Cha đẻ của Flappy Bird và Bitcoin dạy gì cho chúng ta về bài học truyền thông?

Tuổi Trẻ 24

Tuoitre24.vn - Đào Tạo Khởi Nghiệp
Thành viên thân thiết
Tham gia
10/2/2014
Bài viết
345
Trong khoảng thời gian một thập kỷ trở lại đây, chúng ta thấy có hai thế giới gần như rất khó đến gần nhau, và đang ngày càng trở nên bất hòa: thế giới của những anh chàng mọt sách lặng lẽ và những nhà báo đang khát tin.

Được vẽ từ những năm 1630, bức họaNhà hiền triết suy tư của danh họa Rembrandt, bằng lối vẽ thiên tài, đã đem đến cho chúng ta một góc nhìn tuyệt vời về sự sâu xa trong triết học (hoặc cũng có thể là về toán học) qua khung cảnh thế giới từ xưa. Ấy là khi những người sống ẩn dật với sự thanh thản tuyệt đối có thể tĩnh tâm và phiêu du trong thế giới tươi đẹp của mình. Và điều này giúp họ đạt đến đỉnh cao của sự sáng tạo.


truyen-thong-1-2.jpg.aspx


Theo cách hiểu nào đó, các lập trình viên cũng chính là một dạng những nhà toán học thời hiện đại. Và khi internet phát triển, nó mang công việc vô cùng riêng tư này ra ánh đèn sân khấu. Một vài trong số này như Elon Musk hay Mark Zuckerberg trở nên thành đạt hơn và hưởng lợi nhờ việc nổi tiếng. Tuy nhiên họ chỉ là những trường hợp ngoại lệ.

Nguyễn Hà Đông, cha đẻ của Flappy Bird, và Satoshi Nakamoto, người được cho là đã tạo ra Bitcoin, có phần nào đó giống với nhà hiền triết của Rembrandt. Họ thèm khát sự yên tĩnh. Họ muốn có không gian riêng cho mình để có thể làm bất cứ điều gì mình thích mà không bị ảnh hưởng từ bên ngoài. Những đóng góp của hai nhân vật này cho internet đã được xây dựng phía sau bức màn sân khấu.

Thế nhưng những con người trầm lặng này phải đối mặt với một thế giới cuồng công nghệ, trong đó, tin tức còn nóng hơn cả ở Hollywood. Những bộ phim The Social Network, The Internship và show truyền hình Thung Lũng Silicon sắp ra mắt trên HBO, đều có thể gọi là phim Hollywood trong giới công nghệ. Và điều này đang ngày càng làm phiền những “Nhà hiền triết suy tư”.

truyen-thong-2.jpg.aspx


Mọi nhà báo đều sẵn sàng theo bạn vào hang thỏ

Như chúng ta có thể thấy qua việc săn tìm Satoshi Nakamoto và Nguyễn Hà Đông, các nhà báo chỉ quan tâm tới việc câu view với những tin tức giật gân và quên đi mất mình đang làm phiền rất nhiều tới tối tượng của mình. Họ chỉ cố gắng săn tìm những tin tức mới nhất được tiết lộ hay cuộc phỏng vấn đầu tiên với những “người trầm lặng” ấy để có thể có được nhiều lượt view nhất. Và vì thế, phần lớn những nhà báo hiện nay cũng chẳng hơn gì NSA. Họ sẽ chẳng bao giờ dừng lại đến khi tìm thấy bạn.

Thậm chí cả những trang báo lớn như Techcrunch cũng không dấu nổi sự nóng lòng cho những câu chuyện thế này tới mức họ còn kêu gọi độc giả của mình quyên góp tiền để hỗ trợ phóng viên bay sang phỏng vấn Nguyễn Hà Đông. Kể cả khi đã trú ẩn ở một nơi khá xa thung lũng Silicon thì Nguyễn Hà Đông vẫn chưa thể an toàn trước cánh báo chí, đến mức anh này phải nhấn mạnh nhiều lần rằng mình đã qua mệt mỏi rồi.

Trong khi đó, liệu giới hacker có biết gì nhiều hơn ? Trước khi có internet, sự ảnh hưởng của một lập trình viên đơn lẻ là vô cùng hạn chế. Nhưng ngày nay, tất cả những đoạn code có ý nghĩa hay đáng giá đều tràn ngập trên interrnet và lan toả với hiệu ứng viral. Và danh tiếng qua đó cũng sẽ đến khá dễ dàng. Nếu bạn lập trình một thứ gì đó hay ho rồi đưa nó lên mạng, có thể bạn cũng đừng nên ngạc nhiên nếu một ngày kia có một nhà báo đến gõ cửa nhà mình.
truyen-thong-3.jpg.aspx


Đừng để mất sự tập trung vào câu chuyện chính Trung tâm của việc này là bức tranh về một con người. Một khi báo giới đã khát lượt view thì họ hẳn sẽ tiếp cận bạn. Vì theo đuổi lượt view, nên câu chuyện cũng sẽ có vòng đời riêng của mình. Và đây cũng chính là phần phiền hà nhất với những coder rụt rè.

Nguyễn Hà Đông, bên cạnh chính sự nổi tiếng bất ngờ của mình, cũng cho rằng cánh báo chí chưa bao giờ hiểu anh: “Tôi cũng xin lỗi tất cả các nhà báo. Các bạn không phải là người chơi của tôi”. Satoshi Nakamoto, là một người hoặc có thể một nhóm người, đã khá thông minh trong việc tránh khỏi sự quấy rối như Đông đã phải chống chọi. Như Jeff Garzik, một thành viên trong nhóm hạt nhân phát triển Bitcoin nói:

"Chúng tôi cũng chẳng quan tâm lắm. Vấn đề không nằm ở người đã tạo ra nó mà chính là ở đoạn code. Và trong khi người ta cứ ăn trộm, nói xấu và ruồng bỏ những người dùng Bitcoin thì nó vẫn cứ tồn tại."

Ở mục news feeds của chúng tôi sẽ chẳng có trường hợp nào như thế này. Giới paparazzi vẫn cứ tấn công hội mọt sách. Nếu các bạn tạo nên một thứ gì thực sự hay ho cho thế giới công nghệ này thì đó là đời tư của chính bạn sẽ bị tổn hại.

Theo: https://khoinghiep.tuoitre24.vn/Chi...-Flappy-Bird-va-Bitcoin-day-gi-cho-chung.html
 
×
Quay lại
Top Bottom