- Tham gia
- 15/5/2020
- Bài viết
- 1.461
Thanh Hải là nhà thơ hiện đại, trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. "Mùa xuân nho nhỏ" là một trong những bài thơ hay viết về mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng cống hiến của nhà thơ, dù ông đang kề cận với cái chết. Trong đó, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc là hai khổ thơ bốn và năm.
Bài thơ được sáng tác vào năm 1980, khi tác giả nằm trên gi.ường bệnh, trong hoàn cảnh đất nước đã thống nhất và trên con đường xây dựng, phát triển nhưng còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Bài thơ là tiếng lòng, là lời tâm sự, suy ngẫm, khát khao của nhà thơ muốn được góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn lao của dân tộc.
Dù ranh giới giữa sống và chết là rất mong manh, nhưng tác giả vẫn cảm nhận được mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy sức sống, mùa xuân của đất nước, con người thật đáng yêu. Họ mang đến cho mọi gười một mùa xuân huy hoàng và tươi đẹp sau khi trải qua những vất vả, gian lao. Qua đó, thể hiện niềm lạc quan tin tưởng của nhà thơ vào tương lai đất nước.
Từ cảm xúc trước thiên nhiên, con người, nhà thơ đã chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ suy ngẫm, tâm niệm của mình trước mùa xuân đất nước, muốn gắn bó trọn đời với quê hương - một khát vọng chân thành, tha thiết:
"Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến."
Điệp ngữ "ta làm" cùng với nhịp thơ dồn dập diễn tả rõ khát vọng cống hiến của nhà thơ. Nhà thơ muốn làm "con chim hót" để mang niềm vui cho đời, làm cho cuộc sống thêm tươi vui rộn ràng, mang sức sống đến mọi nơi. Nhà thơ muốn làm "một cành hoa", chỉ một cành hoa nhỏ bé, mong góp chút sắc hương, tô điểm cho đời thêm đẹp, thêm rạng rỡ, muôn màu muôn vẻ. Nhà thơ muốn hiến dâng tất cả những gì tốt đẹp nhất, tinh tuý nhất, dù là bé nhỏ đã thể hiện ước mong giản dị, đơn sơ, để tô điểm cho vườn hoa mùa xuân thêm hương sắc, rộn rã tưng bừng. Đặc biệt, tác giả ao ước được làm một nốt trầm. "Một nốt trầm xao xuyến". Hình ảnh ấy cho thấy nó không ồn ào náo nhiệt mà trầm lắng, "nhập" vào khúc ca, tiếng hát của dân tộc chào đón xuân về. Những hình ảnh ẩn dụ "con chim, cành hoa, nốt trầm" đã bộc lộ ước nguyện một cách chân thành, tha thiết, không ồn ào, khoa trương của nhà thơ. Nhà thơ thay "tôi" ở khổ đầu bằng đại từ "ta" nhằm khẳng định đó không chỉ là tâm niệm của riêng cá nhân mình, mà còn là khát khao của chung mọi người, ở mọi lứa tuổi.
Tác giả đã thể hiện hết mình vì lòng tin yêu vào cuộc sống và khiêm tốn hiến dâng cho đất nước, cho cuộc đời. Từ tiếng lòng thiết tha, nhỏ nhẹ, chân thành, khổ thơ bộc lộ ước nguyện khiêm nhường và cao quý của nhà thơ, nguyện làm mùa xuân dâng vị ngọt cho đời.
Cùng với hình ảnh "con chim, cành hoa, nốt trầm", tác giả còn ước muốn góp mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân chung một cách kín đáo:
"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời"
"Mùa xuân nho nhỏ" ẩn dụ cho cuộc đời của mỗi con người. Mỗi người là một mùa xuân, phải biết sống cho có ích, góp một "mùa xuân nho nhỏ" của mình để tô thắm cho mùa xuân của dân tộc. Từ láy "nho nhỏ", "lặng lẽ" là cách nói khiêm tốn, chân thành thể hiện nhân cách sống cao đẹp của nhà thơ.
Đây là khát vọng khiêm tốn, không ồn ào, khoa trương, hiến dâng cách tự nguyện, không đòi hỏi sự đền đáp, và nó luôn sống, luôn tồn tại, vượt qua mọi rào cản của không gian và thời gian:
"Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc."
Điệp ngữ "dù là" thể hiện thái độ tự tin trước những khó khăn, trở ngại của đời người, nhấn mạnh khát khao cháy bỏng, nhiệt huyết của nhà thơ. Đã gọi là cống hiến, thì dù ở tuổi nào cũng phải cố gắng, phục vụ hết sức mình cho quê hương, đất nước. Già - cống hiến tuổi già, trẻ - cống hiến tuổi trẻ, phải sống sao để mình không tự thất vọng về bản thân. Hai hình ảnh ẩn dụ tương phản "tuổi hai mươi", "khi tóc bạc" đã tỏ rõ tâm niệm, là lời khẳng định đinh ninh của tác giả: cống hiến cho đời không cần chờ thời cơ phù hợp, không cần đợi sức dài vai rộng, mà nếu như thật lòng khát khao phục vụ đất nước thì dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, ở thời điểm nào trong đời vẫn có thể thực hiện được.
Thật cảm động khi ta thấy những vần thơ như lời tổng kết của cuộc đời tác giả. Từ tuổi hai mươi tham gia kháng chiến cho đến khi tóc bạc vẫn dâng cho đời những lời thơ ngọt ngào, da diết, đưa mùa xuân cuối cùng của mình trở nên mùa xuân vô tận trong cuộc đời mỗi người. Với niềm yêu đời tha thiết ấy, đây không còn là một lời khuyên, mà dường như là lời tự nhủ, là lời hứa với lòng. Vượt lên khỏi hoàn cảnh tật bệnh hiện tại, tác giả mong muốn thiết tha được sống, được giúp ích cho đời, và ý thức cống hiến bất diện trong tâm hồn tác giả.
Xúc động trước ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải, ta chợt liên tưởng đến ước nguyện của Tố Hữu trong "Một khúc ca xuân":
Cả hai nhà thơ đều là những người sống có lí tưởng, có niềm tin vào tương lai của đất nước, nên có cùng một quan niệm về lẽ sống: sống có ích, cống hiến, làm đẹp cho đời. Đây là quan điểm sống rất cao thượng, đáng trân trọng. Cả hai đều bộc lộ ước nguyện bằng hình thức thơ, hình ảnh giản dị, lời thơ thiết tha, chân tình.
Với thể thơ năm chữ, dòng cảm xúc dạt dào, giọng thơ nhẹ nhàng, thiết tha, hình ảnh đẹp, giản dị, giàu sức gợi, hai khổ thơ đã bộc lộ được ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ trước cuộc sống. Cảm ơn nhà thơ đã truyền đến người đọc quan niệm sống: sống có lí tưởng, có ích, cống hiến cho đời. Là thế hệ tương lai của đất nước, chúng ta cần học tập quan niệm sống ấy, vì đó là nhiệm vụ của mỗi người đới với cuộc đời.
*Vui lòng không sao chép.
Bài thơ được sáng tác vào năm 1980, khi tác giả nằm trên gi.ường bệnh, trong hoàn cảnh đất nước đã thống nhất và trên con đường xây dựng, phát triển nhưng còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Bài thơ là tiếng lòng, là lời tâm sự, suy ngẫm, khát khao của nhà thơ muốn được góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn lao của dân tộc.
Dù ranh giới giữa sống và chết là rất mong manh, nhưng tác giả vẫn cảm nhận được mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy sức sống, mùa xuân của đất nước, con người thật đáng yêu. Họ mang đến cho mọi gười một mùa xuân huy hoàng và tươi đẹp sau khi trải qua những vất vả, gian lao. Qua đó, thể hiện niềm lạc quan tin tưởng của nhà thơ vào tương lai đất nước.
Từ cảm xúc trước thiên nhiên, con người, nhà thơ đã chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ suy ngẫm, tâm niệm của mình trước mùa xuân đất nước, muốn gắn bó trọn đời với quê hương - một khát vọng chân thành, tha thiết:
"Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến."
Điệp ngữ "ta làm" cùng với nhịp thơ dồn dập diễn tả rõ khát vọng cống hiến của nhà thơ. Nhà thơ muốn làm "con chim hót" để mang niềm vui cho đời, làm cho cuộc sống thêm tươi vui rộn ràng, mang sức sống đến mọi nơi. Nhà thơ muốn làm "một cành hoa", chỉ một cành hoa nhỏ bé, mong góp chút sắc hương, tô điểm cho đời thêm đẹp, thêm rạng rỡ, muôn màu muôn vẻ. Nhà thơ muốn hiến dâng tất cả những gì tốt đẹp nhất, tinh tuý nhất, dù là bé nhỏ đã thể hiện ước mong giản dị, đơn sơ, để tô điểm cho vườn hoa mùa xuân thêm hương sắc, rộn rã tưng bừng. Đặc biệt, tác giả ao ước được làm một nốt trầm. "Một nốt trầm xao xuyến". Hình ảnh ấy cho thấy nó không ồn ào náo nhiệt mà trầm lắng, "nhập" vào khúc ca, tiếng hát của dân tộc chào đón xuân về. Những hình ảnh ẩn dụ "con chim, cành hoa, nốt trầm" đã bộc lộ ước nguyện một cách chân thành, tha thiết, không ồn ào, khoa trương của nhà thơ. Nhà thơ thay "tôi" ở khổ đầu bằng đại từ "ta" nhằm khẳng định đó không chỉ là tâm niệm của riêng cá nhân mình, mà còn là khát khao của chung mọi người, ở mọi lứa tuổi.
Tác giả đã thể hiện hết mình vì lòng tin yêu vào cuộc sống và khiêm tốn hiến dâng cho đất nước, cho cuộc đời. Từ tiếng lòng thiết tha, nhỏ nhẹ, chân thành, khổ thơ bộc lộ ước nguyện khiêm nhường và cao quý của nhà thơ, nguyện làm mùa xuân dâng vị ngọt cho đời.
Cùng với hình ảnh "con chim, cành hoa, nốt trầm", tác giả còn ước muốn góp mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân chung một cách kín đáo:
"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời"
"Mùa xuân nho nhỏ" ẩn dụ cho cuộc đời của mỗi con người. Mỗi người là một mùa xuân, phải biết sống cho có ích, góp một "mùa xuân nho nhỏ" của mình để tô thắm cho mùa xuân của dân tộc. Từ láy "nho nhỏ", "lặng lẽ" là cách nói khiêm tốn, chân thành thể hiện nhân cách sống cao đẹp của nhà thơ.
Đây là khát vọng khiêm tốn, không ồn ào, khoa trương, hiến dâng cách tự nguyện, không đòi hỏi sự đền đáp, và nó luôn sống, luôn tồn tại, vượt qua mọi rào cản của không gian và thời gian:
"Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc."
Điệp ngữ "dù là" thể hiện thái độ tự tin trước những khó khăn, trở ngại của đời người, nhấn mạnh khát khao cháy bỏng, nhiệt huyết của nhà thơ. Đã gọi là cống hiến, thì dù ở tuổi nào cũng phải cố gắng, phục vụ hết sức mình cho quê hương, đất nước. Già - cống hiến tuổi già, trẻ - cống hiến tuổi trẻ, phải sống sao để mình không tự thất vọng về bản thân. Hai hình ảnh ẩn dụ tương phản "tuổi hai mươi", "khi tóc bạc" đã tỏ rõ tâm niệm, là lời khẳng định đinh ninh của tác giả: cống hiến cho đời không cần chờ thời cơ phù hợp, không cần đợi sức dài vai rộng, mà nếu như thật lòng khát khao phục vụ đất nước thì dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, ở thời điểm nào trong đời vẫn có thể thực hiện được.
Thật cảm động khi ta thấy những vần thơ như lời tổng kết của cuộc đời tác giả. Từ tuổi hai mươi tham gia kháng chiến cho đến khi tóc bạc vẫn dâng cho đời những lời thơ ngọt ngào, da diết, đưa mùa xuân cuối cùng của mình trở nên mùa xuân vô tận trong cuộc đời mỗi người. Với niềm yêu đời tha thiết ấy, đây không còn là một lời khuyên, mà dường như là lời tự nhủ, là lời hứa với lòng. Vượt lên khỏi hoàn cảnh tật bệnh hiện tại, tác giả mong muốn thiết tha được sống, được giúp ích cho đời, và ý thức cống hiến bất diện trong tâm hồn tác giả.
Xúc động trước ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải, ta chợt liên tưởng đến ước nguyện của Tố Hữu trong "Một khúc ca xuân":
"Nếu là con chim, chiếc lá
Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình"
Nhà thơ mượn hình ảnh "con chim, chiếc lá" để bộc lộ ước nguyện dâng tặng của mình và quy luật "vay, trả, nhận, cho" để khẳng định con người sống không phải chỉ để hưởng thụ mà còn phải biết sống có ích, làm đẹp cho đời, cho xã hội. Đó là cách sống vô cùng ý nghĩa.Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình"
Cả hai nhà thơ đều là những người sống có lí tưởng, có niềm tin vào tương lai của đất nước, nên có cùng một quan niệm về lẽ sống: sống có ích, cống hiến, làm đẹp cho đời. Đây là quan điểm sống rất cao thượng, đáng trân trọng. Cả hai đều bộc lộ ước nguyện bằng hình thức thơ, hình ảnh giản dị, lời thơ thiết tha, chân tình.
Với thể thơ năm chữ, dòng cảm xúc dạt dào, giọng thơ nhẹ nhàng, thiết tha, hình ảnh đẹp, giản dị, giàu sức gợi, hai khổ thơ đã bộc lộ được ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ trước cuộc sống. Cảm ơn nhà thơ đã truyền đến người đọc quan niệm sống: sống có lí tưởng, có ích, cống hiến cho đời. Là thế hệ tương lai của đất nước, chúng ta cần học tập quan niệm sống ấy, vì đó là nhiệm vụ của mỗi người đới với cuộc đời.
*Vui lòng không sao chép.
Hiệu chỉnh: