- Tham gia
- 28/10/2011
- Bài viết
- 824
Tham khảo
How to Pick a Better Boyfriend or Girlfriend
What to look for in a girlfriend or boyfriend.
Published on June 10, 2011 by Jeremy Nicholson, M.S.W., Ph.D. in The Attraction Doctor
1 phần lớn của hẹn hò là thu hút 1 đối tác. Khi bạn đã làm xong điều đó, 1 nhiệm vụ lớn khác là xác định liệu bạn có nên giữ họ lại.
Hầu hết mọi người có 1 số khó khăn trong việc phác thảo những điều họ tìm kiếm ở 1 đối tác. 1 số người thậm chí có 1 “danh sách” chi tiết những phẩm chất, khả năng. Chúng thường bao gồm những yếu tố ngoại hình, mức độ trí tuệ và những nét tính cách. Hầu hết chúng tưởng rằng quan trọng để làm cho người đó đủ tiêu chuẩn. Nhưng liệu chúng có thật sự quan trọng cho sự thành công của 1 mối quan hệ theo thời gian?
Vấn đề là “danh sách” của bạn có thể thiếu 1 vài yếu tố quan trọng. Thực tế là bạn có thể lãng phí thời gian của bạn với 1 số điều mà bạn đang tìm kiếm ở 1 đối tác và bỏ sót những yếu tố thực sự quan trọng. Thật may mắn, đó là lý do chúng tôi thực hiện nghiên cứu...
Nghiên cứu về những nét tính cách cá nhân và chất lượng mối quan hệ
Qua 3 nghiên cứu, các nhà nghiên cứu phát hiện thấy khả năng kiểm soát bản thân (self-control ability) của 1 người là 1 yếu tố quan trọng để chung thủy với 1 người yêu (Pronk, Karremans, & Wigboldus, 2011). Rõ ràng là những người có khả năng kiểm soát bản thân tốt hơn có thể kháng cự cám dỗ - ngay cả cám dỗ làm họ lầm đường lạc lối khi 1 người dễ thương đang tán tỉnh họ.
Đối tác của người có khả năng kiểm soát bản thân cao tin tưởng họ nhiều hơn (Richetti & Finkenauer, 2011). Do đó khả năng kiểm soát bản thân làm 1 mối quan hệ an toàn hơn đối với cả 2 người.
Sự ý thức (Conscientiousness), 1 tính cách hơi giống sự tự kiểm soát bản thân, cũng có vẻ quan trọng đối với sự hoạt động của mối quan hệ. Trong 2 nghiên cứu, các nhà nghiên cứu phát hiện thấy sự ý thức đóng 1 vai trò trong động cơ sửa chữa những sai lầm của mối quan hệ, giải quyết vấn đề mang tính xây dựng và sự thỏa mãn với mối quan hệ (Baker & McNulty, 2011). Điều này đặc biệt đúng với sự ý thức ở những đối tác nam.
Cuối cùng, cả sự kiểm soát bản thân và sự ý thức có vẻ đóng 1 vai trò trong việc giữ lời hứa trong những mối quan hệ lãng mạn (Peetz & Kammrath, 2011). Qua 4 nghiên cứu, các tác giả phát hiện thấy sự kiểm soát bản thân và sự ý thức dự đoán về việc tuân theo những lời hứa về mối quan hệ, trong khi những cảm xúc đối với 1 đối tác thì không. Rõ ràng là con người không giữ lời hứa vì họ “yêu bạn”, họ giữ lời hứa vì họ có khả năng kiểm soát bản thân để hoàn thành công việc mà họ đã hứa.
Điều này có nghĩa gì với bạn trong việc chọn 1 bạn trai/gái?
Tất cả các nghiên cứu trên đều chỉ ra 1 quan điểm chung – bất kể 1 ai đó “yêu” bạn nhiều bao nhiêu, họ có thể mắc sai lầm nếu họ không có đủ khả năng kiểm soát bản thân. Điều này hơi phản trực giác, vì nhiều người tìm kiếm tình yêu ở 1 đối tác tiềm năng như “sự ổn định”, đảm bảo về sự chung thủy, đáng tin của đối tác và động cơ để giữ cho mối quan hệ tiếp tục. Nhưng tình yêu là không đủ. Nếu bạn thực sự muốn tìm thấy 1 đối tác tốt, 1 người sẽ không làm bạn phát điên, làm sự việc hỗn loạn hoặc lừa dối – thì khi đó bạn nên nhìn vào “khả năng” của họ (ví dụ, khả năng kiểm soát bản thân) hơn là nhìn vào những cảm xúc của họ (ví dụ, yêu).
Vậy bạn nên tìm kiếm điều gì khi muốn đánh giá khả năng kiểm soát bản thân và sự ý thức?
1. Khoảng chú ý – Sự kiểm soát bản thân được dùng để điều khiển và tập trung chú ý. Do đó, chú ý đến đối tác “tập trung chú ý” đến bạn tốt như thế nào. Và cũng nhìn vào những lĩnh vực khác trong cuộc sống của họ. Đối tác của bạn có chú ý đến những chi tiết nhỏ bé trong 1 công việc hoặc sở thích? Hay là họ dễ bị làm sao lãng thường xuyên? Nếu họ bị sao lãng, không tập trung thì họ có thể không có khả năng kiểm soát bản thân cao. Tính dễ bị sao lãng đó làm cho sự truyền thông, chia sẻ và tương tác sau này trong 1 mối quan hệ rất khó khăn.
2. Trì hoãn sự thỏa mãn – Sự kiểm soát bản thân cũng cho phép chúng ta trì hoãn những thứ chúng ta muốn cho đến khi chúng ta có thể có được chúng sau này. Nó để cho chúng ta “trở nên kiên nhân”. Do đó, nếu đối tác của bạn thay đổi tâm trạng vì bữa tối phục vụ trễ, hãy chú ý. Tương tự, nếu họ có cả đống thẻ tín dụng, hãy cảnh giác. Về cơ bản, người không thể trì hoãn cần mọi thứ “ngay bây giờ”. Họ có rất ít sự nhẫn nại, chịu đựng. Do đó, nếu bạn cố tình làm cho đối tác chờ đợi và họ gắt gỏng, thì khi đó bạn cần nghĩ lại về việc hẹn hò với họ.
3. Lên kế hoạch – Những người có ý thức có thể lập 1 kế hoạch và làm theo nó. Những kế hoạch đó không cần phải phức tạp. Nhưng chúng thường bao gồm ít nhất 1 quan điểm chung. Ngược lại, những người làm 1 việc gì đó khó khăn mà không có kinh nghiệm hoặc khả năng cần thiết thì họ không có sự ý thức cao. Tính tự phát của họ có thể thú vị lúc ban đầu, nhưng nó dường như ít quyến rũ về sau này khi bạn phải lên kế hoạch cho 1 điều gì đó to lớn và bạn không thể có được 1 câu trả lời thẳng thắn từ họ.
4. Thành tựu – Cuối cùng, những người có sự ý thức và sự kiểm soát bản thân cao “hoàn thành công việc”. Họ hoàn thành và làm trọn vẹn. Điều này không có nghĩa tất cả bọn họ là những triệu phú đola hoặc tốt nghiệp Harvard. Nó có nghĩa là họ hoàn thành những việc họ đã bắt đầu. Nếu đối tác của bạn có cả tá công việc, kế hoạch hoặc ước mơ còn dang dở thì bạn cần hỏi họ nhiều câu. Những người không bao giờ “làm trọn vẹn” thường có sự kiểm soát bản thân và sự ý thức thấp. Ở với họ, mối quan hệ của bạn có thể là 1 trong những công việc còn dang dở đó.
Kết luận
Khi quyết định “giữ lại” 1 đối tác, thì tình yêu là không đủ để xây dựng 1 mối quan hệ. Đối tác của bạn cần có khả năng để trở thành 1 đối tác tốt. Khả năng đó đến từ sự kiểm soát bản thân tốt và sự ý thức. Vì vậy, hãy tìm kiếm những đặc điểm đó...và bạn sẽ tìm thấy 1 đối tác đích thực.
Nguồn: PsychologyToday