- Tham gia
- 6/9/2011
- Bài viết
- 350
Hiện Lý Gia Huyên (21 tuổi) học lớp 12 (lớp dành cho học sinh khiếm thị) tại Trường nuôi dạy trẻ em khuyết tật Phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu (Đà Nẵng).**
Bước vào lớp học đặc biệt của cô Bùi Thị Diệp Anh, chúng tôi được biết đến trường hợp của Lý Gia Huyên. Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi về cậu học trò 21 tuổi này là cậu có dáng người nhỏ nhắn, rất hay cười và trò chuyện rất thân thiện.
Mắt Huyên bị cận nặng bẩm sinh, lúc nhỏ còn nhìn thấy và đi học được. Nhưng đến một ngày bệnh nặng hơn. “Năm mình 7 tuổi, một hôm đang ngồi viết bài thi học kỳ lớp 1, mình đưa mắt nhìn lên, nhìn xuống, rồi tự nhiên mắt mờ dần và không thấy gì nữa” - Huyên nhớ lại.
Năm 2009, bác sĩ kết luận Huyên bị tật mù bẩm sinh. Sau đó, Huyên được bác sĩ hỗ trợ, không khám lại mà đi mổ luôn.
“Hai tuần sau đó, một hôm mình đang nằm ở nhà, mắt mình nhìn thấy được ánh nắng len lỏi qua mái nhà. Hai mẹ con mình ôm nhau khóc nức nở vì hạnh phúc. Nhưng hai tháng sau, mắt mình bị mờ lại và mù luôn tới bây giờ”, Huyên nói trong nghẹn ngào.
Dù nhà khó khăn, nhưng mẹ Huyên cũng cố gắng vay mượn để chạy chữa cho con nhưng đều không thành. Lúc đó, Huyên suy sụp hoàn toàn nhưng rồi nghĩ tới tình thương và những giọt nước mắt của mẹ, cậu bạn khát khao vượt lên số phận. Năm 2001, qua lời giới thiệu của cô giáo Lê Thị Thu Hồng, dạy trường mầm non ở thôn, Huyên theo học tại trường Phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu (Đà Nẵng) tới nay.
Cô Bùi Thị Diệp Anh - giáo viên chủ nhiệm của Huyên cho biết: “Em Huyên là một học sinh khiếm thị tại trường, em cũng học hòa nhập tại Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền. Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng em luôn cố gắng vượt qua để học tập. Và em đã đạt học sinh giỏi suốt nhiều năm liền”.
Lý Gia Huyên và cô giáo chủ nhiệm Bùi Thị Diệp Anh.
Dù số phận không may mắn, nhưng ý chí và nghị lực bền bỉ của mình, Huyên đã khiến nhiều người khâm phục. Huyên luôn biết cách phân chia thời gian học tập hợp lý, luôn quý trọng và không để thời gian trôi qua lãng phí. Cậu bạn cố gắng tìm ra và nắm vững phương pháp làm bài của từng môn học để đạt hiệu quả nhất. Vì thế nên suốt 11 năm liền cậu đầu đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi toàn diện của trường.
Mẹ con Huyên sống đều cả vào tiền trợ cấp của Nhà nước, do mẹ cậu cũng đau ốm bệnh tật không làm được gì. Ngoài giờ học, vào chủ nhật hàng tuần, Huyên đi làm thêm massage (xoa bóp, bấm huyệt) tận nhà, do khách hàng có nhu cầu hoặc đến Trung tâm của Hội Người mù quận Liên Chiểu để phục vụ lượng khách dư vì Huyên không phải là nhân viên chính thức của Trung tâm. Ngoài ra, Huyên còn có năng khiếu thổi sáo nên thình thoảng có tham gia biểu diễn cùng với công ty Nhân ái và một số đoàn ở Quảng Nam. Huyên vừa học, vừa làm thêm từ lớp 6 tới nay để có tiền trang trải thêm cho việc học.
Huyên và mẹ. Hiện nay, mẹ con Huyên sống nhờ vào tiền trợ cấp của Nhà nước, vì mẹ cậu bị đau ốm bệnh tật không làm được gì.
Hiện giờ, dù đang là năm cuối cấp nhưng thời gian Huyên đi làm còn nhiều hơn những năm trước. Huyên tâm sự: “Mình sẵn sàng làm những gì có thể làm được để có tiền nuôi ước mơ được đi học ĐH, mình mong muốn thi đậu vào khoa Luật ĐH Khoa học Huế, sau đó có thể về một cơ quan nào đó làm việc để có tiền nuôi mẹ và chữa bệnh cho mẹ”.
Nguyễn Dương
Bước vào lớp học đặc biệt của cô Bùi Thị Diệp Anh, chúng tôi được biết đến trường hợp của Lý Gia Huyên. Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi về cậu học trò 21 tuổi này là cậu có dáng người nhỏ nhắn, rất hay cười và trò chuyện rất thân thiện.
Mắt Huyên bị cận nặng bẩm sinh, lúc nhỏ còn nhìn thấy và đi học được. Nhưng đến một ngày bệnh nặng hơn. “Năm mình 7 tuổi, một hôm đang ngồi viết bài thi học kỳ lớp 1, mình đưa mắt nhìn lên, nhìn xuống, rồi tự nhiên mắt mờ dần và không thấy gì nữa” - Huyên nhớ lại.
Năm 2009, bác sĩ kết luận Huyên bị tật mù bẩm sinh. Sau đó, Huyên được bác sĩ hỗ trợ, không khám lại mà đi mổ luôn.
“Hai tuần sau đó, một hôm mình đang nằm ở nhà, mắt mình nhìn thấy được ánh nắng len lỏi qua mái nhà. Hai mẹ con mình ôm nhau khóc nức nở vì hạnh phúc. Nhưng hai tháng sau, mắt mình bị mờ lại và mù luôn tới bây giờ”, Huyên nói trong nghẹn ngào.
Dù nhà khó khăn, nhưng mẹ Huyên cũng cố gắng vay mượn để chạy chữa cho con nhưng đều không thành. Lúc đó, Huyên suy sụp hoàn toàn nhưng rồi nghĩ tới tình thương và những giọt nước mắt của mẹ, cậu bạn khát khao vượt lên số phận. Năm 2001, qua lời giới thiệu của cô giáo Lê Thị Thu Hồng, dạy trường mầm non ở thôn, Huyên theo học tại trường Phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu (Đà Nẵng) tới nay.
Cô Bùi Thị Diệp Anh - giáo viên chủ nhiệm của Huyên cho biết: “Em Huyên là một học sinh khiếm thị tại trường, em cũng học hòa nhập tại Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền. Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng em luôn cố gắng vượt qua để học tập. Và em đã đạt học sinh giỏi suốt nhiều năm liền”.
Lý Gia Huyên và cô giáo chủ nhiệm Bùi Thị Diệp Anh.
Dù số phận không may mắn, nhưng ý chí và nghị lực bền bỉ của mình, Huyên đã khiến nhiều người khâm phục. Huyên luôn biết cách phân chia thời gian học tập hợp lý, luôn quý trọng và không để thời gian trôi qua lãng phí. Cậu bạn cố gắng tìm ra và nắm vững phương pháp làm bài của từng môn học để đạt hiệu quả nhất. Vì thế nên suốt 11 năm liền cậu đầu đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi toàn diện của trường.
Mẹ con Huyên sống đều cả vào tiền trợ cấp của Nhà nước, do mẹ cậu cũng đau ốm bệnh tật không làm được gì. Ngoài giờ học, vào chủ nhật hàng tuần, Huyên đi làm thêm massage (xoa bóp, bấm huyệt) tận nhà, do khách hàng có nhu cầu hoặc đến Trung tâm của Hội Người mù quận Liên Chiểu để phục vụ lượng khách dư vì Huyên không phải là nhân viên chính thức của Trung tâm. Ngoài ra, Huyên còn có năng khiếu thổi sáo nên thình thoảng có tham gia biểu diễn cùng với công ty Nhân ái và một số đoàn ở Quảng Nam. Huyên vừa học, vừa làm thêm từ lớp 6 tới nay để có tiền trang trải thêm cho việc học.
Huyên và mẹ. Hiện nay, mẹ con Huyên sống nhờ vào tiền trợ cấp của Nhà nước, vì mẹ cậu bị đau ốm bệnh tật không làm được gì.
Hiện giờ, dù đang là năm cuối cấp nhưng thời gian Huyên đi làm còn nhiều hơn những năm trước. Huyên tâm sự: “Mình sẵn sàng làm những gì có thể làm được để có tiền nuôi ước mơ được đi học ĐH, mình mong muốn thi đậu vào khoa Luật ĐH Khoa học Huế, sau đó có thể về một cơ quan nào đó làm việc để có tiền nuôi mẹ và chữa bệnh cho mẹ”.
Nguyễn Dương