- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Dịp hè, phần lớn sinh viên về quê nghỉ ngơi, giúp đỡ gia đình. Bên cạnh đó, nhiều sinh viên đã tìm việc làm để kiếm thêm thu nhập hoặc tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau này, và không ít sinh viên đã bị những công ty “ma” lừa đảo.
Làm thêm vì nhiều mục đích
Phần lớn sinh viên làm thêm trong dịp hè đều chọn những công việc thời vụ. Bạn Nguyễn Quỳnh Thu An, sinh viên năm cuối Trường Đại học Sài Gòn (nhà ở huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) cho biết: "Hè này, mình ở lại thành phố để bán hàng với mức lương 2 triệu đồng/tháng. Công việc bán hàng sẽ giúp mình rèn luyện khả năng giao tiếp và đỡ phung phí thời gian". Còn bạn Cao Thị Trúc Vui, sinh viên năm cuối Trường Đại học Khoa học tự nhiên, quê ở Gia Lai lại đi làm thêm với mục đích có được kinh nghiệm bổ sung vào hồ sơ xin việc sau này. Trúc Vui tâm sự: “Vì mình học ngành hóa polime, các doanh nghiệp chỉ tuyển người đã có kinh nghiệm nên mình phải đi làm trước”.
Có thể nói, đa số sinh viên tỉnh xa ở lại thành phố làm thêm trong dịp hè đều nhằm kiếm được khoản tiền để trang trải trong năm học mới như đóng học phí, tiền nhà trọ, điện, nước... Bạn Kim Văn Kiệt, người dân tộc Chăm ở huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, đang học năm thứ hai Trường Cao đẳng Kỹ thuật-Công nghệ kể rằng, Kiệt đã đi làm thêm từ năm thứ nhất và làm thêm quanh năm. Kiệt chọn việc giao hàng vì bạn khá rành đường, công việc này chỉ mất 4 tiếng mỗi ngày mà lương gần 3 triệu đồng nên có thể làm bán thời gian, không ảnh hưởng đến việc học. Đồng hương của Kiệt, bạn Thanh Thị Ánh Tuyết, sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh lại chọn nghề phụ việc nhà để làm trong dịp hè. Nhiều sinh viên nhà ở TP Hồ Chí Minh, gia đình khá giả nhưng rất thích đi làm thêm. Bạn Thảo My, sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Ngoại ngữ-Tin học TP Hồ Chí Minh chia sẻ: "Đi làm thêm trong dịp hè mình sẽ có thêm tiền để khi mua sắm hay dùng vào việc riêng thì đỡ xin tiền ba má. Tiêu tiền mình làm ra sẽ thấy quý đồng tiền hơn”.
Coi chừng “mắc bẫy”
Nắm bắt nhu cầu làm thêm trong dịp hè của sinh viên tăng cao, các công ty “ma” tung ra nhiều chiêu thức để gài bẫy sinh viên nhằm trục lợi. Nhiều công ty đưa lên các trang tìm kiếm việc làm hoặc các diễn đàn trên mạng thông tin tuyển dụng việc làm, đăng tin quảng cáo online tại nhà tuyển người làm việc 2 giờ/ngày và lương từ 2 đến 4 triệu đồng. Khi đến công ty này, người làm phải đóng một khoản phí lên đến 500 nghìn đồng "phí học việc", nhưng học xong thì công ty không bố trí làm gì mà lại gợi ý cho sinh viên tiếp tục lôi kéo người khác vào học với thỏa thuận "thu hút được người vào thì sẽ được hưởng tiền hoa hồng, phần trăm". Thực chất đây là một kiểu kinh doanh đa cấp lừa đảo, người nào lỡ “dính” vào các công ty này mà tiếc tiền thì lại đi lôi kéo người khác vào để kiếm tiền bù lỗ.
Ngoài ra, các bạn sinh viên cần cảnh giác với những cuộc hẹn của các “nhà tuyển dụng” không phải ở văn phòng mà ở… quán cà phê, quán ăn, hoặc “nhà tuyển dụng” yêu cầu phải đóng tiền “thế chân” trước khi đi làm… Anh Nguyễn Trọng Hoàng, Trưởng phòng Hỗ trợ đời sống sinh viên của Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên - Thành đoàn TP Hồ Chí Minh cho biết: Có đến hơn 80% những công ty yêu cầu người làm phải đóng tiền “thế chân” là có dấu hiệu lừa đảo, trừ những việc làm như bảo vệ, giao hàng hoặc thu cước dịch vụ”.
Theo anh Hoàng: "Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên có hơn 4000 việc làm cho sinh viên trong dịp hè này, trong đó hơn 1.600 bạn đã tìm được việc. Các công việc này đều được Trung tâm tìm hiểu kỹ về nhà tuyển dụng, chế độ lương trước khi giới thiệu đến các bạn sinh viên. Nếu trong quá trình làm việc có xảy ra những rắc rối về tiền lương thì Trung tâm sẽ hỗ trợ. Tuy nhiên, tôi khuyên các bạn khi làm ở một công ty nào đó thì nên kiên trì. Nếu làm việc một, hai tuần rồi bỏ việc thì không thể đòi được tiền công của mình trong những ngày đó”.
Theo qdnd.vn
Làm thêm vì nhiều mục đích
Phần lớn sinh viên làm thêm trong dịp hè đều chọn những công việc thời vụ. Bạn Nguyễn Quỳnh Thu An, sinh viên năm cuối Trường Đại học Sài Gòn (nhà ở huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) cho biết: "Hè này, mình ở lại thành phố để bán hàng với mức lương 2 triệu đồng/tháng. Công việc bán hàng sẽ giúp mình rèn luyện khả năng giao tiếp và đỡ phung phí thời gian". Còn bạn Cao Thị Trúc Vui, sinh viên năm cuối Trường Đại học Khoa học tự nhiên, quê ở Gia Lai lại đi làm thêm với mục đích có được kinh nghiệm bổ sung vào hồ sơ xin việc sau này. Trúc Vui tâm sự: “Vì mình học ngành hóa polime, các doanh nghiệp chỉ tuyển người đã có kinh nghiệm nên mình phải đi làm trước”.
Các bạn sinh viên tìm việc làm thêm trong dịp hè tại bảng thông tin việc làm của Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên.
Có thể nói, đa số sinh viên tỉnh xa ở lại thành phố làm thêm trong dịp hè đều nhằm kiếm được khoản tiền để trang trải trong năm học mới như đóng học phí, tiền nhà trọ, điện, nước... Bạn Kim Văn Kiệt, người dân tộc Chăm ở huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, đang học năm thứ hai Trường Cao đẳng Kỹ thuật-Công nghệ kể rằng, Kiệt đã đi làm thêm từ năm thứ nhất và làm thêm quanh năm. Kiệt chọn việc giao hàng vì bạn khá rành đường, công việc này chỉ mất 4 tiếng mỗi ngày mà lương gần 3 triệu đồng nên có thể làm bán thời gian, không ảnh hưởng đến việc học. Đồng hương của Kiệt, bạn Thanh Thị Ánh Tuyết, sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh lại chọn nghề phụ việc nhà để làm trong dịp hè. Nhiều sinh viên nhà ở TP Hồ Chí Minh, gia đình khá giả nhưng rất thích đi làm thêm. Bạn Thảo My, sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Ngoại ngữ-Tin học TP Hồ Chí Minh chia sẻ: "Đi làm thêm trong dịp hè mình sẽ có thêm tiền để khi mua sắm hay dùng vào việc riêng thì đỡ xin tiền ba má. Tiêu tiền mình làm ra sẽ thấy quý đồng tiền hơn”.
Coi chừng “mắc bẫy”
Nắm bắt nhu cầu làm thêm trong dịp hè của sinh viên tăng cao, các công ty “ma” tung ra nhiều chiêu thức để gài bẫy sinh viên nhằm trục lợi. Nhiều công ty đưa lên các trang tìm kiếm việc làm hoặc các diễn đàn trên mạng thông tin tuyển dụng việc làm, đăng tin quảng cáo online tại nhà tuyển người làm việc 2 giờ/ngày và lương từ 2 đến 4 triệu đồng. Khi đến công ty này, người làm phải đóng một khoản phí lên đến 500 nghìn đồng "phí học việc", nhưng học xong thì công ty không bố trí làm gì mà lại gợi ý cho sinh viên tiếp tục lôi kéo người khác vào học với thỏa thuận "thu hút được người vào thì sẽ được hưởng tiền hoa hồng, phần trăm". Thực chất đây là một kiểu kinh doanh đa cấp lừa đảo, người nào lỡ “dính” vào các công ty này mà tiếc tiền thì lại đi lôi kéo người khác vào để kiếm tiền bù lỗ.
Ngoài ra, các bạn sinh viên cần cảnh giác với những cuộc hẹn của các “nhà tuyển dụng” không phải ở văn phòng mà ở… quán cà phê, quán ăn, hoặc “nhà tuyển dụng” yêu cầu phải đóng tiền “thế chân” trước khi đi làm… Anh Nguyễn Trọng Hoàng, Trưởng phòng Hỗ trợ đời sống sinh viên của Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên - Thành đoàn TP Hồ Chí Minh cho biết: Có đến hơn 80% những công ty yêu cầu người làm phải đóng tiền “thế chân” là có dấu hiệu lừa đảo, trừ những việc làm như bảo vệ, giao hàng hoặc thu cước dịch vụ”.
Theo anh Hoàng: "Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên có hơn 4000 việc làm cho sinh viên trong dịp hè này, trong đó hơn 1.600 bạn đã tìm được việc. Các công việc này đều được Trung tâm tìm hiểu kỹ về nhà tuyển dụng, chế độ lương trước khi giới thiệu đến các bạn sinh viên. Nếu trong quá trình làm việc có xảy ra những rắc rối về tiền lương thì Trung tâm sẽ hỗ trợ. Tuy nhiên, tôi khuyên các bạn khi làm ở một công ty nào đó thì nên kiên trì. Nếu làm việc một, hai tuần rồi bỏ việc thì không thể đòi được tiền công của mình trong những ngày đó”.
Theo qdnd.vn