- Tham gia
- 14/8/2011
- Bài viết
- 110
Đang học lớp 5 nhưng cậu học sinh trưởng Tiểu học Trung Tự này đã phải điều trị hóa chất vì bệnh ung thư máu từ năm lớp 1. Suốt 4 năm qua, mẹ bạn ấy chưa bao giờ thôi hi vọng sẽ chữa khỏi bệnh cho con trai mình...
Đọc hiểu được hết một trang truyện tranh trong vòng 10-15 phút có lẽ là điều dễ dàng với bất kỳ một học sinh lớp 5 nào, nhưng đó lại là sự cố gắng, quyết tâm rất lớn và cũng là niềm vui, niềm lạc quan chắt chiu được củ Nguyễn Văn Cường – cậu bé 11 tuổi đang điều trị căn bệnh ung thư máu tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương.
Cường đang được truyền máu tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung Ương. (Ảnh: Dân Trí)
Nếu như không mắc phải căn bệnh ung thư máu quái ác thì có lẽ giờ này, Cường cũng như bao bạn bè ở lớp 5A trường Tiểu học cơ sở Trung Tự (Quận Đống Đa, Hà Nội) đang tự tin đọc trôi chảy những cuốn sách, câu chuyện mình thích, có thể tung tăng tới trường mỗi ngày và học tập bao nhiêu điều mới mẻ. Niềm vui đến trường của Cường đứt gánh giữa chừng khi gần 4 năm trước, khi chỉ mới học chưa đầy một học kỳ ở năm lớp 1, chưa kịp học thuộc bảng cửu chương, chưa kịp đánh vần được nhiều câu chữ, Cường đã phải nhập viện để điều trị ung thư. Việc học hành trở nên dở dang, khi hiểu được chuyện gì xảy ra với mình thì Cường chỉ hỏi mẹ: “Con ốm nặng như thế này thì có đi học được không hả mẹ?”.
Cô Thơm và Cường tại bệnh viện.
Rất kiên cường chống chọi với bệnh tật, đối mặt với nhiều đau đớn về thể xác, nhưng có lẽ điều khiến Cường cảm thấy thiệt thòi và tủi thân nhất là Cường không thể đi học rồi lên lớp như các bạn của mình. Cô Đặng Thị Thơm, mẹ của Cường tâm sự: “Cường học chữ, học đọc rất khó khăn, em nó lại rất muốn đọc được những truyện tranh có hình vẽ ngộ nghĩnh của các bạn khác trong phòng điều trị. Cô cũng không biết dạy em nó như thế nào, thỉnh thoảng nhờ được anh em họ hàng giúp cháu học thêm ít chữ, được chữ nào hay chữ nấy”. Khi hỏi Cường có hiểu cuốn truyện mình đang học hay không, Cường trầm ngâm một hồi rồi nói: “Em cũng chưa hiểu lắm ạ.”
Cường đọc truyện tranh trên gi.ường bệnh.
Kể lại những ngày tháng nghe tin con trai mình gặp bạo bệnh 4 năm về trước, khuôn mặt gầy gò tần tảo của bà mẹ nghèo chốc chốc lăn dài nước mắt. Nhắc đến căn bệnh ung thư đã giày vò cậu con trai lớn đã 4 năm trong nỗi đau nghẹn ngào, cô Thơm lại chua xót kể về cô con gái tên là Nguyễn Thị Dung chỉ mới lên 7 tuổi là em gái của em Cường được cô gửi vào làng trẻ SOS. Nhưng biết làm sao khi số tiền cô vay mượn, chạy vạy để điều trị cho Cường đã thành số nợ lớn, lên đến con số chục triệu. Cũng may có bảo hiểm hộ nghèo nên mỗi lần vào viện, Cường chỉ mất từ 7-8 triệu đồng, nhưng số tiền vẫn là quá lớn đối với một gia đình mà nguồn thu nhập chính là từ gánh nem chạo trị giá chưa tới 1 triệu đồng. Cơm ăn hằng ngày còn bữa no bữa đói, chứ chưa nói đến việc có thể có tiền cho con gái đi học. Thế nên dù xót xa đến tột cùng, nhưng mẹ con đành phải xa nhau, nghĩ đến cảnh con gái được ăn đủ bữa, được đi học đầy đủ, cô cảm thấy đỡ đi nỗi cay đắng phần nào.
Đau khổ, bất hạnh dồn dập đổ lên người cô Thơm khi không lâu sau khi con trai mắc bệnh thì chồng cô – chú Nguyễn Văn Thăng cũng mắc một dạng bệnh của chứng tâm thần. Không những chia sẻ, giúp đỡ cô để điều trị cho con trai, mà chú Thăng khăng khăng con trai mình không hề bị bệnh, đi lang thang suốt ngày và về đến nhà là đập phá. Bươn chải cả ngày trời bằng gánh nem chạo khi lời lỗ của mình, thu nhập được ba bốn chục ngàn, nhưng cô Thơm không những phải nuôi con mà còn nuôi cả chồng. Cô phải gửi con gái nhỏ vào làng trẻ SOS cũng là bởi vì chồng cô thường xuyên đánh đập, chửi bới và không cho em Dung đi học: “Từ khi em Cường bị bệnh thì bố Cường có những biểu hiện xấu về tâm lý, thường xuyên quát nạt, cáu gắt, đập phá đồ đạc trong nhà. Không tin là con trai bị bệnh, bố nó không cho con đến bệnh viên điều trị, có khi Cường lịm đi , mặt mày tái nhợt vì lên cơn đau, nhưng bố dắt em Cường đi đâu mấy tiếng đồng hồ, bảo rằng Cường không bị bệnh gì hết. Đã nhiều lần bố đuổi cả 3 mẹ con ra khỏi nhà, không cho em Dung đi học rồi uống rượu chửi bới, không chạy xe ôm nữa, gia đình cô càng thêm túng thiếu.” – Cô Thơm cay đắng kể.
Thế nhưng mỗi khi nhìn con ngoan, thấy Cường tươi cười, hoạt bát, cô Thơm lại gắng sức làm việc, bên con, động viên con. Cô Thơm nói rằng đã 4 năm trôi qua, không giờ phút nào là cô thôi hy vọng, thôi lạc quan về một ngày nào đó sẽ có thuộc đặc trị cho căn bệnh ung thư máu ở thể N2 của con trai mình. Và Cường cũng thế, bạn rất nhanh nhạy với máy móc, điện thoại di động của cô Thơm là chủ yếu do Cường gọi, nhắn tin theo lời mẹ nói, chỉ cho mẹ mình cách sử dụng. Cô Thơm đi bán hàng cả ngày đến tối mới vào viện được, Cường dù không có mẹ ở bên nhưng rất tự lập, cả ngày nằm ngoan trên gi.ường rồi lại đưa sách truyện ra đọc, đi dạo chơi đâu đó trong bệnh viện.
Người dân ở ngõ chợ trên phố Khâm Khiên - nơi có căn nhà hơn chục mét vuông đã tồi tàn cũ kỹ của gia đình Cường sinh sống - ai ai cũng thương cho hoàn cảnh của Cường, cậu bé hoạt bát hay nói cười ngày nào nay phải hứng chịu những đợt điều trị hóa chất nặng nề đến người lớn cũng phải rùng mình. Thương cho tuổi thơ của Cường ròng rã bốn năm gắn liền với thuốc men, trị liệu, cô đơn và sợ hãi, lại không được đi học, tương lai của Cường rồi sẽ ra sao?
Mọi chia sẻ, động viên Cường và cô Thơm, các bạn có thể liên hệ: cô Đặng Thị Thơm, số nhà 15, ngõ 178, ngách 80/36, ngõ chợ Khâm Thiên, phường Trung Phụng, Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: 01687014769.
nguồn:kênh14
Đọc hiểu được hết một trang truyện tranh trong vòng 10-15 phút có lẽ là điều dễ dàng với bất kỳ một học sinh lớp 5 nào, nhưng đó lại là sự cố gắng, quyết tâm rất lớn và cũng là niềm vui, niềm lạc quan chắt chiu được củ Nguyễn Văn Cường – cậu bé 11 tuổi đang điều trị căn bệnh ung thư máu tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương.
Cường đang được truyền máu tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung Ương. (Ảnh: Dân Trí)
Nếu như không mắc phải căn bệnh ung thư máu quái ác thì có lẽ giờ này, Cường cũng như bao bạn bè ở lớp 5A trường Tiểu học cơ sở Trung Tự (Quận Đống Đa, Hà Nội) đang tự tin đọc trôi chảy những cuốn sách, câu chuyện mình thích, có thể tung tăng tới trường mỗi ngày và học tập bao nhiêu điều mới mẻ. Niềm vui đến trường của Cường đứt gánh giữa chừng khi gần 4 năm trước, khi chỉ mới học chưa đầy một học kỳ ở năm lớp 1, chưa kịp học thuộc bảng cửu chương, chưa kịp đánh vần được nhiều câu chữ, Cường đã phải nhập viện để điều trị ung thư. Việc học hành trở nên dở dang, khi hiểu được chuyện gì xảy ra với mình thì Cường chỉ hỏi mẹ: “Con ốm nặng như thế này thì có đi học được không hả mẹ?”.
Cô Thơm và Cường tại bệnh viện.
Rất kiên cường chống chọi với bệnh tật, đối mặt với nhiều đau đớn về thể xác, nhưng có lẽ điều khiến Cường cảm thấy thiệt thòi và tủi thân nhất là Cường không thể đi học rồi lên lớp như các bạn của mình. Cô Đặng Thị Thơm, mẹ của Cường tâm sự: “Cường học chữ, học đọc rất khó khăn, em nó lại rất muốn đọc được những truyện tranh có hình vẽ ngộ nghĩnh của các bạn khác trong phòng điều trị. Cô cũng không biết dạy em nó như thế nào, thỉnh thoảng nhờ được anh em họ hàng giúp cháu học thêm ít chữ, được chữ nào hay chữ nấy”. Khi hỏi Cường có hiểu cuốn truyện mình đang học hay không, Cường trầm ngâm một hồi rồi nói: “Em cũng chưa hiểu lắm ạ.”
Cường đọc truyện tranh trên gi.ường bệnh.
Kể lại những ngày tháng nghe tin con trai mình gặp bạo bệnh 4 năm về trước, khuôn mặt gầy gò tần tảo của bà mẹ nghèo chốc chốc lăn dài nước mắt. Nhắc đến căn bệnh ung thư đã giày vò cậu con trai lớn đã 4 năm trong nỗi đau nghẹn ngào, cô Thơm lại chua xót kể về cô con gái tên là Nguyễn Thị Dung chỉ mới lên 7 tuổi là em gái của em Cường được cô gửi vào làng trẻ SOS. Nhưng biết làm sao khi số tiền cô vay mượn, chạy vạy để điều trị cho Cường đã thành số nợ lớn, lên đến con số chục triệu. Cũng may có bảo hiểm hộ nghèo nên mỗi lần vào viện, Cường chỉ mất từ 7-8 triệu đồng, nhưng số tiền vẫn là quá lớn đối với một gia đình mà nguồn thu nhập chính là từ gánh nem chạo trị giá chưa tới 1 triệu đồng. Cơm ăn hằng ngày còn bữa no bữa đói, chứ chưa nói đến việc có thể có tiền cho con gái đi học. Thế nên dù xót xa đến tột cùng, nhưng mẹ con đành phải xa nhau, nghĩ đến cảnh con gái được ăn đủ bữa, được đi học đầy đủ, cô cảm thấy đỡ đi nỗi cay đắng phần nào.
Đau khổ, bất hạnh dồn dập đổ lên người cô Thơm khi không lâu sau khi con trai mắc bệnh thì chồng cô – chú Nguyễn Văn Thăng cũng mắc một dạng bệnh của chứng tâm thần. Không những chia sẻ, giúp đỡ cô để điều trị cho con trai, mà chú Thăng khăng khăng con trai mình không hề bị bệnh, đi lang thang suốt ngày và về đến nhà là đập phá. Bươn chải cả ngày trời bằng gánh nem chạo khi lời lỗ của mình, thu nhập được ba bốn chục ngàn, nhưng cô Thơm không những phải nuôi con mà còn nuôi cả chồng. Cô phải gửi con gái nhỏ vào làng trẻ SOS cũng là bởi vì chồng cô thường xuyên đánh đập, chửi bới và không cho em Dung đi học: “Từ khi em Cường bị bệnh thì bố Cường có những biểu hiện xấu về tâm lý, thường xuyên quát nạt, cáu gắt, đập phá đồ đạc trong nhà. Không tin là con trai bị bệnh, bố nó không cho con đến bệnh viên điều trị, có khi Cường lịm đi , mặt mày tái nhợt vì lên cơn đau, nhưng bố dắt em Cường đi đâu mấy tiếng đồng hồ, bảo rằng Cường không bị bệnh gì hết. Đã nhiều lần bố đuổi cả 3 mẹ con ra khỏi nhà, không cho em Dung đi học rồi uống rượu chửi bới, không chạy xe ôm nữa, gia đình cô càng thêm túng thiếu.” – Cô Thơm cay đắng kể.
Thế nhưng mỗi khi nhìn con ngoan, thấy Cường tươi cười, hoạt bát, cô Thơm lại gắng sức làm việc, bên con, động viên con. Cô Thơm nói rằng đã 4 năm trôi qua, không giờ phút nào là cô thôi hy vọng, thôi lạc quan về một ngày nào đó sẽ có thuộc đặc trị cho căn bệnh ung thư máu ở thể N2 của con trai mình. Và Cường cũng thế, bạn rất nhanh nhạy với máy móc, điện thoại di động của cô Thơm là chủ yếu do Cường gọi, nhắn tin theo lời mẹ nói, chỉ cho mẹ mình cách sử dụng. Cô Thơm đi bán hàng cả ngày đến tối mới vào viện được, Cường dù không có mẹ ở bên nhưng rất tự lập, cả ngày nằm ngoan trên gi.ường rồi lại đưa sách truyện ra đọc, đi dạo chơi đâu đó trong bệnh viện.
Người dân ở ngõ chợ trên phố Khâm Khiên - nơi có căn nhà hơn chục mét vuông đã tồi tàn cũ kỹ của gia đình Cường sinh sống - ai ai cũng thương cho hoàn cảnh của Cường, cậu bé hoạt bát hay nói cười ngày nào nay phải hứng chịu những đợt điều trị hóa chất nặng nề đến người lớn cũng phải rùng mình. Thương cho tuổi thơ của Cường ròng rã bốn năm gắn liền với thuốc men, trị liệu, cô đơn và sợ hãi, lại không được đi học, tương lai của Cường rồi sẽ ra sao?
Mọi chia sẻ, động viên Cường và cô Thơm, các bạn có thể liên hệ: cô Đặng Thị Thơm, số nhà 15, ngõ 178, ngách 80/36, ngõ chợ Khâm Thiên, phường Trung Phụng, Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: 01687014769.
nguồn:kênh14
Hiệu chỉnh bởi quản lý: