Lừa dối
Viết nên cảm xúc!
- Tham gia
- 3/9/2016
- Bài viết
- 70
Theo sách Nguyên Sử quyển 1, Thành Cát Tư Hãn tên thật là Thiết Mộc Chân, sinh năm 1162 (có một vài tài liệu ghi ông sinh năm 1155), là vị vua nổi tiếng của Mông Cổ, một nhà lãnh đạo lỗi lạc trong lịch sử thế giới.
Cha qua đời từ sớm nên ngay khi còn nhỏ, Thiết Mộc Chân buộc phải đấu tranh sinh tồn vô cùng khắc nghiệt trên thảo nguyên Mông Cổ. Khoảng 20 tuổi, ông khẳng định được vị thế của mình là chiến binh và thủ lĩnh đáng gờm.
Sau khi tập hợp được đội quân gồm những người ủng hộ, ông bắt đầu xây dựng liên minh. Đến năm 1206, Thiết Mộc Chân trở thành lãnh đạo của đế chế Mông Cổ rộng lớn và được phong danh hiệu Thành Cát Tư Hãn, có nghĩa là "người thống trị vạn vật".
Lịch sử ghi lại, quân đội của Thành Cát đánh đến đâu, thắng đến đó. Hầu hết quân đội và các thành phố đều sụp đổ trước sức mạnh áp đảo của quân Mông Cổ. Đế chế vĩ đại của ông trải dài từ miền Trung nước Nga xuống tới biển Aral ở phía Tây và từ miền Bắc Trung Quốc xuống đến Bắc Kinh ở phía Đông.
Một buổi sáng nọ, Thành Cát Tư Hãn có nhã hứng nên cùng các thuộc hạ vào rừng gần lâu đài để săn bắn. Những người đi săn cùng đều mang theo cung tên nhưng nhà vua chỉ mang theo con chim ưng ông yêu thích.
Tượng Thành Cát Tư Hãn.
Ông cho rằng nó sẽ bắt mồi nhanh hơn và chính xác hơn bất cứ mũi tên nào, bởi loài chim có thể bay vút lên trời cao và nhìn thấy mọi vật mà con người không thể thấy.
Dù lùng sục cả buổi sáng nhưng đoàn người không săn được gì cả. Đến trưa, mọi người quay lại chỗ cắm trại. Để không cáu kỉnh với thuộc hạ, Thành Cát Tư Hãn một mình rong ruổi cùng chiến mã tách đoàn đi riêng.
Ông thông thuộc mọi đường đi lối lại trong khu rừng này. Vì vậy, trong khi cả đoàn đi săn trở về lâu đài bằng con đường ngắn nhất, ông lại quyết định đi băng qua thung lũng dù biết theo đường này sẽ mất nhiều thời gian.
Sau một ngày dài rong ruổi, nhà vua khát nước đến mức cổ họng như có lửa đốt. Chú chim ưng rời khỏi vị trí quen thuộc trên cổ tay chủ, bay vút lên trời, bao giờ nó cũng tìm được đường về cung. Trong sức nóng của mùa hè, mọi dòng suối đều khô cạn và ông không tìm được nước để uống.
Thành Cát Tư Hãn cho ngựa phi nước kiệu khi nhớ ra ở gần con đường mòn có dòng suối nhỏ. Thế nhưng, trong sức nóng của mùa hè, mọi dòng suối đều khô cạn. Bỗng ông nhìn thấy dòng nước nhỏ chảy ra từ một tảng đá ngay trước mặt.
Thành Cát biết những giọt nước này xuất phát từ con sông hay cái hồ nào đó trên kia. Ông nhảy xuống ngựa, lấy ra chiếc cốc bằng bạc mà lúc nào cũng mang theo bên mình. Thật lâu nước mới chảy đầy cốc nhưng vừa lúc ông đưa lên miệng thì con chim ưng bay lên và giật đổ xuống đất.
Vị vua giận lắm, nhưng vì quá yêu quý con chim nên ông cho rằng có lẽ nó cũng khát nước. Ông cúi xuống nhặt chiếc cốc lên, lau sạch bụi đất và tiếp tục hứng nước. Lần này, khi nước chỉ mới được nửa cốc, con chim ưng lại lao đến tấn công và làm đổ nước lần nữa.
Dù rất quý con chim nhưng Thành Cát không thể chấp nhận sự vô lễ như vậy, nhất là khi trong lúc ông đang khát cháy họng. Không chừng, ai đó nhìn thấy cảnh này từ xa và sẽ kể lại cho các chiến binh của ông rằng một nhà chinh phục vĩ đại lại không thể thuần hoá nổi con chim.
Lần này, ông rút kiếm ra khỏi vỏ, nhặt chiếc cốc và lại hứng nước, một mắt canh chừng dòng nước chảy, còn mắt kia để ý con chim ưng. Ngay lúc ông có đủ nước trong cốc và sắp uống thì con chim lại bay lên và lao vào hất đổ. Tức giận, Thành Cát vung kiếm đâm thủng lồng ngực con vật mình yêu quý.
Khi quay lại, nhà vua phát hiện chiếc cốc đã rớt xuống giữa khe đá hẹp mà không thể nhặt lên được. “Nhất định ta sẽ tìm được nước uống từ con suối này”, ông tự nhủ.
Sau đoạn đường dài lội ngược lên thượng nguồn, Thành Cát Tư Hãn tìm thấy một vũng nước, nhưng ngay ở giữa là xác con rắn độc. Nếu lỡ uống dòng nước kia, có lẽ ông đã chết.
Nhà vua đứng lặng người, quên cả cơn khát và chợt hiểu thông tất cả mọi chuyện. Hóa ra chim ưng vì cứu ông mới hết lần này đến lần khác làm đổ chén nước. Trong đầu ông hiện lên hình ảnh xác con chim tội nghiệp đang nằm trên đất lạnh. Ông trở lại khe đá, nhẹ nhàng đỡ xác con vật tội nghiệp lên tay, đặt nó vào túi săn rồi lên ngựa phi thẳng về cung.
Sau đó, Thành Cát ra lệnh làm một bức tượng con chim bằng vàng, trên cánh khắc dòng chữ: “Thậm chí, khi một người bạn làm điều gì đó anh không thích, người đó vẫn cứ là bạn của anh”. Cánh còn lại ghi “Bất cứ hành động nào được thực hiện trong sự giận dữ đều là hành động đưa đến sự thất bại”.
Cha qua đời từ sớm nên ngay khi còn nhỏ, Thiết Mộc Chân buộc phải đấu tranh sinh tồn vô cùng khắc nghiệt trên thảo nguyên Mông Cổ. Khoảng 20 tuổi, ông khẳng định được vị thế của mình là chiến binh và thủ lĩnh đáng gờm.
Sau khi tập hợp được đội quân gồm những người ủng hộ, ông bắt đầu xây dựng liên minh. Đến năm 1206, Thiết Mộc Chân trở thành lãnh đạo của đế chế Mông Cổ rộng lớn và được phong danh hiệu Thành Cát Tư Hãn, có nghĩa là "người thống trị vạn vật".
Lịch sử ghi lại, quân đội của Thành Cát đánh đến đâu, thắng đến đó. Hầu hết quân đội và các thành phố đều sụp đổ trước sức mạnh áp đảo của quân Mông Cổ. Đế chế vĩ đại của ông trải dài từ miền Trung nước Nga xuống tới biển Aral ở phía Tây và từ miền Bắc Trung Quốc xuống đến Bắc Kinh ở phía Đông.
Một buổi sáng nọ, Thành Cát Tư Hãn có nhã hứng nên cùng các thuộc hạ vào rừng gần lâu đài để săn bắn. Những người đi săn cùng đều mang theo cung tên nhưng nhà vua chỉ mang theo con chim ưng ông yêu thích.
Tượng Thành Cát Tư Hãn.
Ông cho rằng nó sẽ bắt mồi nhanh hơn và chính xác hơn bất cứ mũi tên nào, bởi loài chim có thể bay vút lên trời cao và nhìn thấy mọi vật mà con người không thể thấy.
Dù lùng sục cả buổi sáng nhưng đoàn người không săn được gì cả. Đến trưa, mọi người quay lại chỗ cắm trại. Để không cáu kỉnh với thuộc hạ, Thành Cát Tư Hãn một mình rong ruổi cùng chiến mã tách đoàn đi riêng.
Ông thông thuộc mọi đường đi lối lại trong khu rừng này. Vì vậy, trong khi cả đoàn đi săn trở về lâu đài bằng con đường ngắn nhất, ông lại quyết định đi băng qua thung lũng dù biết theo đường này sẽ mất nhiều thời gian.
Sau một ngày dài rong ruổi, nhà vua khát nước đến mức cổ họng như có lửa đốt. Chú chim ưng rời khỏi vị trí quen thuộc trên cổ tay chủ, bay vút lên trời, bao giờ nó cũng tìm được đường về cung. Trong sức nóng của mùa hè, mọi dòng suối đều khô cạn và ông không tìm được nước để uống.
Thành Cát Tư Hãn cho ngựa phi nước kiệu khi nhớ ra ở gần con đường mòn có dòng suối nhỏ. Thế nhưng, trong sức nóng của mùa hè, mọi dòng suối đều khô cạn. Bỗng ông nhìn thấy dòng nước nhỏ chảy ra từ một tảng đá ngay trước mặt.
Thành Cát biết những giọt nước này xuất phát từ con sông hay cái hồ nào đó trên kia. Ông nhảy xuống ngựa, lấy ra chiếc cốc bằng bạc mà lúc nào cũng mang theo bên mình. Thật lâu nước mới chảy đầy cốc nhưng vừa lúc ông đưa lên miệng thì con chim ưng bay lên và giật đổ xuống đất.
Vị vua giận lắm, nhưng vì quá yêu quý con chim nên ông cho rằng có lẽ nó cũng khát nước. Ông cúi xuống nhặt chiếc cốc lên, lau sạch bụi đất và tiếp tục hứng nước. Lần này, khi nước chỉ mới được nửa cốc, con chim ưng lại lao đến tấn công và làm đổ nước lần nữa.
Dù rất quý con chim nhưng Thành Cát không thể chấp nhận sự vô lễ như vậy, nhất là khi trong lúc ông đang khát cháy họng. Không chừng, ai đó nhìn thấy cảnh này từ xa và sẽ kể lại cho các chiến binh của ông rằng một nhà chinh phục vĩ đại lại không thể thuần hoá nổi con chim.
Lần này, ông rút kiếm ra khỏi vỏ, nhặt chiếc cốc và lại hứng nước, một mắt canh chừng dòng nước chảy, còn mắt kia để ý con chim ưng. Ngay lúc ông có đủ nước trong cốc và sắp uống thì con chim lại bay lên và lao vào hất đổ. Tức giận, Thành Cát vung kiếm đâm thủng lồng ngực con vật mình yêu quý.
Khi quay lại, nhà vua phát hiện chiếc cốc đã rớt xuống giữa khe đá hẹp mà không thể nhặt lên được. “Nhất định ta sẽ tìm được nước uống từ con suối này”, ông tự nhủ.
Sau đoạn đường dài lội ngược lên thượng nguồn, Thành Cát Tư Hãn tìm thấy một vũng nước, nhưng ngay ở giữa là xác con rắn độc. Nếu lỡ uống dòng nước kia, có lẽ ông đã chết.
Nhà vua đứng lặng người, quên cả cơn khát và chợt hiểu thông tất cả mọi chuyện. Hóa ra chim ưng vì cứu ông mới hết lần này đến lần khác làm đổ chén nước. Trong đầu ông hiện lên hình ảnh xác con chim tội nghiệp đang nằm trên đất lạnh. Ông trở lại khe đá, nhẹ nhàng đỡ xác con vật tội nghiệp lên tay, đặt nó vào túi săn rồi lên ngựa phi thẳng về cung.
Sau đó, Thành Cát ra lệnh làm một bức tượng con chim bằng vàng, trên cánh khắc dòng chữ: “Thậm chí, khi một người bạn làm điều gì đó anh không thích, người đó vẫn cứ là bạn của anh”. Cánh còn lại ghi “Bất cứ hành động nào được thực hiện trong sự giận dữ đều là hành động đưa đến sự thất bại”.
Theo Zing News