ngocrabbit
Thành viên
- Tham gia
- 13/8/2012
- Bài viết
- 6
Maritime Bank vừa tung ra gói cho vay dành cho khách hàng cá nhân với lãi suất ưu đãi 0,68% một tháng (tương đương 8,16% một năm) áp cho 3 tháng đầu tiên. Chương trình dành cho tất cả hồ sơ được giải ngân trong thời gian 23/7 đến 23/10.
Theo lý giải của một nhân viên tín dụng tại chi nhánh Maritime Bank trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TP HCM, nhà băng nhận thấy cho vay đối với khách hàng cá nhân dễ hơn doanh nghiệp và rủi ro cũng thấp hơn nên mới ưu tiên lãi suất để tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh khó khăn này.Gây chú ý thị trường phải kể đến trường hợp của Vietcombank. Từ ngày 1/7 đến 21/9, khách hàng làm thủ tục vay mua một trong những sản phẩm của Ecopark đều được hưởng lãi suất hỗ trợ là 8% một năm trong vòng một năm kể từ ngày giải ngân đầu tiên. Bên cạnh đó, từ ngày 22/9 đến ngày 31/12, khách hàng làm thủ tục vay mua sản phẩm sẽ áp dụng lãi suất theo công bố của Vietcombank tại thời điểm vay và được hưởng gói hỗ trợ lãi suất 4% từ Vihajico trong vòng một năm kể từ lần giải ngân đầu tiên.
Trước đó, trong khoảng thời gian 4/7 đến 4/8, nhà băng này đã từng gây sốc cho thị trường bằng gói lãi suất 0% trong 12 tháng cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Indochine Plaza Hanoi (IPH).
Các ông lớn như BIDV, Vietinbank còn cho khách hàng vay không cần tài sản đảm bảo, chỉ dựa vào mức thu nhập cá nhân ổn định… Nhà băng hứa hỗ trợ vay vốn lãi suất 15% một năm. Thậm chí tại BIDV, khi mua căn hộ chung cư của dự án mà ngân hàng liên kết, khách hàng sẽ được hỗ trợ với mức lãi suất còn 12% một năm trong vòng 6 tháng vay đầu tiên. Lãi suất sau đó tính theo mức thông thường của BIDV.
Ngay cả các ngân hàng ngoại cũng đẩy mạnh cho vay tiêu dùng. Kích cầu tín dụng bằng chiêu lãi suất siêu rẻ. HSBC vừa triển khai gói tín dụng cho vay mua nhà với lãi suất chỉ hơn 10%, áp dụng cho 3 tháng đầu tiên. Trước đó, nhà băng này cũng từng tung ra gói tín dụng cá nhân với lãi suất 0%.
Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần có trụ sở tại TP HCM thừa nhận, trong khi lĩnh vực cho vay doanh nghiệp bị thu hẹp do tình hình sản xuất đình trệ, nhà băng phải hướng sang mảng cho vay tiêu dùng hay mua nhà ở, mua ôtô.
Theo ông, đây là lĩnh vực có mặt bằng lãi suất cao hơn và rủi ro thấp hơn so với cho vay doanh nghiệp nên nhà băng muốn thúc đẩy tín dụng để kiếm thêm nguồn thu nhập lãi.
Tuy nhiên, trên thực tế, nếu để ý kỹ về điều khoản vay, khách hàng sẽ thấy lãi suất vay ưu đãi 0,68% tại Maritime Bank hay 8% tại Vietcombank... chỉ được áp dụng trong vài tháng đầu tiên, còn các tháng sau đó, lãi suất sẽ điều chỉnh theo thị trường. Còn mức lãi suất vay mua nhà 12% một năm của BIDV được xem là hấp dẫn trên thị trường nhưng cũng chỉ áp dụng cho 6 tháng vay đầu tiên và để giải ngân cho khách hàng khá giả mua căn hộ với giá cả triệu USD.
Nhiều cá nhân khi đứng trước một rừng lựa chọn về tín dụng thường ít xem kỹ các điều khoản hợp đồng, các ưu đãi được nhận, thời hạn… trước khi ký kết. Do đó, khi một số ngân hàng chỉ ưu đãi lãi suất trong thời gian đầu, sau đó tăng lãi suất vô tội vạ, hoặc có những điều khoản khó dễ mới vỡ lẽ và bức xúc.
Anh Thành Nam, nhà quận 5, TP HCM, cho hay, năm 2008 vợ chồng anh có vay tiền của một nhà băng lớn để mua một căn hộ chung cư với giá 1 tỷ đồng. Anh đóng vào 300 triệu, còn 700 triệu là vay từ ngân hàng, thời hạn 5 năm, với lãi suất ưu đãi lúc ấy là 11%, sau đó sẽ điều chỉnh theo thị trường.
"Khoản vay 700 triệu đồng trên chỉ được hưởng 11% vài tháng đầu. Thời gian sau đó, vợ chồng tôi chóng mặt với việc lãi tăng vọt. Đỉnh điểm là năm 2011, có lúc lãi leo lên gần 22% một năm. Lương tháng của hai vợ chồng gần như không đủ trả lãi", anh bộc bạch.
Tiến sĩ Lê Đạt Chí, Trưởng Bộ môn đầu tư tài chính Trường Đại học Kinh tế TP HCM cho rằng, trong bối cảnh lãi suất huy động vẫn còn vượt rào 9%, nhiều nhà băng tung ra các gói cho vay cá nhân với lãi suất ưu đãi dưới 8% hay thấp hơn chỉ là một cách để dụ khách vay tiền.
Theo ông Chí, những khoản vay có lãi suất thấp chỉ được áp dụng theo thời gian vài tháng, sau đó phải điều chỉnh theo quy định của nhà băng. Trong khi đó, khoản vay của khách hàng dùng để mua nhà thường có thời hạn khá dài và không biết lãi suất sẽ biến động đến mức nào.
Ông Chí cho rằng, điểm cần chú ý khi vay vốn là hầu như các nhà băng điều chỉnh lãi suất vay theo định kỳ, chưa kể nhiều ngân hàng đưa ra kỳ hạn điều chỉnh lãi suất khá ngắn cộng với biên độ cao, nếu không cẩn trọng khách hàng có thể rơi vào “bẫy” lãi suất cao trong tương lai.
"Do đó, khi quyết định vay tiền để mua nhà tại dự án nào đó, khách hàng nhất thiết phải đọc kỹ hợp đồng, cân nhắc các điều khoản và tính toán thật chặt chẽ trước khi đặt bút ký để tránh áp lực trả nợ trong tương lai có thể gia tăng", ông Chí lưu ý.
Tiến sĩ Chí cũng phân tích thêm, động lực tăng trưởng kinh tế không đến từ tiêu dùng cá nhân mà chủ yếu phụ thuộc vào chi tiêu của Chính phủ, doanh nghiệp... Do đó, trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng thấp, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn như hiện nay, Việt Nam không nên đẩy mạnh tín dụng cá nhân một cách đại trà. Vì như thế chỉ làm người dân thêm bần cùng hóa.
Theo ông Chí, vấn đề hiện nay là Ngân hàng Nhà nước nên cơ cấu lại tín dụng, cần tập trung đưa nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu... để tăng trưởng kinh tế. Mảng tín dụng cá nhân chỉ nên cho vay trong một giới hạn nhất định. Nhưng cần lưu ý rằng, bên cạnh hạ lãi suất cho vay, tăng hạn mức cho vay trên tài sản thế chấp.., ngân hàng cần tính đến việc thiết kế những sản phẩm cho vay phân kỳ hạn trả nợ linh hoạt. Ngoài ra, nó phải phù hợp với thu nhập và mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng cá nhân, nhất là với những người dân có thu nhập trung bình khá có nhu cầu vay vốn mua nhà để ở.
Theo lý giải của một nhân viên tín dụng tại chi nhánh Maritime Bank trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TP HCM, nhà băng nhận thấy cho vay đối với khách hàng cá nhân dễ hơn doanh nghiệp và rủi ro cũng thấp hơn nên mới ưu tiên lãi suất để tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh khó khăn này.Gây chú ý thị trường phải kể đến trường hợp của Vietcombank. Từ ngày 1/7 đến 21/9, khách hàng làm thủ tục vay mua một trong những sản phẩm của Ecopark đều được hưởng lãi suất hỗ trợ là 8% một năm trong vòng một năm kể từ ngày giải ngân đầu tiên. Bên cạnh đó, từ ngày 22/9 đến ngày 31/12, khách hàng làm thủ tục vay mua sản phẩm sẽ áp dụng lãi suất theo công bố của Vietcombank tại thời điểm vay và được hưởng gói hỗ trợ lãi suất 4% từ Vihajico trong vòng một năm kể từ lần giải ngân đầu tiên.
Trước đó, trong khoảng thời gian 4/7 đến 4/8, nhà băng này đã từng gây sốc cho thị trường bằng gói lãi suất 0% trong 12 tháng cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Indochine Plaza Hanoi (IPH).
Các ông lớn như BIDV, Vietinbank còn cho khách hàng vay không cần tài sản đảm bảo, chỉ dựa vào mức thu nhập cá nhân ổn định… Nhà băng hứa hỗ trợ vay vốn lãi suất 15% một năm. Thậm chí tại BIDV, khi mua căn hộ chung cư của dự án mà ngân hàng liên kết, khách hàng sẽ được hỗ trợ với mức lãi suất còn 12% một năm trong vòng 6 tháng vay đầu tiên. Lãi suất sau đó tính theo mức thông thường của BIDV.
Ngay cả các ngân hàng ngoại cũng đẩy mạnh cho vay tiêu dùng. Kích cầu tín dụng bằng chiêu lãi suất siêu rẻ. HSBC vừa triển khai gói tín dụng cho vay mua nhà với lãi suất chỉ hơn 10%, áp dụng cho 3 tháng đầu tiên. Trước đó, nhà băng này cũng từng tung ra gói tín dụng cá nhân với lãi suất 0%.
Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần có trụ sở tại TP HCM thừa nhận, trong khi lĩnh vực cho vay doanh nghiệp bị thu hẹp do tình hình sản xuất đình trệ, nhà băng phải hướng sang mảng cho vay tiêu dùng hay mua nhà ở, mua ôtô.
Theo ông, đây là lĩnh vực có mặt bằng lãi suất cao hơn và rủi ro thấp hơn so với cho vay doanh nghiệp nên nhà băng muốn thúc đẩy tín dụng để kiếm thêm nguồn thu nhập lãi.
Tuy nhiên, trên thực tế, nếu để ý kỹ về điều khoản vay, khách hàng sẽ thấy lãi suất vay ưu đãi 0,68% tại Maritime Bank hay 8% tại Vietcombank... chỉ được áp dụng trong vài tháng đầu tiên, còn các tháng sau đó, lãi suất sẽ điều chỉnh theo thị trường. Còn mức lãi suất vay mua nhà 12% một năm của BIDV được xem là hấp dẫn trên thị trường nhưng cũng chỉ áp dụng cho 6 tháng vay đầu tiên và để giải ngân cho khách hàng khá giả mua căn hộ với giá cả triệu USD.
Nhiều cá nhân khi đứng trước một rừng lựa chọn về tín dụng thường ít xem kỹ các điều khoản hợp đồng, các ưu đãi được nhận, thời hạn… trước khi ký kết. Do đó, khi một số ngân hàng chỉ ưu đãi lãi suất trong thời gian đầu, sau đó tăng lãi suất vô tội vạ, hoặc có những điều khoản khó dễ mới vỡ lẽ và bức xúc.
Anh Thành Nam, nhà quận 5, TP HCM, cho hay, năm 2008 vợ chồng anh có vay tiền của một nhà băng lớn để mua một căn hộ chung cư với giá 1 tỷ đồng. Anh đóng vào 300 triệu, còn 700 triệu là vay từ ngân hàng, thời hạn 5 năm, với lãi suất ưu đãi lúc ấy là 11%, sau đó sẽ điều chỉnh theo thị trường.
"Khoản vay 700 triệu đồng trên chỉ được hưởng 11% vài tháng đầu. Thời gian sau đó, vợ chồng tôi chóng mặt với việc lãi tăng vọt. Đỉnh điểm là năm 2011, có lúc lãi leo lên gần 22% một năm. Lương tháng của hai vợ chồng gần như không đủ trả lãi", anh bộc bạch.
Tiến sĩ Lê Đạt Chí, Trưởng Bộ môn đầu tư tài chính Trường Đại học Kinh tế TP HCM cho rằng, trong bối cảnh lãi suất huy động vẫn còn vượt rào 9%, nhiều nhà băng tung ra các gói cho vay cá nhân với lãi suất ưu đãi dưới 8% hay thấp hơn chỉ là một cách để dụ khách vay tiền.
Theo ông Chí, những khoản vay có lãi suất thấp chỉ được áp dụng theo thời gian vài tháng, sau đó phải điều chỉnh theo quy định của nhà băng. Trong khi đó, khoản vay của khách hàng dùng để mua nhà thường có thời hạn khá dài và không biết lãi suất sẽ biến động đến mức nào.
Ông Chí cho rằng, điểm cần chú ý khi vay vốn là hầu như các nhà băng điều chỉnh lãi suất vay theo định kỳ, chưa kể nhiều ngân hàng đưa ra kỳ hạn điều chỉnh lãi suất khá ngắn cộng với biên độ cao, nếu không cẩn trọng khách hàng có thể rơi vào “bẫy” lãi suất cao trong tương lai.
"Do đó, khi quyết định vay tiền để mua nhà tại dự án nào đó, khách hàng nhất thiết phải đọc kỹ hợp đồng, cân nhắc các điều khoản và tính toán thật chặt chẽ trước khi đặt bút ký để tránh áp lực trả nợ trong tương lai có thể gia tăng", ông Chí lưu ý.
Tiến sĩ Chí cũng phân tích thêm, động lực tăng trưởng kinh tế không đến từ tiêu dùng cá nhân mà chủ yếu phụ thuộc vào chi tiêu của Chính phủ, doanh nghiệp... Do đó, trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng thấp, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn như hiện nay, Việt Nam không nên đẩy mạnh tín dụng cá nhân một cách đại trà. Vì như thế chỉ làm người dân thêm bần cùng hóa.
Theo ông Chí, vấn đề hiện nay là Ngân hàng Nhà nước nên cơ cấu lại tín dụng, cần tập trung đưa nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu... để tăng trưởng kinh tế. Mảng tín dụng cá nhân chỉ nên cho vay trong một giới hạn nhất định. Nhưng cần lưu ý rằng, bên cạnh hạ lãi suất cho vay, tăng hạn mức cho vay trên tài sản thế chấp.., ngân hàng cần tính đến việc thiết kế những sản phẩm cho vay phân kỳ hạn trả nợ linh hoạt. Ngoài ra, nó phải phù hợp với thu nhập và mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng cá nhân, nhất là với những người dân có thu nhập trung bình khá có nhu cầu vay vốn mua nhà để ở.