- Tham gia
- 25/6/2011
- Bài viết
- 2.959
(SKDS) - Bầu đất còn có tên là rau lúi, rau lùi, đái dầm, kim thất, đái dầm, thiên hắc địa hồng, người Tày gọi là khảm khon... Là loại cỏ, thân nhẵn, có nhiều cành, lá mọc so le, nhọn ở đầu, mép khía răng cưa không đều, lá dày, nhẵn, mọng nước, cuống ngắn. Mặt trên phiến lá màu xanh thẫm đen, mặt dưới màu đỏ tím, do đó có tên “thiên hắc địa hồng” (“thiên hắc” là mặt trên mầu xanh đen, “địa hồng” nghĩa là mặt dưới màu đỏ). Cụm hoa hình đầu, màu vàng cam, mọc thành đầu cành và kẽ lá. Quả bế, hình trụ, mang một mào lông trắng ở đỉnh. Cây ra hoa kết quả vào mùa xuân-hè.
Bầu đất mọc hoang và được trồng tại nhiều nơi để làm rau ăn người ta hái ngọn non trần qua nước sôi, xào hoặc nấu canh cua, cũng có thể trộn dầu giấm,… Khi sử dụng làm thuốc thường hái toàn cây, dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.
Bầu đất có vị cay ngọt thơm, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tán ứ tiêu thũng, tiêu viêm, chỉ khái (cầm ho). Có thể sử dụng chữa viêm họng, viêm khí quản mạn tính, phong tê thấp khớp xương đau nhức, chấn thương sưng đau, ...
Một số bài thuốc thường dùng:
- Hỗ trợ điều trị viêm phế quản:Rau bầu đất 80g, thịt lợn nạc 50g nấu thành canh ngày ăn cùng với cơm. Có thể dùng nhiều ngày.
- Chữa đái rắt, đái buốt (do viêm đường tiết niệu):Dùng bầu đất 80g, rửa sạch, cho 700ml nước sắc nỏ lửa còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 10 - 15 ngày. Hoặc có thể dùng bài thuốc sau: Bầu đất 30g, mã đề 20g, râu ngô 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 lần uống trong ngày, 10 ngày một liệu trình.
- Chữa bầm tím (tổn thương phần mềm) do va đập:
Dùng bầu đất tươi 30g, rửa sạch để ráo nước, thêm vài hạt hồ tiêu, giã nát đắp vào vết thương. Ngày 1 lần mỗi lần khoảng 3 giờ đồng hồ, đắp liền 3 ngày.
- Chữa phụ nữ viêm bàng quang: Bầu đất 15g thổ tam thất, ý dĩ nhân mỗi thứ 10g. Cho vào ấm đổ 800ml nước, đun nhỏ lửa còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng 10 - 15 ngày một liệu trình.
-Trẻ em đái dầm: Bầu đất 20g, nấu canh ăn hàng ngày. Nên ăn vào buổi trưa. Các buổi tối nên hạn chế ăn canh, uống nhiều nước.
- Chữa viêm đường tiết niệu (đái buốt, đái dắt): Bầu đất 30g, mã đề 20g, râu ngô 20g. Sắc uống ngày một thang.
- Khí hư, bạch đới: Bầu đất 20g, rễ củ gai sao vàng 16g, cỏ xước 16g, kim ngân hoa 12g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang.
Bầu đất có vị cay ngọt thơm, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tán ứ tiêu thũng, tiêu viêm, chỉ khái (cầm ho). Có thể sử dụng chữa viêm họng, viêm khí quản mạn tính, phong tê thấp khớp xương đau nhức, chấn thương sưng đau, ...
Một số bài thuốc thường dùng:
- Hỗ trợ điều trị viêm phế quản:Rau bầu đất 80g, thịt lợn nạc 50g nấu thành canh ngày ăn cùng với cơm. Có thể dùng nhiều ngày.
- Chữa đái rắt, đái buốt (do viêm đường tiết niệu):Dùng bầu đất 80g, rửa sạch, cho 700ml nước sắc nỏ lửa còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 10 - 15 ngày. Hoặc có thể dùng bài thuốc sau: Bầu đất 30g, mã đề 20g, râu ngô 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 lần uống trong ngày, 10 ngày một liệu trình.
Dùng bầu đất tươi 30g, rửa sạch để ráo nước, thêm vài hạt hồ tiêu, giã nát đắp vào vết thương. Ngày 1 lần mỗi lần khoảng 3 giờ đồng hồ, đắp liền 3 ngày.
- Chữa phụ nữ viêm bàng quang: Bầu đất 15g thổ tam thất, ý dĩ nhân mỗi thứ 10g. Cho vào ấm đổ 800ml nước, đun nhỏ lửa còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng 10 - 15 ngày một liệu trình.
-Trẻ em đái dầm: Bầu đất 20g, nấu canh ăn hàng ngày. Nên ăn vào buổi trưa. Các buổi tối nên hạn chế ăn canh, uống nhiều nước.
- Chữa viêm đường tiết niệu (đái buốt, đái dắt): Bầu đất 30g, mã đề 20g, râu ngô 20g. Sắc uống ngày một thang.
- Khí hư, bạch đới: Bầu đất 20g, rễ củ gai sao vàng 16g, cỏ xước 16g, kim ngân hoa 12g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang.
Lương y Hữu Nam