Văn Cảm nhận về 2 khổ đầu bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương

Yoshida

Variety is spice of life
Thành viên thân thiết
Tham gia
15/5/2020
Bài viết
1.461
Bác- tên gọi thân thương và quen thuộc của con dân Việt Nam, người đã liều mình ra đi với đôi bàn tay trắng để tim lại độc lập cho dân tộc, người đã thức trắng bao đêm để cùng bộ đội chiến đấu, và người đã ra đi trong sự nuối tiếc của vô vàn con người được sống trong độc lập. Trong mạch cảm xúc dâng trào khi đến thăm lăng Bác năm 1976, Viễn Phương đã cho ra đời bài thơ "Viếng lăng Bác". Tác giả cảm nhận sâu sắc từng khoảnh khắc khi đến lăng, khi hoà cùng dòng người vào lăng, khi đứng trước lăng, và khi phải nói lời tạm biệt Bác. Sự gần gũi, thân thiết, niềm thương nhớ và nỗi tiếc nuối của nhà thơ đã được thể hiển nổi bật ở hai khổ đầu của bài thơ:
"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân."

Vừa đến lăng, tác giả đã nhanh nhảu chào Bác, mở lời bằng một câu giới thiệu chân tình:
"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác."
Lời chào chỉ vỏn vèn mấy chữ nhưng đã bao hàm tất cả nội dung. Đại từ xưng hô Con-Bác, thể hiện một sự gần gũi, thân thiết, xoa tan đi khoảng cách giá băng giữa một vị lãnh tựu vĩ đại với một con người không tên tuổi thấp bé. Tác giả đã giới thiệu mình là một người con miền Nam đến thăm Bác. Có lẽ, nhà thơ vẫn nhớ đến mong ước của Bác khi Người còn sống, rằng sau khi đất nước được độc lập hoàn toàn, Bác sẽ đến thăm miền Nam. Nhưng, ước mơ ấy, dường như là xa vời mãi mãi. Thế nên, nhà thơ đã gác lại bao nhiêu tất bật bộn bề trong cuộc sống của mình, đại diện cho những người con miền Nam, ra thăm Bác, an ủi Bác, như thể phần nào thực hiện nốt những mơ ước còn dang dở của Bác. Với lòng bùi ngùi lẫn tôn kính, tác giả đã thay từ "viếng" bằng "thăm". Là những người cội rễ Việt Nam, chúng ta thảy đều hiểu rõ hai từ này hơn cả. "Viếng" chỉ dùng cho người đã khuất, còn "thăm" thì dành cho người vẫn còn sống. Cách nói giảm nói tránh này phần nào xoa dịu nỗi đau mất Bác, đồng thời cũng đang tự khẳng định với bản thân, với con dân Việt Nam: Bác vẫn sống mà!

Từng bước tận hưởng thiên nhiên trong làn sương sớm, nhà thơ đặc biệt chú ý đến hàng tre:
"Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng."

Xung quanh lăng Bác, biết bao loài cây lạ hoa quý từ khắp nơi tề tựu. Nhưng, hàng tre xanh bình dị, không có chút gì xa lạ và dường như cũng chẳng có tí giá trị gì lại bị hút vào tầm mắt của tác giả trong lớp sương mờ ảo ấy. Tre, là biểu tượng của dân tộc Việt Nam, là người bạn thân thiết của nông dân, là chiến hữu của ta nơi trận mạc. Tre sống được bất cứ đâu. Tre mộc mạc. Tre luôn xanh tươi. Tre bền vững, dẻo dai. Tre thanh cao, giản dị. Tre nghĩa tình, thuỷ chung. Tre thẳng thắng, bất khuất. Tất cả những vẻ đẹp cao quý ấy đều tượng trưng cho phẩm chất, đức tính tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam. Từ láy "bát ngát" gợi cho ta thấy hỉnh ảnh hàng tre dài, rộng, vô tận trên con đường vào lăng Bác. Ngày chiến tranh loạn lạc, "Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín." (Cây tre Việt Nam-Thép Mới), thì giờ đây, tre-những người lính anh hùng Việt Nam, sẽ đứng đây, hiên ngang, ngày đêm canh giữ, bảo vệ Bác. Hình ảnh ẩn dụ "Hàng tre xanh xanh Việt Nam" là chỉ những con người mạnh mẽ, kiên cường, anh hùng, bất khuất trên mảnh đất Việt Nam thân yêu trước những phong ba bão tố. Tác giả thật tự hào, pha lẫn xúc động, khi nhắc đến con người, dân tộc Việt Nam, với thành ngữ "Bão táp mưa sa", thể hiện ý chí can trường của nhân dân ta, dù những khó khăn gian khổ, những cơn sóng lớn hùng hồn bủa vây bốn bề, vẫn dùng cảm đối mặt, vẫn đoàn kết đứng lên, vẫn bền gan mà chiến đấu, vẫn không chịu khuất phục, vẫn luôn "đứng thẳng hàng".

Với giọng thơ bồi hồi, rạo rực, thiết tha mà tự hào, pha chút khí phách, hùng hổ, nhà thơ đã bày tỏ niềm xúc động sâu sắc, sự thành kính với Bác, cũng như là niềm tự hào mãnh liệt với dân tộc Việt Nam.

Nhà thơ không chỉ tần ngần ngoài lăng Bác, không chỉ bỡ ngỡ bất ngờ về những hàng tre quanh lăng Bác, mà còn hoà vào dòng người vào viếng Bác:
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"

Mặt trời chiếu sáng khắp nơi, mang lại hơi ấm, mang lại ánh sáng, mang lại sự sống cho muôn loài vạn vật. Nếu không có mặt trời, mọi vật sẽ tiêu tán ngay, và chắc hẳn, trái đất này cũng sẽ chìm sâu vào dĩ vãng. Và Bác, cũng chính là "mặt trời" của đất nước Việt Nam ta. Bác toả sáng. Bác sưởi ấm cho những nỗi đau cùng cực của nhân dân Việt Nam bị nô lệ. Bác mang đến cho dân tộc, cho Cách Mạng Việt Nam một ánh sáng, một con đường sống, đưa đất nước đến độc lập tự do. Với lối nói nhân hoá "đi, thấy", biện pháp ẩn dụ "mặt trời trong lăng rất đỏ", tác giả ca ngợi công lao to lớn của Bác, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc, sự thành kính dành cho Bác: Bác vĩ đại và trường tồn.

Cùng hoà nhịp với dòng người tứ phương hội về viếng lăng Bác, nhà thơ bùi ngùi xúc động khi thấy:
"Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"
Điệp ngữ "Ngày ngày" như đang nhấn mạnh khoảng thời gian không bao giờ tận, lòng thương nhớ, kính trọng không bao giờ nguôi của con dân Việt Nam. Mỗi người là một bông hoa, mỗi trái tim là một bông hoa, đan lại, xếp vào, kết lại thành một tràng hoa. Một tràng hoa tươi thắm, ngát hương toả sắc. Với ẩn dụ "kết tràng hoa" đã thể hiện rõ tấm lòng biết ơn, thành kính mà dân tộc Việt Nam dành cho Bác. Đây không phải là một vòng hoa, mà là một tràng hoa, để mừng chiến thắng, mừng vinh quang, mà Bác đã phải hy sinh cả đời mình để đánh đổi lấy. Và, không phải mỗi người là một tràng hoa, mà là tất cả, khi kết lại với nhau, thì mới thành một tràng hoa. Đó là tấm lòng đoàn kết, chung một lòng một dạ mà hướng về Bác, cùng với nhau dâng lên Bác những đoá hoa, là những trái tim tươi đẹp, rạng ngời. Họ không cho, không tặng, không phải là biếu, nhưng là "dâng"- bày tỏ lòng biết ơn sâu thẳm, sự tôn kính, và tự nguyện đến với Bác. "Bảy mươi chín mùa xuân" vì dân vì nước. "Bảy mươi chín mùa xuân" thấm thoát trôi nhanh, để lại trong lòng người vô vàn tiếc nuối. "Bảy mươi chín mùa xuân" bị bỏ lỡ. Vì độc lập của đất nước Việt Nam, Bác đã xếp lại "bảy mươi chín mùa xuân" tươi đẹp của đời mình, dấn thân vào con đường ngoàn nghoèo, trải đầy gai nhọn. Nghệ thuật hoán dụ này đã làm nổi bật được, ca ngợi cuộc đời của Bác đẹp như mùa xuân, và cũng chính Bác đã mang lại mùa xuân tươi đẹp cho đất nước.

Khổ thơ sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ đã diễn tả sâu sắc tấm lòng của nhân dân cả nước dành cho Bác. Đó là tấm lòng thành kính, biết ơn, là nỗi nhớ và niềm thương tiếc vô hạn mà người dân dành cho Bác: Bác sẽ sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam. Tình cảm ấy làm chúng ta bất giác nhớ đến tình cảm của nhà thơ Tố Hữu qua bài "Bác ơi":
"Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa"
Sự ra đi bất ngờ của Bác đã để lại niềm thương tiếc khôn nguôi trong lòng hàng triệu con dân Việt Nam. Không chỉ có thế, mà nó còn len lỏi vào trong vũ trụ bao la, cũng như tan vào trong cảnh vật. Nỗi buồn, nỗi đau, nỗi mất mác ấy, là quá lớn, không sao tả được của con người Việt Nam bùi ngùi, xót xa. Đó không chỉ là cảm nhận của nhà thơ Viễn Phương, hay Tố Hữu, mà cũng chính là những trải nghiệm, những tâm tình tận sâu đáy lòng của toàn thể dân tộc Việt Nam dành cho Bác.

Bằng cách sử dụng từ ngữ giản dị, kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật, hai khổ thơ, tuy ngắn ngủi, nhưng cũng đủ làm nổi bật được tình cảm của Viễn Phương nói riêng, của những người con Việt Nam nói chung, dành tặng cho Bác. Chúng ta luôn biết ơn, tự hào, và nối tiếp bước chân của Bác và xây dựng đất nước. Bác đã hy sinh mình chỉ muốn nhìn thấy sự tự do của dân tộc. Lẽ nào, chúng ta lại xem sự hy sinh ấy là rẻ mạc mà phá huỷ công lao vĩ đại của Bác? Dù sức mình nhỏ bé, không giúp ích được, nhưng chút tấm lọng mọn ấy, cũng đã là góp phần thực hiên mong ước của Bác rồi!
-Yoshida + một nguồn tài liệu "cơ mật"-​
*****​
Lại là câu nói cũ, nếu các bạn thấy hay thi cứ like thoải mái, nhưng xin đừng copy toàn bộ/một vài ý chính trong bài. Vì đây là tài liệu "cơ mật", hé ra ngoài được, sẽ bị "giang hồ" chém đấy, cũng có thể sẽ bị ở tù :p Mong các bạn thông cảm ^^
Cảm ơn rất nhiều <3
 
Vừa đến lăng, tác giả đã nhanh nhảu chào Bác, mở lời bằng một câu giới thiệu chân tình:
"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác."
Mình nghĩ ở đây nên viết đây là một lời thông báo giản dị, chan chứa nỗi xúc động thay vì "nhanh nhảu" :D

Đại từ xưng hô Con-Bác, thể hiện một sự gần gũi, thân thiết, xoa tan đi khoảng cách giá băng giữa một vị lãnh tựu vĩ đại với một con người không tên tuổi thấp bé.
Bổ sung 1 xíu: cách xưng "con" là đặc trưng của người miền Nam đó nha :D đó là cách xưng hô giàu màu sắc Nam Bộ, thể hiện sự gần gũi thân thương giữa vị lãnh tụ vĩ đại vỡi một người con miền Nam chứ không phải với "một con người không tên tuổi thấp bé"

Tác giả thật tự hào, pha lẫn xúc động, khi nhắc đến con người, dân tộc Việt Nam, với thành ngữ "Bão táp mưa sa", thể hiện ý chí can trường của nhân dân ta, dù những khó khăn gian khổ, những cơn sóng lớn hùng hồn bủa vây bốn bề, vẫn dùng cảm đối mặt, vẫn đoàn kết đứng lên, vẫn bền gan mà chiến đấu, vẫn không chịu khuất phục, vẫn luôn "đứng thẳng hàng".
Bạn nên để ý câu đặc biệt bộc lộ cảm xúc "Ôi!" nhé :D. "Ôi!" không chỉ là cảm xúc tự hào, xúc động mà còn thể hiện sự ngạc nhiên nữa đấy.

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"


"Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"
Ở đây bạn cần chỉ ra cặp hình ảnh sóng đôi mặt trời trên lăng - mặt trời trong lăng và dòng người - tràng hoa. Nó cũng được tính là nghệ thuật đấy :D

"Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"
Điệp ngữ "Ngày ngày" như đang nhấn mạnh khoảng thời gian không bao giờ tận, lòng thương nhớ, kính trọng không bao giờ nguôi của con dân Việt Nam. Mỗi người là một bông hoa, mỗi trái tim là một bông hoa, đan lại, xếp vào, kết lại thành một tràng hoa. Một tràng hoa tươi thắm, ngát hương toả sắc. Với ẩn dụ "kết tràng hoa" đã thể hiện rõ tấm lòng biết ơn, thành kính mà dân tộc Việt Nam dành cho Bác. Đây không phải là một vòng hoa, mà là một tràng hoa, để mừng chiến thắng, mừng vinh quang, mà Bác đã phải hy sinh cả đời mình để đánh đổi lấy. Và, không phải mỗi người là một tràng hoa, mà là tất cả, khi kết lại với nhau, thì mới thành một tràng hoa. Đó là tấm lòng đoàn kết, chung một lòng một dạ mà hướng về Bác, cùng với nhau dâng lên Bác những đoá hoa, là những trái tim tươi đẹp, rạng ngời. Họ không cho, không tặng, không phải là biếu, nhưng là "dâng"- bày tỏ lòng biết ơn sâu thẳm, sự tôn kính, và tự nguyện đến với Bác. "Bảy mươi chín mùa xuân" vì dân vì nước. "Bảy mươi chín mùa xuân" thấm thoát trôi nhanh, để lại trong lòng người vô vàn tiếc nuối. "Bảy mươi chín mùa xuân" bị bỏ lỡ. Vì độc lập của đất nước Việt Nam, Bác đã xếp lại "bảy mươi chín mùa xuân" tươi đẹp của đời mình, dấn thân vào con đường ngoàn nghoèo, trải đầy gai nhọn. Nghệ thuật hoán dụ này đã làm nổi bật được, ca ngợi cuộc đời của Bác đẹp như mùa xuân, và cũng chính Bác đã mang lại mùa xuân tươi đẹp cho đất nước.
Ở đoạn này bạn thiếu mất 1 xíu nghệ thuật :D Hình ảnh "đi trong thương nhớ" sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, bởi "thương nhớ" là vô hình, là cảm xúc của con người.

Tình cảm ấy làm chúng ta bất giác nhớ đến tình cảm của nhà thơ Tố Hữu qua bài "Bác ơi":
"Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa"
Sự ra đi bất ngờ của Bác đã để lại niềm thương tiếc khôn nguôi trong lòng hàng triệu con dân Việt Nam. Không chỉ có thế, mà nó còn len lỏi vào trong vũ trụ bao la, cũng như tan vào trong cảnh vật. Nỗi buồn, nỗi đau, nỗi mất mác ấy, là quá lớn, không sao tả được của con người Việt Nam bùi ngùi, xót xa. Đó không chỉ là cảm nhận của nhà thơ Viễn Phương, hay Tố Hữu, mà cũng chính là những trải nghiệm, những tâm tình tận sâu đáy lòng của toàn thể dân tộc Việt Nam dành cho Bác.
Mặc dù liên hệ bài thơ của Tố Hữu khá hay, nhưng bạn nên có một chút so sánh giữa hai bài thơ này để thấy được nét riêng của thơ Viễn Phương, bởi vì sau cùng thì trọng tâm bài văn vẫn là "Viếng lăng Bác" mà ^^

Bằng cách sử dụng từ ngữ giản dị, kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật, hai khổ thơ, tuy ngắn ngủi, nhưng cũng đủ làm nổi bật được tình cảm của Viễn Phương nói riêng, của những người con Việt Nam nói chung, dành tặng cho Bác. Chúng ta luôn biết ơn, tự hào, và nối tiếp bước chân của Bác và xây dựng đất nước. Bác đã hy sinh mình chỉ muốn nhìn thấy sự tự do của dân tộc. Lẽ nào, chúng ta lại xem sự hy sinh ấy là rẻ mạc mà phá huỷ công lao vĩ đại của Bác? Dù sức mình nhỏ bé, không giúp ích được, nhưng chút tấm lọng mọn ấy, cũng đã là góp phần thực hiên mong ước của Bác rồi!
Đoạn kết bạn cần chú trọng phần nội dung một chút, có thể liên hệ bản thân nhưng đừng để nó chiếm dung lượng nhiều quá, chỉ 1-2 câu thôi! ;)

Mình rất thích bài văn của bạn <3 diễn đạt khá trôi chảy (cái này mình ngưỡng mộ á, mình đang vật vã với môn văn ^^)
 
@EmyeuDC Cảm ơn bạn nhìu nhìu nhìu lắm lun <3
Lúc đăng lên đây, mình cũng có ý sửa nó lại chút, na ná giống bạn, mà thôi, lười quá ;))
Bạn có cái nhìn thật sâu sắc :D Mình sắp đăng vài bài cảm nhận nữa (cũng là Mùa xuân nho nhỏ với Viếng lăng Bác lun đó ) Nhờ bạn góp ý giúp mình nha ;)
 
@EmyeuDC Vậy cũng là giỏi lắm òi ;) Mình chả bao giờ thuộc để viết cho đủ ý cả, =))
Bạn chờ nhá, mình sẽ đăng nốt cảm nhận 2 khổ cuối (vào một ngày đẹp trời nào đó :P ). Đây là đề còn lại trong 3 đề ra thi năm nay :D
 
×
Quay lại
Top Bottom