1/ Hiệu suất
Đây là nơi giúp bạn thống kê và có cái nhìn tổng quan nhất về thứ hạng của từng từ khóa website trên Google.
Đây là mục rất quan trọng, mình thường dùng nó để có những số liệu quyết định đến chiến lược SEO
Nếu như khi SEO bạn bắt buộc phải nghiên cứu từ khóa đầu tiên để có được bộ từ khóa chất lượng thì ở những tính năng tiếp theo ở Google Search Console sẽ giúp bạn lọc và thống kê thêm về những từ khóa có tiềm năng mang về traffic cho website.
Truy vấn: bạn sẽ biết được chi tiết từ khóa nào đang có lượt click, view, ctr, vị trí tốt trên Google
Trang: tương tự như truy vấn nhưng thay vì từ khóa thì bạn sẽ biết chính xác trang/bài viết nào đang có tiềm năng kéo traffic qua những chỉ số như trên
Quốc gia: Nếu bạn làm thị trường global thì đây là tính năng giúp bạn thống kê và xem được traffic đến từ quốc gia nào tiềm năng để tập trung khai thác vào nó
Thiết bị: bạn sẽ biết được lượng tìm kiếm và truy cập từ thiết bị nào nhiều nhất, dựa vào đó có thể tối ưu lại giao diện để tăng trải nghiệm người dùng trên site
Ngày: giúp bạn kiểm tra và thống kê được traffic theo từng ngày
Đây là tính năng rất hay và nếu bạn biết cách sử dụng thì việc tối ưu content trên website sẽ mang lại hiệu quả về thứ hạng trên Google rất nhiều.
Mình sẽ lấy ví dụ sau đây để bạn dễ hình dung.
Chỉ cần bạn có số liệu thống kê từ 28 ngày đổi lại là có thể tiến hành lọc thêm những từ khóa chất lượng để tối ưu lại nội dung.
Mình sẽ tiến hành lọc theo chỉ số lượt click (CTR) và vị trí của từ khóa trên Google theo thứ tự sau đây:
Lọc CTR: nhỏ hơn 4, kết quả sẽ cho ra những từ khóa có tỉ lệ click nhỏ hơn 4%
Lọc vị trí: lớn hơn 6 và kết quả sẽ cho ra những từ khóa có vị trí từ thứ 6 trở về sau
Sau đó bạn sẽ nhận được rất nhiều từ khóa đã được lọc theo 2 tiêu chí về CTR và vị trí như trên. Dựa vào đây bạn tối ưu lại bộ từ khóa đã nghiên cứu trước đó, lên kế hoạch triển khai content để tăng thứ hạng từ khóa.
Ngoài nguyên nhân về vị trí thì ở tỉ lệ CTR chỉ có 1.8% thì có thể đến từ tiêu đề không hấp dẫn để thu hút người tìm kiếm click vào.
Biết được lý do rồi bạn sẽ biết cách tối ưu lại content, Onpage hiệu quả hơn.
2/ Kiểm tra URL
Đây là tính năng giúp bạn kiểm tra xem bài viết đã được index lên Google hay chưa. Nếu hiển thị như hình ảnh dưới đây nghĩa là bài viết của bạn đã có mặt trên Google, còn ngược lại thì vẫn chưa.
Nếu chưa thì bạn có thể dùng tính năng yêu cầu lập chỉ mục để cho tiến trình index bài viết diễn ra nhanh hơn.
Mình thử để một liên kết của website vào và tính năng kiểm tra URL trả về cho mình 3 kết quả như sau:
URL nằm trên Google: mình có thể yên tâm vì bài viết không bị mất index, toàn bộ dữ liệu của URL này đều được nằm trong bộ máy tìm kiếm của Google.
Tình trạng lập chỉ mục: tình trạng về Submitted & Indexed được báo cáo chi tiết qua các kết quả liên kết có thể tìm thấy trong địa chỉ sitemap, lần crawl cuối cùng mà Google quét qua liên kết là khi nào và tình trạng index của liên kết.
Tính khả dụng trên thiết bị di động: khả năng hiển thị trên giao diện mobile. Google sẽ báo tình trạng liên kết này hiển thị trên giao diện mobile có vấn đề gì không. Nếu có sẽ hướng dẫn bạn cách sửa chữa.
3/ Các tính năng lập chỉ mục trên Google Search Console
- Trạng thái lập chỉ mục
Tại đây bạn sẽ có được đầy đủ thống kê về trang, bài viết theo các trạng thái lập chỉ mục như sau:
Lỗi: Khi bài viết của bạn không được index vì 1 lý do nào đó thì sẽ thường xuất hiện url ở đây
Hợp lệ có cảnh báo: Đã được lập chỉ mục nhưng vẫn còn những vấn đề cần được bạn tối ưu
Hợp lệ: những url đã được lập chỉ mục thành công
Đã loại trừ: những url không được lập chỉ mục, đây thường sẽ do bạn chủ động loại trừ.
- Xóa URL
Nếu bạn có bài viết hay trang trên website mà bạn cảm thấy không còn phù hợp hay đơn giản chỉ muốn nó không xuất hiện trên Google nữa thì có thể sử dụng tính năng này.
Một vài lưu ý khi bạn sử dụng tính năng này như sau:
Tính năng chỉ tạm thời chặn url xuất hiện trên Google, không liên quan đến những công cụ tìm kiếm khác.
Việc chặn hoặc xóa url không ảnh hưởng đến tiến trình thu thập dữ liệu trên website
Việc xóa ở đây chỉ là tạm thời, sau vài tháng nó có thể lại được Google index và xuất hiện trên Google. Để xóa vĩnh viễn bạn tham khảo qua bài viết này.
Công cụ Remove URLs chỉ là tạm thời, bạn cần thiết lập thuộc tính nofollow cho trang mà bạn muốn deindex vĩnh viễn.
4/ Tính khả dụng trên thiết bị mobile
Google sẽ liên tục vào thu thập thông tin trên website của bạn thông qua sitemap đã khai báo trên Google Search Console.
Nhưng ở đây nguồn thu thập chính là trình duyệt trên thiết bị mobile và để có được dữ liệu chính xác nhất thì Google sẽ dựa vào hành vi của người truy cập trên site của bạn.
Nếu site bạn có vấn đề gì về giao diện, font chữ … trên thiết bị mobile thì ngay lập tức bạn sẽ nhận được thông báo. Dựa vào đó bạn sẽ có thể tối ưu để tăng trải nghiệm người dùng tốt hơn.
5/ Theo dõi tính năng liên kết
Khi sử dụng Google Search Console bạn phải biết được tính năng liên kết, và ở tính năng này bạn sẽ có được 4 thống kê chính sau đây:
Liên kết bên ngoài: Đây là những đường dẫn trên site của bạn được các website khác trỏ liên kết về nhiều nhất. Số liệu thống kê sẽ tính theo số lượng site.
Các liên kết bên trong: Đây là những đường link bạn liên kết nội bộ lại với nhau giữa các bài viết hoặc trang ở trên site (internal link)
Các trang web liên kết hàng đầu: thống kê về số lần các website đã trỏ liên kết về website của bạn
Văn bản liên kết hàng đầu: những url được chèn dưới lớp văn bản thì sẽ được tính và thống kê ở đây.
Dựa vào những thống kê về liên kết như trên bạn có thể biết được backlink nào chất lượng để đầu tư thêm vào nó giúp tăng traffic cho site, từ đó cải thiện thứ hạng tìm kiếm trên Google.
Hay bạn còn có thể biết được các dường dẫn nội bộ đã đi hợp lý giúp tăng sức mạnh lẫn nhau hay chưa. Thậm chí bạn còn biết đích danh site nào đang ăn cắp “chất xám” của bạn mỗi ngày để có biện pháp xử lý phù hợp.
Đây là nơi giúp bạn thống kê và có cái nhìn tổng quan nhất về thứ hạng của từng từ khóa website trên Google.
Đây là mục rất quan trọng, mình thường dùng nó để có những số liệu quyết định đến chiến lược SEO
Nếu như khi SEO bạn bắt buộc phải nghiên cứu từ khóa đầu tiên để có được bộ từ khóa chất lượng thì ở những tính năng tiếp theo ở Google Search Console sẽ giúp bạn lọc và thống kê thêm về những từ khóa có tiềm năng mang về traffic cho website.
Truy vấn: bạn sẽ biết được chi tiết từ khóa nào đang có lượt click, view, ctr, vị trí tốt trên Google
Trang: tương tự như truy vấn nhưng thay vì từ khóa thì bạn sẽ biết chính xác trang/bài viết nào đang có tiềm năng kéo traffic qua những chỉ số như trên
Quốc gia: Nếu bạn làm thị trường global thì đây là tính năng giúp bạn thống kê và xem được traffic đến từ quốc gia nào tiềm năng để tập trung khai thác vào nó
Thiết bị: bạn sẽ biết được lượng tìm kiếm và truy cập từ thiết bị nào nhiều nhất, dựa vào đó có thể tối ưu lại giao diện để tăng trải nghiệm người dùng trên site
Ngày: giúp bạn kiểm tra và thống kê được traffic theo từng ngày
Đây là tính năng rất hay và nếu bạn biết cách sử dụng thì việc tối ưu content trên website sẽ mang lại hiệu quả về thứ hạng trên Google rất nhiều.
Mình sẽ lấy ví dụ sau đây để bạn dễ hình dung.
Chỉ cần bạn có số liệu thống kê từ 28 ngày đổi lại là có thể tiến hành lọc thêm những từ khóa chất lượng để tối ưu lại nội dung.
Mình sẽ tiến hành lọc theo chỉ số lượt click (CTR) và vị trí của từ khóa trên Google theo thứ tự sau đây:
Lọc CTR: nhỏ hơn 4, kết quả sẽ cho ra những từ khóa có tỉ lệ click nhỏ hơn 4%
Lọc vị trí: lớn hơn 6 và kết quả sẽ cho ra những từ khóa có vị trí từ thứ 6 trở về sau
Sau đó bạn sẽ nhận được rất nhiều từ khóa đã được lọc theo 2 tiêu chí về CTR và vị trí như trên. Dựa vào đây bạn tối ưu lại bộ từ khóa đã nghiên cứu trước đó, lên kế hoạch triển khai content để tăng thứ hạng từ khóa.
Ngoài nguyên nhân về vị trí thì ở tỉ lệ CTR chỉ có 1.8% thì có thể đến từ tiêu đề không hấp dẫn để thu hút người tìm kiếm click vào.
Biết được lý do rồi bạn sẽ biết cách tối ưu lại content, Onpage hiệu quả hơn.
2/ Kiểm tra URL
Đây là tính năng giúp bạn kiểm tra xem bài viết đã được index lên Google hay chưa. Nếu hiển thị như hình ảnh dưới đây nghĩa là bài viết của bạn đã có mặt trên Google, còn ngược lại thì vẫn chưa.
Nếu chưa thì bạn có thể dùng tính năng yêu cầu lập chỉ mục để cho tiến trình index bài viết diễn ra nhanh hơn.
Mình thử để một liên kết của website vào và tính năng kiểm tra URL trả về cho mình 3 kết quả như sau:
URL nằm trên Google: mình có thể yên tâm vì bài viết không bị mất index, toàn bộ dữ liệu của URL này đều được nằm trong bộ máy tìm kiếm của Google.
Tình trạng lập chỉ mục: tình trạng về Submitted & Indexed được báo cáo chi tiết qua các kết quả liên kết có thể tìm thấy trong địa chỉ sitemap, lần crawl cuối cùng mà Google quét qua liên kết là khi nào và tình trạng index của liên kết.
Tính khả dụng trên thiết bị di động: khả năng hiển thị trên giao diện mobile. Google sẽ báo tình trạng liên kết này hiển thị trên giao diện mobile có vấn đề gì không. Nếu có sẽ hướng dẫn bạn cách sửa chữa.
3/ Các tính năng lập chỉ mục trên Google Search Console
- Trạng thái lập chỉ mục
Tại đây bạn sẽ có được đầy đủ thống kê về trang, bài viết theo các trạng thái lập chỉ mục như sau:
Lỗi: Khi bài viết của bạn không được index vì 1 lý do nào đó thì sẽ thường xuất hiện url ở đây
Hợp lệ có cảnh báo: Đã được lập chỉ mục nhưng vẫn còn những vấn đề cần được bạn tối ưu
Hợp lệ: những url đã được lập chỉ mục thành công
Đã loại trừ: những url không được lập chỉ mục, đây thường sẽ do bạn chủ động loại trừ.
- Xóa URL
Nếu bạn có bài viết hay trang trên website mà bạn cảm thấy không còn phù hợp hay đơn giản chỉ muốn nó không xuất hiện trên Google nữa thì có thể sử dụng tính năng này.
Một vài lưu ý khi bạn sử dụng tính năng này như sau:
Tính năng chỉ tạm thời chặn url xuất hiện trên Google, không liên quan đến những công cụ tìm kiếm khác.
Việc chặn hoặc xóa url không ảnh hưởng đến tiến trình thu thập dữ liệu trên website
Việc xóa ở đây chỉ là tạm thời, sau vài tháng nó có thể lại được Google index và xuất hiện trên Google. Để xóa vĩnh viễn bạn tham khảo qua bài viết này.
Công cụ Remove URLs chỉ là tạm thời, bạn cần thiết lập thuộc tính nofollow cho trang mà bạn muốn deindex vĩnh viễn.
4/ Tính khả dụng trên thiết bị mobile
Google sẽ liên tục vào thu thập thông tin trên website của bạn thông qua sitemap đã khai báo trên Google Search Console.
Nhưng ở đây nguồn thu thập chính là trình duyệt trên thiết bị mobile và để có được dữ liệu chính xác nhất thì Google sẽ dựa vào hành vi của người truy cập trên site của bạn.
Nếu site bạn có vấn đề gì về giao diện, font chữ … trên thiết bị mobile thì ngay lập tức bạn sẽ nhận được thông báo. Dựa vào đó bạn sẽ có thể tối ưu để tăng trải nghiệm người dùng tốt hơn.
5/ Theo dõi tính năng liên kết
Khi sử dụng Google Search Console bạn phải biết được tính năng liên kết, và ở tính năng này bạn sẽ có được 4 thống kê chính sau đây:
Liên kết bên ngoài: Đây là những đường dẫn trên site của bạn được các website khác trỏ liên kết về nhiều nhất. Số liệu thống kê sẽ tính theo số lượng site.
Các liên kết bên trong: Đây là những đường link bạn liên kết nội bộ lại với nhau giữa các bài viết hoặc trang ở trên site (internal link)
Các trang web liên kết hàng đầu: thống kê về số lần các website đã trỏ liên kết về website của bạn
Văn bản liên kết hàng đầu: những url được chèn dưới lớp văn bản thì sẽ được tính và thống kê ở đây.
Dựa vào những thống kê về liên kết như trên bạn có thể biết được backlink nào chất lượng để đầu tư thêm vào nó giúp tăng traffic cho site, từ đó cải thiện thứ hạng tìm kiếm trên Google.
Hay bạn còn có thể biết được các dường dẫn nội bộ đã đi hợp lý giúp tăng sức mạnh lẫn nhau hay chưa. Thậm chí bạn còn biết đích danh site nào đang ăn cắp “chất xám” của bạn mỗi ngày để có biện pháp xử lý phù hợp.