Chè dây mọc ở đâu?
Địa chỉ mua chè dây là loại cây ưa ẩm, thích hợp phát triển với khí hậu ôn đới nên thường mọc nhiều ở các vùng miền núi Tây Bắc, Tây Nguyên,…Đặc biệt, cây có nhiều ở các tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên, Lào Cai,… Mùa mưa là thời gian đâm chồi và sinh trưởng tốt nhất của chè dây.Cách thu hái và chế biến
Chè dây thu hoạch quanh năm, thường được thu hoạch khi cây đã trưởng thành và lúc chưa ra hoa. Toàn thân chè dây đều được sử dụng làm thuốc nhưng để bảo quản và dùng trong thời gian dài thì chè dây sẽ được đem đi sơ chế theo 2 cách có quy trình cụ thể:- Ngâm lá chè dây tươi với nước ozon và rửa sạch, sau đó đem sấy khô.
- Ngâm lá chè dây tươi với nước ozon và rửa sạch, rồi đem ủ, sau đó phơi khô.
Cách bảo quản chè dây
Chè dây sau khi sơ chế để không bị hư hỏng, ẩm mốc thì nên được bảo quản trong bọc kín, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, thỉnh thoảng nên đem ra phơi nắng lại.Thành phần hóa học của chè dây
Kết quả y học ghi nhận, thành phần hóa học chứa trong chè dây gồm có flavonoid, tanin, glucose, ampelopsin, myricetin, 2 loại đường là glucose và rhamnese.Dược tính
Các thành phần hóa học nêu trên của chè dây đã làm nên dược tính tuyệt vời của dược liệu trong y học hiện đại, đối với bệnh nhân dạ dày, tá tràng, mệt mỏi, mất ngủ. Nhưng chưa dừng lại ở đó, trong y học cổ truyền thì tính mát, vị ngọt đắng của chè dây được các danh y đánh giá là có khả năng kháng sinh tự nhiên, giúp cơ thể kháng viêm và thanh lọc độc tố.Lợi dụng những dược tính quý này của chè dây, các danh y đã áp dụng thành công nhiều bài thuốc và mang lại hiệu quả ngoài mong đợi.
Tính vị
Vị ngọt, tính mát là tính vị được ghi nhận của chè dây bởi y học cổ truyền.Chè dây có tác dụng gì?
Tiêu diệt vi khuẩn Hp
HP là tên viết tắc của xoắn khuẩn Helicobacter Pylori, đây là tác nhân của 90% bệnh dạ dày mãn tính, làm teo dạ dày và gây ra ung thư dạ dày. Xoắn khuẩn HP tấn công dạ dày, làm ra những vết loét rộng, dần “biến hóa” cấu trúc tế bào và hình thành nguồn cơn của bệnh ung thư.Để trị hết bệnh thì chỉ có cách “tống khứ” vi khuẩn HP ra khỏi cơ thể. Nhưng dùng các loại kháng sinh điều trị bệnh dạ dày thì chỉ giúp làm giảm các triệu chứng mà không thể tiêu diệt được vi khuẩn. Thậm chí, có trường hợp kháng thuốc, làm rối loạn tiêu hóa chỉ vì kháng sinh vô tình giết chết lợi khuẩn.