- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
(GDVN) - "Không cần đến một thế hệ mà con người phải được đào tạo tất cả mọi thứ, rồi đến khi nhiều người không biết mình sẽ làm các công việc gì, mong muốn đạt được điều gì, mục đích sống trên đời là gì?"
Mấy ngày qua, trên Youtube xuất hiện một clip mang tên “Sự trăn trở của một kẻ lười biếng” được cư dân mạng lan truyền với tốc độ chóng mặt. Trong clip dài đến hơn 1 giờ đồng hồ, một bạn trẻ tự giới thiệu hiện học sinh lớp 12, phân tích, bóc trần rất nhiều vấn đề đang được xã hội bàn luận, cho là "nhức nhối" của nền giáo dục Việt Nam hiện nay như: thừa kiến thức, bệnh thành tích, không chú trọng dạy đạo đức, cách dạy lạc hậu v.v.
Các lập luận của bạn trẻ này được người xem clip tán đồng ở mức độ cao nhờ lập luận chặt chẽ, không né tránh chuyện "nhạy cảm", và cách thuyết trình rất cuốn hút.
Để rộng đường dư luận, Giaoduc.net.vn đăng tải lại clip này thành nhiều phần nối tiếp nhau (do clip rất dài và nói nhiều nội dung), có diễn giải lại nguyên văn bằng lời text để bạn đọc tiện theo dõi.
Phần 1: "Học kiến thức cơ bản đến lớp 9 là đủ"!
Xem clip :
Diễn giải lời trong đoạn clip
Trước hết không có gì gọi là mới mẻ khi than vãn kiến thức thừa ở THPT hiện nay. Những kiến thức đó rất bổ ích nhưng nó cần ở với mỗi mức độ nào của mỗi người thì lại là một vấn đề khác. Con người ta sinh ra là khác nhau, tại sao tất cả lại phát triển theo cùng một hướng giống nhau? Phải chăng chúng ta đang quy quá nhiều kiến thức vào hai chữ "cơ bản".
Nếu mỗi người hỏi tôi kiến thức học đến lớp mấy thì là "cơ bản", với tôi mỗi lớp đều có kiến thức cơ bản riêng nhưng song hành với chúng lại có quá nhiều kiến thức không cơ bản chút nào.
Nếu có người hỏi tôi lớp mấy là đủ, tôi trả lời lớp 9 là đủ. Vì sao lại là lớp 9 vì tôi tin rằng tuổi 14, 15 xác định được mục tiêu nghề nghiệp của mình. Có người muốn làm lập trình viên, đầu bếp nhà hàng, giám đốc ngân hàng, thiết kế thời trang, thậm chí Bộ trưởng Bộ Giáo dục, đâu phải nghề nào cũng cần biết đến phương trình chuyển động? Một kỹ sư vật lý liệu có cần phân tích hình tượng nghệ thuật trong một bài văn hay không? Một nhà văn có cần biết phương trình của một loạt các phản ứng hóa học?
Với vốn hiểu biết hèn mọn của mình, tôi không tin có một nghề nào cần đến toàn bộ kiến thức THPT. Giáo viên hay giáo sư cũng đi theo một vài kiến thức chuyên môn của mình, kiến thức liên ngành rộng đến đâu cũng tùy vào tầm của mỗi người. Vậy mà học sinh lại phải đáp ứng bài tập, bài học của hơn một chục môn học thì phải làm thế nào?
Biết nhiều thì cũng tốt thôi nhưng để làm gì? Làm bài tập, làm kiểm tra, làm bài thi, thi đỗ rồi thì làm gì với chúng nữa? Nếu không làm được gì có ích cho bản thân thì cuối cùng anh học để làm gì? Đánh giá nhau không quan trọng là anh biết được bao nhiêu, mà là anh làm được bao nhiêu với những gì anh biết? Học về thuyết lượng tử ánh sáng mà không lắp được bóng đèn thì học làm gì? Học về phương pháp lai phân tích, quy luật di truyền mà trồng một cái cây không lớn nổi thì học làm gì?
Kiến thức chỉ có ích khi áp dụng vào thực tiễn, dù là lao động trí óc hay lao động chân tay. Học thì phải đi đôi với hành, có hành thì mới có hứng, không đủ điều kiện mà học thì chỉ có hạn.
Học phải có mục đích, mỗi bài học phải tỏ rõ được vai trò của nó đối với 100% học sinh. Cho đến bây giờ tôi nhớ, không có một giáo viên nào đề cập được đến mục đích thực dụng của môn học đó. Họ chỉ nói, hãy học đi, không đủ trưởng thành nên phải học tiếp, tiếp, tiếp mới chọn được con đường cho mình. Nếu cho rằng đây là một giai đoạn lựa chọn cho tương lai thì tại sao điểm số là một gánh nặng đòi hỏi phải cân bằng tất cả các môn?
Kiến thức SGK toàn lý thuyết thiếu thực tiễn, nhiều chỗ mang tính chất hàn lâm mà đâu phải ai cũng đầy đủ năng lực và niềm yêu thích. Quỹ thời gian thì không đủ, nhiều bạn trẻ thức thâu đêm học bài, như thế chỉ tổn thọ chứ chẳng được cái lợi lộc gì. Giáo viên nào thông cảm thì lại dạy cho có hình thức, học sinh như thế lại thiếu tôn trọng môn học, ảnh hưởng đến tinh thần đối phó trong công việc. Làm như thế mà mong có một tương lai sáng lạn. Thật là thê thảm!
Trong một cộng đồng đều có người giỏi ở lĩnh vực này, người khá ở lĩnh vực kia, không cần đến một thế hệ con người biết đầy đủ mọi điều. Chúng ta cộng hưởng với nhau để cùng phát triển một cách tốt nhất. Không cần đến một thế hệ mà con người phải được đào tạo tất cả mọi thứ, rồi đến khi nhiều người không biết mình sẽ làm các công việc gì, mong muốn đạt được điều gì, mục đích sống trên đời là gì?
Đến khi vào đại học, tùy những trường khác nhau, những kiến thức khác nhau, thứ mà chúng ta đã bỏ đến 3 năm trời nhồi nhét lại dần trở nên vô nghĩa, lãng quên.
Vì sao quên? Không phải vì không bao giờ dùng đến, không phải vì vượt quá dung lượng bộ nhớ cho phép, quên vì đa phần học không phải mở mang hiểu biết mà lao vào chạy đua thành tích với các loại cuộc thi. Mười hai năm học là 12 năm chạy đua với các kỳ thi bao gồm: Kiểm tra miệng 15 phút, 45 phút, học kỳ 1, học kỳ 2, cuối năm, thi tốt nghiệp, thi chuyển cấp, thi vào, thi ra, thi lên, thi xuống…
nguồn: giaoduc.net
Mấy ngày qua, trên Youtube xuất hiện một clip mang tên “Sự trăn trở của một kẻ lười biếng” được cư dân mạng lan truyền với tốc độ chóng mặt. Trong clip dài đến hơn 1 giờ đồng hồ, một bạn trẻ tự giới thiệu hiện học sinh lớp 12, phân tích, bóc trần rất nhiều vấn đề đang được xã hội bàn luận, cho là "nhức nhối" của nền giáo dục Việt Nam hiện nay như: thừa kiến thức, bệnh thành tích, không chú trọng dạy đạo đức, cách dạy lạc hậu v.v.
Các lập luận của bạn trẻ này được người xem clip tán đồng ở mức độ cao nhờ lập luận chặt chẽ, không né tránh chuyện "nhạy cảm", và cách thuyết trình rất cuốn hút.
Để rộng đường dư luận, Giaoduc.net.vn đăng tải lại clip này thành nhiều phần nối tiếp nhau (do clip rất dài và nói nhiều nội dung), có diễn giải lại nguyên văn bằng lời text để bạn đọc tiện theo dõi.
Phần 1: "Học kiến thức cơ bản đến lớp 9 là đủ"!
|
Ảnh cắt từ clip "Sự trăn trở của một kẻ lười biếng" |
Diễn giải lời trong đoạn clip
Trước hết không có gì gọi là mới mẻ khi than vãn kiến thức thừa ở THPT hiện nay. Những kiến thức đó rất bổ ích nhưng nó cần ở với mỗi mức độ nào của mỗi người thì lại là một vấn đề khác. Con người ta sinh ra là khác nhau, tại sao tất cả lại phát triển theo cùng một hướng giống nhau? Phải chăng chúng ta đang quy quá nhiều kiến thức vào hai chữ "cơ bản".
Nếu mỗi người hỏi tôi kiến thức học đến lớp mấy thì là "cơ bản", với tôi mỗi lớp đều có kiến thức cơ bản riêng nhưng song hành với chúng lại có quá nhiều kiến thức không cơ bản chút nào.
Nếu có người hỏi tôi lớp mấy là đủ, tôi trả lời lớp 9 là đủ. Vì sao lại là lớp 9 vì tôi tin rằng tuổi 14, 15 xác định được mục tiêu nghề nghiệp của mình. Có người muốn làm lập trình viên, đầu bếp nhà hàng, giám đốc ngân hàng, thiết kế thời trang, thậm chí Bộ trưởng Bộ Giáo dục, đâu phải nghề nào cũng cần biết đến phương trình chuyển động? Một kỹ sư vật lý liệu có cần phân tích hình tượng nghệ thuật trong một bài văn hay không? Một nhà văn có cần biết phương trình của một loạt các phản ứng hóa học?
Với vốn hiểu biết hèn mọn của mình, tôi không tin có một nghề nào cần đến toàn bộ kiến thức THPT. Giáo viên hay giáo sư cũng đi theo một vài kiến thức chuyên môn của mình, kiến thức liên ngành rộng đến đâu cũng tùy vào tầm của mỗi người. Vậy mà học sinh lại phải đáp ứng bài tập, bài học của hơn một chục môn học thì phải làm thế nào?
Biết nhiều thì cũng tốt thôi nhưng để làm gì? Làm bài tập, làm kiểm tra, làm bài thi, thi đỗ rồi thì làm gì với chúng nữa? Nếu không làm được gì có ích cho bản thân thì cuối cùng anh học để làm gì? Đánh giá nhau không quan trọng là anh biết được bao nhiêu, mà là anh làm được bao nhiêu với những gì anh biết? Học về thuyết lượng tử ánh sáng mà không lắp được bóng đèn thì học làm gì? Học về phương pháp lai phân tích, quy luật di truyền mà trồng một cái cây không lớn nổi thì học làm gì?
Kiến thức chỉ có ích khi áp dụng vào thực tiễn, dù là lao động trí óc hay lao động chân tay. Học thì phải đi đôi với hành, có hành thì mới có hứng, không đủ điều kiện mà học thì chỉ có hạn.
Học phải có mục đích, mỗi bài học phải tỏ rõ được vai trò của nó đối với 100% học sinh. Cho đến bây giờ tôi nhớ, không có một giáo viên nào đề cập được đến mục đích thực dụng của môn học đó. Họ chỉ nói, hãy học đi, không đủ trưởng thành nên phải học tiếp, tiếp, tiếp mới chọn được con đường cho mình. Nếu cho rằng đây là một giai đoạn lựa chọn cho tương lai thì tại sao điểm số là một gánh nặng đòi hỏi phải cân bằng tất cả các môn?
Kiến thức SGK toàn lý thuyết thiếu thực tiễn, nhiều chỗ mang tính chất hàn lâm mà đâu phải ai cũng đầy đủ năng lực và niềm yêu thích. Quỹ thời gian thì không đủ, nhiều bạn trẻ thức thâu đêm học bài, như thế chỉ tổn thọ chứ chẳng được cái lợi lộc gì. Giáo viên nào thông cảm thì lại dạy cho có hình thức, học sinh như thế lại thiếu tôn trọng môn học, ảnh hưởng đến tinh thần đối phó trong công việc. Làm như thế mà mong có một tương lai sáng lạn. Thật là thê thảm!
Trong một cộng đồng đều có người giỏi ở lĩnh vực này, người khá ở lĩnh vực kia, không cần đến một thế hệ con người biết đầy đủ mọi điều. Chúng ta cộng hưởng với nhau để cùng phát triển một cách tốt nhất. Không cần đến một thế hệ mà con người phải được đào tạo tất cả mọi thứ, rồi đến khi nhiều người không biết mình sẽ làm các công việc gì, mong muốn đạt được điều gì, mục đích sống trên đời là gì?
Đến khi vào đại học, tùy những trường khác nhau, những kiến thức khác nhau, thứ mà chúng ta đã bỏ đến 3 năm trời nhồi nhét lại dần trở nên vô nghĩa, lãng quên.
Vì sao quên? Không phải vì không bao giờ dùng đến, không phải vì vượt quá dung lượng bộ nhớ cho phép, quên vì đa phần học không phải mở mang hiểu biết mà lao vào chạy đua thành tích với các loại cuộc thi. Mười hai năm học là 12 năm chạy đua với các kỳ thi bao gồm: Kiểm tra miệng 15 phút, 45 phút, học kỳ 1, học kỳ 2, cuối năm, thi tốt nghiệp, thi chuyển cấp, thi vào, thi ra, thi lên, thi xuống…
nguồn: giaoduc.net