Cạnh tranh với du học sinh

ngochuong195

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
7/11/2011
Bài viết
90
Trên thị trường lao động Việt Nam nhiều năm qua, xu hướng cạnh tranh thu hút nhân tài cho chiến lược nhân sự của các công ty lớn chưa bao giờ ngừng nghỉ, và hứa hẹn ngày càng mạnh mẽ hơn. Cùng với lượng du học sinh sang Mỹ, Anh, Úc, Nhật,….. và các nước khác tăng lên rất nhanh (chỉ trong vòng 11 năm trở lại đây, số du học sinh Việt Nam tại Úc đã tăng lên khoảng 7 lần và đạt 25.788 sinh viên vào cuối năm 2010, cao gần gấp đôi con số 13.112 sinh viên Việt Nam tại Mỹ_ Báo Dân Trí).



Lượng du học sinh trở về Việt Nam làm việc cũng tăng đáng kể bắt đầu từ năm 2008 – 2009 (lượng du học sinh Việt Nam tại Mỹ trở về nước trong năm 2008 - 2009 thì tỷ lệ này lên tới 40%_ Báo Dân Trí), góp phần làm sôi động thêm thị trường lao động.


Theo các chuyên viên tư vấn nhân sự của các công ty, tập đoàn lớn tại Việt Nam, thời điểm du học sinh Việt Nam về Việt Nam để chọn nơi thực tập là cơ hội vàng để các doanh nghiệp tìm cho mình những ứng viên tài năng. Xu hướng săn lùng SV du học ở nước ngoài nằm trong chiến lược nhân sự dài hạn của các doanh nghiệp lớn từ năm 2005 đến nay. Chứng tỏ các du học sinh là những nhân tố quan trọng đối với chiến lược nhân sự các công ty lớn.


“Soi” nhân tố quan trọng:

Theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hay các tập đoàn lớn của Việt Nam như công ty Dầu khí BP, khi tuyển du học sinh họ có rất nhiều thuận lợi: cách suy nghĩ nhạy bén và cách thực hành chuyên nghiệp và bài bản. Du học sinh được học tập và tiếp xúc trong môi trường giáo dục tiên tiến, đa quốc gia, nên họ có thể bắt nhịp nhanh với môi trường làm việc của công ty tuyển dụng và phong cách làm việc tích cực, chủ động, nhất là ngoại ngữ với họ là một lợi thế. Bà Tiêu Yến Trinh - tổng giám đốc Công ty Talentnet Corporation thì cho rằng ba thế mạnh của du học sinh: giải quyết vấn đề sáng tạo, chủ động trong mọi tình huống, có tầm hình khái quát.



Công ty Prudential mở một trang web nhằm thu hút sinh viên du học tại Anh có định hướng về Việt Nam tìm việc làm. Các công ty Ericsson, Mercedes-Benz… thường nhắm vào sinh viên đang học tại Úc. Các tập đoàn lớn như P&G Việt Nam, Cargill Việt Nam cũng có kế hoạch tuyển sinh viên đang du học… Ông Phillip Tan, Giám đốc điều hành Công ty Elof Hansson, nhận định trong tương lai khi mà đội ngũ sinh viên du học quay về làm việc trong nước là cơ hội rất lớn cho chiến lược phát triển của doanh nghiệp FDI. Ông Trần Đăng Nguyên, Giám đốc kinh doanh Công ty Comvik, cho rằng hiện nay rào cản rất lớn để một lao động trụ lại những vị trí cao cấp đó là trình độ ngoại ngữ. Các doanh nghiệp săn tìm lao động đang du học cũng vì thế mạnh trình độ ngoại ngữ. Ông Trịnh Hoài Giang – phó tổng giám đốc điều hành Công ty chứng khoán TP.HCM (HSC) – cho biết, hiện có khoảng 15 nhân viên là du học sinh đang nắm giữ các vị trí quan trọng trong Công ty chứng khoán TP.HCM. Theo ông, thế mạnh của các du học sinh còn là khả năng ngoại ngữ, trình độ giao tiếp với khách hàng nước ngoài, phong cách làm việc chuyên nghiệp và khả năng quản lý tốt.


Du học sinh là nhân sự hoàn hảo?

Được đào tạo, tiếp thu phong cách làm việc nước ngoài là thế mạnh của các du học sinh nhưng cũng khiến một số bạn gặp khó khăn trong quá trình tái hòa nhập với cuộc sống do có những điểm khác biệt về văn hóa doanh nghiệp. Các du học sinh có xu hướng đòi hỏi lương và lợi ích cao hơn so với sinh viên trong nước và thường nhảy việc với tỉ lệ khá cao. Điểm này làm cho các doanh nghiệp e dè và thận trọng hơn khi quyết định tuyển dụng du học sinh, chính đây là điểm tạo thuận lợi cho sinh viên trong nước.


Làm thế nào để thay đổi chiến lược nhân sự của nhà tuyển dụng?

Như vậy, không hẳn là cán cân cạnh tranh lệch hẳn về phía du học sinh về nước. Các doanh nghiệp lớn như Ericsson, Uniliver, P&G, Tân Hiệp Phát,…. đặc biệt xem trọng việc gìn giữ và thu hút nhân tài. Mục tiêu chiến lược của công ty là thu hút các ứng viên giỏi nhiều kinh nghiệm, các tài năng trẻ chưa có kinh nghiệm nhưng nhiệt huyết đóng góp cho sự phát triển lớn mạnh của công ty. Nghĩa là cơ hội tìm kiếm vị trí tốt và lương cao không hề khó khăn đối với các sinh viên giỏi, năng động, có khát vọng nghề nghiệp, có tầm nhìn và có nhiều kinh nghiệm trong nước.



Đối với các vị trí cao cấp, cuộc “cạnh tranh đặc biệt” này chỉ dành cho các sinh viên chịu tham gia “cuộc chơi dài hơi”. Với những ưu thế của mình, đa số các du học sinh có cơ hội ngay khi ra trường, còn các sinh viên được đào tạo trong nước phải trải qua một giai đoạn sàng lọc, tích góp kinh nghiệm từ những vị trí thấp hơn, tốn nhiều thời gian nhiều và phải thực sự nỗ lực, phấn đấu cho mục đích của mình. Khi đã dày dạn kinh nghiệm, chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng thì cơ hội cạnh tranh thực sự đã chín muồi.
Thực tế, không thiếu nhân tài hiện tại đang giữ những vị trí chủ chốt trong các doanh nghiệp lớn tại Việt nam như: Nguyễn Hữu Huấn – Giám đốc Marketing của ILA Việt Nam, Vương Thanh Long – Giám đốc Marketing Thái Tuấn,…Giáo dục Việt Nam đã có nhiều thay đổi để bắt kịp xu hướng chung của thế giới. Lực lượng sinh viên hiện nay vô cùng năng động, cầu tiến, tham vọng, dám nghĩ dám làm hơn thế hệ anh chị mình rất nhiều.


Ngoài học tập tại trường, họ còn chủ động học hỏi rất nhiều kỹ năng, nghiệp vụ, kiến thức mà nhà trường chưa kịp trang bị cho họ.Cùng với sự phát triển vượt bậc của Internet, sách Ebook, trang web nghề nghiệp, blog cá nhân hỗ trợ cho sinh viên trên khắp thế giới cập nhật, trao đổi những tài liệu cho nhau. Giáo trình học một số chuyên ngành cũng được du học sinh cập nhật trên mạng Internet, các cuốn sách đắt giá, bán chạy tại nước ngoài cũng được xuất bản trong nước, rất hữu ích cho các bạn sinh viên bổ sung vào “gia tài” kiến thức của mình. Với yêu cầu công việc tại các thành phố lớn, sinh viên hiện nay rất quan tâm đến việc học và thành thạo một hai ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh. Chứng tỏ cơ hội việc làm ở những vị trí cao cấp hiện nay không còn là “khó với” đối với sinh viên học trong nước, cơ hội sẽ đến với người thực sự hữu ích cho doanh nghiệp.


Nguồn từ https://blog.first-viec-lam.com/lam...g-chien-luoc-nhan-su-cua-cac-cong-ty-lon.html
 
×
Quay lại
Top Bottom