Viêm đa khớp là căn bệnh viêm mạn tính ở những khớp ngoại biên với dấu hiệu là một hay rất nhiều khớp bị sưng đỏ, đau và cứng khi thời tiết có sự đổi thay. Khi các khớp xương này bị thương tổn sẽ phá vỡ lớp cấu trúc của khớp gây ra viêm khớp, ở giai đoạn nặng hơn sẽ là biến dạng khớp dẫn tới tàn phế. Đó là một loại bệnh tự miễn đặc biệt ở con người.
Tác nhân của bệnh viêm đa khớp
Viêm đa khớp không phải là một bệnh hiếm gặp về xương khớp và trên thực tế đã ghi nhận cứ 8 người trong độ tuổi từ 18-79 thì có một người mắc bệnh này, trong đó nữ giới thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nam giới. Ở Việt Nam, cứ 100 người bị bệnh khớp nằm điều trị tại bệnh viện thì trong số đó có 20 mắc viêm đa khớp. Bệnh thường gặp ở nữ giới (tỷ lệ cao gấp 3 lần nam giới), tuy nhiên, trước 30 tuổi nam giới thường hay mắc và sau 30 tuổi, viêm đa khớp xảy ra phổ biến ở phụ nữ.
Viêm đa khớp thực chất là một bệnh viêm khớp mạn tính. Nguyên nhân của viêm đa khớp là do một số tế bào trong cơ thể nhầm lẫn các protein của bản thân là kẻ ngoại lai. Khi đó, hệ miễn dịch được kích thích để phản ứng với các protein này làm giải phóng các chất truyền dẫn thần kinh gây viêm và tiêu hủy ở các khớp xương. Khoa học hiện chưa giải thích được tại sao cơ thể lại sản sinh ra các kháng thể này. Tuy nhiên, cũng có một số yếu tố tác động khiến cho cơ thể phát sinh các triệu chứng của viêm đa khớp.
- Yếu tố di truyền: Di truyền cũng được ghi nhận là yếu tố nguy cơ gây viêm đa khớp. Khi bạn mang gen này có nghĩa là bạn có khả năng phát triển thành bệnh trong tương lai chứ không phải chắc chắn bạn mắc bệnh. Các nhà nghiên cứu nhận thấy có yếu tố làm khởi phát bệnh viêm đa khớp ở những người có mang gen bệnh.
- Yếu tố tuổi tác: Nguy cơ phát triển các loại viêm đa khớp hầu hết tăng theo độ tuổi. Cùng với sự lão hóa của cơ thể, các sụn khớp cũng bị bào mòn đi. Nghiên cứu cho thấy khi tới ngưỡng 50 tuổi thì có 90% khả năng các lớp sụn suy giảm chức năng và bệnh viêm đa khớp xảy ra khi các lớp sụn bị bào mòn và mất đi. Trước đây, viêm đa khớp được coi là bệnh của tuổi già, tuy nhiên hiện nay do lối sống có nhiều thay đổi nên người ở mọi lứa tuổi đều có thể có nguy cơ mắc viêm đa khớp.
- Thừa cân và béo phì: Trọng lượng dư thừa cũng sẽ là khởi đầu và tiến triển của viêm khớp xương, đặc biệt là xương đầu gối bởi bộ phận này phải chịu đựng một áp lực quá tải từ trọng lượng cơ thể. Hầu hết các khớp chịu lực lớn trong cơ thể như khớp háng, gối, cột sống đều bị ảnh hưởng của viêm đa khớp.
- Chấn thương khớp: Chấn thương nặng có thể dẫn đến nguy cơ bị viêm đa khớp rất cao.
- Nhiễm trùng: Viêm đa khớp cũng có thể xuất phát từ việc nhiễm trùng, khi cơ thể suy yếu dẫn đến bị nhiễm một số loại vi khuẩn, vi rút phổ biến, khi đó hệ thống miễn dịch mất phương hướng sẽ bắt đầu tấn công các mô khớp bình thường.
- Yếu tố cơ địa: Bệnh viêm đa khớp có liên quan rõ rệt đến giới tính (70-80% bệnh nhân là nữ), những người có cơ địa yếu hơn (phụ nữ) thường có nguy cơ mắc bệnh xương khớp nhiều hơn, đặc biệt là sau mãn kinh khi tình trạng loãng xương xảy ra.
- Nghề nghiệp: Những người làm việc quá sức, thường xuyên phải mang vác nặng hay một số ngành nghề liên quan đến khớp đầu gối uốn cong lặp lại nhiều lần cũng có nguy cơ viêm xương khớp đầu gối.
Các yếu tố thời tiết thay đổi, môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy yếu mệt mỏi, nhiễm lạnh cũng có thể làm suy thoái các khớp.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh
Mới đầu, bệnh viêm đa khớp thường có dấu hiệu mơ hồ và khá dễ nhầm lẫn với một số căn bệnh xương khớp khác. Tuy nhiên, nếu biết được các triệu chứng viêm đa khớp sau đây, người bệnh có thể sớm phát hiện được viêm đa khớp:
Đau khớp đối xứng và dai dẳng, tăng mạnh dần ở các khớp nhỏ như khớp bàn tay, ngón tay, khớp bàn chân, ngón chân…
Cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, kéo dài gần 1 tiếng và phải xoa bóp mới hoạt động được.
Sưng nóng các khớp nhỏ, khớp nhỡ như khớp ngón tay, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, bàn chân, ngón chân, cổ chân, khớp gối.
Viêm ở các khớp đối xứng nhau.
Các biểu hiện toàn thân: sốt, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, da dẻ xanh xao, nổi hạt dưới da, nổi ban đỏ trong lòng bàn tay và bàn chân…
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết trên, hy vọng chúng sẽ giúp ích được cho bạn. Chúc bạn mạnh khỏe!
Tác nhân của bệnh viêm đa khớp
Viêm đa khớp không phải là một bệnh hiếm gặp về xương khớp và trên thực tế đã ghi nhận cứ 8 người trong độ tuổi từ 18-79 thì có một người mắc bệnh này, trong đó nữ giới thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nam giới. Ở Việt Nam, cứ 100 người bị bệnh khớp nằm điều trị tại bệnh viện thì trong số đó có 20 mắc viêm đa khớp. Bệnh thường gặp ở nữ giới (tỷ lệ cao gấp 3 lần nam giới), tuy nhiên, trước 30 tuổi nam giới thường hay mắc và sau 30 tuổi, viêm đa khớp xảy ra phổ biến ở phụ nữ.
Viêm đa khớp thực chất là một bệnh viêm khớp mạn tính. Nguyên nhân của viêm đa khớp là do một số tế bào trong cơ thể nhầm lẫn các protein của bản thân là kẻ ngoại lai. Khi đó, hệ miễn dịch được kích thích để phản ứng với các protein này làm giải phóng các chất truyền dẫn thần kinh gây viêm và tiêu hủy ở các khớp xương. Khoa học hiện chưa giải thích được tại sao cơ thể lại sản sinh ra các kháng thể này. Tuy nhiên, cũng có một số yếu tố tác động khiến cho cơ thể phát sinh các triệu chứng của viêm đa khớp.
- Yếu tố di truyền: Di truyền cũng được ghi nhận là yếu tố nguy cơ gây viêm đa khớp. Khi bạn mang gen này có nghĩa là bạn có khả năng phát triển thành bệnh trong tương lai chứ không phải chắc chắn bạn mắc bệnh. Các nhà nghiên cứu nhận thấy có yếu tố làm khởi phát bệnh viêm đa khớp ở những người có mang gen bệnh.
- Yếu tố tuổi tác: Nguy cơ phát triển các loại viêm đa khớp hầu hết tăng theo độ tuổi. Cùng với sự lão hóa của cơ thể, các sụn khớp cũng bị bào mòn đi. Nghiên cứu cho thấy khi tới ngưỡng 50 tuổi thì có 90% khả năng các lớp sụn suy giảm chức năng và bệnh viêm đa khớp xảy ra khi các lớp sụn bị bào mòn và mất đi. Trước đây, viêm đa khớp được coi là bệnh của tuổi già, tuy nhiên hiện nay do lối sống có nhiều thay đổi nên người ở mọi lứa tuổi đều có thể có nguy cơ mắc viêm đa khớp.
- Thừa cân và béo phì: Trọng lượng dư thừa cũng sẽ là khởi đầu và tiến triển của viêm khớp xương, đặc biệt là xương đầu gối bởi bộ phận này phải chịu đựng một áp lực quá tải từ trọng lượng cơ thể. Hầu hết các khớp chịu lực lớn trong cơ thể như khớp háng, gối, cột sống đều bị ảnh hưởng của viêm đa khớp.
- Chấn thương khớp: Chấn thương nặng có thể dẫn đến nguy cơ bị viêm đa khớp rất cao.
- Nhiễm trùng: Viêm đa khớp cũng có thể xuất phát từ việc nhiễm trùng, khi cơ thể suy yếu dẫn đến bị nhiễm một số loại vi khuẩn, vi rút phổ biến, khi đó hệ thống miễn dịch mất phương hướng sẽ bắt đầu tấn công các mô khớp bình thường.
- Yếu tố cơ địa: Bệnh viêm đa khớp có liên quan rõ rệt đến giới tính (70-80% bệnh nhân là nữ), những người có cơ địa yếu hơn (phụ nữ) thường có nguy cơ mắc bệnh xương khớp nhiều hơn, đặc biệt là sau mãn kinh khi tình trạng loãng xương xảy ra.
- Nghề nghiệp: Những người làm việc quá sức, thường xuyên phải mang vác nặng hay một số ngành nghề liên quan đến khớp đầu gối uốn cong lặp lại nhiều lần cũng có nguy cơ viêm xương khớp đầu gối.
Các yếu tố thời tiết thay đổi, môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy yếu mệt mỏi, nhiễm lạnh cũng có thể làm suy thoái các khớp.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh
Mới đầu, bệnh viêm đa khớp thường có dấu hiệu mơ hồ và khá dễ nhầm lẫn với một số căn bệnh xương khớp khác. Tuy nhiên, nếu biết được các triệu chứng viêm đa khớp sau đây, người bệnh có thể sớm phát hiện được viêm đa khớp:
Đau khớp đối xứng và dai dẳng, tăng mạnh dần ở các khớp nhỏ như khớp bàn tay, ngón tay, khớp bàn chân, ngón chân…
Cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, kéo dài gần 1 tiếng và phải xoa bóp mới hoạt động được.
Sưng nóng các khớp nhỏ, khớp nhỡ như khớp ngón tay, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, bàn chân, ngón chân, cổ chân, khớp gối.
Viêm ở các khớp đối xứng nhau.
Các biểu hiện toàn thân: sốt, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, da dẻ xanh xao, nổi hạt dưới da, nổi ban đỏ trong lòng bàn tay và bàn chân…
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết trên, hy vọng chúng sẽ giúp ích được cho bạn. Chúc bạn mạnh khỏe!