ một lần chưa đủ để ghi nhớ nét mặt nhau, gã đã nhận ra tôi bất ổn. Tôi nghe tiếng hơi thở gã dồn dập trong điện thoại, tôi nói tôi buồn ngủ rồi, hẹn gã khi nào sẽ viết về công nhân của gã trên công trường. Gã nói: "Em khóc đi"...
Tôi cười, gã là một kẻ ngốc, một kẻ ngốc mới nghĩ rằng tôi sẽ khóc. Có lẽ gã đã nghĩ gã nhìn được bản năng yếu đuối trong sâu thẳm mà tôi cố chôn vùi, có lẽ gã nghĩ tôi cần một bờ vai nào đó... Có lẽ gã đang cười cợt tôi vì sao lại không thể có ai đó để khóc, để tựa vào bờ vai để lòng nhẹ bẫng đi... Tôi không muốn nói với người đàn ông của mình rằng em mệt mỏi lắm, em thấy cần được chở che và nương tựa. Tôi không bao giờ làm thế, tôi không muốn mình phải phụ thuộc vào ai đó để buồn vui , tôi sẽ tự giải quyết mọi thứ của mình, kể cả xúc cảm yêu thương.
Và khi không làm sao để thoát ra được nỗi đau, tôi sẽ cắn môi lại, cắn đến tươm tướp máu ra, và thế sẽ nhẹ nhõm hơn... Với tôi, nỗi đau không thể vơi đi bằng con đường của nước mắt mà sẽ ra bằng đường máu.
Tôi cũng quên gã ngay khi về bên mẹ. Chỉ một ngày để quên một người thấu hiểu mình cũng là hơi tàn nhẫn! Nhưng cuộc sống dạy cho tôi cách tàn nhẫn, mà gã cũng có lẽ không còn nhớ gì đến một người đàn bà bất ổn đâu? Trong cuộc đời với bản chất nhạy cảm như gã, người đàn bà nào chả bất ổn và cũng có thế bằng cái giọng trầm đấy gã đã cho bao nhiêu người đàn bà bất ổn những niềm vui mong manh và phút giây chực vỡ òa.
"Bao giờ tụi con cưới?", tôi ừ ừ à à cho qua chuyện, mẹ vẫn bài ca cũ rích rằng tôi muốn tìm ai hơn Nguyện, muốn tìm ai hiểu tôi hơn Nguyện? Thế nào là hiểu nhau hả mẹ? Mẹ nói hiểu nhau là biết nhau muốn đi đâu, làm gì, biết nhau thích ăn món gì? Ra thế! Hiểu nhau là thế. Mẹ với ba cũng chỉ thế để sống cả trọn một đời. Tôi đã đòi hỏi quá cao sao? Tôi đã muốn người đàn ông đi bên mình suốt một cuộc đời phải nhìn thấy sự bất ổn trong sâu thẳm tâm hồn tôi và cả sự chênh vênh não nề.
Công việc lại cuốn tôi đi, bao gã đàn ông mà tôi gặp đều cười cười nói nói với tôi và trong những cuộc phỏng vấn họ tuyệt nhiên không nghe bất cứ cuộc điện thoại nào, họ chăm chú nghe tôi hỏi, chăm chú trả lời một cách rành mạch, không lẫn lộn. Báo chí và kinh doanh tưởng như không dính líu gì tới nhau, nhưng nó là một sự cộng hưởng và có tác động mạnh mẽ. Và những người đàn ông thành đạt biết lợi thế đó. Họ tiếp tôi, trân trọng tôi như một đối tác mang lợi đến cho họ và tôi cũng coi họ là đối tác để tôi hoàn thành công việc, thế thôi.
Nhưng họ cứ nhìn tôi chăm chú, nghe tôi chăm chú và khi tôi ra về họ hớn hở xin số điện thoại, hớn hở mời tôi tiệc tùng và sau đó họ gọi điện thoại: Em ơi! Em à? Báo đã ra chưa cho anh vài chục số anh tặng đồng nghiệp bạn bè. Anh sẽ gửi tiền mua báo qua tài khoản em... Nhưng chưa ai hỏi tôi một câu: "Em có vẻ bất ổn". Không bất cứ gã đàn ông nào nhìn ra sự bất ổn trong con người tôi, trừ gã. Cái nghịch lý ấy nó làm tôi tổn thương hơn nghìn vạn lần được nhớ nhung yêu thương.
Và bất chợt, một ngày Sài Gòn nóng như đổ lửa, gã đỗ xe trước cửa cơ quan tôi. Gã nói một câu mà tôi nghe như âm vọng tha thiết gọi từ nơi nào đó sâu thẳm: "Cho anh một giờ được không?". Tôi đứng lặng, sao không là cả cuộc đời mà chỉ là một giờ? Sao gã không nắm tay tôi thật chặt và đưa đi đâu đó thật xa hết cuộc đời này? Có vẻ gã không đọc được điều đó, gã kéo tuột tay tôi đi trong sự ngỡ ngàng của gió, trong sự chờ đợi từ kiếp trước của tôi...
Thế nào là hiểu hết nhau? Tôi hỏi Nguyện câu đó khi Nguyện đeo chiếc nhẫn vào ngón tay áp út của tôi. Nguyện không trả lời, tôi biết Nguyện trong một sự mơ hồ nào đó, biết rằng một ngày tôi sẽ ra đi, một ngày nào đó bờ vai của Nguyện sẽ không chở che hết nổi chênh vênh trong tâm hồn tôi, dù đôi khi anh cũng tự dối lòng mình rằng với cái nhẫn ở ngón tay áp út đấy biết chăng sẽ trói được tôi. Có những điều quá mong manh trong cuộc đời, trong đó có cả niềm tin, niềm tin mong manh vào tình yêu tôi dành cho anh. Không như cách của Nguyện, gã không hỏi tôi có yêu gã không? Không hỏi tôi có cần nhìn vào mắt gã để tìm một sự bình yên trong mớ bòng bong tâm hồn xáo trộn của tôi. Gã ghì lấy tôi như thể rồi tôi sẽ rời xa gã, sẽ rời xa như cách tôi rời xa Nguyện, nhưng tôi cũng cảm nhận được rằng gã sẽ không giữ được tôi, không níu giữ được trái tim tôi không phải vì gã không đủ sức níu giữ, mà vì gã đang có một tâm hồn chênh vênh nữa đã không thể rời xa gã.
Tôi căm thù sự muộn màng, sự muộn màng trong cuộc sống có thể làm chúng ta mất đi nhiều thứ, có thể không quan trọng, nhưng sự muộn màng của một tình yêu đã làm mất cả một cuộc đời. Có quá lên không? Có là quá không khi tôi nghĩ thế? Những ngày đầu yêu Nguyện tôi chưa từng có cảm giác này, hay Nguyện đến với tôi tròn trịa quá, bao bọc quá... nên tôi không cảm nhận hết sự chông chênh? Không cảm nhận hết những nuối tiếc và xót xa?
Gã vẫn thường gặp tôi nếu gã có thể, nhưng vẫn có hàng nghìn cú điện thoại chen ngang, mặc kệ, tôi biết gã có nghe ai nói đi nữa thì trái tim gã vẫn dành cho tôi, ánh mắt gã vẫn hướng về tôi và gã vẫn vỗ về nỗi chông chênh không thể lấp đầy.
Một ngày không dài cũng không ngắn, một ngày tôi xếp mọi thứ vào va li và cầm quyết định chuyển công tác ở một miền xa tít mù khơi: "Con làm thế thật à? Con mạnh mẽ đến vô tâm" mẹ xát một câu vào lòng tôi như thế.
Tôi bay ra chỉ để nhìn gã qua cửa kính, gã vẫn triền miên với những cú điện thoại, dằn lòng để không lao vào, cắn chặt môi và thấy máu tươm tướp, không cảm giác đau đớn. Đó là cách duy nhất tôi làm nhẹ nỗi chênh vênh trong trái tim mình...
Tô Hương Sen
Trong ba mươi phút gã nói là gã dành cho tôi, thực ra tôi chỉ được mười lăm phút, còn mười lăm phút còn lại gã túi bụi với điện thoại, với những công việc dài như dải mây trời của gã.
Tôi nhẫn nại chờ đợi, dù đó không phải là đức tính bẩm sinh của tôi mà là tôi học được nhờ cái nghề bạc bẽo của mình. Bạn bè thường nói nghề báo là một nghề mà từ hồi còn ngồi trên ghế nhà trường đứa nào cũng một lần từng nghĩ đến, cái nghề chỉ đứng sau giấc mơ làm ngôi sao điện ảnh và ca sĩ một bậc. Tôi cũng từng vật vã vì ước mơ phù phiếm này.
"Chú sếp" của tôi nói với tôi là nhà báo nữ có lợi thế hơn nhà báo nam. Có lẽ mọi vấn đề chú nói đều đúng trừ cái này, nói chính xác hơn là trong vế này chú thiếu một từ, "nhà báo nữ xinh..." có lợi thế hơn. Ôi trời! Cái này thì có lẽ tôi đành ngậm ngùi vì "nhan sắc" báo động của mình, nên tôi vẫn ngồi đây và vẫn nhìn gã nghe hết cú điện thoại này đến cú điện thoại khác, mỗi lần chuông reo gã lại nhìn tôi như hối lỗi "thông cảm cho anh nhé".
Tôi cũng nhìn gã như thông cảm lắm lắm "anh cứ nghe đi, không sao". Tôi nói xong từ "không sao" mà cổ họng nghẹn đắng lại. Hôm nay là ngày 8 tháng 3, ngày mà cả nửa thế giới (trừ tôi) sẽ được sếp báo từ hôm mồng 7 rằng: "Ngày mai các em nhân viên nữ sẽ làm gì tùy thích, chọn nhà hàng nào tùy thích và tùy thích yêu cầu quà cáp!". Thế là từ tối hôm đó các nàng sẽ nằm mơ mộng và nghĩ ngợi, nghĩ làm sao để xinh hơn, mai mình đi ăn nhà hàng nào đây, đi hát ở đâu đây và kiếm cái tủ nào để đựng được hết quà... Chao ôi là dự định.
Còn tôi vẫn ngồi đây, vẫn nhìn gã nói chuyện điện thoại với đối tác, miệng cười cười mà mắt không dấu được vẻ mong như nghe ai đó nói một câu "thương em quá" sẽ vỡ òa nước là nước... Nhưng không ai, kể cả gã hỏi tôi câu đó, nên tôi vẫn ngồi bặm môi lại, cắn chặt môi lại để nuốt một cái gì đó nặng lắm vào trong sâu thẳm lòng mình. Đó là cái cách tôi chống chọi với những tổn thương, đó là cái cách tôi muốn chứng tỏ rằng tôi mạnh mẽ lắm. Có gì đâu, có gì ghê gớm đâu khi một người phụ nữ trong ngày của mình đi mấy nghìn cây số để lấy một mớ thông tin khô khốc. Có gì đâu khi màn đêm buông xuống lại nằm một mình nơi quê hương mà không phải nhà mình, khách sạn bóng loáng thế cơ mà, máy lạnh và mùi chăn thơm tho đến choáng váng thế cơ mà. Có gì đâu khi ngày hôm nay mẹ gọi điện thoại bảo "luôn tiện về quê ghé về thắp cho ba nén hương..." mà công việc vẫn chưa xong, vẫn cười cười nói với mẹ rằng con làm nốt ngày mai con về... Tắt điện thoại rồi mà vẫn nghe tiếng thở dài não nề của mẹ, vẫn nghe tiếng mẹ nói với chị gái rằng: "Mẹ biết nó sẽ nói thế mà, con bé này mạnh mẽ lắm".
Ừ nhỉ! Mình mạnh mẽ lắm, mạnh mẽ lắm nên mới ngồi đây với khuôn mặt thản nhiên đến kỳ lạ để chờ gã còn bao nhiêu cú điện thoại nữa. "Anh mời em đi ăn nhé, để chuộc cái lỗi này"; "Không! Em bận lắm, anh cho em thông tin và một ít tài liệu về em viết cho số tới"; "Công ty anh thua lỗ, có gì đâu mà em viết, khi nào vào trong đó anh dẫn em đi thăm nơi anh em công nhân làm việc, có nhiều cái để viết lắm". Gã nói nhẹ tênh như thế, nhẹ tênh như cái cách gã nói với nhân viên của gã rằng: "Em ơi! Anh bận quá chưa đến cơ quan ký văn bản được".
Tôi lấy hết "kỹ nghệ" của mình ra để thuyết phục rằng tôi sẽ viết nhẹ nhàng, sẽ chẳng đụng chạm đến ai cả và viết không phải tâng bốc công ty hay gã, mà bằng cách nào đó tôi sẽ cho giới xây dựng biết về công ty nhiều hơn (một cách thuận lợi). Gã vẫn không chịu, gã nói công ty đang trong thời kỳ khủng hoảng về mọi mặt, gã không muốn xuất hiện trên báo làm trò cười cho những người trong nghề. Vì cái nghề xây dựng này ai cũng biết nhau, biết rõ nhau từng đường đi nước bước, từng giai đoạn hưng thịnh nên không cần thiết phải lên báo. Gã hỏi nếu tôi muốn gã cho một cái quảng cáo vài chục triệu đồng cho hoàn thành nhiệm vụ. Tôi khựng lại nhìn gã và gã hình như cũng khựng lại khi nhìn ánh mắt của tôi. Gã hơi ngượng ngùng, một sự ngượng của một người có lòng tự trọng!
Tôi nói tôi chỉ viết bài, đó là công việc của tôi, nếu xin quảng cáo tôi đã không đến công ty gã, không về tận quê hương mình để chỉ xin một cái quảng cáo. Gã định xin lỗi tôi nhưng tôi đã nói không sao đâu, em hiểu tâm lý anh mà... Đúng là "không sao đâu", không sao đâu mà tôi lại không thể cất được thêm lời nào nữa! Tôi chào gã để ra về, muốn nói một lời cảm ơn mà không thể bật ra, cổ họng cứ nghẹn cứng lại. Gã gọi tôi lại trước khi cánh cửa kịp đóng "anh muốn có số điện thoại của em", tôi cũng định hỏi: "Để làm gì?" bởi tôi thừa hiểu những kẻ như gã sẽ chỉ hỏi thế và vứt vào đâu đó trong hàng mớ ngăn ký ức không đáng nhớ của mình. Nhưng tôi vẫn đọc cho gã. Và tôi đi như một sự trốn chạy.
Cái thành phố nhỏ như lòng bàn tay này không ồn ào náo nhiệt như cái thành phố mà tôi làm việc. Tôi đứng trên cầu nơi nhìn về phía bên kia là nhà mẹ, chắc giờ này mẹ cũng ngủ rồi và cũng có lẽ mẹ đang chờ mong một cú điện thoại của tôi hỏi xem mẹ ngủ chưa? Và mẹ sẽ hỏi công việc của tôi thế nào rồi. Nhưng tôi không gọi. Tôi không muốn nghe tiếng thở dài và không muốn cảm nhận một khoảng lặng giữa những câu hỏi cũ rích.
Cái thành phố bé nhỏ này không đủ để tôi trải những nỗi buồn vô tận, nhưng lại quá bao la với những nỗi cô đơn không thể gọi thành tên. Nguyện nhắn tin hỏi bao giờ thì về lại thành phố? Tôi không trả lời ngày về mà hỏi Nguyện có biết bao giờ thì tôi sẽ khóc được? Nguyện lặng đi một lúc. Có lẽ Nguyện đang muốn hỏi xem tôi có ổn không hoặc bảo gào thét lên một lúc đi, nhưng Nguyện đã không hỏi thế, bởi Nguyện nghĩ rằng tôi mạnh mẽ lắm để không làm thế!
Dòng nước đen ngòm hình như rất lặng lẽ, năm nay trời cũng đắng đót đến nỗi không đổ một hạt mưa nào. Tiếng chuông điện thoại bất ngờ reo, ai gọi giờ này, tôi để im vài giây để tự đánh đố mình đoán xem trong hàng triệu người tồn tại trên thế giới này ai là kẻ sẽ gọi cho tôi giờ này? Cái giờ mà đáng lẽ ra họ đã chìm vào giấc ngủ, mẹ sẽ không gọi giờ này vì mẹ không bao giờ phá giấc ngủ của tôi, Nguyện lại càng không bởi Nguyện chỉ thích trò nhắn tin... Một số máy lạ hoắc lạ huơ, định không bắt nhưng phản xạ tự nhiện tôi bấm nút nghe, một giọng nói trầm nhẹ: "Em không ngủ được đúng không?". Tôi im lặng.
Không phải không muốn trả lời mà đang hỏi sao gã lại biết, sao gã biết đêm nay tôi sẽ không ngủ? "Anh thấy em có vẻ bất ổn". Có lẽ tôi đã vỡ òa trong một câu như thế, cái sự bất ổn kìm nén như một hồ nước đầy bị ngăn lại, gồng mình lên chịu đựng và chỉ cần một cái cây nhỏ khều trúng nguồn là sẽ vỡ òa ngay. Tôi và gã cầm điện thoại mà không nói thêm bất cứ câu gì. Tôi đang lắng nghe một cái gì đó trong âm vọng xa xôi, trong sự đồng cảm đến lạ kỳ? Nguyện đã ở bên tôi mười năm, đã mang hình bóng tôi suốt cả cuộc đời mình cũng chưa bao giờ cảm nhận được sự bất ổn trong tôi, chưa bao giờ biết tôi chênh vênh trong cuộc đời này. Thế mà chỉ một lần gặp, chỉ một lần chưa đủ để ghi nhớ nét mặt nhau, gã đã nhận ra tôi bất ổn. Tôi nghe tiếng hơi thở gã dồn dập trong điện thoại, tôi nói tôi buồn ngủ rồi, hẹn gã khi nào sẽ viết về công nhân của gã trên công trường. Gã nói: "Em khóc đi"...
Tôi cười, gã là một kẻ ngốc, một kẻ ngốc mới nghĩ rằng tôi sẽ khóc. Có lẽ gã đã nghĩ gã nhìn được bản năng yếu đuối trong sâu thẳm mà tôi cố chôn vùi, có lẽ gã nghĩ tôi cần một bờ vai nào đó... Có lẽ gã đang cười cợt tôi vì sao lại không thể có ai đó để khóc, để tựa vào bờ vai để lòng nhẹ bẫng đi... Tôi không muốn nói với người đàn ông của mình rằng em mệt mỏi lắm, em thấy cần được chở che và nương tựa. Tôi không bao giờ làm thế, tôi không muốn mình phải phụ thuộc vào ai đó để buồn vui , tôi sẽ tự giải quyết mọi thứ của mình, kể cả xúc cảm yêu thương.
Và khi không làm sao để thoát ra được nỗi đau, tôi sẽ cắn môi lại, cắn đến tươm tướp máu ra, và thế sẽ nhẹ nhõm hơn... Với tôi, nỗi đau không thể vơi đi bằng con đường của nước mắt mà sẽ ra bằng đường máu.
Tôi cũng quên gã ngay khi về bên mẹ. Chỉ một ngày để quên một người thấu hiểu mình cũng là hơi tàn nhẫn! Nhưng cuộc sống dạy cho tôi cách tàn nhẫn, mà gã cũng có lẽ không còn nhớ gì đến một người đàn bà bất ổn đâu? Trong cuộc đời với bản chất nhạy cảm như gã, người đàn bà nào chả bất ổn và cũng có thế bằng cái giọng trầm đấy gã đã cho bao nhiêu người đàn bà bất ổn những niềm vui mong manh và phút giây chực vỡ òa.
"Bao giờ tụi con cưới?", tôi ừ ừ à à cho qua chuyện, mẹ vẫn bài ca cũ rích rằng tôi muốn tìm ai hơn Nguyện, muốn tìm ai hiểu tôi hơn Nguyện? Thế nào là hiểu nhau hả mẹ? Mẹ nói hiểu nhau là biết nhau muốn đi đâu, làm gì, biết nhau thích ăn món gì? Ra thế! Hiểu nhau là thế. Mẹ với ba cũng chỉ thế để sống cả trọn một đời. Tôi đã đòi hỏi quá cao sao? Tôi đã muốn người đàn ông đi bên mình suốt một cuộc đời phải nhìn thấy sự bất ổn trong sâu thẳm tâm hồn tôi và cả sự chênh vênh não nề.
Công việc lại cuốn tôi đi, bao gã đàn ông mà tôi gặp đều cười cười nói nói với tôi và trong những cuộc phỏng vấn họ tuyệt nhiên không nghe bất cứ cuộc điện thoại nào, họ chăm chú nghe tôi hỏi, chăm chú trả lời một cách rành mạch, không lẫn lộn. Báo chí và kinh doanh tưởng như không dính líu gì tới nhau, nhưng nó là một sự cộng hưởng và có tác động mạnh mẽ. Và những người đàn ông thành đạt biết lợi thế đó. Họ tiếp tôi, trân trọng tôi như một đối tác mang lợi đến cho họ và tôi cũng coi họ là đối tác để tôi hoàn thành công việc, thế thôi.
Nhưng họ cứ nhìn tôi chăm chú, nghe tôi chăm chú và khi tôi ra về họ hớn hở xin số điện thoại, hớn hở mời tôi tiệc tùng và sau đó họ gọi điện thoại: Em ơi! Em à? Báo đã ra chưa cho anh vài chục số anh tặng đồng nghiệp bạn bè. Anh sẽ gửi tiền mua báo qua tài khoản em... Nhưng chưa ai hỏi tôi một câu: "Em có vẻ bất ổn". Không bất cứ gã đàn ông nào nhìn ra sự bất ổn trong con người tôi, trừ gã. Cái nghịch lý ấy nó làm tôi tổn thương hơn nghìn vạn lần được nhớ nhung yêu thương.
Và bất chợt, một ngày Sài Gòn nóng như đổ lửa, gã đỗ xe trước cửa cơ quan tôi. Gã nói một câu mà tôi nghe như âm vọng tha thiết gọi từ nơi nào đó sâu thẳm: "Cho anh một giờ được không?". Tôi đứng lặng, sao không là cả cuộc đời mà chỉ là một giờ? Sao gã không nắm tay tôi thật chặt và đưa đi đâu đó thật xa hết cuộc đời này? Có vẻ gã không đọc được điều đó, gã kéo tuột tay tôi đi trong sự ngỡ ngàng của gió, trong sự chờ đợi từ kiếp trước của tôi...
Thế nào là hiểu hết nhau? Tôi hỏi Nguyện câu đó khi Nguyện đeo chiếc nhẫn vào ngón tay áp út của tôi. Nguyện không trả lời, tôi biết Nguyện trong một sự mơ hồ nào đó, biết rằng một ngày tôi sẽ ra đi, một ngày nào đó bờ vai của Nguyện sẽ không chở che hết nổi chênh vênh trong tâm hồn tôi, dù đôi khi anh cũng tự dối lòng mình rằng với cái nhẫn ở ngón tay áp út đấy biết chăng sẽ trói được tôi. Có những điều quá mong manh trong cuộc đời, trong đó có cả niềm tin, niềm tin mong manh vào tình yêu tôi dành cho anh. Không như cách của Nguyện, gã không hỏi tôi có yêu gã không? Không hỏi tôi có cần nhìn vào mắt gã để tìm một sự bình yên trong mớ bòng bong tâm hồn xáo trộn của tôi. Gã ghì lấy tôi như thể rồi tôi sẽ rời xa gã, sẽ rời xa như cách tôi rời xa Nguyện, nhưng tôi cũng cảm nhận được rằng gã sẽ không giữ được tôi, không níu giữ được trái tim tôi không phải vì gã không đủ sức níu giữ, mà vì gã đang có một tâm hồn chênh vênh nữa đã không thể rời xa gã.
Tôi căm thù sự muộn màng, sự muộn màng trong cuộc sống có thể làm chúng ta mất đi nhiều thứ, có thể không quan trọng, nhưng sự muộn màng của một tình yêu đã làm mất cả một cuộc đời. Có quá lên không? Có là quá không khi tôi nghĩ thế? Những ngày đầu yêu Nguyện tôi chưa từng có cảm giác này, hay Nguyện đến với tôi tròn trịa quá, bao bọc quá... nên tôi không cảm nhận hết sự chông chênh? Không cảm nhận hết những nuối tiếc và xót xa?
Gã vẫn thường gặp tôi nếu gã có thể, nhưng vẫn có hàng nghìn cú điện thoại chen ngang, mặc kệ, tôi biết gã có nghe ai nói đi nữa thì trái tim gã vẫn dành cho tôi, ánh mắt gã vẫn hướng về tôi và gã vẫn vỗ về nỗi chông chênh không thể lấp đầy.
Một ngày không dài cũng không ngắn, một ngày tôi xếp mọi thứ vào va li và cầm quyết định chuyển công tác ở một miền xa tít mù khơi: "Con làm thế thật à? Con mạnh mẽ đến vô tâm" mẹ xát một câu vào lòng tôi như thế.
Tôi bay ra chỉ để nhìn gã qua cửa kính, gã vẫn triền miên với những cú điện thoại, dằn lòng để không lao vào, cắn chặt môi và thấy máu tươm tướp, không cảm giác đau đớn. Đó là cách duy nhất tôi làm nhẹ nỗi chênh vênh trong trái tim mình...