Chàng sinh viên giải cứu thú hiếm

bamboo_kute

mất hết niềm tin rùi......huhu...
Thành viên thân thiết
Tham gia
2/1/2011
Bài viết
1.024
VnExpress - cách đây 2 giờ 18 phút
Chàng sinh viên giải cứu thú hiếm

Chàng sinh viên giải cứu thú hiếmVận động người dân bàn giao 9 cá thể khỉ quý hiếm, cứu sống một cá thể voọc chà vá chân nâu, động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng, đó là công việc mà Lê Văn Thịnh, sinh viên ĐH Khoa học Huế từng làm.
Bạn bè ở lớp Sinh học K32, ĐH Khoa học Huế, thường gọi Thịnh bằng cái tên thân mật - Thịnh “săn” thú hiếm.
Sinh ra và lớn lên trên vùng đệm vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), xót xa trước những mảnh rừng quê hương bị tàn phá, Thịnh khát khao được làm trong ngành môi trường để truyền đạt lại kiến thức về thiên nhiên, cách bảo vệ môi trường cho mọi người.
Năm 2008, cậu thi đậu Khoa Sinh ĐH Khoa học Huế. Vào đại học, có điều kiện nghiên cứu về môi trường và động vật hoang dã, Thịnh trở thành tình nguyện viên tích cực của Trung tâm giáo dục thiên nhiên (ENV) và là người sáng lập ra câu lạc bộ thiên nhiên hoang dã Huế.
“Qua những lần đi vận động người dân chuyển giao cá thể trong sách Đỏ cho cơ quan chức năng, mình thấy nhận thức của người dân về động vật hoang dã chưa đầy đủ. Họ nghĩ đến giá trị về mặt dinh dưỡng và kinh tế chứ ít khi nghĩ đến vấn đề bảo tồn”, Thịnh tâm sự.
Dịp Tết Tân Mão, Thịnh đã cứu được một cá thể voọc chà vá chân nâu khỏi nguy cơ bị biến thành mồi nhậu. “Mùng 4 Tết, khi đang đi chơi, đến chợ Trooc xã Phúc Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình), mình thấy nhóm thanh niên mang cái lồng đựng con voọc chà vá chân nâu (nhóm 1B). Qua hỏi chuyện, biết họ mang voọc đi làm mồi nhậu, mình đã tìm mọi cách cứu”.
Vì trời tối, không thể thông báo cho cơ quan chức năng xử lý, Thịnh đã ngỏ ý mua với mục đích ngăn chặn việc sát hại động vật hoang dã quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng. “Họ ra giá một triệu đồng nhưng kỳ thực mình lúc đó chỉ có đúng 500.000 đồng tiền lì xì, phải vất vả lắm mới thuyết phục được họ bán lại”, Thịnh kể.
Về nhà, Thịnh đóng lồng nuôi nhốt tạm thời và liên lạc với rừng quốc gia Bích Phương và ENV để thông báo về cá thể động vật hoang dã này. Ngày 10/2 cán bộ ENV đã trực tiếp liên lạc với rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) để làm thủ tục tiếp nhận cá thể động vật hoang dã trên trong tình trạng khỏe mạnh.
Trước đó ngày 6/1, sau khi nhận được tin báo có một sinh viên muốn chuyển giao con cu li đang được chăm sóc tại phòng trọ ở phường Trường An (thành phố Huế), Thịnh lại “đội mưa” đến để định dạng. Biết được cá thể thuộc loại quý hiếm, Thịnh đã liên lạc với rừng quốc gia Cúc Phương để làm thủ tục tiếp nhận vào ngày 11/2.
Tham gia vào mạng lưới tình nguyện viên của ENV từ năm 2009, Thịnh đã kết hợp chặt chẽ với ENV tổ chức các chương trình điều tra, khảo sát và giám sát cơ sở vi phạm về động vật hoang dã ở thành phố Huế và các vùng phụ cận. Đến nay, Thịnh và câu lạc bộ thiên nhiên hoang dã Huế đã thông báo được gần 200 cơ sở vi phạm cho ENV, trong số đó có nhiều cơ sở vi phạm đã được ENV phối hợp với chi cục kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế xử lý.
“Tìm hiểu các cơ sở vi phạm là việc rất khó, nếu không kín kẽ sẽ rất nguy hiểm cho chính tình nguyện nguyện viên và cả cá thể động vật hoang dã. Không ít lần tụi mình vấp phải việc phản kháng từ những cơ sở vi phạm. Nhiều bạn đã tỏ ra chán nản, nhưng mình đã kịp thời động viên, thuyết phục họ tiếp tục tham gia”, Thịnh cho biết.
Chị Ninh Thị Phương Thảo, điều phối viên của ENV cho biết: “Thịnh là một trong những tình nguyện viên nhiệt tình nhất của ENV. Đóng góp lớn nhất của Thịnh là giải cứu thành công chú voọc chà vá chân nâu trong dịp Tết vừa qua. Việc bỏ tiền ra mua động vật hoang dã quý hiếm là phạm pháp, nhưng trong trường hợp của Thịnh là một sự xử trí nhanh nhẹn và khéo léo để cứu sống một cá thể động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng”.
Văn Nguyễn
 
×
Quay lại
Top Bottom