Chẩn đoán và điều trị viêm gan D

manhdung1111

Banned
Tham gia
15/10/2017
Bài viết
0
Bệnh viêm gan D (viêm gan siêu vi D) là một bệnh truyền nhiễm do virus HDV gây ra. Bệnh diễn biến âm thầm và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc chủ động tìm hiểu về viêm gan D sẽ giúp chúng ta phòng tránh bệnh tốt hơn, chăm sóc tốt sức khỏe của gan nhằm kiểm soát các biến chứng xơ gan, ung thư gan từ gốc. Vậy bệnh gan có lây không?

1, Chuẩn đoán bệnh
a, Xét nghiệm máu
Tương tự nghũng bệnh viêm gan do siêu vi khác, xét nghiệm máu vẫn là phương pháp chính xác và duy nhất trong việc xác định bệnh viêm gan siêu vi D. Kết quả xét nghiệm máu nếu cho thấy nhiễm thể HDV- ARN tăng cao hoặc kháng nguyên HDAg dương tính, là những dấu hiệu nhiễm siêu vi D.

a-1-e1507956569591.jpg


Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi tế bào gan đã bị tàn phá quá nặng nề, kháng nguyên HDAg có thể trở thành âm tính. Vì thế, để xác định bệnh viêm gan D trong số những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn viêm gan B – nghĩa là có HbsAg dương tính - thường cần phải xét nghiệm kháng thể chống lại vi khuẩn viêm gan D, HDV-antibody, nhất là loại kháng thể "cấp tính" IgM anti-HD. Thông thường ngay cả khi bệnh trở thành mãn tính, chất kháng thể này tiếp tục dương tính trong một thời gian rất lâu. Hàm lượng kháng thể này càng cao thì mức độ tàn phá của lá gan bởi vi khuẩn có khả năng càng nặng nề hơn.

Một trong những xét nghiệm máu quan trọng trong việc điều trị bệnh viêm gan siêu vi D là xét nghiệm HBeAG. Kháng nguyên này cho biết virus viêm gan B đang sinh sôi nẩy nởi một cách nhanh chóng, tạo điều kiện cho virus viêm gan D phát triển thuận lợi và có đủ “năng lực” tấn công. Những bệnh nhân với kháng nguyên HBeAG dương tính, nếu bị lây thêm bệnh viêm gan D thường sẽ gặp những nhiều nguy hiểm. Bệnh viêm gan của họ dễ chuyển biến thành ác tính dẫn đến tử vong.

b, Siêu âm gan
Siêu âm gan cũng là một phương pháp giúp cho bác sĩ điều trị có thêm những thông tin hữu ích về bệnh trạng, Tuy nhiên những thông tin này chưa đủ để xác định bệnh viêm gan siêu vi D.

2, Viêm gan B được điều trị như thế nào?
a, Viêm gan siêu vi D cấp tính
Vì viêm gan D cấp tính dễ trở thành ác tính, người bệnh cần được theo dõi một cách cẩn thận. Tuy nhiên, trừ những trường hợp bộc phát rất nghiêm trọng, còn thì đa số người bệnh thường không cần phải vào bệnh viện, có thể được điều trị và theo dõi tại nhà.

b-2-e1507956747391.jpg


Khi bệnh trở thành ác tính, người bệnh có những triệu chứng của loạn trí như mất tự chủ, dễ quên, nói lảm nhảm... Nặng hơn nữa có thể sẽ hôn mê, bất tỉnh ... Trong trường hợp máu trở nên quá loãng, người bệnh có thể bị chảy máu cam, ói ra máu, phân đen như mực, và da dễ bị bầm tím. Đây là những trường hợp cần đưa người bệnh vào bệnh viện ngay để theo dõi và can thiệp kịp thời. Cơ may sống sót của những trường hợp này là rất thấp, bởi vì gan có thể bị tàn phá một cách rất nhanh chóng và nếu không được ghép gan, bệnh nhân sẽ tử vong.

b, Viêm gan siêu vi D mạn tính

Người bị bệnh gan nên ăn gì? và sử dụng thuốc như thế nào?

Thuốc điều trị viêm gan siêu vi D hiện nay thường được dùng là Interferon-alfa. Thuốc được dùng cho cả hai trường hợp viêm gan D cấp tính và mạn tính. Tuy nhiên, đối với giai đoạn viêm cấp tính thì phản ứng của cơ thể là chính, và việc theo dõi bệnh trạng đóng vai trò quan trọng hơn. Vì thế, thuốc được dùng chủ yếu để điều trị khi bệnh được xác định đã chuyển sang giai đoạn mạn tính.

Trong khi đa số bệnh nhân viêm gan siêu vi B có thể sẽ khỏi bệnh mà không cần điều trị, thì bệnh viêm gan siêu vi D có nhiều khuynh hướng chuyển thành mạn tính và tiếp tục tàn phá các tế bào gan. Vì thế, siêu vi viêm gan D được xem là một trong những siêu vi viêm gan tàn độc và nguy hiểm nhất, cũng như “cứng đầu” và khó điều trị nhất.

Thời gian điều trị bệnh viêm gan siêu vi D kéo dài gấp 5 lần so với viêm gan siêu vi B, và lượng thuốc được dùng phải nhiều gấp 2 lần so với điều trị viêm gan siêu vi C.

Liều lượng thuốc điều trị hiện nay thường là từ 5 đến 9 triệu đơn vị thuốc (unit) tiêm dưới da mỗi tuần ba lần, hoặc 5 triệu đơn vị thuốc mỗi ngày, trong một thời gian trung bình là từ 14 đến 16 tháng. Do điều trị nhiều thuốc và quá lâu, có nhiều bệnh nhân không thể tiếp tục điều trị vì bị quá nhiều phản ứng phụ, nhất là những triệu chứng bệnh tâm thần. Đáng kể nhất trong số các phản ứng phụ là tâm trạng buồn phiền, chán nản và nhiều khi có ý định tự tử.

Nhưng ngay cả khi đã rất “nặng tay” trong việc điều trị đến như thế, vẫn chỉ có khoảng 40 đến 70% bệnh nhân có thể bình thường hóa các phân tố hóa ALT và AST mà thôi. Điều đáng tiếc hơn nữa là có khoảng 60 đến 97% trong số bệnh nhân được điều trị có kết quả tốt nhưng sẽ tái phát bệnh sau khi ngưng dùng thuốc. Vì thế, khi bệnh trở nên mạn tính, nguy cơ chai gan và ung thư gan rất khó lòng tránh được.

3, Phòng ngữa viêm gan D
Bạn có thể dùng các biện pháp phòng ngừa sau đây để giảm nguy cơ viêm gan B:

  • Chích ngừa: nên tiêm ngừa vắc-xin viêm gan B cho tất cả trẻ em. Người lớn có nguy cơ cao nhiễm bệnh viêm gan D cũng nên được tiêm chủng, chẳng hạn như những người sử dụng ma túy có dùng bơm kim tiêm chung.
    Khám gan ở bệnh viện nào tốt nhất?
  • Quan hệ t.ình d.ục an toàn: bạn không nên quan hệ t.ình d.ục mà không được bảo vệ trừ khi bạn chắc chắn đối tác của mình không bị nhiễm viêm gan hay các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường t.ình d.ục khác.
  • Cẩn thận về việc xăm hình và xỏ khuyên: hãy chọn một cửa hàng đáng tin cậy và yêu cầu các nhân viên trong cửa hàng phải làm sạch và vô trùng dụng cụ thật tốt trước khi dùng cho bạn.
Nguồn : Tổng hợp
 
×
Quay lại
Top Bottom