bemai94
Thành viên
- Tham gia
- 17/9/2024
- Bài viết
- 32
(PLO)- Cơ quan thẩm tra và Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị Chính phủ xem xét một số quy định về điều kiện, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trong dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ LĐ-TB&XH bổ sung nhóm không được hưởng trợ cấp thất nghiệp, tuy nhiên cơ quan thẩm tra đề nghị ban soạn thảo xem lại các vấn đề này trước khi trình Quốc hội cho ý kiến.
Thêm vào đó, họ cũng không được nhận trợ cấp thất nghiệp khi đủ điều kiện hưởng lương hưu, bị sa thải theo pháp luật về lao động hoặc bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc theo pháp luật về viên chức.
Như vậy, dự luật đã bổ sung đối tượng không được nhận trợ cấp thất nghiệp là người bị đuổi việc do vi phạm kỷ luật của đơn vị sử dụng lao động, hoặc bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc theo pháp luật về viên chức.
Người lao động đang tham gia phỏng vấn tìm việc làm. Ảnh: V.LONG
Góp ý về nội dung trên, Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị làm rõ quy định của việc bổ sung trường hợp không được nhận bảo hiểm thất nghiệp là “người lao động bị sa thải theo pháp luật về lao động hoặc bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc theo pháp luật về viên chức”.
Cạnh đó, cơ quan này cho rằng Luật BHXH năm 2024 cũng như Bộ luật Lao động 2019 không quy định người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu thì phải hưởng lương hưu; chỉ có quy định khi chấm dứt hợp đồng lao động mà đủ điều kiện hưởng lương hưu thì được hưởng lương hưu. Người lao động có quyền tiếp tục làm việc và tham gia BHXH để được hưởng mức lương hưu cao hơn.
Vì vậy, Uỷ ban Pháp luật khẳng định nếu người lao động chưa làm thủ tục hưởng lương hưu thì không thể coi là không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, bởi 2 quỹ hưu trí, tử tuất và Quỹ BHTN là độc lập với nhau.
Ngoài ra, trong báo cáo tổng kết cũng không xác định đây là bất cập, hạn chế và cũng không nêu rõ lý do khi kiến nghị bổ sung đối tượng này. “Đề nghị Chính phủ cân nhắc kỹ, không nên bổ sung trường hợp này để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động. Nếu cần giữ, ban soạn thảo phải làm rõ lý do”- Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội nêu.
Thẩm tra nội dung trên trong cuộc họp diễn ra mới đây, Uỷ ban Xã hội của Quốc hội thấy rằng theo quy định, người lao động bị sa thải theo pháp luật về lao động hoặc bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc theo pháp luật về viên chức thì không được nhận tiền trợ cấp thôi việc.
Để bảo đảm quyền lợi của người lao động, Uỷ ban Xã hội đề nghị Chính phủ nghiên cứu, cân nhắc bỏ đề xuất trên, tạo điều kiện cho người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp do họ cũng có thời gian đóng vào Quỹ BHTN.
Người đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 12 đến dưới 36 tháng sẽ hưởng 3 tháng trợ cấp. Sau đó cứ thêm 12 tháng đóng thì cộng 1 tháng hưởng, tối đa không quá 12 tháng. Lao động đóng đủ 144 tháng (tức 12 năm) sẽ hưởng tối đa 12 tháng trợ cấp.
Thời gian đóng trên 144 tháng sẽ không được bảo lưu để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo.
Như vậy, người lao động có đi làm và đóng bảo hiểm thất nghiệp nhiều hơn 12 năm thì thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa mà họ có thể nhận được cũng chỉ 12 tháng. Nếu chưa từng nghỉ việc hưởng trợ cấp cũng không được bảo lưu thời gian dôi dư.
Về nội dung trên, Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị Chính phủ cân nhắc quy định “thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng không được bảo lưu để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo”, bởi nó làm giảm tính hấp dẫn của bảo hiểm thất nghiệp và thiệt thòi cho người tham gia trên 12 năm.
Thêm vào đó, bảo hiểm thất nghiệp là loại hình bảo hiểm được hưởng trên cơ sở đóng vào quỹ này, do đó không nên loại trừ thời gian đóng dư khi tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp lần sau mà phải được tích lũy, bảo lưu cho người lao động.
Trong khi đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đề nghị xem xét bổ sung quyền lợi của người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp liên tục từ tháng 145 trở đi, có thể cứ tham gia thêm đủ 12 tháng thì được hỗ trợ thêm 0,1 tháng trợ cấp thất nghiệp để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Lý giải những thắc mắc trên, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng quy định thời gian hưởng tối đa 12 tháng kế thừa Luật Việc làm 2013 và phù hợp với thông lệ quốc tế. Mức trợ cấp thất nghiệp tối thiểu này là để giảm bớt khó khăn cho người lao động khi bị mất việc làm.
“Quy định thời gian hưởng tối đa cho người lao động do đây là chế độ ngắn hạn, đồng thời thúc đẩy họ nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động thông qua các hỗ trợ khác như tư vấn, giới thiệu việc làm, học nghề...
Mặt khác, bảo hiểm thất nghiệp là loại hình bảo hiểm ngắn hạn, mang tính chia sẻ rủi ro cao, việc không bảo lưu khi đóng trên 144 tháng kế thừa quy định hiện hành nhằm đảm bảo cân đối Quỹ bảo hiểm thất nghiệp”- đại diện Bộ LĐ-TB&XH lý giải thêm.
Lo người lao động bị chủ doanh nghiệp gây khó dễ
Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp do người lao động đóng, do đó khi thất nghiệp họ phải được hưởng trợ cấp. Thực tế, có nhiều lý do người lao động nghỉ việc, có thể do họ cảm thấy không yêu thích công việc, có thể vì một sai sót gì đó, thậm chí bị “gài bẫy” dẫn đến bị sa thải.
Nếu chỉ vì những nguyên nhân trên mà không cho họ hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ rất thiệt thòi, vì không ai muốn thất nghiệp để hưởng trợ cấp cả. Song song đó, đề xuất này sẽ tạo cơ hội cho người sử dụng lao động gây khó dễ cho người lao động khi muốn nghỉ việc.
Ngoài ra, quy định 12 năm đóng bảo hiểm thất nghiệp hưởng tối đa 12 tháng trợ cấp và không được bảo lưu thời gian đóng là vô lý. Bởi bảo hiểm theo nguyên tắc đóng - hưởng, tức đóng nhiều hưởng nhiều và ngược lại.
Nếu luật không sửa thì quy định này sẽ theo hướng đóng nhiều hưởng ít vì có nhiều người 15-20 năm không hề nhảy việc, nhưng họ cũng chỉ được hưởng tối đa 12 tháng trợ cấp thất nghiệp như những người đóng ít.
Anh NGUYỄN QUỐC ĐẠI (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai)
Nội dung: Phú Phong
Nguồn: Báo Pháp Luật TP.HCM
Trong dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ LĐ-TB&XH bổ sung nhóm không được hưởng trợ cấp thất nghiệp, tuy nhiên cơ quan thẩm tra đề nghị ban soạn thảo xem lại các vấn đề này trước khi trình Quốc hội cho ý kiến.
Đánh giá thêm tác động của đề xuất mới
Theo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái quy định của Bộ luật Lao động; đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc không đúng quy định của Luật Viên chức.Thêm vào đó, họ cũng không được nhận trợ cấp thất nghiệp khi đủ điều kiện hưởng lương hưu, bị sa thải theo pháp luật về lao động hoặc bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc theo pháp luật về viên chức.
Như vậy, dự luật đã bổ sung đối tượng không được nhận trợ cấp thất nghiệp là người bị đuổi việc do vi phạm kỷ luật của đơn vị sử dụng lao động, hoặc bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc theo pháp luật về viên chức.
Cạnh đó, cơ quan này cho rằng Luật BHXH năm 2024 cũng như Bộ luật Lao động 2019 không quy định người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu thì phải hưởng lương hưu; chỉ có quy định khi chấm dứt hợp đồng lao động mà đủ điều kiện hưởng lương hưu thì được hưởng lương hưu. Người lao động có quyền tiếp tục làm việc và tham gia BHXH để được hưởng mức lương hưu cao hơn.
Vì vậy, Uỷ ban Pháp luật khẳng định nếu người lao động chưa làm thủ tục hưởng lương hưu thì không thể coi là không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, bởi 2 quỹ hưu trí, tử tuất và Quỹ BHTN là độc lập với nhau.
Ngoài ra, trong báo cáo tổng kết cũng không xác định đây là bất cập, hạn chế và cũng không nêu rõ lý do khi kiến nghị bổ sung đối tượng này. “Đề nghị Chính phủ cân nhắc kỹ, không nên bổ sung trường hợp này để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động. Nếu cần giữ, ban soạn thảo phải làm rõ lý do”- Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội nêu.
Thẩm tra nội dung trên trong cuộc họp diễn ra mới đây, Uỷ ban Xã hội của Quốc hội thấy rằng theo quy định, người lao động bị sa thải theo pháp luật về lao động hoặc bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc theo pháp luật về viên chức thì không được nhận tiền trợ cấp thôi việc.
Để bảo đảm quyền lợi của người lao động, Uỷ ban Xã hội đề nghị Chính phủ nghiên cứu, cân nhắc bỏ đề xuất trên, tạo điều kiện cho người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp do họ cũng có thời gian đóng vào Quỹ BHTN.
Sẽ thiệt thòi cho người lao động
Theo Luật Việc làm (sửa đổi), mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp gần nhất trước khi thất nghiệp, nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng.Người đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 12 đến dưới 36 tháng sẽ hưởng 3 tháng trợ cấp. Sau đó cứ thêm 12 tháng đóng thì cộng 1 tháng hưởng, tối đa không quá 12 tháng. Lao động đóng đủ 144 tháng (tức 12 năm) sẽ hưởng tối đa 12 tháng trợ cấp.
Thời gian đóng trên 144 tháng sẽ không được bảo lưu để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo.
Như vậy, người lao động có đi làm và đóng bảo hiểm thất nghiệp nhiều hơn 12 năm thì thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa mà họ có thể nhận được cũng chỉ 12 tháng. Nếu chưa từng nghỉ việc hưởng trợ cấp cũng không được bảo lưu thời gian dôi dư.
Về nội dung trên, Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị Chính phủ cân nhắc quy định “thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng không được bảo lưu để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo”, bởi nó làm giảm tính hấp dẫn của bảo hiểm thất nghiệp và thiệt thòi cho người tham gia trên 12 năm.
Thêm vào đó, bảo hiểm thất nghiệp là loại hình bảo hiểm được hưởng trên cơ sở đóng vào quỹ này, do đó không nên loại trừ thời gian đóng dư khi tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp lần sau mà phải được tích lũy, bảo lưu cho người lao động.
Trong khi đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đề nghị xem xét bổ sung quyền lợi của người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp liên tục từ tháng 145 trở đi, có thể cứ tham gia thêm đủ 12 tháng thì được hỗ trợ thêm 0,1 tháng trợ cấp thất nghiệp để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Lý giải những thắc mắc trên, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng quy định thời gian hưởng tối đa 12 tháng kế thừa Luật Việc làm 2013 và phù hợp với thông lệ quốc tế. Mức trợ cấp thất nghiệp tối thiểu này là để giảm bớt khó khăn cho người lao động khi bị mất việc làm.
“Quy định thời gian hưởng tối đa cho người lao động do đây là chế độ ngắn hạn, đồng thời thúc đẩy họ nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động thông qua các hỗ trợ khác như tư vấn, giới thiệu việc làm, học nghề...
Mặt khác, bảo hiểm thất nghiệp là loại hình bảo hiểm ngắn hạn, mang tính chia sẻ rủi ro cao, việc không bảo lưu khi đóng trên 144 tháng kế thừa quy định hiện hành nhằm đảm bảo cân đối Quỹ bảo hiểm thất nghiệp”- đại diện Bộ LĐ-TB&XH lý giải thêm.
Lo người lao động bị chủ doanh nghiệp gây khó dễ
Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp do người lao động đóng, do đó khi thất nghiệp họ phải được hưởng trợ cấp. Thực tế, có nhiều lý do người lao động nghỉ việc, có thể do họ cảm thấy không yêu thích công việc, có thể vì một sai sót gì đó, thậm chí bị “gài bẫy” dẫn đến bị sa thải.
Nếu chỉ vì những nguyên nhân trên mà không cho họ hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ rất thiệt thòi, vì không ai muốn thất nghiệp để hưởng trợ cấp cả. Song song đó, đề xuất này sẽ tạo cơ hội cho người sử dụng lao động gây khó dễ cho người lao động khi muốn nghỉ việc.
Ngoài ra, quy định 12 năm đóng bảo hiểm thất nghiệp hưởng tối đa 12 tháng trợ cấp và không được bảo lưu thời gian đóng là vô lý. Bởi bảo hiểm theo nguyên tắc đóng - hưởng, tức đóng nhiều hưởng nhiều và ngược lại.
Nếu luật không sửa thì quy định này sẽ theo hướng đóng nhiều hưởng ít vì có nhiều người 15-20 năm không hề nhảy việc, nhưng họ cũng chỉ được hưởng tối đa 12 tháng trợ cấp thất nghiệp như những người đóng ít.
Anh NGUYỄN QUỐC ĐẠI (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai)
Nội dung: Phú Phong
Nguồn: Báo Pháp Luật TP.HCM