Tôi không dám mạo muội phán nhưng nếu bạn bảo là phim Oscar là mấy cái thứ khó nhằng nhất thì tôi không phản đối, thời buổi này coi phim rồi mà cứ nhức đầu dăm ba tiếng đồng hồ thì quả là khó chấp nhận; thay vì coi mấy phim hành động tới bến, chí ít cũng thả hồn ngắm mấy em chân dài, còn “bồng đào” thì bềnh bồng đến bồng bềnh. Bạn chọn cái nào? Ngay cả nghệ thuật cũng là sự mặc cả cho sự rối rắm trong tư tưởng, xúc cảm hỷ nộ ái ố của con người thì hỏi cái giá đó đáng bao nhiêu? Các câu nói đại loại như là “nghệ thuật là vô giá” nghe hết sức giáo điều và ngày càng vô nghĩa. Việc lựa chọn giữa làm phim nghệ thuật cho một vai diễn để đời; thì hãy ngẫm mà xem có mấy ai đến rạp để ngân nga khúc ca bi tráng cho một con chim đang giãy chết trên sân khấu.
Bạn có muốn xem lại Người Chim không?, tôi không hỏi bạn là bạn đã xem Người Chim chưa? Mà tôi lại hỏi là bạn có muốn xem lại không, vì nó là dạng phim không phải cho những anh chàng hay cô nàng sướt mướt và thiếu kiên nhẫn; nhưng nếu bạn muốn cảm, chỉ cảm thôi thì bạn cần phải xem đi xem lại; nói ra thì nghe cho hài khi anh bạn hàng xóm cứ rủ tôi đi xem Người Chim vì anh muốn được hòa vào một không gian nghệ thuật thật sự; nhưng rồi cứ thỉnh thoảng anh ta rỉ vào tay tôi cảnh đó là sao thế? Tôi quay ngang bảo anh ta để tý về tôi sẽ kể lại nhưng hóa ra tôi lại quên. Nên nếu tôi kể cho các bạn nghe chuyện này sợ các bạn bảo tôi “ngu mà giả khờ”, thực ra tôi cũng phải lén về nhà coi đi coi lại mấy lần mới thấm thía chút đỉnh.
Vậy còn bạn, sau khi nghe mấy lời phân trần ấy bạn có còn muốn coi Người Chim không? Tôi nghĩ là bạn nên coi, vì sau khi bạn xem quá nhiều phim rẻ tiền thì bạn nên xem phim “mắc tiền” chút xíu để người ta nghĩ bạn có tiền, hay chí ít người ta sẽ nghĩ bạn cũng có gu thẩm mỹ nghệ thuật nhưng thật ra họ cũng chả hiểu nghệ thuật là gì. Đời cứ hay chiếu hài kịch ở đó. Cũng giống như Người Chim, cái ranh giới mong manh giữa thực và ảo cách nhau một sợi chỉ và sợi chỉ đó mỏng manh đến mức bạn đã vô tình bước qua, bước lại rồi bước qua như một điệu luân vũ của những con thiêu thân. Cay đắng hay ngọt ngào, vinh quang hay úa tàn mọi thứ đều cũng rất dễ nhạt nhòa trong thế giới này và chúng ta chủng loại cuối cùng, cứ đắn đo mãi nên lựa chọn cái gì cho ngày mai.
Khi câu hát của Brent Smith được cất lên trong phim “Em ơi, em có hiểu anh không vậy?”; câu hỏi ấy như đặt khán giả vào trong một cõi chới với, cái cõi ấy quá mênh mông, thiếu nương tựa, nhưng cũng lắm sợ hãi khi bấu víu. Mọi thứ trong Người Chim đạt đến một cõi khác trong thế giới siêu thực của con người, vừa hỗn mang, vừa đúng vừa sai; nhưng tôi cũng xin nhắc bạn rằng ranh giới của chúng cũng rất mong manh. Nhân vật Riggan làm tôi nhớ tới hai câu thơ của nhà thơ Xuân Diệu: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối, Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm!”; Riggan cần phải tỏa sáng, bạn và tôi cũng cần phải tỏa sáng, cái vinh quang tưởng chừng như đã mục ruỗng và ngô nghê trước con mắt người đời; nhưng chúng ta phải làm cái gì đó cho cuộc đời của mình “gạn đục khơi trong”. Nhưng hỡi ôi, điều đó đâu có dễ trong cái kỷ nguyên này vì người ta thích mọi thứ đều nhanh và nhất thời; để họ còn có thời gian để thay đổi tìm kiếm cái mới; thì hóa ra những cái nghệ thuật trường tồn trăm năm hay ngàn năm ấy có ý nghĩa gì!? Nó trở nên rỗng tuếch và vô nghĩa
Chúng ta đang sống trong một thế giới quá bất an như một loài thú hoang rên rĩ dưới cung tên và lênh láng máu trong một buổi chiều hoàng đường. Nhân vật của Người Chim làm tôi liên tưởng đến Nina trong Thiên Nga Đen, một cuộc chiến nội tâm ghê gớm dằn xé bản ngã cho câu trả lời giữa nghệ thuật và văn hóa mì ăn liền. Điều đó làm cho bạn cảm thấy lạc lõng giữa thế giới này, không ai hiểu bạn, chỉ có ánh đèn nhấp nháy, những quán bar, những điệu nhảy và rượu cognac (cô nhắc) từ từ lướt qua như một thứ tang lễ chua chát và ngậm ngùi. Tôi không dám bảo rằng chúng ta cần phải sống mỗi thứ cái đều phải nghệ thuật mặc dù tôi rất muốn như thế, tôi thà chết trên vũng lầy của nghệ thuật, và mặc người đời cười chê. Nhưng có một điều mà tôi dám khẳng định đó là chúng ta đã bỏ lại rất nhiều thứ phía sau và đang cố gắng sống một cuộc đời đầy mảnh lắp ghép xấu xí, tháo ra chẳng xong mà gắn vào lại chẳng ổn.
“Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình?”, một truyện ngắn của nhà văn Raymond Carver làm tôi lấy một sự so sánh với bộ phim Người Chim, là một sự tréo ngoe trong cõi mộng mị này; chúng ta đã quá bế tắc khi nói về tình yêu thì nay chúng ta sẽ tiếp tục nghịch cảnh ấy với nghệ thuật. Tuy nhiên, chúng ta sẽ lạc lối khi không còn nghệ thuật, bởi kẻ cầm đuốc không thể sao kẻ đi đường; nghệ thuật là thứ ánh sáng và phương tiện cuối cùng còn xót lại sau khi mọi thứ đã bỏ đi và chúng ta chợt nhận ra rằng mình không phải là kẻ cô đơn vĩ đại nhất.
Xem online tại: HayhayTV.VN | Birdman
Bạn có muốn xem lại Người Chim không?, tôi không hỏi bạn là bạn đã xem Người Chim chưa? Mà tôi lại hỏi là bạn có muốn xem lại không, vì nó là dạng phim không phải cho những anh chàng hay cô nàng sướt mướt và thiếu kiên nhẫn; nhưng nếu bạn muốn cảm, chỉ cảm thôi thì bạn cần phải xem đi xem lại; nói ra thì nghe cho hài khi anh bạn hàng xóm cứ rủ tôi đi xem Người Chim vì anh muốn được hòa vào một không gian nghệ thuật thật sự; nhưng rồi cứ thỉnh thoảng anh ta rỉ vào tay tôi cảnh đó là sao thế? Tôi quay ngang bảo anh ta để tý về tôi sẽ kể lại nhưng hóa ra tôi lại quên. Nên nếu tôi kể cho các bạn nghe chuyện này sợ các bạn bảo tôi “ngu mà giả khờ”, thực ra tôi cũng phải lén về nhà coi đi coi lại mấy lần mới thấm thía chút đỉnh.
Vậy còn bạn, sau khi nghe mấy lời phân trần ấy bạn có còn muốn coi Người Chim không? Tôi nghĩ là bạn nên coi, vì sau khi bạn xem quá nhiều phim rẻ tiền thì bạn nên xem phim “mắc tiền” chút xíu để người ta nghĩ bạn có tiền, hay chí ít người ta sẽ nghĩ bạn cũng có gu thẩm mỹ nghệ thuật nhưng thật ra họ cũng chả hiểu nghệ thuật là gì. Đời cứ hay chiếu hài kịch ở đó. Cũng giống như Người Chim, cái ranh giới mong manh giữa thực và ảo cách nhau một sợi chỉ và sợi chỉ đó mỏng manh đến mức bạn đã vô tình bước qua, bước lại rồi bước qua như một điệu luân vũ của những con thiêu thân. Cay đắng hay ngọt ngào, vinh quang hay úa tàn mọi thứ đều cũng rất dễ nhạt nhòa trong thế giới này và chúng ta chủng loại cuối cùng, cứ đắn đo mãi nên lựa chọn cái gì cho ngày mai.
Khi câu hát của Brent Smith được cất lên trong phim “Em ơi, em có hiểu anh không vậy?”; câu hỏi ấy như đặt khán giả vào trong một cõi chới với, cái cõi ấy quá mênh mông, thiếu nương tựa, nhưng cũng lắm sợ hãi khi bấu víu. Mọi thứ trong Người Chim đạt đến một cõi khác trong thế giới siêu thực của con người, vừa hỗn mang, vừa đúng vừa sai; nhưng tôi cũng xin nhắc bạn rằng ranh giới của chúng cũng rất mong manh. Nhân vật Riggan làm tôi nhớ tới hai câu thơ của nhà thơ Xuân Diệu: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối, Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm!”; Riggan cần phải tỏa sáng, bạn và tôi cũng cần phải tỏa sáng, cái vinh quang tưởng chừng như đã mục ruỗng và ngô nghê trước con mắt người đời; nhưng chúng ta phải làm cái gì đó cho cuộc đời của mình “gạn đục khơi trong”. Nhưng hỡi ôi, điều đó đâu có dễ trong cái kỷ nguyên này vì người ta thích mọi thứ đều nhanh và nhất thời; để họ còn có thời gian để thay đổi tìm kiếm cái mới; thì hóa ra những cái nghệ thuật trường tồn trăm năm hay ngàn năm ấy có ý nghĩa gì!? Nó trở nên rỗng tuếch và vô nghĩa
Chúng ta đang sống trong một thế giới quá bất an như một loài thú hoang rên rĩ dưới cung tên và lênh láng máu trong một buổi chiều hoàng đường. Nhân vật của Người Chim làm tôi liên tưởng đến Nina trong Thiên Nga Đen, một cuộc chiến nội tâm ghê gớm dằn xé bản ngã cho câu trả lời giữa nghệ thuật và văn hóa mì ăn liền. Điều đó làm cho bạn cảm thấy lạc lõng giữa thế giới này, không ai hiểu bạn, chỉ có ánh đèn nhấp nháy, những quán bar, những điệu nhảy và rượu cognac (cô nhắc) từ từ lướt qua như một thứ tang lễ chua chát và ngậm ngùi. Tôi không dám bảo rằng chúng ta cần phải sống mỗi thứ cái đều phải nghệ thuật mặc dù tôi rất muốn như thế, tôi thà chết trên vũng lầy của nghệ thuật, và mặc người đời cười chê. Nhưng có một điều mà tôi dám khẳng định đó là chúng ta đã bỏ lại rất nhiều thứ phía sau và đang cố gắng sống một cuộc đời đầy mảnh lắp ghép xấu xí, tháo ra chẳng xong mà gắn vào lại chẳng ổn.
“Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình?”, một truyện ngắn của nhà văn Raymond Carver làm tôi lấy một sự so sánh với bộ phim Người Chim, là một sự tréo ngoe trong cõi mộng mị này; chúng ta đã quá bế tắc khi nói về tình yêu thì nay chúng ta sẽ tiếp tục nghịch cảnh ấy với nghệ thuật. Tuy nhiên, chúng ta sẽ lạc lối khi không còn nghệ thuật, bởi kẻ cầm đuốc không thể sao kẻ đi đường; nghệ thuật là thứ ánh sáng và phương tiện cuối cùng còn xót lại sau khi mọi thứ đã bỏ đi và chúng ta chợt nhận ra rằng mình không phải là kẻ cô đơn vĩ đại nhất.
Xem online tại: HayhayTV.VN | Birdman