- Tham gia
- 15/10/2011
- Bài viết
- 152
Con đã từng đến trong đời này, và con rất ngoan!
Con đã từng đến trong đời này, và con rất ngoan! "Đấy là lời nói cuối cùng của một em bé tám tuổi, và được khắc lại trên bia mộ em. "Con đã từng đi qua cuộc đời này! Và con rất ngoan!"
Cô bé Xa Diễm tám tuổi, đôi mắt đen lóng lánh và một trái tim thơ ngây non nớt, Xa Diễm mồ côi, cô bé chỉ sống trên đời vẻn vẹn 8 năm, câu cuối cùng cô nói là một lời thanh minh non nớt: "Con đã từng được sống! Và con rất ngoan!". Xa Diễm hy vọng được chết vào mùa thu. th.ân thể gầy gò của em giống một bông hoa nở theo mùa. Khi hoa vàng nở khắp mặt đất và những chiếc lá rơi chao liệng khắp nơi, em sẽ thấy cả những đàn nhạn di cư bay ngang trời xa.
Em tự nguyện bỏ điều trị, và dùng toàn bộ 540 nghìn Nhân dân tệ (gần 1,1 tỷ đồng tiền VN) để chia thành 7 phần, mang sinh mệnh chính mình chia ra thành những phần bánh hy vọng tặng cho bảy người bạn nhỏ đang chiến đấu giữa lằn ranh của sự sống và cái chết khác.
"Tôi tình nguyện từ bỏ điều trị"
Xa Diễm không biết ai là cha đẻ của mình, em chỉ có "cha" là người thu nhận em về nuôi nấng.
Ngày 30/11/1996 (20/10 âm lịch), "cha" Xa Sĩ Hữu phát hiện một hài nhi mới sinh bị vứt bỏ đang thoi thóp và lạnh toát trong đống cỏ bên chân một cây cầu nhỏ ở thị trấn Vĩnh Hưng, ngực hài nhi cài một mẩu giấy nhỏ, chỉ ghi vắn tắt "20 tháng 10, 12 giờ đêm".
Khi đó, cha Xa Sĩ Hữu tròn 30 tuổi, nhà ở tổ 2, thôn Vân Nha, thị trấn Tam Tinh, huyện Song Lưu, tỉnh Tứ Xuyên. Vì nhà nghèo quá, không cưới được vợ, nếu cha nhận nuôi thêm đứa trẻ này, có lẽ càng chẳng báo giờ có cô nào chịu lấy cha nữa. Vì vậy, nhìn đứa trẻ còi như con mèo bé vừa khóc vừa ngáp ngáp thút thít, Xa Sĩ Hữu mấy lần nhặt lên rồi lại đặt xuống, bỏ đi rồi lại ngoái lại nhìn, đứa bé thân mình đầy bùn đất lạnh, tiếng khóc yếu ớt, nếu không ai cứu, chả mấy mà đứt sinh mệnh! Cắn răng, anh ôm đứa bé lên lần nữa, thở dài nói: "Thôi thì tao ăn gì, mày ăn nấy!".
Xa Sĩ Hữu đặt tên cho đứa bé là Xa Diễm, vì bé sinh ra vào mùa thu, đúng mùa thu hoạch mùa màng hoa trái đủ đầy. Đàn ông một mình làm bố, không có sữa mẹ, cũng không có tiền mua sữa bột, đành bón con những thìa cháo hoa. Vì thế, Xa Diễm từ nhỏ đã còi cọc, yếu đuối, lắm bệnh, nhưng là một đứa trẻ vô cùng ngoan và hiểu biết. Xuân đi xuân lại, Xa Diễm như bông hoa nhỏ trên dây Khổ Đằng, lớn khôn dần, vô cùng thông minh và ngoan ngoãn.
Hàng xóm đều nói, những đứa trẻ bị bỏ rơi được nhặt về nuôi, bao giờ trí óc cũng khôn ngoan thông minh hơn người. Và mọi người đều yêu Xa Diễm. Dù em từ nhỏ đã hay bệnh tật liên miên, nhưng trong sự nâng niu xót thương của cha, em cũng lớn lên dần.
Những đứa trẻ số phận đau khổ thường khác người. Từ lúc 5 tuổi, em rất biết ý thức giúp cha làm việc nhà, giặt giũ quần áo, nấu cơm, cắt cỏ em đều biết làm thành thạo. Em biết thân phận mình không được như những đứa trẻ con nhà người khác, trẻ con hàng xóm có bố có mẹ, nhà mình chỉ có cha. Gia đình nhỏ này do hai bố con lụi hụi chống đỡ xây đắp, em cần phải thật ngoan thật ngoan, không để cha lo lắng thêm chút nào, hoặc giận em một lần nào.
Vào học lớp Một, Xa Diệm biết mình phải cố gắng. Em xếp thứ Nhất trong lớp, làm người cha mù chữ của mình cũng mở mày mở mặt với làng xóm. Em chưa bao giờ để cha phải thất vọng. Em hát cho cha nghe, kể những chuyện vui vẻ ở trường cho cha nghe, những phiếu bé ngoan hay hoa điểm tốt em đều dán lên vách tường. Đôi khi em bướng bỉnh ra những đề bài khó để bắt cha phải giải được... Mỗi lúc nhìn thấy cha cười, em đều vui sướng.
Dù con không có mẹ, nhưng con có thể sống vui vẻ cùng cha, đó là hạnh phúc!
Tháng 5/2005, Xa Diễm thường bị chảy máu cam. Một buổi sáng ngủ dậy định rửa mặt, đột ngột em phát hiện cả chậu nước rửa mặt đã biến thành màu hồng. Nhìn kỹ, là máu mũi đang nhỏ giọt xuống, không cầm máu được. Không còn cách nào khác, Xa Sĩ Hữu mang con đi tiêm ở bệnh xá địa phương, nhưng không ngờ, một vết mũi tiêm bé tí xíu cũng chảy máu mãi không ngừng. Trên đùi Xa Diễm cũng xuất hiện nhiều "Vết châm kim đỏ". Bác sĩ nói, "Mau lên bệnh viện khám ngay!", đến được bệnh viện Thành Đô, đúng lúc bệnh viện đang đông người cấp cứu, Xa Diễm không lấy được số thứ tự xếp hàng khám. Xa Diễm ngồi một mình ngoài ghế dài, tay bịt mũi, hai đường máu chảy thành hàng dọc từ mũi xuống, nhuộm hồng cả nền nhà, cha em cảm thấy ngại ngùng, chỉ biết lấy cái bô đựng nước tiểu để hứng máu, chỉ mười phút, cái bô đã lưng nửa.
Bác sĩ phát hiện ra, vội cuống quýt ôm Xa Diễm đi khám. Sau khi kiểm tra, bác sĩ ngay lập tức viết đơn Thông báo khẩn cấp bệnh tình của em. Xa Diễm mắc bệnh máu trắng (Bạch cầu cấp - acute leucimia).
Chi phí điều trị căn bệnh này vô cùng đắt đỏ, thông thường điều trị cơ bản đã cần 300 nghìn Nhân dân tệ (tương đương 600 triệu VND), Xa Sĩ Hữu choáng váng. Nhìn con gái nằm trên gi.ường bệnh, ông không thể chần chừ suy nghĩ nữa, ông chỉ có một ý nghĩ: Cứu con!
Vay khắp bạn bè họ hàng, chạy đông chạy tây tiền chỉ như muối bỏ biển, so với số 300 nghìn tệ cần có sao xa vời. Ông quyết định bán cái duy nhất có thể ra tiền là căn nhà xây bằng gạch mộc, gạch chưa nung của mình. Nhưng nhà thì quá rách nát, lúc đó không thể tìm ra ai muốn mua nó.
Cha nuôi của Xa Diễm
Nhìn gương mặt gầy gò xơ xác và đôi mắt u uất của cha, Xa Diễm có một cảm giác đau xót. Một lần, Xa Diễm kéo tay cha lại, chưa nói nhưng nước mắt đã trào ra: 'Cha ơi, con muốn được chết..."
Đôi mắt Xa Sĩ Hữu kinh ngạc nhìn con gái: "Con mới 8 tuổi thôi, vì sao con lại muốn chết?"
"Con chỉ là đứa bé bị bỏ rơi nhặt về, ai cũng bảo số con bạc bẽo, giờ bệnh này không chữa được, cha cho con ra viện đi..."
Ngày 18/5, bệnh nhân tám tuổi Xa Diễm thay mặt người cha mù chữ, tự ký rành rọt tên vào trong cuốn bệnh án của chính mình: "Tự nguyện từ bỏ chữa trị cho Xa Diễm".
Đứa trẻ tám tuổi tự lo hậu sự
"Hôm đó về nhà, một đứa trẻ từ nhỏ đến lớn chưa từng vòi vĩnh cha bất cứ điều gì, đã đòi cha hai yêu cầu: Em muốn có một tấm áo mới, và em muốn được chụp một bức ảnh. Em giải thích cho cha: "Sau này, khi con không còn nữa, nếu cha nhớ con, cha có thể nhìn con ở trong ảnh".
Ngày hôm sau, cha Xa Sĩ Hữu nhờ người cô đi cùng đưa cháu lên thị trấn, tiêu hết 30 tệ (60.000 VNĐ) mua một bộ quần áo mới, Xa Diễm tự mình chọn một chiếc quần cộc màu hồng phấn, người cô chọn cho Xa Diễm một chiếc váy trắng chấm đỏ, nhưng khi mặc thử Xa Diễm mặc thử, thấy tiếc rẻ nên lại cởi ra. Ba người đi đến tiệm chụp ảnh, Xa Diễm mặc bộ đồ màu hồng mới tinh, ngón tay đưa ra hình chữ V, cố gắng mỉm cười, nhưng cuối cùng cũng không kìm được để nước mắt chảy ra.
Em đã không thể đến trường nữa, em xách cái cặp đứng trên con đường nhỏ đầu làng, mắt ươn ướt. Nếu không có một phóng viên tên là Truyền Diễm của tờ "Thành Đô buổi chiều", thì chắc Xa Diễm sẽ chỉ như một phiến lá cây khô rụng xuống, lẳng lặng bị cuốn đi theo gió.
Cô phóng viên này sau khi biết tin từ bệnh viện, đã viết một bài báo, kể lại toàn bộ câu chuyện của Xa Diễm. Sau khi bài báo "Đứa trẻ 8 tuổi tự lo hậu sự" được đăng, cả thành phố Thành Đô đều bị cảm động, cả mạng Internet toàn Trung Quốc cũng cảm động, có một phong trào lan truyền trên khắp Trung Quốc, trong cả đời sống thật của thế giới người Hoa lẫn trên mạng ảo, những người có lòng tốt bắt đầu quyên góp để cứu sinh mệnh mong manh của cô bé. Trong vòng mười ngày, con số quyên góp từ toàn thể người Hoa đã lên tới 560 nghìn Nhân dân tệ, đủ để chi phí phẫu thuật, và hy vọng cuộc sống của Xa Diễm lại được thổi bùng lên từ bao nhiêu trái tim nhân ái. Sau khi tuyên bố kết thúc quyên góp, vẫn còn nhiều khoản tiền chuyển về tài khoản quyên góp. Các bác sĩ cũng cố sức, dốc hết sức lực và tài năng chuyên môn để cứu chữa cho Xa Diễm, tất cả hàng triệu người đều hy vọng thành công.
Trên internet, nhiều lời nhắn gửi: "Xa Diễm, cô bé yêu quý của tôi, tôi hy vọng em sớm mạnh khoẻ rời bệnh viện, tôi cầu chúc cho em quay lại trường học, tôi mong mỏi em bình an lớn lên, tôi khao khát tôi sẽ được vui sướng tiễn em về nhà chồng..."
Ngày 21/6, Xa Diễm, cô bé đã từ bỏ trị liệu quay về nhà chờ thần Chết, đã lại được đưa về Thành Đô, vào bệnh viện Nhi. Tiền có rồi, sinh mệnh mỏng manh có hy vọng và có lý do để tiếp tục được sống.
Xa Diễm chịu đựng đợt hoá trị khó chịu. Trong cửa kính, Xa Diễm nằm trên gi.ường truyền dịch, đầu gi.ường đặt một chiếc ghế, ghế để một cái âu nhựa, thỉnh thoảng em quay người sang đó nôn. Sự kiên cường cửa đứa bé khiến người lớn cũng kinh ngạc. Bác sĩ Từ Minh, người điều trị chính cho em giải thích, giai đoạn hoá trị, đường ruột và dạ dầy sẽ phản ứng kích liệt, thời gian đầu mới hoá trị, mỗi lần Xa Diệm nôn đều nhiều, nửa âu, nhưng đến "ho" một tiếng cũng không. Trong lúc kiểm tra tuỷ xương khi nhập viện, mũi tiêm đâm từ ngực, em "không khóc, không kêu la, cũng không chảy nước mắt, đến động đậy cũng không dám".
Từ khi ra đời cho tới lúc chết, em không có được một chút xíu tình yêu của mẹ. Khi bác sĩ Từ Minh đề nghị: "Xa Diễm, làm con gái bác đi!" mắt em sáng rực lên, rồi nước mắt tuôn xuống xối xả. Ngày hôm sau, khi bác sĩ đến đầu gi.ường bệnh, Xa Diễm bẽn lẽn gọi: "Mẹ!". Bác sĩ lặng đi một chút, rồi từ từ mỉm cười, ngọt ngào đáp lại: "Con gái, ngoan lắm!"
Tất cả mọi người đều chờ đợi một phép lạ, tất cả đều hy vọng giây phút Xa Diễm được trở về với cuộc sống. Rất nhiều người từ thành phố vào bệnh viện thăm em, trên mạng nhiều người hỏi thăm em, số mệnh của Xa Diễm làm mạng Internet xa lạ trở nên đầy ắp ánh sáng.
Trở lại viện nhờ số tiền quyên góp và chiếc áo mới cuối cùng
Hai tháng hoá trị, Xa Diễm qua được chín cửa "Quỷ môn quan", sốc nhiễm trùng, bệnh bại huyết septicemia, tan máu, xuất huyết ồ ạt đường tiêu hoá... lần nào cũng "hung hoá cát". Những liệu trình đều do các bác sĩ huyết học Nhi hàng đầu của tỉnh và Trung Quốc chuẩn đoán quyết định, hiệu quả rất khả quan. Bệnh máu trắng căn bản đã được khống chế. Tất cả đang chờ tin Xa Diễm lành bệnh.
Nhưng những bệnh tật đi theo những tác dụng phụ của hoá chất trị liệu rất đáng sợ. Và so với hầu hết những đứa trẻ bị bệnh máu trắng khác, thể chất Xa Diễm rất yếu ớt. Sau đợt phẫu thuật, sức khoẻ Xa Diễm càng kém.
Buổi sáng ngày 20/8, em hỏi phóng viên Truyền Diễm: "Dì ơi, xin dì cho con biết, vì sao mọi người quyên góp tiền cho con?"
"Bởi vì họ đều có lòng tốt!"
"Dì ơi, con cũng làm người tốt."
"Bản thân con đã là một người tốt. Những người tốt sẽ giúp đỡ nhau, mới làm nên những điều càng thiện lương."
Xa Diễm móc từ dưới gối ra một cuốn vở bài tập, đưa cho Truyền Diễm: "Dì ơi, đây là di chúc của con..."
Phóng viên Truyền Diễm kinh ngạc, vội vã mở vở ra, quả nhiên là những việc Xa Diễm thu xếp hậu sự. Đây là một đứa trẻ tám tuổi sắp về cõi chết, nằm bò trên gi.ường bệnh dùng bút chì nắn nót viết ba trang "Di chúc". Vì em còn nhỏ quá, còn nhiều chữ Hán chưa học nên chưa viết được hết, còn có những chữ viết sai. Xem có thể biết em không thể viết một mạch bức thư này, mà viết sáu đoạn. Mở đầu là "Dì Truyền Diễm", kết thúc là "Tạm biệt dì Truyền Diễm". Suốt cả bức thư, chữ "Dì Truyền Diễm" xuất hiện 7 lần, và 9 lần gọi tắt là Dì. Phía sau 16 chữ xưng hô này, tất cả là những điều "nhờ vả dì làm hộ" khi em lìa đời. Và còn cả lời muốn qua phóng viên "cảm ơn" và "tạm biệt" với cả thế giới.
"Tạm biệt dì, chúng ta sẽ gặp nhau trong mơ. Dì Truyền Diễm, nhà cha con sắp sập rồi. Cha đừng buồn, xin cha cũng đừng nhảy lầu. Dì Truyền Diễm xin dì trông coi bố con. Dì ơi, cái tiền của con cho trường con một ít ít, cảm ơn dì chuyển lời cảm tạ tới Hội trưởng Hội Hồng thập tự. Con chết xong, mang hết chỗ tiền còn lại chia ra cho những người mắc bệnh giống con, giúp họ đỡ bị bệnh hơn..."
Bức di chúc làm Truyền Diễm giàn giụa nước mắt, khóc không thành tiếng.
Con đã từng được sống, con rất ngoan
Ngày 22/8, vì đường tiêu hoá xuất huyết, dường như suốt một tháng trời Xa Diễm không được ăn mà chỉ sống bằng dịch truyền. Và lần đầu tiên em "ăn vụng", em bẻ một mẩu nhỏ mì ăn liền khô bỏ vào mồm. Ngay lập tức đường ruột của em xuất huyết nghiêm trọng, bác sĩ y tá khẩn cấp truyền máu, truyền dịch cho em...
Nhìn Xa Diễm đau bụng lăn lộn, bác sĩ và y tá đều bật khóc. Tất cả mọi người đều muốn gánh đau cho em, nhưng, không thể làm gì được.
Tám tuổi. Xa Diễm đã thoát được cơn bệnh tật quái ác, và ra đi an lành.
Không ai chấp nhận sự thật. Phóng viên Truyền Diễm vuốt vuốt gương mặt bé xíu lạnh dần đi của cô bé, khóc không thành tiếng, gương mặt sẽ không bao giờ gọi cô là Dì nữa, cũng sẽ không bao giờ cười nữa.
Mạng TứXuyênonline , mạng 163 (mạng Internet nổi tiếng nhất TQ) ngập trong nước mắt, mạng Xinhuanet toàn nước mắt. "Đau lòng đến không thể thở được" sau đầu đề topic đó là hàng vạn lời nhắn cảm xúc của các công dân mạng TQ. Hoa viếng, điếu văn, một người đàn ông trung niên khẽ nói: "Con, con vốn là một thiên sứ nhỏ trên trời, con đã dang đôi cánh, thôi con cứ ngoan ngoãn bay đi.."
Ngày 26/8, tang lễ diễn ra dưới một cơn mưa nhỏ, Nhà tang lễ ở ngoại thành phía Đông của thành phố Thành Đô chật ních những người dân Thành Đô đi viếng với nước mắt rưng rưng. Họ đều là những "người cha, người mẹ" của Xa Diễm mà Xa Diễm chưa có dịp gặp mặt. Để đứa bé mới sinh ra đời đã bị vứt bỏ, đã mắc bệnh máu trắng, đã từ bỏ chữa trị, đã chết... không còn cô đơn nữa. Rất nhiều "Cha-mẹ" đội mưa tiễn theo sau chiếc quan tài bé nhỏ.
Bức ảnh trên đầu Entry trong blog Trang Hạ đã chụp bia mộ của Xa Diễm: Một bức ảnh Xa Diễm cười mím mím, tay cầm một bông hoa dại bé xíu. Mặt chính của bia chỉ ghi vỏn vẹn: " Con đã từng được sống, con rất ngoan! (1996.11.30-2005-8.22)"
Mặt sau bia có ghi vài lời đơn giản giới thiệu thân thế Xa Diễm, câu cuối cùng là: "Trong những năm Em sống, Em đã được nhận những ấm áp của con người. Xin Em yên nghỉ, thiên đường có Em nên thiên đường càng đẹp đẽ."
Theo đúng chúc thư, 540.000 Nhân dân tệ còn thừa lại chia thành những tặng vật chia cho những em bé khác bị mắc bệnh máu trắng. Bệnh viện còn ghi lại tên của 7 bệnh nhân Nhi này, Dương Tâm Lâm, Từ Lê, Hoàng Chí Cường, Lưu Linh Lộ, Trương Vũ Tiệp, Cao Kiện, Vương Kiệt. Những bệnh nhân này lớn nhất là 19 tuổi, nhỏ nhất là 2 tuổi, đều là những em gia đình quá nghèo, đang giãy dụa giữa sự sống và cái chết.
Ngày 24/9, ca phẫu thuật đầu tiên thành công dành cho bệnh nhân được nhận viện phí từ Xa Diễm, là cô bé Từ Lê ở bệnh viện Hoa Tây. Sau phẫu thuật, Từ Lê mỉm cười với gương mặt trắng xanh, nói: "Xa Diễm, hay yên nghỉ, về sau này, bia mộ của chúng tôi cũng sẽ ghi thêm một dòng như nhau: "Tôi đã từng đến trong đời này, và tôi rất ngoan!"
Li dị- trò chơi
Dưới con mắt trẻ thơ, người lớn có những 'trò chơi' vừa chán, vừa phức tạp. Chúng ghét những trò chơi ấy vì bỗng dưng cuộc sống chẳng giống thường ngày .
Cầu thang xoáy ốc nằm bên hông nhà. Nó chỉ mới được làm cách đây sáu tháng, lúc bố và mẹ ly dị nhau. Khi thấy bố đứng chỉ huy các ông thợ xây cầu thang, Cà Rốt và Củ Hành đều thắc mắc: "Bố xây cầu thang ở ngoài làm gì nhỉ? Đã có một cái trong nhà rồi".
Mẹ đưa mắt nhìn hai đứa rồi cúi xuống, lặng thinh. Cà Rốt bảo Củ Hành: 'Chắc là để phơi quần áo đấy mà”.
Củ Hành ngẫm nghĩ một lát rồi bảo: “Ừ, chắc vậy. Bên nhà Mi Mi cũng phơi quần áo ở cầu thang”.
Không thắc mắc nữa, hai đứa ngồi xuống, chơi trò xếp hình, thỉnh thoảng lại cười lên khanh khách.
Một tuần sau, khi cầu thang xây xong, đi học về, Cà Rốt và Củ Hành ngạc nhiên thấy trong nhà mọc thêm một cánh cửa. Cánh cửa này bịt kín lối đi lên lầu. Mẹ giải thích với Cà Rốt: "Kể từ hôm nay, con sẽ ở dưới này với mẹ”. Bố cũng giải thích với Củ Hành: "Con lên lầu sống với bố”.
Thế là Cà Rốt và Củ Hành hiểu rằng, ly dị nghĩa là không sống chung một nhà nữa, phải chia ra làm hai nơi. Con cái cũng chia làm đôi, mỗi người một đứa. Cà Rốt giãy lên khóc: “Bố mẹ ly dị thì ly dị. Con với Củ Hành không ly dị đâu”.
Củ Hành cũng khóc ti tỉ: "Con muốn ở chung với Cà Rốt. Con không lên lầu".
Bố, một tay xách va li, một tay xốc Củ Hành: “Thôi, đừng có rối rít nữa. Lên nhà ngay".
Mẹ, hai mắt ầng ậng nước, đứng sững nhìn Cà Rốt lôi chân bố.
Cà Rốt hét: “Để Củ Hành lại. Con ghét bố. Con ghét bố".
Trên tay bố, Củ Hành giãy giụa: "Thả con xuống. Thả con xuống. Con không đi với bố đâu".
Nhưng bố đã ra đến cửa rồi. Cà Rốt khóc òa. Củ Hành cũng khóc òa. Trong nhà, mẹ ngồi thụp xuống đất, úp mặt vào hai đầu gối.
Sao lại bắt trẻ con phải chịu cảnh này, trời ơi!
Buổi sáng, mẹ luôn chở Cà Rốt đến trường sớm. Mãi một lúc sau mới thấy Củ Hành lếch thếch chạy vào.
Cà Rốt hỏi: "Hôm nào cũng đi muộn thế?”.
Củ Hành chu chu cái miệng, hít mũi đánh sột: "Bố ngủ quên. Em phải đánh thức đấy”. Cà Rốt lại hỏi: “Thế bố có pha sữa cho Củ Hành uống trước khi đi học không?".
Củ Hành lắc đầu: "Em tự pha. Dễ lắm. Đổ sữa vào cốc, thêm nước vào, khuấy lên. Nhưng mà nó nhạt phèo, chả ngọt như mẹ pha lúc trước".
Cà Rốt xịu mặt: “Chứ bố làm gì mà không pha cho Củ Hành?".
Củ Hành nghiêng nghiêng đầu, ra vẻ suy nghĩ: "À, bố cứ nằm mãi ở gi.ường, gác tay lên trán. Có khi bố bận đánh răng".
Cà Rốt bảo: "Bố thế là hư rồi".
Hai chị em nắm tay nhau đi vào lớp học. Lớp Chồi của Củ Hành ở ngay cạnh lớp Lá của Cà Rốt. Thỉnh thoảng, hai đứa lại vờ vĩnh chạy ra cửa để ngó nghiêng vào lớp đứa kia. Gặp nhau ở trường sướng thật. Cà Rốt và Củ Hành chán nhất khi phải về nhà. Lúc đó, mỗi đứa lại phải ở một nơi.
Giờ ra chơi. Cà Rốt và Củ Hành không thích nô đùa cùng các bạn. Hai đứa cùng ngồi trên ghế xích đu, vừa ăn bánh sữa, vừa trò chuyện. Củ Hành kể: “Hôm qua bố ngồi vá quần cho em, bị kim chọc vào tay, kêu ui da, buồn cười lắm".
Cà Rốt cũng khúc khích: "Còn mẹ sửa cái bếp điện mãi mà không xong, hễ cắm dây vào là nổ cầu chì. Sau phải nhờ chú Ngân sửa mới xong đấy".
Củ Hành xịu mặt: "Sao mẹ không gọi bố mà lại nhờ chú Ngân?'.
Cà Rốt gí ngón tay xinh xinh vào trán Củ Hành: "Ngốc thế. Ly dị rồi là không có nhờ vả chuyện gì cả”.
Củ Hành hỏi: "Mẹ bảo thế à?
Cà Rốt gật đầu: "Ừ".
Củ Hành cáu: “Chán mẹ lắm. Tự nhiên lại ly dị".
Cà Rốt gật đầu ra vẻ đồng tình, mặt buồn thiu...
Một hôm... Khi mẹ đến đón Cà Rốt, chiều đã muộn lắm rồi. Thế mà bố vẫn chưa đến đón Củ Hành. Cô giáo đưa mắt nhìn hai đứa trẻ vui vẻ chơi lò cò trên sân rồi băn khoăn nói với mẹ: “Hôm nay nhà em có việc. Không biết chừng nào anh mới đến đón cháu?”.
Mẹ bảo: “Thôi, để tôi đưa cháu về luôn".
Củ Hành tròn mắt: “Mẹ cho con về chung với Cà Rốt hả?”.
Mẹ gật đầu. Hai đứa nhảy tưng tưng vì mừng.
Trên xe, Cà Rốt và Củ Hành nói cười luôn miệng. Vào nhà, Củ Hành lăng xăng chạy tới, chạy lui. Tất cả đều quen thuộc. Thích quá.
Cà Rốt đột nhiên người lớn hẳn.
Con bé nhìn em một cách bao dung: “Chạy vừa thôi. Đi tắm rồi còn ăn cơm chứ”.
Củ Hành vẫn chạy lui, chạy tới: “Em thích chạy". Hai tay cu cậu dang rộng như lái máy bay, quẹt cả vào người Cà Rốt: "Ôi ôi, thích quá. Xê ra cho máy bay bay nào'.
Khi bố về, trời đã khuya lắm. Bố đứng lựng khựng trước cửa, khẽ hắng giọng rồi lại đứng im. Mẹ đẩy cánh cửa mở hé cho rộng thêm, bảo: “Anh vào đi”.
Bố rón rén bước vào. Nhà im phăng phắc. Hai đứa trẻ đang ngủ ngon trong gi.ường.
Mẹ bảo: “Anh để Củ Hành ngủ ở đây một đêm cũng được. Đừng đánh thức nó nửa chừng".
Bố nói nhỏ: “Anh xin lỗi. Có việc đột xuất nên không thể đến đón nó đúng giờ".
Mẹ lạnh lùng: "Người anh cần xin lỗi là nó chứ không phải em”.
Bố đứng như chôn chân trước gi.ường ngủ của hai đứa trẻ. Dưới ánh đèn mờ nhạt, hai gương mặt bầu bĩnh kề sát nhau thật ngây thơ, đáng yêu.
Củ Hành ngủ say, miệng chóp chép nhai trong giấc mơ, bàn tay vẫn nắm chặt tay Cà Rốt. Con chị nằm gác chân lên người em, hai mắt nhắm tịt, nhưng miệng lại tủm tỉm cười.
Hai vai bố như xệ hẳn xuống.
Bố nói mà không nhìn mẹ: “Sao mình lại để mọi sự trở nên tồi tệ thế này hả em?".
Hai người ngồi đối diện trong một quán cà phê.
Trước mặt anh, chiếc gạt tàn đã đầy ắp tàn thuốc lá. Ly nước của chị cũng cạn đến đáy rồi. Cuộc trò chuyện lâu hơn họ nghĩ.
Khi anh nói tên quán cà phê, chị đã rùng mình. Đó là nơi hai người từng hẹn hò nhau từ lúc mới yêu. Chiếc bàn trong góc cũng là bàn quen thuộc. Anh muốn nhắc nhở chị điều gì chứ, khi chính anh là kẻ có lỗi trăm bề?
Chi không thể tha thứ, mặc dù anh đã quỳ xuống chân chị xin lỗi rất nhiều lần.
Chị không thể chấp nhận hình ảnh anh ôm người phụ nữ khác trong tay, âu yếm họ như âu yếm chị.
Niềm tin và tình yêu chị dành cho anh quá lớn, đến nỗi khi biết sự phản bội của anh, chị bất ngờ đến sửng sốt, tê dại cả người.
Quyết định ly hôn của chị làm mọi người ái ngại. Mẹ chị khuyên: “Đàn ông ai chẳng có lúc lạc lòng. Nó đã biết lỗi thì tha thứ đi con ạ. Như mẹ từng tha thứ bố mày ấy”.
Có lẽ trong tình yêu, khó có lời khuyên nào áp dụng thật chính xác cho từng trường hợp.
Chị biết rõ mình không thể lướt qua mọi chuyện được như mẹ, xem như không có gì. Sống tiếp tục với anh, nằm bên anh mỗi ngày để chỉ nghỉ đến hình ảnh anh nằm với người khác ư? Chị không chịu nổi.
Khi chị nói thẳng điều đó, anh lặng người. Trông chị như một người khác hẳn, quyết liệt và lạnh lùng. Anh cố vớt vát bằng cách đem Cà Rốt và Củ Hành ra thuyết phục: “Em ơi, đừng để các con phải liên lụy. Em muốn trừng phạt anh thế nào cũng được, nhưng đừng ly dị, được không?".
Chị tàn nhẫn nhìn anh: “Không ly dị, để sống giả dối như nhiều người khác sao? Em không muốn vậy. Khi các con lớn, chúng nó sẽ hiểu”.
Nước mắt ứa ra, anh khóc không kiềm chế trước mặt chị, nhưng chị vẫn dửng dưng. Lòng chị đã nguội lạnh hẳn từ khi biết anh phản bội. Kể từ giờ phút này, chị sẽ chỉ cư xử như một người không có trái tim.
Ra tòa, anh bảo: "Tôi có lỗi. Tòa cứ xử theo ý vợ tôi. Sao cũng được".
Chị lạnh lùng đề nghị: "Chia đôi mọi thứ. Anh ấy và con trai ở trên lầu. Tôi và con gái ở dưới nhà. Xây lối đi riêng, không ai làm phiền ai".
Họ đã ly dị được hơn nửa năm. Cà Rốt và Củ Hành dần dà cũng quen cuộc sống chia đôi của bố mẹ. Bố thì dễ rồi. Nhà bố thường mở cửa rộng, Cà Rốt muốn lên lúc nào cũng được. Nhưng con bé không dám. Mẹ khe khắt lắm.
Một lần thấy Cà Rốt lên nhà với bố, mẹ giận dữ quát ầm lên. Cà Rốt phải lủi thủi đi về trước ánh mắt buồn rầu của bố. Từ đó, nhà mẹ luôn đóng cửa. Cà Rốt và Củ Hành chỉ còn gặp nhau lúc đi nhà trẻ.
Cũng may là mẹ không đổi trường. Chứ nếu mẹ đổi, hai chị em sẽ lâm vào hoàn cảnh "gần nhà xa ngõ' cho xem.
Thường lệ, bố đưa Củ Hành đi học muộn, nhưng luôn đón sớm nửa giờ. Bố xin cô giáo được gặp Cà Rốt. Ban đầu, cô giáo cũng lúng túng, khó xử vì như thế là sai quy định của trường. Nhưng nhìn ánh mắt van nài của bố, cô thấy tội.
Cô bảo: "Anh đừng gặp cháu lâu quá. Mười lăm phút được rồi”.
Bố mừng rỡ, vâng dạ rối rít. Thế là hai bố con được gặp nhau trò chuyện mỗi ngày. Bố hay hỏi Cà Rốt: "Mẹ có khỏe không? Tối mẹ có thức khuya không? Mẹ có hay khóc không?".
Rồi bố xoa nắn chân tay, ôm Cà Rốt vào lòng, hôn lên đôi má bầu bĩnh của con mà nước mắt ứa ra.
Bố dặn: “Đừng cho mẹ biết bố hay gặp con nhé”. Bố không dặn, Cà Rốt cũng giấu kín. Dại gì nói ra cho mẹ cấm nhỉ? Nó còn dặn ngược lại bố: Bố nhớ đón Củ Hành trước khi mẹ đón con nhé. Để mẹ đừng thấy bố con mình gặp nhau”.
Bố lại chảy nước mắt. Chỉ mới nửa năm mà Cà Rốt đã “bà cụ non" như thế rồi sao? Bố hối hận quá.
Trưa hôm ấy, đột nhiên bố nhìn thấy mẹ ở ngã tư đường. Mẹ đang đứng mặc cả để mua trái cây, không nhìn thấy bố. Gương mặt mẹ trắng trẻo ửng hồng dưới nắng. Chiếc áo màu tím và bờ vai quen thuộc làm lòng bố nhói đau. Lập tức, bố chạy xe lên vỉa hè, tấp vào sau một gốc cây, âm thầm nhìn mẹ.
Khi mẹ đi rồi, bố vẫn đứng lặng nhìn theo đốm màu tím nhỏ dần rồi khuất hẳn.
Tự nhiên, bố mệt mỏi đến cực độ. Móc trong túi chiếc điện thoại di động, bố gọi về cơ quan, cáo ốm để xin nghỉ buổi chiều.
Từ ngã tư gặp mẹ, bố đi lòng vòng, lòng vòng mãi dưới nắng rồi tấp vào một quán bia quen. Từng chai, từng chai, bố uống cạn.
Người chủ quán đến kéo ghế ngồi chung: “Sầu đời hả bạn? Để tôi uống cùng”. Không hiểu sao bố lại uống nhiều như vậy? Và nói nhiều nữa. Bố nói hết những ẩn ức trong lòng. Rằng bố yêu mẹ lắm. Từ khi mẹ ly dị bố, bố càng yêu mẹ hơn.
Nhưng bố cũng oán mẹ nhiều bằng bố yêu mẹ.
Rằng sao mẹ sắt thép, cứng lòng như thế?
Rằng tội nhân phạm tội trọng, khi hối lỗi còn được ân xá mà mẹ thì kiên quyết chặt đứt đường về của bố?
Rằng bố nhớ Cà Rốt biết bao.
Bố thèm ăn cơm của mẹ nấu biết bao.
Tại sao mẹ có thể quên đi những ngày hạnh phúc của mẹ và bố?
Tại sao mẹ chỉ nhớ tội lỗi xấu xa của bố mà quên những kỷ niệm đẹp bố từng làm?...
Càng nói, bố càng uống. Người chủ quán bỏ đi lúc nào, bố cũng không biết.
Đèn đường lên lúc nào, bố cũng không hay. Bố quên luôn giờ đón Củ Hành.
Mà bố đón làm sao được khi đã gục trên bàn ngủ thiếp thế kia?
Hai người ngồi đối diện trong quán cà phê quen thuộc. Chỗ ngồi và chiếc bàn cũng quen thuộc.
Anh hút thuốc liên tục. Chiếc gạt tàn dần đầy lên. Mấy lần chị suýt bảo anh ngưng hút, nhưng lại bậm môi im lặng. Bây giờ, anh muốn làm gì cứ làm, chị chẳng quan tâm. Nhưng khi anh cất tiếng, sự căng thẳng của chị chùng dần. Rồi nước mắt chị rớt xuống.
Anh bảo: “Anh vẫn lén gặp Cà Rốt mỗi chiều ở trường. Anh nhớ con lắm. Nhớ mùi mồ hôi của nó. Nhớ những câu hỏi vặn vẹo khiến anh điên đầu trước kia. Anh cũng nhớ em. Mỗi đêm, anh đều nằm áp tai xuống gạch, lắng nghe tiếng động ở dưới nhà để tưởng tượng em đang làm gì? Cà Rốt đang làm gì?”.
"Có hôm, anh ra cầu thang xoáy, áp tai vào vách như thằng ăn trộm, thèm nghe một tiếng em cười mà không được. Một lần, anh đang ngồi như thế thì Củ Hành thức dậy. Nó mò ra cầu thang xoáy và thấy anh ở đấy. Hai bố con anh đã ôm nhau ngồi rất lâu để chỉ nói về em và Cà Rốt.
Củ Hành bảo: “Con ghét ly dị. Con nhớ mẹ và Cà Rốt. Con muốn uống sữa mẹ pha. Bố ơi, đừng chơi trò ly dị nữa nhé".
“Đây là trò chơi hả em? Anh cũng ước nó chỉ là trò chơi để mình chấm dứt, không chơi nữa. Trò chơi gì mà tàn nhẫn quá, làm khổ cả bốn người? Em muốn anh phải làm gì bây giờ để được em tha thứ? Sao em lại giao Củ Hành cho anh mà không giữ cả hai đứa với nhau? Phải chăng em muốn anh nhìn rõ tội lỗi của mình? Rằng vì anh mà con cái phải mỗi đứa một nơi?".
"Anh nhìn rõ lắm rồi, em ơi. Nhất là đêm hôm qua khi anh đứng nhìn hai đứa con mình ngủ trong gi.ường. Em cho anh gửi Củ Hành lại. Ngày mai anh thuê người tới đập cầu thang xoáy bên ngoài, mở lại lối cầu thang bên trong. Em không muốn thấy mặt anh nữa thì để anh đi, miễn em được thoải mái. Miễn Cà Rốt và Củ Hành được sống bên nhau”.
“Anh không đem theo một thứ gì cả, cũng không cần tiền. Khi hạnh phúc đã mất, tiền bạc, tài sản cũng thành vô nghĩa. Hôm nay, anh mời em ra đây chỉ để nói với em như thế mà thôi...".
Nước mắt chị chảy tràn. Trên tất cả mọi điều, chị vẫn còn yêu anh lắm.
Anh là người đàn ông duy nhất mà chị yêu.
Xa anh, chị không chỉ hành hạ anh mà còn hành hạ chính mình.
Chị biết chuyện anh gặp Cà Rốt mỗi ngày. Biết tất cả.
Trẻ con ngủ mớ thường nói ra hết những gì chúng cất trong lòng.
Nửa đêm, Cà Rốt ôm cổ mẹ mà tưởng là bố, thủ thỉ: “Mẹ sửa bếp điện mãi mà không được, cứ bị giật hoài, bố ạ. Tội nghiệp mẹ nhỉ? Còn bố vá quần cho Củ Hành bị kim đâm vào tay phải không? Cũng tội nghiệp bố luôn. À, ngày mai khi bố đến, bố mua cho con que kem nhé. Con thèm ăn kem lắm, nhưng mẹ chẳng mua gì cả...".
Rồi Cà Rốt lại nói, như nói với Củ Hành: "Ngày mai chị bảo mẹ pha sữa rồi đổ vào chai, đem đi cho Củ Hành nghe. Hay chị giấu mẹ, đổ sữa của chị vào chai cũng được. Chị uống mãi, chán lắm. Còn Củ Hành lại thèm...”.
Càng nghe, chị càng xót. Chui đầu vào gối, chị cắn răng khóc rưng rức.
Chị cũng nhớ Củ Hành, nhớ anh đến điên dại.
Đêm nằm, chị cũng lắng nghe bước chân anh đi đi lại lại trên lầu.
Thỉnh thoảng, chị lại lục tủ lấy chiếc áo của anh ấp mặt vào và khóc thầm. Nghe tiếng anh ho, lòng chị nhói buốt. Chị khao khát được anh ôm vào lòng, được xoa tay vào chiếc cằm lởm chởm râu của anh để âu yếm, được nép vào ngực anh, ngửi mùi mồ hôi nồng nồng quen thuộc...
Nhưng, người phụ nữ ấy cũng đã nép vào ngực anh, cũng ngửi mùi mồ hôi của anh. Chị lịm đi vì giận hờn, vì ghen tức.
Chị không chấp nhận chia sẻ điều riêng tư ấy với bất kỳ ai.
Nhìn đôi mắt thâm quầng của chị, mẹ lắc đầu: “Ghen có năm bảy đường ghen, nhưng ghen mà đày ải mình như mày, mẹ mới thấy có một. Nghe lời mẹ, tha lỗi cho chồng đi con. Tao nghe người ta bảo dạo này nó cũng sa sút tinh thần, sức khỏe tồi tệ lắm ...".
Chị gắt: “Mẹ nói cứ như đùa. Đã ly dị rồi mà còn tha thứ nỗi gì. Mẹ đừng làm con rối tung lên nữa”.
Mẹ dỗi: “Vâng, tôi xin lỗi. Chuyện của chị tôi không có quyền xía vào. Nhưng tôi xót cho cháu tôi lắm. Chúng nó có lỗi gì mà phải xa bố, xa mẹ, sống mỗi đứa mỗi nơi chứ? Cứ ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình thì đừng sinh chúng nó ra. Ngày trước ấy à? Tôi mà không tha thứ cho bố chị, giờ này không chừng chị sống với mẹ ghẻ, chứ không phải tôi đâu".
Nghe mẹ nói mà chị lạnh cả người. Sao chị không nghĩ ra điều ấy nhỉ? Nếu... nếu người đàn bà kia trở thành mẹ ghẻ của Củ Hành, chị biết làm thế nào? Chị không muốn điều ấy xảy ra. Không phải vì chị sợ bà mẹ ghẻ ấy không thương yêu Củ Hành. Cái chính là trong sâu thẳm tâm hồn, chị không muốn mất anh.
Mắt chị càng thâm quầng hơn vì những đêm mất ngủ.
Chị hối hận vì đã quyết liệt ly dị chồng.
Anh lặng lẽ nhìn chị.
Câu hỏi bật ra khiến anh cũng run rẩy cả người: “Em còn yêu anh không? Em thù ghét anh, ly dị anh, nhưng trong lòng em còn yêu thương anh chút nào không? Nếu còn, dù chỉ là sợi chỉ mong manh, anh cũng xin em cho anh một cơ hội để làm lại từ đầu. Anh ngàn lần cầu xin em...”.
Nước mắt nhòa nhạt, nghẹn cứng trong lòng ngực, chị nức nở mãi. Thế rồi, chị đặt bàn tay run rẩy của mình lên tay anh. Anh lặng người.
Ở nhà trẻ, chỉ còn Cà Rốt và Củ Hành chơi lò cò trên sân.
Củ Hành bảo: "Hôm nay bố lại quên đón em rồi”. Cà Rốt cười: “Thì về với mẹ và chị. Càng sướng”. Củ Hành lại bảo: "Nhưng sao hôm nay mẹ cũng đón chị muộn thế?”. Cà Rốt tròn xoe mắt: “Ừ nhỉ".
Hai đứa không chơi lò cò nữa, đứng gí mũi vào ô mắt cáo. Vừa lúc đó, những ánh đèn xe loang loáng rọi vào.
Củ Hành reo: 'Bố đến rồi”.
Cà Rốt cũng reo: "Mẹ đến rồi".
Bố và mẹ cùng dựng xe, bước nhanh đến chỗ hai đứa trẻ. Cà Rốt giật giật tay Củ Hành: "Nhìn kìa. Bố nắm tay mẹ".
Củ Hành toét miệng cười: "Em đã bảo mà. Chơi mãi trò ly dị, chán lắm"...
Lang thang trên mạng em tìm thấy hai bài này mọi người cùng đọc xem nhé!
Những chỗ bbij khuyết là chữ mắt đấy ạ, không hiểu vì lỗi gì mà không hiện được,mọi người thông cảm nha!
Con đã từng đến trong đời này, và con rất ngoan! "Đấy là lời nói cuối cùng của một em bé tám tuổi, và được khắc lại trên bia mộ em. "Con đã từng đi qua cuộc đời này! Và con rất ngoan!"
Cô bé Xa Diễm tám tuổi, đôi mắt đen lóng lánh và một trái tim thơ ngây non nớt, Xa Diễm mồ côi, cô bé chỉ sống trên đời vẻn vẹn 8 năm, câu cuối cùng cô nói là một lời thanh minh non nớt: "Con đã từng được sống! Và con rất ngoan!". Xa Diễm hy vọng được chết vào mùa thu. th.ân thể gầy gò của em giống một bông hoa nở theo mùa. Khi hoa vàng nở khắp mặt đất và những chiếc lá rơi chao liệng khắp nơi, em sẽ thấy cả những đàn nhạn di cư bay ngang trời xa.
Em tự nguyện bỏ điều trị, và dùng toàn bộ 540 nghìn Nhân dân tệ (gần 1,1 tỷ đồng tiền VN) để chia thành 7 phần, mang sinh mệnh chính mình chia ra thành những phần bánh hy vọng tặng cho bảy người bạn nhỏ đang chiến đấu giữa lằn ranh của sự sống và cái chết khác.
"Tôi tình nguyện từ bỏ điều trị"
Xa Diễm không biết ai là cha đẻ của mình, em chỉ có "cha" là người thu nhận em về nuôi nấng.
Ngày 30/11/1996 (20/10 âm lịch), "cha" Xa Sĩ Hữu phát hiện một hài nhi mới sinh bị vứt bỏ đang thoi thóp và lạnh toát trong đống cỏ bên chân một cây cầu nhỏ ở thị trấn Vĩnh Hưng, ngực hài nhi cài một mẩu giấy nhỏ, chỉ ghi vắn tắt "20 tháng 10, 12 giờ đêm".
Khi đó, cha Xa Sĩ Hữu tròn 30 tuổi, nhà ở tổ 2, thôn Vân Nha, thị trấn Tam Tinh, huyện Song Lưu, tỉnh Tứ Xuyên. Vì nhà nghèo quá, không cưới được vợ, nếu cha nhận nuôi thêm đứa trẻ này, có lẽ càng chẳng báo giờ có cô nào chịu lấy cha nữa. Vì vậy, nhìn đứa trẻ còi như con mèo bé vừa khóc vừa ngáp ngáp thút thít, Xa Sĩ Hữu mấy lần nhặt lên rồi lại đặt xuống, bỏ đi rồi lại ngoái lại nhìn, đứa bé thân mình đầy bùn đất lạnh, tiếng khóc yếu ớt, nếu không ai cứu, chả mấy mà đứt sinh mệnh! Cắn răng, anh ôm đứa bé lên lần nữa, thở dài nói: "Thôi thì tao ăn gì, mày ăn nấy!".
Xa Sĩ Hữu đặt tên cho đứa bé là Xa Diễm, vì bé sinh ra vào mùa thu, đúng mùa thu hoạch mùa màng hoa trái đủ đầy. Đàn ông một mình làm bố, không có sữa mẹ, cũng không có tiền mua sữa bột, đành bón con những thìa cháo hoa. Vì thế, Xa Diễm từ nhỏ đã còi cọc, yếu đuối, lắm bệnh, nhưng là một đứa trẻ vô cùng ngoan và hiểu biết. Xuân đi xuân lại, Xa Diễm như bông hoa nhỏ trên dây Khổ Đằng, lớn khôn dần, vô cùng thông minh và ngoan ngoãn.
Hàng xóm đều nói, những đứa trẻ bị bỏ rơi được nhặt về nuôi, bao giờ trí óc cũng khôn ngoan thông minh hơn người. Và mọi người đều yêu Xa Diễm. Dù em từ nhỏ đã hay bệnh tật liên miên, nhưng trong sự nâng niu xót thương của cha, em cũng lớn lên dần.
Những đứa trẻ số phận đau khổ thường khác người. Từ lúc 5 tuổi, em rất biết ý thức giúp cha làm việc nhà, giặt giũ quần áo, nấu cơm, cắt cỏ em đều biết làm thành thạo. Em biết thân phận mình không được như những đứa trẻ con nhà người khác, trẻ con hàng xóm có bố có mẹ, nhà mình chỉ có cha. Gia đình nhỏ này do hai bố con lụi hụi chống đỡ xây đắp, em cần phải thật ngoan thật ngoan, không để cha lo lắng thêm chút nào, hoặc giận em một lần nào.
Vào học lớp Một, Xa Diệm biết mình phải cố gắng. Em xếp thứ Nhất trong lớp, làm người cha mù chữ của mình cũng mở mày mở mặt với làng xóm. Em chưa bao giờ để cha phải thất vọng. Em hát cho cha nghe, kể những chuyện vui vẻ ở trường cho cha nghe, những phiếu bé ngoan hay hoa điểm tốt em đều dán lên vách tường. Đôi khi em bướng bỉnh ra những đề bài khó để bắt cha phải giải được... Mỗi lúc nhìn thấy cha cười, em đều vui sướng.
Dù con không có mẹ, nhưng con có thể sống vui vẻ cùng cha, đó là hạnh phúc!
Lần đầu tiên trong đời được uống sữa.
Ảnh chụp sau khi Xa Diễm quay lại bệnh viện với số tiền được quyên góp giúp đỡ.
Ảnh chụp sau khi Xa Diễm quay lại bệnh viện với số tiền được quyên góp giúp đỡ.
Tháng 5/2005, Xa Diễm thường bị chảy máu cam. Một buổi sáng ngủ dậy định rửa mặt, đột ngột em phát hiện cả chậu nước rửa mặt đã biến thành màu hồng. Nhìn kỹ, là máu mũi đang nhỏ giọt xuống, không cầm máu được. Không còn cách nào khác, Xa Sĩ Hữu mang con đi tiêm ở bệnh xá địa phương, nhưng không ngờ, một vết mũi tiêm bé tí xíu cũng chảy máu mãi không ngừng. Trên đùi Xa Diễm cũng xuất hiện nhiều "Vết châm kim đỏ". Bác sĩ nói, "Mau lên bệnh viện khám ngay!", đến được bệnh viện Thành Đô, đúng lúc bệnh viện đang đông người cấp cứu, Xa Diễm không lấy được số thứ tự xếp hàng khám. Xa Diễm ngồi một mình ngoài ghế dài, tay bịt mũi, hai đường máu chảy thành hàng dọc từ mũi xuống, nhuộm hồng cả nền nhà, cha em cảm thấy ngại ngùng, chỉ biết lấy cái bô đựng nước tiểu để hứng máu, chỉ mười phút, cái bô đã lưng nửa.
Bác sĩ phát hiện ra, vội cuống quýt ôm Xa Diễm đi khám. Sau khi kiểm tra, bác sĩ ngay lập tức viết đơn Thông báo khẩn cấp bệnh tình của em. Xa Diễm mắc bệnh máu trắng (Bạch cầu cấp - acute leucimia).
Chi phí điều trị căn bệnh này vô cùng đắt đỏ, thông thường điều trị cơ bản đã cần 300 nghìn Nhân dân tệ (tương đương 600 triệu VND), Xa Sĩ Hữu choáng váng. Nhìn con gái nằm trên gi.ường bệnh, ông không thể chần chừ suy nghĩ nữa, ông chỉ có một ý nghĩ: Cứu con!
Vay khắp bạn bè họ hàng, chạy đông chạy tây tiền chỉ như muối bỏ biển, so với số 300 nghìn tệ cần có sao xa vời. Ông quyết định bán cái duy nhất có thể ra tiền là căn nhà xây bằng gạch mộc, gạch chưa nung của mình. Nhưng nhà thì quá rách nát, lúc đó không thể tìm ra ai muốn mua nó.
Cha nuôi của Xa Diễm
Nhìn gương mặt gầy gò xơ xác và đôi mắt u uất của cha, Xa Diễm có một cảm giác đau xót. Một lần, Xa Diễm kéo tay cha lại, chưa nói nhưng nước mắt đã trào ra: 'Cha ơi, con muốn được chết..."
Đôi mắt Xa Sĩ Hữu kinh ngạc nhìn con gái: "Con mới 8 tuổi thôi, vì sao con lại muốn chết?"
"Con chỉ là đứa bé bị bỏ rơi nhặt về, ai cũng bảo số con bạc bẽo, giờ bệnh này không chữa được, cha cho con ra viện đi..."
Ngày 18/5, bệnh nhân tám tuổi Xa Diễm thay mặt người cha mù chữ, tự ký rành rọt tên vào trong cuốn bệnh án của chính mình: "Tự nguyện từ bỏ chữa trị cho Xa Diễm".
Đứa trẻ tám tuổi tự lo hậu sự
"Hôm đó về nhà, một đứa trẻ từ nhỏ đến lớn chưa từng vòi vĩnh cha bất cứ điều gì, đã đòi cha hai yêu cầu: Em muốn có một tấm áo mới, và em muốn được chụp một bức ảnh. Em giải thích cho cha: "Sau này, khi con không còn nữa, nếu cha nhớ con, cha có thể nhìn con ở trong ảnh".
Ngày hôm sau, cha Xa Sĩ Hữu nhờ người cô đi cùng đưa cháu lên thị trấn, tiêu hết 30 tệ (60.000 VNĐ) mua một bộ quần áo mới, Xa Diễm tự mình chọn một chiếc quần cộc màu hồng phấn, người cô chọn cho Xa Diễm một chiếc váy trắng chấm đỏ, nhưng khi mặc thử Xa Diễm mặc thử, thấy tiếc rẻ nên lại cởi ra. Ba người đi đến tiệm chụp ảnh, Xa Diễm mặc bộ đồ màu hồng mới tinh, ngón tay đưa ra hình chữ V, cố gắng mỉm cười, nhưng cuối cùng cũng không kìm được để nước mắt chảy ra.
Em đã không thể đến trường nữa, em xách cái cặp đứng trên con đường nhỏ đầu làng, mắt ươn ướt. Nếu không có một phóng viên tên là Truyền Diễm của tờ "Thành Đô buổi chiều", thì chắc Xa Diễm sẽ chỉ như một phiến lá cây khô rụng xuống, lẳng lặng bị cuốn đi theo gió.
Cô phóng viên này sau khi biết tin từ bệnh viện, đã viết một bài báo, kể lại toàn bộ câu chuyện của Xa Diễm. Sau khi bài báo "Đứa trẻ 8 tuổi tự lo hậu sự" được đăng, cả thành phố Thành Đô đều bị cảm động, cả mạng Internet toàn Trung Quốc cũng cảm động, có một phong trào lan truyền trên khắp Trung Quốc, trong cả đời sống thật của thế giới người Hoa lẫn trên mạng ảo, những người có lòng tốt bắt đầu quyên góp để cứu sinh mệnh mong manh của cô bé. Trong vòng mười ngày, con số quyên góp từ toàn thể người Hoa đã lên tới 560 nghìn Nhân dân tệ, đủ để chi phí phẫu thuật, và hy vọng cuộc sống của Xa Diễm lại được thổi bùng lên từ bao nhiêu trái tim nhân ái. Sau khi tuyên bố kết thúc quyên góp, vẫn còn nhiều khoản tiền chuyển về tài khoản quyên góp. Các bác sĩ cũng cố sức, dốc hết sức lực và tài năng chuyên môn để cứu chữa cho Xa Diễm, tất cả hàng triệu người đều hy vọng thành công.
Trên internet, nhiều lời nhắn gửi: "Xa Diễm, cô bé yêu quý của tôi, tôi hy vọng em sớm mạnh khoẻ rời bệnh viện, tôi cầu chúc cho em quay lại trường học, tôi mong mỏi em bình an lớn lên, tôi khao khát tôi sẽ được vui sướng tiễn em về nhà chồng..."
Ngày 21/6, Xa Diễm, cô bé đã từ bỏ trị liệu quay về nhà chờ thần Chết, đã lại được đưa về Thành Đô, vào bệnh viện Nhi. Tiền có rồi, sinh mệnh mỏng manh có hy vọng và có lý do để tiếp tục được sống.
Xa Diễm chịu đựng đợt hoá trị khó chịu. Trong cửa kính, Xa Diễm nằm trên gi.ường truyền dịch, đầu gi.ường đặt một chiếc ghế, ghế để một cái âu nhựa, thỉnh thoảng em quay người sang đó nôn. Sự kiên cường cửa đứa bé khiến người lớn cũng kinh ngạc. Bác sĩ Từ Minh, người điều trị chính cho em giải thích, giai đoạn hoá trị, đường ruột và dạ dầy sẽ phản ứng kích liệt, thời gian đầu mới hoá trị, mỗi lần Xa Diệm nôn đều nhiều, nửa âu, nhưng đến "ho" một tiếng cũng không. Trong lúc kiểm tra tuỷ xương khi nhập viện, mũi tiêm đâm từ ngực, em "không khóc, không kêu la, cũng không chảy nước mắt, đến động đậy cũng không dám".
Từ khi ra đời cho tới lúc chết, em không có được một chút xíu tình yêu của mẹ. Khi bác sĩ Từ Minh đề nghị: "Xa Diễm, làm con gái bác đi!" mắt em sáng rực lên, rồi nước mắt tuôn xuống xối xả. Ngày hôm sau, khi bác sĩ đến đầu gi.ường bệnh, Xa Diễm bẽn lẽn gọi: "Mẹ!". Bác sĩ lặng đi một chút, rồi từ từ mỉm cười, ngọt ngào đáp lại: "Con gái, ngoan lắm!"
Tất cả mọi người đều chờ đợi một phép lạ, tất cả đều hy vọng giây phút Xa Diễm được trở về với cuộc sống. Rất nhiều người từ thành phố vào bệnh viện thăm em, trên mạng nhiều người hỏi thăm em, số mệnh của Xa Diễm làm mạng Internet xa lạ trở nên đầy ắp ánh sáng.
Trở lại viện nhờ số tiền quyên góp và chiếc áo mới cuối cùng
Hai tháng hoá trị, Xa Diễm qua được chín cửa "Quỷ môn quan", sốc nhiễm trùng, bệnh bại huyết septicemia, tan máu, xuất huyết ồ ạt đường tiêu hoá... lần nào cũng "hung hoá cát". Những liệu trình đều do các bác sĩ huyết học Nhi hàng đầu của tỉnh và Trung Quốc chuẩn đoán quyết định, hiệu quả rất khả quan. Bệnh máu trắng căn bản đã được khống chế. Tất cả đang chờ tin Xa Diễm lành bệnh.
Nhưng những bệnh tật đi theo những tác dụng phụ của hoá chất trị liệu rất đáng sợ. Và so với hầu hết những đứa trẻ bị bệnh máu trắng khác, thể chất Xa Diễm rất yếu ớt. Sau đợt phẫu thuật, sức khoẻ Xa Diễm càng kém.
Buổi sáng ngày 20/8, em hỏi phóng viên Truyền Diễm: "Dì ơi, xin dì cho con biết, vì sao mọi người quyên góp tiền cho con?"
"Bởi vì họ đều có lòng tốt!"
"Dì ơi, con cũng làm người tốt."
"Bản thân con đã là một người tốt. Những người tốt sẽ giúp đỡ nhau, mới làm nên những điều càng thiện lương."
Xa Diễm móc từ dưới gối ra một cuốn vở bài tập, đưa cho Truyền Diễm: "Dì ơi, đây là di chúc của con..."
Phóng viên Truyền Diễm kinh ngạc, vội vã mở vở ra, quả nhiên là những việc Xa Diễm thu xếp hậu sự. Đây là một đứa trẻ tám tuổi sắp về cõi chết, nằm bò trên gi.ường bệnh dùng bút chì nắn nót viết ba trang "Di chúc". Vì em còn nhỏ quá, còn nhiều chữ Hán chưa học nên chưa viết được hết, còn có những chữ viết sai. Xem có thể biết em không thể viết một mạch bức thư này, mà viết sáu đoạn. Mở đầu là "Dì Truyền Diễm", kết thúc là "Tạm biệt dì Truyền Diễm". Suốt cả bức thư, chữ "Dì Truyền Diễm" xuất hiện 7 lần, và 9 lần gọi tắt là Dì. Phía sau 16 chữ xưng hô này, tất cả là những điều "nhờ vả dì làm hộ" khi em lìa đời. Và còn cả lời muốn qua phóng viên "cảm ơn" và "tạm biệt" với cả thế giới.
"Tạm biệt dì, chúng ta sẽ gặp nhau trong mơ. Dì Truyền Diễm, nhà cha con sắp sập rồi. Cha đừng buồn, xin cha cũng đừng nhảy lầu. Dì Truyền Diễm xin dì trông coi bố con. Dì ơi, cái tiền của con cho trường con một ít ít, cảm ơn dì chuyển lời cảm tạ tới Hội trưởng Hội Hồng thập tự. Con chết xong, mang hết chỗ tiền còn lại chia ra cho những người mắc bệnh giống con, giúp họ đỡ bị bệnh hơn..."
Bức di chúc làm Truyền Diễm giàn giụa nước mắt, khóc không thành tiếng.
Con đã từng được sống, con rất ngoan
Ngày 22/8, vì đường tiêu hoá xuất huyết, dường như suốt một tháng trời Xa Diễm không được ăn mà chỉ sống bằng dịch truyền. Và lần đầu tiên em "ăn vụng", em bẻ một mẩu nhỏ mì ăn liền khô bỏ vào mồm. Ngay lập tức đường ruột của em xuất huyết nghiêm trọng, bác sĩ y tá khẩn cấp truyền máu, truyền dịch cho em...
Nhìn Xa Diễm đau bụng lăn lộn, bác sĩ và y tá đều bật khóc. Tất cả mọi người đều muốn gánh đau cho em, nhưng, không thể làm gì được.
Tám tuổi. Xa Diễm đã thoát được cơn bệnh tật quái ác, và ra đi an lành.
Không ai chấp nhận sự thật. Phóng viên Truyền Diễm vuốt vuốt gương mặt bé xíu lạnh dần đi của cô bé, khóc không thành tiếng, gương mặt sẽ không bao giờ gọi cô là Dì nữa, cũng sẽ không bao giờ cười nữa.
Mạng TứXuyênonline , mạng 163 (mạng Internet nổi tiếng nhất TQ) ngập trong nước mắt, mạng Xinhuanet toàn nước mắt. "Đau lòng đến không thể thở được" sau đầu đề topic đó là hàng vạn lời nhắn cảm xúc của các công dân mạng TQ. Hoa viếng, điếu văn, một người đàn ông trung niên khẽ nói: "Con, con vốn là một thiên sứ nhỏ trên trời, con đã dang đôi cánh, thôi con cứ ngoan ngoãn bay đi.."
Ngày 26/8, tang lễ diễn ra dưới một cơn mưa nhỏ, Nhà tang lễ ở ngoại thành phía Đông của thành phố Thành Đô chật ních những người dân Thành Đô đi viếng với nước mắt rưng rưng. Họ đều là những "người cha, người mẹ" của Xa Diễm mà Xa Diễm chưa có dịp gặp mặt. Để đứa bé mới sinh ra đời đã bị vứt bỏ, đã mắc bệnh máu trắng, đã từ bỏ chữa trị, đã chết... không còn cô đơn nữa. Rất nhiều "Cha-mẹ" đội mưa tiễn theo sau chiếc quan tài bé nhỏ.
Bức ảnh trên đầu Entry trong blog Trang Hạ đã chụp bia mộ của Xa Diễm: Một bức ảnh Xa Diễm cười mím mím, tay cầm một bông hoa dại bé xíu. Mặt chính của bia chỉ ghi vỏn vẹn: " Con đã từng được sống, con rất ngoan! (1996.11.30-2005-8.22)"
Mặt sau bia có ghi vài lời đơn giản giới thiệu thân thế Xa Diễm, câu cuối cùng là: "Trong những năm Em sống, Em đã được nhận những ấm áp của con người. Xin Em yên nghỉ, thiên đường có Em nên thiên đường càng đẹp đẽ."
Theo đúng chúc thư, 540.000 Nhân dân tệ còn thừa lại chia thành những tặng vật chia cho những em bé khác bị mắc bệnh máu trắng. Bệnh viện còn ghi lại tên của 7 bệnh nhân Nhi này, Dương Tâm Lâm, Từ Lê, Hoàng Chí Cường, Lưu Linh Lộ, Trương Vũ Tiệp, Cao Kiện, Vương Kiệt. Những bệnh nhân này lớn nhất là 19 tuổi, nhỏ nhất là 2 tuổi, đều là những em gia đình quá nghèo, đang giãy dụa giữa sự sống và cái chết.
Ngày 24/9, ca phẫu thuật đầu tiên thành công dành cho bệnh nhân được nhận viện phí từ Xa Diễm, là cô bé Từ Lê ở bệnh viện Hoa Tây. Sau phẫu thuật, Từ Lê mỉm cười với gương mặt trắng xanh, nói: "Xa Diễm, hay yên nghỉ, về sau này, bia mộ của chúng tôi cũng sẽ ghi thêm một dòng như nhau: "Tôi đã từng đến trong đời này, và tôi rất ngoan!"
Li dị- trò chơi
Dưới con mắt trẻ thơ, người lớn có những 'trò chơi' vừa chán, vừa phức tạp. Chúng ghét những trò chơi ấy vì bỗng dưng cuộc sống chẳng giống thường ngày .
Cầu thang xoáy ốc nằm bên hông nhà. Nó chỉ mới được làm cách đây sáu tháng, lúc bố và mẹ ly dị nhau. Khi thấy bố đứng chỉ huy các ông thợ xây cầu thang, Cà Rốt và Củ Hành đều thắc mắc: "Bố xây cầu thang ở ngoài làm gì nhỉ? Đã có một cái trong nhà rồi".
Mẹ đưa mắt nhìn hai đứa rồi cúi xuống, lặng thinh. Cà Rốt bảo Củ Hành: 'Chắc là để phơi quần áo đấy mà”.
Củ Hành ngẫm nghĩ một lát rồi bảo: “Ừ, chắc vậy. Bên nhà Mi Mi cũng phơi quần áo ở cầu thang”.
Không thắc mắc nữa, hai đứa ngồi xuống, chơi trò xếp hình, thỉnh thoảng lại cười lên khanh khách.
Một tuần sau, khi cầu thang xây xong, đi học về, Cà Rốt và Củ Hành ngạc nhiên thấy trong nhà mọc thêm một cánh cửa. Cánh cửa này bịt kín lối đi lên lầu. Mẹ giải thích với Cà Rốt: "Kể từ hôm nay, con sẽ ở dưới này với mẹ”. Bố cũng giải thích với Củ Hành: "Con lên lầu sống với bố”.
Thế là Cà Rốt và Củ Hành hiểu rằng, ly dị nghĩa là không sống chung một nhà nữa, phải chia ra làm hai nơi. Con cái cũng chia làm đôi, mỗi người một đứa. Cà Rốt giãy lên khóc: “Bố mẹ ly dị thì ly dị. Con với Củ Hành không ly dị đâu”.
Củ Hành cũng khóc ti tỉ: "Con muốn ở chung với Cà Rốt. Con không lên lầu".
Bố, một tay xách va li, một tay xốc Củ Hành: “Thôi, đừng có rối rít nữa. Lên nhà ngay".
Mẹ, hai mắt ầng ậng nước, đứng sững nhìn Cà Rốt lôi chân bố.
Cà Rốt hét: “Để Củ Hành lại. Con ghét bố. Con ghét bố".
Trên tay bố, Củ Hành giãy giụa: "Thả con xuống. Thả con xuống. Con không đi với bố đâu".
Nhưng bố đã ra đến cửa rồi. Cà Rốt khóc òa. Củ Hành cũng khóc òa. Trong nhà, mẹ ngồi thụp xuống đất, úp mặt vào hai đầu gối.
Sao lại bắt trẻ con phải chịu cảnh này, trời ơi!
Buổi sáng, mẹ luôn chở Cà Rốt đến trường sớm. Mãi một lúc sau mới thấy Củ Hành lếch thếch chạy vào.
Cà Rốt hỏi: "Hôm nào cũng đi muộn thế?”.
Củ Hành chu chu cái miệng, hít mũi đánh sột: "Bố ngủ quên. Em phải đánh thức đấy”. Cà Rốt lại hỏi: “Thế bố có pha sữa cho Củ Hành uống trước khi đi học không?".
Củ Hành lắc đầu: "Em tự pha. Dễ lắm. Đổ sữa vào cốc, thêm nước vào, khuấy lên. Nhưng mà nó nhạt phèo, chả ngọt như mẹ pha lúc trước".
Cà Rốt xịu mặt: “Chứ bố làm gì mà không pha cho Củ Hành?".
Củ Hành nghiêng nghiêng đầu, ra vẻ suy nghĩ: "À, bố cứ nằm mãi ở gi.ường, gác tay lên trán. Có khi bố bận đánh răng".
Cà Rốt bảo: "Bố thế là hư rồi".
Hai chị em nắm tay nhau đi vào lớp học. Lớp Chồi của Củ Hành ở ngay cạnh lớp Lá của Cà Rốt. Thỉnh thoảng, hai đứa lại vờ vĩnh chạy ra cửa để ngó nghiêng vào lớp đứa kia. Gặp nhau ở trường sướng thật. Cà Rốt và Củ Hành chán nhất khi phải về nhà. Lúc đó, mỗi đứa lại phải ở một nơi.
Giờ ra chơi. Cà Rốt và Củ Hành không thích nô đùa cùng các bạn. Hai đứa cùng ngồi trên ghế xích đu, vừa ăn bánh sữa, vừa trò chuyện. Củ Hành kể: “Hôm qua bố ngồi vá quần cho em, bị kim chọc vào tay, kêu ui da, buồn cười lắm".
Cà Rốt cũng khúc khích: "Còn mẹ sửa cái bếp điện mãi mà không xong, hễ cắm dây vào là nổ cầu chì. Sau phải nhờ chú Ngân sửa mới xong đấy".
Củ Hành xịu mặt: "Sao mẹ không gọi bố mà lại nhờ chú Ngân?'.
Cà Rốt gí ngón tay xinh xinh vào trán Củ Hành: "Ngốc thế. Ly dị rồi là không có nhờ vả chuyện gì cả”.
Củ Hành hỏi: "Mẹ bảo thế à?
Cà Rốt gật đầu: "Ừ".
Củ Hành cáu: “Chán mẹ lắm. Tự nhiên lại ly dị".
Cà Rốt gật đầu ra vẻ đồng tình, mặt buồn thiu...
Một hôm... Khi mẹ đến đón Cà Rốt, chiều đã muộn lắm rồi. Thế mà bố vẫn chưa đến đón Củ Hành. Cô giáo đưa mắt nhìn hai đứa trẻ vui vẻ chơi lò cò trên sân rồi băn khoăn nói với mẹ: “Hôm nay nhà em có việc. Không biết chừng nào anh mới đến đón cháu?”.
Mẹ bảo: “Thôi, để tôi đưa cháu về luôn".
Củ Hành tròn mắt: “Mẹ cho con về chung với Cà Rốt hả?”.
Mẹ gật đầu. Hai đứa nhảy tưng tưng vì mừng.
Trên xe, Cà Rốt và Củ Hành nói cười luôn miệng. Vào nhà, Củ Hành lăng xăng chạy tới, chạy lui. Tất cả đều quen thuộc. Thích quá.
Cà Rốt đột nhiên người lớn hẳn.
Con bé nhìn em một cách bao dung: “Chạy vừa thôi. Đi tắm rồi còn ăn cơm chứ”.
Củ Hành vẫn chạy lui, chạy tới: “Em thích chạy". Hai tay cu cậu dang rộng như lái máy bay, quẹt cả vào người Cà Rốt: "Ôi ôi, thích quá. Xê ra cho máy bay bay nào'.
Khi bố về, trời đã khuya lắm. Bố đứng lựng khựng trước cửa, khẽ hắng giọng rồi lại đứng im. Mẹ đẩy cánh cửa mở hé cho rộng thêm, bảo: “Anh vào đi”.
Bố rón rén bước vào. Nhà im phăng phắc. Hai đứa trẻ đang ngủ ngon trong gi.ường.
Mẹ bảo: “Anh để Củ Hành ngủ ở đây một đêm cũng được. Đừng đánh thức nó nửa chừng".
Bố nói nhỏ: “Anh xin lỗi. Có việc đột xuất nên không thể đến đón nó đúng giờ".
Mẹ lạnh lùng: "Người anh cần xin lỗi là nó chứ không phải em”.
Bố đứng như chôn chân trước gi.ường ngủ của hai đứa trẻ. Dưới ánh đèn mờ nhạt, hai gương mặt bầu bĩnh kề sát nhau thật ngây thơ, đáng yêu.
Củ Hành ngủ say, miệng chóp chép nhai trong giấc mơ, bàn tay vẫn nắm chặt tay Cà Rốt. Con chị nằm gác chân lên người em, hai mắt nhắm tịt, nhưng miệng lại tủm tỉm cười.
Hai vai bố như xệ hẳn xuống.
Bố nói mà không nhìn mẹ: “Sao mình lại để mọi sự trở nên tồi tệ thế này hả em?".
Hai người ngồi đối diện trong một quán cà phê.
Trước mặt anh, chiếc gạt tàn đã đầy ắp tàn thuốc lá. Ly nước của chị cũng cạn đến đáy rồi. Cuộc trò chuyện lâu hơn họ nghĩ.
Khi anh nói tên quán cà phê, chị đã rùng mình. Đó là nơi hai người từng hẹn hò nhau từ lúc mới yêu. Chiếc bàn trong góc cũng là bàn quen thuộc. Anh muốn nhắc nhở chị điều gì chứ, khi chính anh là kẻ có lỗi trăm bề?
Chi không thể tha thứ, mặc dù anh đã quỳ xuống chân chị xin lỗi rất nhiều lần.
Chị không thể chấp nhận hình ảnh anh ôm người phụ nữ khác trong tay, âu yếm họ như âu yếm chị.
Niềm tin và tình yêu chị dành cho anh quá lớn, đến nỗi khi biết sự phản bội của anh, chị bất ngờ đến sửng sốt, tê dại cả người.
Quyết định ly hôn của chị làm mọi người ái ngại. Mẹ chị khuyên: “Đàn ông ai chẳng có lúc lạc lòng. Nó đã biết lỗi thì tha thứ đi con ạ. Như mẹ từng tha thứ bố mày ấy”.
Có lẽ trong tình yêu, khó có lời khuyên nào áp dụng thật chính xác cho từng trường hợp.
Chị biết rõ mình không thể lướt qua mọi chuyện được như mẹ, xem như không có gì. Sống tiếp tục với anh, nằm bên anh mỗi ngày để chỉ nghỉ đến hình ảnh anh nằm với người khác ư? Chị không chịu nổi.
Khi chị nói thẳng điều đó, anh lặng người. Trông chị như một người khác hẳn, quyết liệt và lạnh lùng. Anh cố vớt vát bằng cách đem Cà Rốt và Củ Hành ra thuyết phục: “Em ơi, đừng để các con phải liên lụy. Em muốn trừng phạt anh thế nào cũng được, nhưng đừng ly dị, được không?".
Chị tàn nhẫn nhìn anh: “Không ly dị, để sống giả dối như nhiều người khác sao? Em không muốn vậy. Khi các con lớn, chúng nó sẽ hiểu”.
Nước mắt ứa ra, anh khóc không kiềm chế trước mặt chị, nhưng chị vẫn dửng dưng. Lòng chị đã nguội lạnh hẳn từ khi biết anh phản bội. Kể từ giờ phút này, chị sẽ chỉ cư xử như một người không có trái tim.
Ra tòa, anh bảo: "Tôi có lỗi. Tòa cứ xử theo ý vợ tôi. Sao cũng được".
Chị lạnh lùng đề nghị: "Chia đôi mọi thứ. Anh ấy và con trai ở trên lầu. Tôi và con gái ở dưới nhà. Xây lối đi riêng, không ai làm phiền ai".
Họ đã ly dị được hơn nửa năm. Cà Rốt và Củ Hành dần dà cũng quen cuộc sống chia đôi của bố mẹ. Bố thì dễ rồi. Nhà bố thường mở cửa rộng, Cà Rốt muốn lên lúc nào cũng được. Nhưng con bé không dám. Mẹ khe khắt lắm.
Một lần thấy Cà Rốt lên nhà với bố, mẹ giận dữ quát ầm lên. Cà Rốt phải lủi thủi đi về trước ánh mắt buồn rầu của bố. Từ đó, nhà mẹ luôn đóng cửa. Cà Rốt và Củ Hành chỉ còn gặp nhau lúc đi nhà trẻ.
Cũng may là mẹ không đổi trường. Chứ nếu mẹ đổi, hai chị em sẽ lâm vào hoàn cảnh "gần nhà xa ngõ' cho xem.
Thường lệ, bố đưa Củ Hành đi học muộn, nhưng luôn đón sớm nửa giờ. Bố xin cô giáo được gặp Cà Rốt. Ban đầu, cô giáo cũng lúng túng, khó xử vì như thế là sai quy định của trường. Nhưng nhìn ánh mắt van nài của bố, cô thấy tội.
Cô bảo: "Anh đừng gặp cháu lâu quá. Mười lăm phút được rồi”.
Bố mừng rỡ, vâng dạ rối rít. Thế là hai bố con được gặp nhau trò chuyện mỗi ngày. Bố hay hỏi Cà Rốt: "Mẹ có khỏe không? Tối mẹ có thức khuya không? Mẹ có hay khóc không?".
Rồi bố xoa nắn chân tay, ôm Cà Rốt vào lòng, hôn lên đôi má bầu bĩnh của con mà nước mắt ứa ra.
Bố dặn: “Đừng cho mẹ biết bố hay gặp con nhé”. Bố không dặn, Cà Rốt cũng giấu kín. Dại gì nói ra cho mẹ cấm nhỉ? Nó còn dặn ngược lại bố: Bố nhớ đón Củ Hành trước khi mẹ đón con nhé. Để mẹ đừng thấy bố con mình gặp nhau”.
Bố lại chảy nước mắt. Chỉ mới nửa năm mà Cà Rốt đã “bà cụ non" như thế rồi sao? Bố hối hận quá.
Trưa hôm ấy, đột nhiên bố nhìn thấy mẹ ở ngã tư đường. Mẹ đang đứng mặc cả để mua trái cây, không nhìn thấy bố. Gương mặt mẹ trắng trẻo ửng hồng dưới nắng. Chiếc áo màu tím và bờ vai quen thuộc làm lòng bố nhói đau. Lập tức, bố chạy xe lên vỉa hè, tấp vào sau một gốc cây, âm thầm nhìn mẹ.
Khi mẹ đi rồi, bố vẫn đứng lặng nhìn theo đốm màu tím nhỏ dần rồi khuất hẳn.
Tự nhiên, bố mệt mỏi đến cực độ. Móc trong túi chiếc điện thoại di động, bố gọi về cơ quan, cáo ốm để xin nghỉ buổi chiều.
Từ ngã tư gặp mẹ, bố đi lòng vòng, lòng vòng mãi dưới nắng rồi tấp vào một quán bia quen. Từng chai, từng chai, bố uống cạn.
Người chủ quán đến kéo ghế ngồi chung: “Sầu đời hả bạn? Để tôi uống cùng”. Không hiểu sao bố lại uống nhiều như vậy? Và nói nhiều nữa. Bố nói hết những ẩn ức trong lòng. Rằng bố yêu mẹ lắm. Từ khi mẹ ly dị bố, bố càng yêu mẹ hơn.
Nhưng bố cũng oán mẹ nhiều bằng bố yêu mẹ.
Rằng sao mẹ sắt thép, cứng lòng như thế?
Rằng tội nhân phạm tội trọng, khi hối lỗi còn được ân xá mà mẹ thì kiên quyết chặt đứt đường về của bố?
Rằng bố nhớ Cà Rốt biết bao.
Bố thèm ăn cơm của mẹ nấu biết bao.
Tại sao mẹ có thể quên đi những ngày hạnh phúc của mẹ và bố?
Tại sao mẹ chỉ nhớ tội lỗi xấu xa của bố mà quên những kỷ niệm đẹp bố từng làm?...
Càng nói, bố càng uống. Người chủ quán bỏ đi lúc nào, bố cũng không biết.
Đèn đường lên lúc nào, bố cũng không hay. Bố quên luôn giờ đón Củ Hành.
Mà bố đón làm sao được khi đã gục trên bàn ngủ thiếp thế kia?
Hai người ngồi đối diện trong quán cà phê quen thuộc. Chỗ ngồi và chiếc bàn cũng quen thuộc.
Anh hút thuốc liên tục. Chiếc gạt tàn dần đầy lên. Mấy lần chị suýt bảo anh ngưng hút, nhưng lại bậm môi im lặng. Bây giờ, anh muốn làm gì cứ làm, chị chẳng quan tâm. Nhưng khi anh cất tiếng, sự căng thẳng của chị chùng dần. Rồi nước mắt chị rớt xuống.
Anh bảo: “Anh vẫn lén gặp Cà Rốt mỗi chiều ở trường. Anh nhớ con lắm. Nhớ mùi mồ hôi của nó. Nhớ những câu hỏi vặn vẹo khiến anh điên đầu trước kia. Anh cũng nhớ em. Mỗi đêm, anh đều nằm áp tai xuống gạch, lắng nghe tiếng động ở dưới nhà để tưởng tượng em đang làm gì? Cà Rốt đang làm gì?”.
"Có hôm, anh ra cầu thang xoáy, áp tai vào vách như thằng ăn trộm, thèm nghe một tiếng em cười mà không được. Một lần, anh đang ngồi như thế thì Củ Hành thức dậy. Nó mò ra cầu thang xoáy và thấy anh ở đấy. Hai bố con anh đã ôm nhau ngồi rất lâu để chỉ nói về em và Cà Rốt.
Củ Hành bảo: “Con ghét ly dị. Con nhớ mẹ và Cà Rốt. Con muốn uống sữa mẹ pha. Bố ơi, đừng chơi trò ly dị nữa nhé".
“Đây là trò chơi hả em? Anh cũng ước nó chỉ là trò chơi để mình chấm dứt, không chơi nữa. Trò chơi gì mà tàn nhẫn quá, làm khổ cả bốn người? Em muốn anh phải làm gì bây giờ để được em tha thứ? Sao em lại giao Củ Hành cho anh mà không giữ cả hai đứa với nhau? Phải chăng em muốn anh nhìn rõ tội lỗi của mình? Rằng vì anh mà con cái phải mỗi đứa một nơi?".
"Anh nhìn rõ lắm rồi, em ơi. Nhất là đêm hôm qua khi anh đứng nhìn hai đứa con mình ngủ trong gi.ường. Em cho anh gửi Củ Hành lại. Ngày mai anh thuê người tới đập cầu thang xoáy bên ngoài, mở lại lối cầu thang bên trong. Em không muốn thấy mặt anh nữa thì để anh đi, miễn em được thoải mái. Miễn Cà Rốt và Củ Hành được sống bên nhau”.
“Anh không đem theo một thứ gì cả, cũng không cần tiền. Khi hạnh phúc đã mất, tiền bạc, tài sản cũng thành vô nghĩa. Hôm nay, anh mời em ra đây chỉ để nói với em như thế mà thôi...".
Nước mắt chị chảy tràn. Trên tất cả mọi điều, chị vẫn còn yêu anh lắm.
Anh là người đàn ông duy nhất mà chị yêu.
Xa anh, chị không chỉ hành hạ anh mà còn hành hạ chính mình.
Chị biết chuyện anh gặp Cà Rốt mỗi ngày. Biết tất cả.
Trẻ con ngủ mớ thường nói ra hết những gì chúng cất trong lòng.
Nửa đêm, Cà Rốt ôm cổ mẹ mà tưởng là bố, thủ thỉ: “Mẹ sửa bếp điện mãi mà không được, cứ bị giật hoài, bố ạ. Tội nghiệp mẹ nhỉ? Còn bố vá quần cho Củ Hành bị kim đâm vào tay phải không? Cũng tội nghiệp bố luôn. À, ngày mai khi bố đến, bố mua cho con que kem nhé. Con thèm ăn kem lắm, nhưng mẹ chẳng mua gì cả...".
Rồi Cà Rốt lại nói, như nói với Củ Hành: "Ngày mai chị bảo mẹ pha sữa rồi đổ vào chai, đem đi cho Củ Hành nghe. Hay chị giấu mẹ, đổ sữa của chị vào chai cũng được. Chị uống mãi, chán lắm. Còn Củ Hành lại thèm...”.
Càng nghe, chị càng xót. Chui đầu vào gối, chị cắn răng khóc rưng rức.
Chị cũng nhớ Củ Hành, nhớ anh đến điên dại.
Đêm nằm, chị cũng lắng nghe bước chân anh đi đi lại lại trên lầu.
Thỉnh thoảng, chị lại lục tủ lấy chiếc áo của anh ấp mặt vào và khóc thầm. Nghe tiếng anh ho, lòng chị nhói buốt. Chị khao khát được anh ôm vào lòng, được xoa tay vào chiếc cằm lởm chởm râu của anh để âu yếm, được nép vào ngực anh, ngửi mùi mồ hôi nồng nồng quen thuộc...
Nhưng, người phụ nữ ấy cũng đã nép vào ngực anh, cũng ngửi mùi mồ hôi của anh. Chị lịm đi vì giận hờn, vì ghen tức.
Chị không chấp nhận chia sẻ điều riêng tư ấy với bất kỳ ai.
Nhìn đôi mắt thâm quầng của chị, mẹ lắc đầu: “Ghen có năm bảy đường ghen, nhưng ghen mà đày ải mình như mày, mẹ mới thấy có một. Nghe lời mẹ, tha lỗi cho chồng đi con. Tao nghe người ta bảo dạo này nó cũng sa sút tinh thần, sức khỏe tồi tệ lắm ...".
Chị gắt: “Mẹ nói cứ như đùa. Đã ly dị rồi mà còn tha thứ nỗi gì. Mẹ đừng làm con rối tung lên nữa”.
Mẹ dỗi: “Vâng, tôi xin lỗi. Chuyện của chị tôi không có quyền xía vào. Nhưng tôi xót cho cháu tôi lắm. Chúng nó có lỗi gì mà phải xa bố, xa mẹ, sống mỗi đứa mỗi nơi chứ? Cứ ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình thì đừng sinh chúng nó ra. Ngày trước ấy à? Tôi mà không tha thứ cho bố chị, giờ này không chừng chị sống với mẹ ghẻ, chứ không phải tôi đâu".
Nghe mẹ nói mà chị lạnh cả người. Sao chị không nghĩ ra điều ấy nhỉ? Nếu... nếu người đàn bà kia trở thành mẹ ghẻ của Củ Hành, chị biết làm thế nào? Chị không muốn điều ấy xảy ra. Không phải vì chị sợ bà mẹ ghẻ ấy không thương yêu Củ Hành. Cái chính là trong sâu thẳm tâm hồn, chị không muốn mất anh.
Mắt chị càng thâm quầng hơn vì những đêm mất ngủ.
Chị hối hận vì đã quyết liệt ly dị chồng.
Anh lặng lẽ nhìn chị.
Câu hỏi bật ra khiến anh cũng run rẩy cả người: “Em còn yêu anh không? Em thù ghét anh, ly dị anh, nhưng trong lòng em còn yêu thương anh chút nào không? Nếu còn, dù chỉ là sợi chỉ mong manh, anh cũng xin em cho anh một cơ hội để làm lại từ đầu. Anh ngàn lần cầu xin em...”.
Nước mắt nhòa nhạt, nghẹn cứng trong lòng ngực, chị nức nở mãi. Thế rồi, chị đặt bàn tay run rẩy của mình lên tay anh. Anh lặng người.
Ở nhà trẻ, chỉ còn Cà Rốt và Củ Hành chơi lò cò trên sân.
Củ Hành bảo: "Hôm nay bố lại quên đón em rồi”. Cà Rốt cười: “Thì về với mẹ và chị. Càng sướng”. Củ Hành lại bảo: "Nhưng sao hôm nay mẹ cũng đón chị muộn thế?”. Cà Rốt tròn xoe mắt: “Ừ nhỉ".
Hai đứa không chơi lò cò nữa, đứng gí mũi vào ô mắt cáo. Vừa lúc đó, những ánh đèn xe loang loáng rọi vào.
Củ Hành reo: 'Bố đến rồi”.
Cà Rốt cũng reo: "Mẹ đến rồi".
Bố và mẹ cùng dựng xe, bước nhanh đến chỗ hai đứa trẻ. Cà Rốt giật giật tay Củ Hành: "Nhìn kìa. Bố nắm tay mẹ".
Củ Hành toét miệng cười: "Em đã bảo mà. Chơi mãi trò ly dị, chán lắm"...
Lang thang trên mạng em tìm thấy hai bài này mọi người cùng đọc xem nhé!
Những chỗ bbij khuyết là chữ mắt đấy ạ, không hiểu vì lỗi gì mà không hiện được,mọi người thông cảm nha!
Hiệu chỉnh bởi quản lý: