- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Theo GS Nguyễn Hữu Khiển, nguyên Phó Giám đốc Học viện Hành chính: "Chẳng ai dại gì khi tuyển dụng, lấy người vào cơ quan Nhà nước mà bảo rằng vì người đó có mối thân quen với ông A, ông B".
GS Nguyễn Hữu Khiển, nguyên Phó Giám đốc Học viện Hành chính.
Báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) 2012 đưa ra con số: 47% người dân cho rằng, mối quan hệ thân quen là quan trọng khi xin việc vào làm nhân viên văn phòng ở xã/phường/thị trấn.
Tội gì người ta phải nói!
47% người dân cho rằng mối quan hệ thân quen là quan trọng khi xin việc vào làm nhân viên văn phòng ở xã/phường/thị trấn. Có vẻ, câu người ta vẫn thường ví von "Nhất thân, nhì quen, tam quyền, tứ thế" là hoàn toàn có cơ sở, thưa ông?
Tôi không rõ thân quen ở đây là như thế nào, tiêu chí nào để đánh giá. Bởi thân quen có nhiều dạng lắm. Có khi đó là mối quan hệ họ hàng ruột thịt; có khi thân quen nhau là ở bàn nhậu, quán cà phê hay từng học với nhau... Tuy nhiên, câu nói đó không phải là không có cơ sở vì hiện nay, trên thực tế, mối quan hệ thân quen trong các cơ quan nhà nước không nhỏ đâu. Nhưng nó phổ biến đến mức nào thì cần phải có cuộc điều tra cụ thể. Còn nói mối quan hệ thân quen có phải là yếu tố tiên quyết để xin việc hay không thì chưa thể đưa ra kết luận, phải có cơ sở dựa trên thống kê bằng con số chứ!
Nhưng không có lửa làm sao có khói?
Nên nhớ, chẳng ai dại gì khi tuyển dụng, lấy người vào cơ quan nhà nước mà bảo rằng vì người đó có mối thân quen với ông A, ông B nào cả. Tội gì người ta phải nói! Thế thì làm sao mà biết?
"Chú có người quen ở đấy không?"
Lại nhớ, hồi tôi mới đi làm, có người hỏi tôi "có người quen à?" vì họ nghĩ nhờ thế mà tôi mới trúng tuyển.
Tâm lý này có gì lạ đâu? Khi biết người ta thi tuyển vào cơ quan nào đó, thường người biết chuyện sẽ đặt câu hỏi: "Chú/anh/chị có người quen ở đấy không?". Nó phổ biến đến mức mà nhiều khi, người ta trúng tuyển hoàn toàn do kết quả thi tốt song vẫn bị hỏi câu này. Trong tuyển dụng lại không có điều cấm về sự thân quen khi người ta nộp hồ sơ.
Theo ông thì việc có người quen trong cơ quan nhà nước khi đi xin việc có phải là một lợi thế?
Có chứ!
Điều đó đồng nghĩa, nếu tôi là người quen của ông chủ tịch phường, chủ tịch quận... thì cơ hội đỗ của tôi vào các cơ quan hành chính ấy sẽ lớn hơn?
Trong thực tế không phải là không có chuyện đó, nhưng tôi nói lại đó là nghe nói, không phải thống kê.
Còn những người không có mối quen biết thì cơ hội ít hơn?
Thì rõ rồi còn gì.
Ngay cả khi người ta có đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm để thích ứng với công việc được tuyển dụng ấy?
Theo tôi thì đúng thế đấy, vì nhiều khi, do gắn mác là chỗ thân quen ông nọ ông kia, nhất lại là khi các ông ấy làm sếp thì người ta sẽ đỡ cho phần yếu về năng lực, trình độ, kinh nghiệm để tuyển vào
Không phải cứ thân quen là xấu
Giả dụ, trong trường hợp người ta được tuyển vì thân quen nhưng năng lực, trình độ đảm bảo thì không sao. Nhưng nếu ngược lại, người được tuyển chẳng có năng lực gì mà chỉ vì thân quen thì...
Tôi cho rằng, một phần trong số ấy sẽ nằm trong 30% cán bộ công chức không có năng lực theo điều tra chung. Cũng cần nói rằng, ngay trong Luật công chức đã có điều khoản quy định về ưu tiên khi tuyển dụng rồi. Nhưng trong ưu tiên không có khái niệm thân quen. Ưu tiên là nếu có 3 người mà có cùng điểm thi như nhau thì người ta sẽ xem xét theo nghề nghiệp (cha mẹ từng làm công việc đó chẳng hạn), hay có công với nước, tàn tật...
Trên thực tế, ông có thấy người ta làm đúng chuyện ưu tiên như thế?
Nhà nước pháp quyền thì phát biểu phải có căn cứ. Còn cảm nhận thì vẫn có chuyện lách luật đấy thôi.
Có vẻ như việc thân quen này chỉ toàn đem lại tiêu cực?
Không, nó có cả hai mặt. Có thể, vì thân quen mà người ta không cần xem xét năng lực, trình độ vẫn nhận vào. Còn dẫn dụ theo dạng tiêu cực thì làm sao biết được? Nhưng không phải cứ thân quen là xấu.
Ông có thể cụ thể hơn?
Cần thấy rằng, thân quen nhiều khi còn là điều kiện rất tốt để tuyển được nhiều người tài. Bởi lẽ, nếu tôi thân quen với cô, tôi biết cô từng học ngành này, có năng lực, phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của cơ quan nào đó nên tôi giới thiệu cô vào. Rõ ràng, cô tìm việc có khi mất cả năm trời không bằng tôi giới thiệu một câu cho cô. Cơ quan nhận cô cũng có lợi phần nào khi tìm được đúng người.
Đừng tin vào thi tuyển công chức!
Ông lý giải chuyện dựa vào mối thân quen để xin việc như thế nào? Phải chăng là tư tưởng "một người làm quan, cả họ được nhờ" hay vì điều gì khác?
Cũng không hẳn chuyện "một người làm quan cả họ được nhờ" đâu. Vì nhiều khi, để được tiếng là thân quen thì ngoài chuyện chân thành, người ta phải mất một thứ gì đó, tiền bạc chẳng hạn. Còn sâu xa thì đó là do công ăn việc làm khó khăn. Bây giờ, cử nhân luật ra trường mà không xin được việc, về phường thì những người có bằng tại chức đã ngồi hết cả rồi. Thế thì, có chỗ thân quen là tốt chứ sao!
Từng giữ chức vụ như ông hẳn cũng không thiếu những người nhờ vả vì thân quen?
Chuyện đó là thường xuyên rồi.
Ông có giúp đỡ họ?
Thực ra thì cũng có đấy. Ví như khi chấm tuyển, vì tôi quen với anh A, chị B nên khi hỏi thi, tôi có thể hỏi chính chỗ anh ta, hoặc chị ta đang làm để họ trả lời trôi chảy. Còn nếu hỏi những vấn đề chung của khoa học thì người học sẽ phải học rất vất vả.
Theo ông, có thật sự đáng lo khi thi tuyển vào cơ quan Nhà nước mà không có người quen ở đó?
Cái đấy là tâm lý thôi. Nhưng thực tế, như tôi đã nói, nhiều khi thân quen lại rất tốt.
Nhưng chúng ta có Luật Công chức, viên chức, có quy chế thi tuyển rõ ràng đấy thôi?
Đừng tin nhiều vào thi tuyển công chức. Nếu làm đúng thì đã chẳng có chuyện mất cả trăm triệu tiền chạy chọt như ông Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Thành ủy Hà Nội nêu đâu. Thi tuyển làm được nhiều việc. Nhưng để mấy chục phần trăm yếu kém trong các cơ quan thể hiện rõ sự chưa khách quan trong công việc này.
Thế theo ông, để người ta tin rằng chuyện một ai đó đỗ đạt là vì thực lực của họ chứ không phải vì thân quen thì cần làm gì?
Dĩ nhiên là phải tổ chức thi tuyển công khai, minh bạch. Có ngân hàng câu hỏi để thí sinh bốc, bàn ngồi thi không thể giấu được tài liệu, có camera giám sát, có hội đồng chấm thi độc lập, kể cả bộ phận giúp việc của các hội đồng cũng phải đảm bảo tính khách quan.
Làm như thế có khó không mà sao người ta không làm?
Có khó gì đâu. Vấn đề là có chịu làm hay không mà thôi!
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
Theo Xaluan
GS Nguyễn Hữu Khiển, nguyên Phó Giám đốc Học viện Hành chính.
Tội gì người ta phải nói!
47% người dân cho rằng mối quan hệ thân quen là quan trọng khi xin việc vào làm nhân viên văn phòng ở xã/phường/thị trấn. Có vẻ, câu người ta vẫn thường ví von "Nhất thân, nhì quen, tam quyền, tứ thế" là hoàn toàn có cơ sở, thưa ông?
Tôi không rõ thân quen ở đây là như thế nào, tiêu chí nào để đánh giá. Bởi thân quen có nhiều dạng lắm. Có khi đó là mối quan hệ họ hàng ruột thịt; có khi thân quen nhau là ở bàn nhậu, quán cà phê hay từng học với nhau... Tuy nhiên, câu nói đó không phải là không có cơ sở vì hiện nay, trên thực tế, mối quan hệ thân quen trong các cơ quan nhà nước không nhỏ đâu. Nhưng nó phổ biến đến mức nào thì cần phải có cuộc điều tra cụ thể. Còn nói mối quan hệ thân quen có phải là yếu tố tiên quyết để xin việc hay không thì chưa thể đưa ra kết luận, phải có cơ sở dựa trên thống kê bằng con số chứ!
Nhưng không có lửa làm sao có khói?
Nên nhớ, chẳng ai dại gì khi tuyển dụng, lấy người vào cơ quan nhà nước mà bảo rằng vì người đó có mối thân quen với ông A, ông B nào cả. Tội gì người ta phải nói! Thế thì làm sao mà biết?
"Chú có người quen ở đấy không?"
Lại nhớ, hồi tôi mới đi làm, có người hỏi tôi "có người quen à?" vì họ nghĩ nhờ thế mà tôi mới trúng tuyển.
Tâm lý này có gì lạ đâu? Khi biết người ta thi tuyển vào cơ quan nào đó, thường người biết chuyện sẽ đặt câu hỏi: "Chú/anh/chị có người quen ở đấy không?". Nó phổ biến đến mức mà nhiều khi, người ta trúng tuyển hoàn toàn do kết quả thi tốt song vẫn bị hỏi câu này. Trong tuyển dụng lại không có điều cấm về sự thân quen khi người ta nộp hồ sơ.
Theo ông thì việc có người quen trong cơ quan nhà nước khi đi xin việc có phải là một lợi thế?
Có chứ!
Điều đó đồng nghĩa, nếu tôi là người quen của ông chủ tịch phường, chủ tịch quận... thì cơ hội đỗ của tôi vào các cơ quan hành chính ấy sẽ lớn hơn?
Trong thực tế không phải là không có chuyện đó, nhưng tôi nói lại đó là nghe nói, không phải thống kê.
Còn những người không có mối quen biết thì cơ hội ít hơn?
Thì rõ rồi còn gì.
Ngay cả khi người ta có đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm để thích ứng với công việc được tuyển dụng ấy?
Theo tôi thì đúng thế đấy, vì nhiều khi, do gắn mác là chỗ thân quen ông nọ ông kia, nhất lại là khi các ông ấy làm sếp thì người ta sẽ đỡ cho phần yếu về năng lực, trình độ, kinh nghiệm để tuyển vào
Không phải cứ thân quen là xấu
Giả dụ, trong trường hợp người ta được tuyển vì thân quen nhưng năng lực, trình độ đảm bảo thì không sao. Nhưng nếu ngược lại, người được tuyển chẳng có năng lực gì mà chỉ vì thân quen thì...
Tôi cho rằng, một phần trong số ấy sẽ nằm trong 30% cán bộ công chức không có năng lực theo điều tra chung. Cũng cần nói rằng, ngay trong Luật công chức đã có điều khoản quy định về ưu tiên khi tuyển dụng rồi. Nhưng trong ưu tiên không có khái niệm thân quen. Ưu tiên là nếu có 3 người mà có cùng điểm thi như nhau thì người ta sẽ xem xét theo nghề nghiệp (cha mẹ từng làm công việc đó chẳng hạn), hay có công với nước, tàn tật...
Trên thực tế, ông có thấy người ta làm đúng chuyện ưu tiên như thế?
Nhà nước pháp quyền thì phát biểu phải có căn cứ. Còn cảm nhận thì vẫn có chuyện lách luật đấy thôi.
Có vẻ như việc thân quen này chỉ toàn đem lại tiêu cực?
Không, nó có cả hai mặt. Có thể, vì thân quen mà người ta không cần xem xét năng lực, trình độ vẫn nhận vào. Còn dẫn dụ theo dạng tiêu cực thì làm sao biết được? Nhưng không phải cứ thân quen là xấu.
Ông có thể cụ thể hơn?
Cần thấy rằng, thân quen nhiều khi còn là điều kiện rất tốt để tuyển được nhiều người tài. Bởi lẽ, nếu tôi thân quen với cô, tôi biết cô từng học ngành này, có năng lực, phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của cơ quan nào đó nên tôi giới thiệu cô vào. Rõ ràng, cô tìm việc có khi mất cả năm trời không bằng tôi giới thiệu một câu cho cô. Cơ quan nhận cô cũng có lợi phần nào khi tìm được đúng người.
Đừng tin vào thi tuyển công chức!
Ông lý giải chuyện dựa vào mối thân quen để xin việc như thế nào? Phải chăng là tư tưởng "một người làm quan, cả họ được nhờ" hay vì điều gì khác?
Cũng không hẳn chuyện "một người làm quan cả họ được nhờ" đâu. Vì nhiều khi, để được tiếng là thân quen thì ngoài chuyện chân thành, người ta phải mất một thứ gì đó, tiền bạc chẳng hạn. Còn sâu xa thì đó là do công ăn việc làm khó khăn. Bây giờ, cử nhân luật ra trường mà không xin được việc, về phường thì những người có bằng tại chức đã ngồi hết cả rồi. Thế thì, có chỗ thân quen là tốt chứ sao!
Từng giữ chức vụ như ông hẳn cũng không thiếu những người nhờ vả vì thân quen?
Chuyện đó là thường xuyên rồi.
Ông có giúp đỡ họ?
Thực ra thì cũng có đấy. Ví như khi chấm tuyển, vì tôi quen với anh A, chị B nên khi hỏi thi, tôi có thể hỏi chính chỗ anh ta, hoặc chị ta đang làm để họ trả lời trôi chảy. Còn nếu hỏi những vấn đề chung của khoa học thì người học sẽ phải học rất vất vả.
Theo ông, có thật sự đáng lo khi thi tuyển vào cơ quan Nhà nước mà không có người quen ở đó?
Cái đấy là tâm lý thôi. Nhưng thực tế, như tôi đã nói, nhiều khi thân quen lại rất tốt.
Nhưng chúng ta có Luật Công chức, viên chức, có quy chế thi tuyển rõ ràng đấy thôi?
Đừng tin nhiều vào thi tuyển công chức. Nếu làm đúng thì đã chẳng có chuyện mất cả trăm triệu tiền chạy chọt như ông Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Thành ủy Hà Nội nêu đâu. Thi tuyển làm được nhiều việc. Nhưng để mấy chục phần trăm yếu kém trong các cơ quan thể hiện rõ sự chưa khách quan trong công việc này.
Thế theo ông, để người ta tin rằng chuyện một ai đó đỗ đạt là vì thực lực của họ chứ không phải vì thân quen thì cần làm gì?
Dĩ nhiên là phải tổ chức thi tuyển công khai, minh bạch. Có ngân hàng câu hỏi để thí sinh bốc, bàn ngồi thi không thể giấu được tài liệu, có camera giám sát, có hội đồng chấm thi độc lập, kể cả bộ phận giúp việc của các hội đồng cũng phải đảm bảo tính khách quan.
Làm như thế có khó không mà sao người ta không làm?
Có khó gì đâu. Vấn đề là có chịu làm hay không mà thôi!
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
Theo Xaluan