- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Một nữ sinh xinh đẹp của trường ĐH Kiến trúc đã bắt tay chế tạo thành công chiếc xe đạp dành cho những người khuyết tật đôi tay.
Đồ án tốt nghiệp của Đặng Thị Thu Hiền (khoa Mỹ thuật Công nghệ trường ĐH Kiến trúc TPHCM) đưa Hiền trở thành thủ khoa ngành Tạo dáng, khoa Mỹ thuật Công nghệ.
Đồ án không những giúp Hiền đạt giải Luận văn tốt nghiệp xuất sắc tại cuộc thi Sinh viên Nghiên cứu khoa học Eureka 2012 mà còn mang lại hy vọng, tiếp thêm nghị lực cho những người thiệt thòi đôi tay.
“Những chiếc xe lăn hiện nay, người khuyết tật tay khó có thể sử dụng. Ngoài đôi vai, họ chỉ có đôi chân để đạp mà không thể xoay xở rẽ phải, trái. Nhiều em bé ngay từ nhỏ đã phải nỗ lực dùng đôi chân, cằm, cổ để luyện tập sử dụng xe lăn… Từ sự thiệt thòi của những người không may khiếm khuyết đôi tay, mình quyết tâm lao vào thực hiện đồ án này”, tác giả đồ án kể.
Để hiểu được thói quen cũng như những khó khăn trong cuộc sống của người khuyết tật tay, Hiền phải lặn lội tìm đến các trung tâm bảo trợ xã hội, các mái ấm, nhà mở để cùng sống và sẻ chia với những mất mát của họ. Khi biết được ý tưởng của Hiền, ai cũng vui.
Sau khi đã nắm rõ những yêu cầu của người khuyết tật tay, Hiền cùng các kỹ sư bắt tay vào chế tạo xe ba bánh bẻ lái bằng lưng. Sau một tháng rưỡi thức trắng đêm, chiếc xe dần hoàn thiện.
Chiếc xe dài gần 2m, hai bánh trước gắn với bàn đạp. Lưng tựa có thanh truyền động, giúp người điều khiển bẻ lái bằng lưng và vai. Xe có đầy đủ phanh, còi… được thiết kế tiện dụng và thuận lợi để người khuyết tật có thể điều khiển.
Sau khi chiếc xe đã hoàn chỉnh, Hiền tìm về gặp cậu bé có biệt danh chim cánh cụt ở huyện Định Quán, Đồng Nai. Em Hồ Hữu Hạnh bị khuyết đôi tay từ thuở lọt lòng.
Khi đưa chiếc xe về, chỉ sau ít phút bỡ ngỡ, chú chim cánh cụt bé nhỏ đã có thể điều khiển chiếc xe trong sự cổ vũ của gia đình và những đứa trẻ trong xóm. Khi Hiền ngỏ ý tặng chiếc xe, em Hạnh nhất quyết không nhận.
Chắp cánh
Chim cánh cụt biết bay đã trở thành tên của đồ án, như một sự vinh danh những nỗ lực không mệt mỏi của Hồ Hữu Hạnh. Hiền tìm đến em Vũ Minh Hùng (11 tuổi ở Q.2, TPHCM).
Hùng nói: “Bao năm nay em đã quen làm mọi việc bằng chân, nhưng chưa bao giờ em nghĩ có thể đạp xe đi khắp nơi như bạn bè”. Không bao lâu sau, những người hàng xóm không giấu được xúc động khi chứng kiến gương mặt rạng rỡ của cậu bé Hùng – lần đầu tiên lái xe trong đời, chỉ với những cú… lắc vai.
Chiếc xe có ngoại hình khá bắt mắt với những đường nét uyển chuyển, mềm mại, giúp người khuyết tật bớt thiệt thòi, giảm đi phần nào những ánh nhìn kỳ thị, phân biệt trong xã hội.
Tại cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học Eureka vừa rồi, đồ án của Đặng Thị Thu Hiền đã đoạt giải xuất sắc, với phần thưởng 2 triệu đồng. Để chiếc xe ra đời, Hiền đã phải bỏ ra hơn 20 triệu đồng.
Nhìn gương mặt hạnh phúc của em Hùng khi được dạo quanh xóm bằng chiếc xe đạp, Hiền đã quyết định tặng luôn em chiếc xe.
Thành Đoàn TPHCM đã chính thức chuyển giao đề tài Chim cánh cụt biết bay của Hiền cho Sở Lao động và Thương binh Xã hội TPHCM để tiếp tục phát triển, hoàn thiện.
|
Thu Hiền và em Hùng bên chiếc xe cho người khuyết tật tay. |
Đồ án không những giúp Hiền đạt giải Luận văn tốt nghiệp xuất sắc tại cuộc thi Sinh viên Nghiên cứu khoa học Eureka 2012 mà còn mang lại hy vọng, tiếp thêm nghị lực cho những người thiệt thòi đôi tay.
“Những chiếc xe lăn hiện nay, người khuyết tật tay khó có thể sử dụng. Ngoài đôi vai, họ chỉ có đôi chân để đạp mà không thể xoay xở rẽ phải, trái. Nhiều em bé ngay từ nhỏ đã phải nỗ lực dùng đôi chân, cằm, cổ để luyện tập sử dụng xe lăn… Từ sự thiệt thòi của những người không may khiếm khuyết đôi tay, mình quyết tâm lao vào thực hiện đồ án này”, tác giả đồ án kể.
Để hiểu được thói quen cũng như những khó khăn trong cuộc sống của người khuyết tật tay, Hiền phải lặn lội tìm đến các trung tâm bảo trợ xã hội, các mái ấm, nhà mở để cùng sống và sẻ chia với những mất mát của họ. Khi biết được ý tưởng của Hiền, ai cũng vui.
Sau khi đã nắm rõ những yêu cầu của người khuyết tật tay, Hiền cùng các kỹ sư bắt tay vào chế tạo xe ba bánh bẻ lái bằng lưng. Sau một tháng rưỡi thức trắng đêm, chiếc xe dần hoàn thiện.
Chiếc xe dài gần 2m, hai bánh trước gắn với bàn đạp. Lưng tựa có thanh truyền động, giúp người điều khiển bẻ lái bằng lưng và vai. Xe có đầy đủ phanh, còi… được thiết kế tiện dụng và thuận lợi để người khuyết tật có thể điều khiển.
Sau khi chiếc xe đã hoàn chỉnh, Hiền tìm về gặp cậu bé có biệt danh chim cánh cụt ở huyện Định Quán, Đồng Nai. Em Hồ Hữu Hạnh bị khuyết đôi tay từ thuở lọt lòng.
Khi đưa chiếc xe về, chỉ sau ít phút bỡ ngỡ, chú chim cánh cụt bé nhỏ đã có thể điều khiển chiếc xe trong sự cổ vũ của gia đình và những đứa trẻ trong xóm. Khi Hiền ngỏ ý tặng chiếc xe, em Hạnh nhất quyết không nhận.
Chắp cánh
Chim cánh cụt biết bay đã trở thành tên của đồ án, như một sự vinh danh những nỗ lực không mệt mỏi của Hồ Hữu Hạnh. Hiền tìm đến em Vũ Minh Hùng (11 tuổi ở Q.2, TPHCM).
Hùng nói: “Bao năm nay em đã quen làm mọi việc bằng chân, nhưng chưa bao giờ em nghĩ có thể đạp xe đi khắp nơi như bạn bè”. Không bao lâu sau, những người hàng xóm không giấu được xúc động khi chứng kiến gương mặt rạng rỡ của cậu bé Hùng – lần đầu tiên lái xe trong đời, chỉ với những cú… lắc vai.
Chiếc xe có ngoại hình khá bắt mắt với những đường nét uyển chuyển, mềm mại, giúp người khuyết tật bớt thiệt thòi, giảm đi phần nào những ánh nhìn kỳ thị, phân biệt trong xã hội.
Tại cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học Eureka vừa rồi, đồ án của Đặng Thị Thu Hiền đã đoạt giải xuất sắc, với phần thưởng 2 triệu đồng. Để chiếc xe ra đời, Hiền đã phải bỏ ra hơn 20 triệu đồng.
Nhìn gương mặt hạnh phúc của em Hùng khi được dạo quanh xóm bằng chiếc xe đạp, Hiền đã quyết định tặng luôn em chiếc xe.
Thành Đoàn TPHCM đã chính thức chuyển giao đề tài Chim cánh cụt biết bay của Hiền cho Sở Lao động và Thương binh Xã hội TPHCM để tiếp tục phát triển, hoàn thiện.
Theo Tienphong