Chật vật sinh viên tỉnh lẻ ở đô thị

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Sống xa gia đình, tự lập hoàn toàn, cùng việc phải trang trải nhiều chi phí đắt đỏ ở thành phố là thực trạng chung mà sinh viên tỉnh lẻ theo học tại các trường ĐH, CĐ tại TP.HCM đang phải đối mặt.

4512c3f3873eea-img-767275-1899.jpg

Bữa cơm sinh viên
Khổ vật chất!
Đó là câu mà sinh viên thường hay truyền tai nhau. Sinh viên Nguyễn Thị Kim Lan (ĐH Nông Lâm TP.HCM) cho biết, mức học phí trung bình một sinh viên phải đóng hiện vào khoảng 3,2 – 3,8 triệu đồng/tháng, vượt quá xa mức thu nhập của bố mẹ các em ở nông thôn. Lan lo lắng, nếu học phí cứ duy trì ở mức cao như thế này thì nhiều sinh viên vùng nông thôn như em sẽ không dám đi học và không được đi học, cho dù Nhà nước cho vay vốn ưu đãi. Còn Phạm Thị Thu Đào, sinh viên ĐH Văn hóa TP.HCM thì bộc bạch, ngoài tiền học phí, hiện em còn phải tự lo tiền ăn, tiền nhà và hàng trăm khoản chi tiêu thiết yếu không tên. Đây thực sự là gánh nặng đối với bố mẹ em ở nhà. "Chắc nếu tăng học phí nữa thì bố mẹ em có lẽ phải bán nhà mất”, Đào ngậm ngùi. Là sinh viên trường Đại học Y Dược TP.HCM, Lý Hùng Cường cũng có suy nghĩ tương tự, em cho biết đã chứng kiến cảnh nhiều gia đình ở những vùng nông thôn, miền núi phải nhịn ăn nhịn mặc để cho con đi học.

Ngoài lo lắng về học phí, nhiều sinh viên tỉnh lẻ cũng không khỏi lo lắng khi giá nhà trọ, các chi phí điện, nước, sinh hoạt ngày một leo thang. Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Bình (Đại học KHXH&NV TP.HCM) bày tỏ lo lắng vì ngoài học chính ở trường, không ít sinh viên tỉnh lẻ do thiếu căn bản về ngoại ngữ đều phải lo học thêm ở bên ngoài để theo kịp chương trình ở trường. Vậy là, những sinh viên này phải đi làm thêm, dạy thêm để kiếm tiền trang trải các chi phí học hành. Hậu quả là nhiều môn học ở trường phải "nợ điểm”, hoặc kết quả học tập cũng bị sa sút hơn.

Trong khi đó, Phạm Hoàng Minh Tuấn (Cao Đẳng Phát thanh Truyền hình II) chia sẻ, giá phòng trọ ở khu vực em ở hiện đã tăng thêm 500.000 đồng/phòng (tương đương 1,7 – 2 triệu đồng/phòng/tháng). Chủ nhà trọ lấy lý do vật giá, xăng dầu, giá điện tăng, sinh viên phản ứng họ sẽ từ chối cho thuê. "Tôi nhiều lần định chuyển nhà nhưng hỏi han bạn bè trong lớp thì biết chỗ nào cũng lên giá, không riêng gì khu của tôi, còn tìm bạn ở ghép thì phải đối mặt với nhiều rủi ro…”. Cùng chịu cảnh khó khăn trong sinh hoạt, Nguyễn Minh Hoàng (Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức) cho biết, thời gian gần đây em đã khóa khóa xe máy của mình lại để chuyển sang đi xe buýt tháng, do giá xăng tăng quá cao.

Đối với nhiều sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn, được xét ở tại kí túc xá của trường, thế nhưng cũng gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Đỗ Văn Dũng (Trường Đại học GT-VT TP.HCM) kể rằng, phòng em ở có tổng cộng hai người, trước kia với chi phí ăn uống, sinh hoạt đủ cho một ngày là vào khoảng 30.000 đồng, thế nhưng với tình hình giá cả như hiện nay thì số tiền trên chưa đủ cho một bữa ăn của hai người. Để "thích nghi” với giá cả leo thang, sinh viên Nguyễn Thị Hạnh (Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM) chọn giải pháp tiết kiệm chi tiêu: giảm thịt, tăng đậu phụ, mì tôm,…trong khẩu phần ăn hàng ngày.

2013-57-8-a6-767275-1558.jpg

Chọn loại rau nào rẻ hơn nhỉ?
"Đói” tinh thần

Khi tìm hiểu về thực trạng đời sống của sinh viên các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP.HCM, giảng viên Nguyễn Như Bình (Đại học Văn hóa TP.HCM) cho biết, đối với nhiều sinh viên, học phí là cả một vấn đề lớn lao bên cạnh chi phí sinh hoạt thường ngày khác. Đó là vì phần lớn sinh viên đều là con em của người dân nghèo sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp. Điều kiện kinh tế hạn hẹp, chật vật nên việc học hành nâng cao trình độ đã gây không ít khó khăn cho gia đình, chính điều này đã khiến cho rất nhiều em mất đi cơ hội học tập của bản thân.

Một số thầy cô giáo khi trực tiếp chứng kiến đời sống sinh viên của lớp, của khoa mình cũng không khỏi xót xa trước những nghịch cảnh: Giấc mơ vào giảng đường của học sinh mất đi đã là một điều đáng tiếc, nhưng đối với những người đã thực hiện được giấc mơ của mình khi đã là sinh viên, nhưng chỉ vì vấn đề tài chính mà phải nghỉ học giữa chừng còn đáng tiếc hơn. Đáng chú ý, trong số này còn có nhiều em phải làm đơn bảo lưu kết quả học tập trong một khoảng thời gian nhất định để đi làm dành dụm tiền để tiếp tục học.

Không chỉ phải gánh trăm mối lo về học phí, chi phí sinh hoạt ở thành phố, giảng viên Nguyễn Như Bình nhìn nhận, không ít sinh viên còn "thiếu thốn” cả nhu cầu vui chơi, giải trí. Thậm chí, hiện việc đi xem phim cuối tuần, nghe ca nhạc, dã ngoại… đã trở thành món quà xa xỉ, tốn kém đối với không ít sinh viên. Lê Thị Hồng Chung, sinh viên trường Đại học Sài Gòn cho biết, nếu trước đây, cuối tuần Chung cùng với nhóm bạn thường xuyên đi xem phim ở rạp, đi ăn uống và lâu lâu đi dã ngoại nhưng hiện các hoạt động ấy không còn thường xuyên. Đối với những sinh viên nam, như trường hợp Trần Công Quán (Trường Cao đẳng Xây dựng số II) thì hiện nay các sân bóng mini đã tăng giá lên cao trong khi chi phí sinh hoạt hàng ngày rất khó khăn nên nhiều sinh viên nam trong lớp đành phải chọn giải pháp tìm những bãi đất rộng, hay những con đường vắng để đá bóng và chơi thể thao, dẫu biết rằng việc làm đó là hành động khá nguy hiểm.

Để có thể duy trì việc học đại học, nhiều sinh viên tranh thủ tìm việc làm thêm. Một số công việc được sinh viên ưu tiên hàng đầu đó là: gia sư, phát tờ rơi, coi xe, phục vụ quán ăn, nhặt bida, viết phần mềm ứng dụng, PG, bán hàng online… Ai có thông tin về công việc nào thì chia sẻ cho cả nhóm rồi cùng đi làm, miễn là không trùng với lịch học. Số sinh viên khác thì cố gắng phấn đấu học tập để tìm kiếm học bổng, phụ giúp vào số tiền ít ỏi của mình.

Trước nhiều khó khăn của sinh viên nói chung, đặc biệt là sinh viên tỉnh lẻ vào theo học tại thành phố, nhiều ý kiến cho rằng, Nhà nước cần có một chế độ học phí phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của đa số sinh viên. Đồng thời giải quyết các chính sách trợ cấp cho vay vốn học tập hàng năm. Chính sách cho vay vốn này cần phải tăng số tiền cho vay và đối tượng cho vay cần phải được mở rộng thêm, không nhất thiết chỉ cho vay đối với những cá nhân sinh viên có giấy chứng nhận hộ nghèo, gia đình khó khăn… Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng nên xem xét giải quyết các trường hợp miễn giảm phù hợp cho sinh viên theo các chế độ quy định.
Theo Xaluan
 
×
Quay lại
Top Bottom